Bài tập môn Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Bài 15: Ánh sáng, tia sáng (Có đáp án)

docx 4 trang hatrang 14264
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập môn Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Bài 15: Ánh sáng, tia sáng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbai_tap_mon_khoa_hoc_tu_nhien_lop_7_bai_15_anh_sang_tia_sang.docx

Nội dung text: Bài tập môn Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Bài 15: Ánh sáng, tia sáng (Có đáp án)

  1. Bài 15: Ánh sáng, tia sáng Câu 1 Chùm sáng hội tụ là chùm sáng mà các tia sáng A. giao nhau tại một điểm trên đường truyền của chúng. B. giao nhau tại ba điểm khác nhau trên đường truyền của chúng. C. loe rộng ra trên đường truyền của chúng. D. không giao nhau trên đường truyền của chúng. Câu 2 Chùm sáng phân kì là chùm sáng mà các tia sáng A. giao nhau tại một điểm trên đường truyền của chúng. B. giao nhau tại ba điểm khác nhau trên đường truyền của chúng. C. loe rộng ra trên đường truyền của chúng. D. không giao nhau trên đường truyền của chúng. Câu 3 Chùm sáng song song là chùm sáng mà các tia sáng A. giao nhau tại một điểm trên đường truyền của chúng. B. thu hẹp lại trên đường truyền của chúng. C. loe rộng ra trên đường truyền của chúng. D. không giao nhau trên đường truyền của chúng. Câu 4 Vùng bóng tối là A. vùng nằm phía sau vật cản, hoàn toàn không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới. B. vùng nằm phía sau vật cản, nhận được một phần ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới. C. vùng không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới. D. vùng chỉ nhận được một phần ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới. Câu 5 Vùng bóng nửa tối là A. vùng chỉ nhận được ánh sáng từ nguồn sáng yếu. B. vùng không có ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới. C. vùng nằm phía sau vật cản, nhận được một phần ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới. D. vùng nằm phía sau vật cản, hoàn toàn không nhận được ánh sáng từ nguồn truyền tới. Câu 6 Khi biểu diễn tia sáng (hình bên), mũi tên cho ta biết điều gì? A. Ánh sáng đang chuyển động. B. Ánh sáng mạnh hay yếu. C. Ánh sáng truyền đi nhanh hay chậm. D. Hướng truyền của ánh sáng. Câu 7 Hình vẽ nào sau đây biểu diễn đường truyền của ánh sáng? A. Hình 1 B. Hình 2
  2. C. Hình 3 D. Hình 4 Câu 8 Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng nguyệt thực? A. Mặt trăng bị gấu trời ăn. B. Mặt phản xạ của Mặt Trăng không hướng về phía Trái Đất nơi ta đang đứng. C. Mặt trăng bỗng dưng ngừng phát sáng. D. Trái Đất chắn không cho ánh sáng Mặt Trời chiếu tới Mặt Trăng. Câu 9 Khi có hiện tượng nguyệt thực, vị trí tương đối của Trái Đất, Mặt Trời và Mặt Trăng là A. Mặt Trời-Mặt Trăng-Trái Đất. B. Mặt Trời-Trái Đất-Mặt Trăng. C. Mặt Trăng-Mặt Trời-Trái Đất. D. Trái Đất-Mặt Trời-Mặt Trăng. Câu 10 Hình vẽ nào sau đây biểu diễn chùm tia song song: A. Hình a B. Hình b C. Hình c D. Hình d Câu 11 Chùm sáng Mặt trời chiếu đến Trái Đất (xét trong khoảng không gian hẹp) là chùm sáng gì? A. Chùm sáng phân kì. B. Chùm sáng song song. C. Chùm sáng hội tụ. D. Vừa là chùm sáng phân kì vừa là chùm sáng hội tụ. Câu 12 Chùm sáng do ngọn lửa que diêm phát ra có tính chất nào dưới đây? A. Song song. B. Phân kì. C. Hội tụ. D. Đầu tiên hội tụ sau đó phân kì. Câu 13 Chùm sáng phát ra từ một chiếc bút laser có tính chất nào dưới đây? A. Song song. B. Phân kì. C. Hội tụ. D. Đầu tiên hội tụ sau đó phân kì.
  3. Câu 14 Chọn câu sai. A. Chùm sáng xuất phát từ bóng đèn tròn là chùm phân kì. B. Chùm sáng xuất phát từ đèn phát tia laser là chùm song song. C. Chùm sáng xuất phát từ ngọn nến là chùm phân kì. D. Chùm sáng xuất phát từ Mặt Trời là chùm sáng hội tụ. Câu 15 Ban đêm, trong phòng chỉ có một ngọn đèn. Giơ bàn tay chắn giữa ngọn đèn và bức tường, ta quan sát thấy trên bức tường? A. Một vùng tối hình bàn tay B. Vùng sáng được chiếu sáng đầy đủ C. Một vùng bóng tối tròn D. Một vùng tối hình bàn tay, xung quanh có viền mờ hơn Câu 16 Vì sao trong lớp học, phòng mổ, phòng triển lãm tranh người ta không lắp 1 chiếc đèn công suất lớn ở giữa phòng mà nên lắp nhiều bóng công suất vừa phải ở các vị trí khác nhau? Để tránh tạo ra vùng bóng tối và bóng nửa tối khi làm việc. Câu 17 Vẽ các tia sáng phát ra từ bóng đèn pin để biểu diễn bóng tối của quả bóng trên màn chắn trong hình sau. Thực hiện vẽ các tia sáng như sau: Từ nguồn sáng S (bóng đèn pin), lần lượt vẽ các tia sáng tới: - Tia SA, đi qua mép A của quả bóng, cắt màn chắn tại điểm M. - Tia SB, đi qua mép B của quả bóng, cắt màn chắn tại điểm N. Vùng phía sau quả bóng không nhận được ánh sáng là vùng tối.
  4. Câu 18 Vì sao khi đặt bàn tay ở dưới một ngọn đèn điện dây tóc thì bóng của bàn tay trên mặt bàn rõ nét, còn khi đặt dưới bóng đèn ống thì bóng của bàn tay lại nhòe? Vì đèn điện dây tóc là một nguồn sáng hẹp, đèn ống là nguồn sáng rộng vùng bóng tối ở sau bàn tay hầu như không đáng kể, phần lớn là vùng bóng nửa tối ở xung quanh, nên bóng bàn tay bị nhòe.