Bài tập môn Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Bài 5: Phân tử-Đơn chất-Hợp chất (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập môn Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Bài 5: Phân tử-Đơn chất-Hợp chất (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- bai_tap_mon_khoa_hoc_tu_nhien_lop_7_bai_5_phan_tu_don_chat_h.docx
Nội dung text: Bài tập môn Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Bài 5: Phân tử-Đơn chất-Hợp chất (Có đáp án)
- Bài 5: Phân tử - Đơn chất – Hợp chất Câu 1 Phân tử là A. hạt đại diện cho chất, được tạo bởi một nguyên tố hoá học. B. hạt đại diện cho hợp chất, được tạo bởi nhiều nguyên tố hoá học. C. phần tử do một hoặc nhiều nguyên tử kết hợp với nhau và mang đầy đủ tính chất của chất. D. hạt nhỏ nhất do các nguyên tố hoá học kết hợp với nhau tạo thành chất. Câu 2 Khối lượng phân tử là A. tổng khối lượng các nguyên tố có trong phân tử. B. tổng khối lượng các nguyên tử có trong phân tử. C. tổng khối lượng các nguyên tử có trong hạt hợp thành của chất. D. khối lượng của nhiều nguyên Câu 3 Đơn chất là A. kim loại có trong tự nhiên. B. phi kim do con người tạo ra. C. những chất luôn có tên gọi trùng với tên nguyên tố hoá học. D. chất tạo ra từ một nguyên tố hoá học. Câu 4 Hợp chất là A. chất tạo từ 2 nguyên tố hoá học. B. chất tạo từ nhiều nguyên tố hoá học. C. chất tạo từ 2 nguyên tố kim loại trở lên. D. chất tạo từ các nguyên tố kim loại và nguyên tố phi kim. Câu 5 Dựa vào đấu hiệu nào để phân biệt phân tử của đơn chất và phân tử của hợp chất A. Hình dạng B. Kích thước C. Phân tử khối D. Số lương nguyên tử của phân tử Câu 6 Trong số các chất dưới đây, thuộc loại đơn chất có: A. Nước B. Muối ăn C. Mercury D. Khí carbon dioxide Câu 7 Chọn đáp án sai: A. Cacbon dioxide được cấu tạo từ 1 nguyên tố C và 2 nguyên tố O B. Nước là hợp chất C. Muối ăn không có thành phần Chlorine D. Có 2 loại hợp chất là vô cơ và hữu cơ Câu 8 Chọn đáp án sai A. Kim cương và than chì đều cấu tạo từ nguyên tố C B. Kim cương rất quý và đắt tiền C. Than chì màu trắng trong D. Có thể điều chế kim cương nhân tạo bởi nung than chì dưới áp suất cao, trên 6000 atm ở nhiệt độ khoảng 1500 độ C
- Câu 9 Khối lượng phân tử khối của Cu gấp mấy lần khối lượng phân tử khối khí Hidrogen A. 4 lần B. 2 lần C. 32 lần D. 62 lần Câu 10 Nguyên tố A có khối lượng nguyên tử gấp 3 lần Beryllium là A. Iron B. Oxigen C. Aluminium D. Carbon Câu 11 Hãy dự đoán số lượng của các đơn chất nhiều hơn hay ít hơn số lượng của các hợp chất. Giải thích Dự đoán: số lượng của các đơn chất ít hơn số lượng của các hợp chất Vì các đơn chất trong tự nhiên thường phản ứng hóa học với nhau tạo thành hợp chất. Câu 12 Baking soda là một loại muối được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành như: thực phẩm, dược phẩm, công nghiệp hoá chất. a) Baking soda là phân tử đơn chất hay phân tử hợp chất? b) Baking soda có khối lượng phân tử bằng 84 amu. Quan sát hình mô phỏng phân tử baking soda (hình bên), cho biết phân tử baking soda có mấy nguyên tử X? Hãy xác định khối lượng nguyên tử X và cho biết X là nguyên tố nào? a. Baking soda là phân tử hợp chất. b. Phân tử baking soda có 1 nguyên tử X. Ta có, khối lượng phân tử baking soda là: X + 16 x 3 + 12 +1 = 84 amu. => X + 61 = 84 => X = 23 amu. => Nguyên tử X có khối lượng là 23 amu và X là nguyên tử Na. Câu 13 Quan sát hình mô phỏng các phân tử sau, cho biết chất nào là đơn chất, chất nào là hợp chất? Tính khối lượng phân tử của các chất.
- (1) Các phân tử đơn chất: hydrogen, chlorine, nitrogen. (2) Các phân tử hợp chất: carbon dioxide, methane, hydrogen chloride, ammonia, nước. (3) Khối lượng phân tử của các chất: • Hydrogen: 1 x 2 = 2 amu. • Carbon dioxide: 12 + 16 x 2 = 44 amu. • Methane: 12 + 1 x 4 = 16 amu. • Hydrogen chloride: 1 + 35,5 = 36,5 amu. • Chlorine: 35,5 x 2 = 71 amu. • Nitrogen: 14 x 2 = 28 amu. • Ammonia: 14 + 1 x 3 = 17 amu. • Nước: 16 + 1 x 2 = 18 amu.