Bài tập môn Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Bài 18: Nam châm (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập môn Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Bài 18: Nam châm (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- bai_tap_mon_khoa_hoc_tu_nhien_lop_7_bai_18_nam_cham_co_dap_a.docx
Nội dung text: Bài tập môn Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Bài 18: Nam châm (Có đáp án)
- Bài 18: NAM CHÂM I. Trắc nghiệm: Câu 1: Chọn các phát biểu sai. A. Nam châm hình trụ chỉ có một cực. B. Các cực cùng tên thì đẩy nhau. C. Thanh nam châm khi để tự do luôn chỉ hướng bắc – nam. D. Cao su là vật liệu có từ tính. E. Kim la bàn luôn chỉ hướng Mặt Trời mọc và lặn. Câu 2: Điền từ/ cụm từ thích hợp vào chỗ trống. A. Nam châm có nhiều dạng khác nhau nhưng mỗi nam châm đều có (1) Hai . cực. B. Vật liệu có tương tác từ với nam châm được gọi là vật liệu có (2) tính chất từ (Vật liệu từ ) C. Cao su, giấy, vải là các vật liệu (3) Không có từ tính. D. Sắt, thép, cobalt, nickel là các vật liệu (4) Có từ tính từ tính. Câu 2: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về nam châm? A. Mọi nam châm luôn có hai cực. B. Có thể có nam châm hai cực và nam châm một cực. C. Một nam châm có thể có hai cực cùng tên và hai cực khác tên. D. Cực Bắc của thanh nam châm luôn có từ tính mạnh hơn cực Nam nên kim nam châm luôn chỉ hướng bắc. II. Tự luận: Câu 1: Lực tương tác của nam châm với sắt là lực tiếp xúc hay lực không tiếp xúc? Lực tương tác của nam châm với sắt là lực không tiếp xúc. Câu 2: Hãy kể ra một số dụng cụ hoặc thiết bị có sử dụng nam châm vĩnh cửu. Một số dụng cụ, thiết bị sử dụng nam châm vĩnh cửu: Loa của máy tính, ti vi, radio, Máy phát điện. Máy phân loại từ tính. Máy chụp cộng hưởng từ MRI. Robot.
- Câu 3: Hãy gọi tên các nam châm trong Hình 18.2 dựa theo hình dạng của chúng. Tên các nam châm trong Hình 18.2: a - Nam châm thẳng. b - Nam châm chữ U. c - Kim nam châm. d - Nam châm đất hiếm. Câu 4: Từ kết quả Bảng 18.1, em hãy chỉ ra những vật liệu có tương tác với nam châm. Có phải các vật làm từ kim loại đều tương tác với nam châm? Những vật liệu có tương tác với nam châm: Tương tác với nam châm Vật dụng Vật liệu Có Không Cục tẩy Cao su X Quyển vở Giấy X Chìa khoá Đồng X Kẹp giấy Sắt X Bút chì Gỗ X Không phải các vật làm từ kim loại đều tương tác với nam châm. Nam châm chỉ tương tác với các vật liệu như sắt, thép, cobalt, nickel,
- Câu 5: a) Khi đứng yên, thanh nam châm sẽ nằm theo hướng nào? Các thanh nam châm ở nhóm các bạn khác làm thí nghiệm có nằm cùng một hướng không? b) Người ta quy ước đầu nam châm chỉ hướng Bắc là cực Bắc, chỉ hướng Nam là cực Nam. Em hãy xác định cực Nam của nam châm có trong phòng thí nghiệm. c) Từ kết quả thí nghiệm Hình 18.3, em hãy nêu cách để xác định cực nam của nam châm trong Hình 18.2d. a) Khi đứng yên, thanh nam châm sẽ nằm theo hướng Bắc Nam. b) HS tự thực hiện. c) Cách xác định cực của nam châm trong Hình 18.2d: Treo nam châm vào giá đỡ và để nam châm xoay tự do. Dần dần cực Bắc của nam châm sẽ hướng về phía Bắc, cực Nam hướng về phía Nam. Dùng la bàn để xác định hướng, sau đó đánh dấu 2 cực của nam châm. Câu 6: Từ các kết quả của thí nghiệm, hãy rút ra kết luận về sự tương tác giữa các cực của nam châm. Sự tương tác giữa các cực của nam châm: cùng cực đẩy nhau, khác cực hút nhau. Câu 7: Nếu ta biết tên một cực của nam châm, có thể dùng nam châm này để biết tên cực của nam châm khác không? Nếu ta biết tên một cực của nam châm, có thể dùng nam châm này để biết tên cực của nam châm khác. Ví dụ: Ta biết cực Bắc của nam châm A thì nó sẽ hút được cực Nam của nam châm B cần xác định, tương tự với cực còn lại. Câu 8: Hai thanh kim loại giống nhau, chúng luôn hút nhau mà không đẩy nhau. Có thể kết luận gì về hai thanh kim loại này?
- Hai thanh kim loại giống nhau, chúng luôn hút nhau mà không đẩy nhau => Hai thanh kim loại này khác cực nhau. Câu 9: Có một chiếc kim khâu bị rơi trên thảm, khó nhìn thấy bằng mắt thường. Em hãy nêu một cách để có thể nhanh chóng tìm ta chiếc kim. Cách tìm chiêc kim khâu bị rơi trên thảm: Dùng một chiếc nam châm di chuyển qua lại trên thảm. Vì kim khâu làm bằng thép nên khi nam châm di chuyển qua, nó sẽ bị nam châm hút lại. Câu 10: Vì sao người ta lại chế tạo các đầu của vặn đinh ốc có từ tính? Người ta chế tạo các đầu của vặn đinh ốc có từ tính để dễ dàng thao tác với các ốc vít nhỏ, siêu nhỏ. Sau khi vặn lỏng các ốc vít này, chúng ta có thể trực tiếp dùng đầu của vặn đinh ốc để hút chúng ra. Câu 11: Khi đưa nam châm lại gần một chiếc áo, ta thấy chiếc áo bị hút. Hãy chỉ ra các chi tiết nào trên áo có thể có tương tác với nam châm. Cúc áo là chi tiết có thể tương tác với nam châm do cúc áo có thể được làm bằng sắt. Câu 12: Hãy nêu hai tính chất đặc trưng của một thanh nam châm. Nó có thể hút được sắt, hút (đẩy) một nam châm khác đặt gần nó. Tính chất đặc biệt trên được gọi là từ tính. Câu 13: Hai thanh A, B gồm một thanh nam châm và một thanh sắt có hình dạng giống nhau. Thanh nam châm có cực từ ở hai đầu thanh. Khi đặt A và B ở các vị trí như Hình a thì chúng không hút nhau còn khi đặt như Hình b thì chúng hút nhau. Hãy cho biết thanh nào là thanh nam châm và giải thích vì sao. AB B A a) Không hút b) Hút nhau Do trường hợp Hình a không hút nhau nên chứng tỏ có một thanh nam châm và một thanh sắt ở Hình b Ta thấy hai thanh xếp thành hình chữ T các thanh đều hút nhau thì đó là hai nam châm. Còn một trường hợp không hút thì có một thanh nam châm và một thanh sắt. Vậy A là thanh nam châm.
- Câu 14: Hãy chỉ rõ tương tác (lực hút hoặc lực đẩy) giữa các nam châm trong hình dưới đây. a) b) c) d) a) Cùng cực đẩy nhau b), c), d) Khác cực hút nhau Câu 15: Cho các vật làm bằng các vật liệu khác nhau trong bảng dưới đây. Khi đưa một thanh nam châm lại gần thì vật nào bị nam châm hút? Vật Vật liệu Nắp xoong Nhôm Chìa khoá Thép Cốc Nhựa Bàn Gỗ Đinh ốc Sắt Chìa khoá Thép Và Đinh ốc Sắt (Vì nam châm chỉ hút được những vật bằng Sắt, Thép) Câu 16: Một thanh nam châm cũ, bị tróc hết lớp vỏ sơn nên bị mất dấu các cực. Làm thế nào xác định các từ cực của thanh nam châm này? Dùng một thanh nam châm thử khác đã biết tên cực xác định tên các cực của thanh nam châm, nếu đưa vào mà chúng hút nhau thì tên cực sẽ khác nhau và ngược lại.
- Câu 17: Để nam châm giữ được từ tính lâu dài, chúng ta phải bảo quản nam châm như thế nào? Không để nam châm ở nơi có nhiệt độ cao, làm va đập mạnh thì nam châm có thể mất từ tính.