Bài tập môn Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Bài 13: Độ to và độ cao của âm (Có đáp án)

docx 5 trang hatrang 24/08/2022 8902
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập môn Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Bài 13: Độ to và độ cao của âm (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbai_tap_mon_khoa_hoc_tu_nhien_lop_7_bai_13_do_to_va_do_cao_c.docx

Nội dung text: Bài tập môn Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Bài 13: Độ to và độ cao của âm (Có đáp án)

  1. CÂU HỎI BÀI 13: ĐỘ TO VÀ ĐỘ CAO CỦA ÂM .1. Hình dưới đây là đồ thị dao động âm của một sóng âm trên màn hình dao động kí. Độ dài của đoạn nào mô tả biên độ âm? (1) (2) (4) (3) (3) A. (1). B. (2). C. (3). D. (4). 2. Một âm thoa thực hiện 512 dao động mỗi giây thì sóng âm do nó phát ra có tần số bao nhiêu? A. 512 Hz. B. 8,5 Hz. C. 1 024 Hz. D. 256 Hz. 3. Khi điều chỉnh nút âm lượng (volume) trên loa là ta đang điều chỉnh đặc trưng nào của sóng âm phát ra? A. Biên độ âm. B. Tần số âm. C. Tốc độ truyền âm. D. Môi trường truyền âm. .4. Bằng cách điều chỉnh độ căng của dây đàn (lên dây), người nghệ sĩ guitar muốn thay đổi đặc trưng nào của sóng âm phát ra?
  2. A. Độ to. B. Độ cao. C. Tốc độ lan truyền. D. Biên độ. 5. Điền từ/ cụm từ thích hợp vào chỗ trống. a) Sóng âm được tạo ra bởi (1) các vật đang dao động của nguồn âm. b) Độ to của âm có liên hệ với (2) biên độ dao động c) Độ cao của âm có liên hệ với (3) Tần số dao động d) Vật dao động càng mạnh thì (4) tần số dao động càng lớn, sóng âm nghe được có (5) càng lớn. Nguồn âm dao động càng nhanh thì (6) càng lớn, sóng âm nghe được có (7) càng lớn. 6. Chọn từ hay cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống : a) Số dao động trong một giây gọi là tần số tần số b) Đơn vị đo tần số là . Héc (Hz) c) Tai người bình thường có thể nghe được những âm thanh có tần số từ 20 Hz đến 20000 Hz . Âm càng bổng thì có tần số dao động càng Lớn Âm càng trầm thì có tần số dao động càng Nhỏ 7. Vật phát ra âm to hơn khi nào? A. Khi vật dao động nhanh hơn. B. Khi vật dao động mạnh hơn. C. Khi tần số dao động lớn hơn. D. Cả 3 trường hợp trên 8. Độ to của âm phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây? A. Tần số dao động B. Biên độ dao động C. Thời gian giao động D. Tốc độ dao động 9. Vật phát ra âm cao hơn khi nào ? A. khi vật dao động mạnh hơn B. khi vật dao động chậm hơn
  3. C. khi vật lệch ra khỏi vị trí cân bằng nhiều hơn D. khi tần số dao động lớn hơn 10. Khi nào ta nói âm phát ra trầm? A. Khi âm phát ra với tần số cao B. Khi âm phát ra với tần số thấp C. Khi âm nghe to D. Khi âm nghe nhỏ 11: Nếu một dây đàn ghita dao động 880 lần mỗi giây thì tần số của nó là bao nhiêu? $ Nếu một dây đàn ghita dao động 880 lần mỗi giây thì tần số của nó là: 880 Hz 12: Nếu một con ong mật khi bay đập cánh lên, xuống 3300 lần trong 10s thì tần số dao động của cánh nó là bao nhiêu? $ Nếu một con ong mật khi bay đập cánh lên, xuống 3300 lần trong 10s thì tần số dao động của cánh nó là: 3300 : 10 = 330 Hz 13. a. Một con muỗi khi bay vỗ cánh 3000 lần trong 5 giây và một con ong mật khi vỗ cánh 4950 lần trong 15 giây. b. con nào phát ra âm cao hơn. Vì sao? $ a) Tần số dao động của cánh muỗi là: 3000 : 5 = 600 (Hz) • Tần số dao động của cánh ong là: 4950 : 15 = 330 (Hz) • Con muỗi vỗ cánh nhanh hơn $b) Âm phát ra khi vỗ cánh của con muỗi cao hơn vì có tần số lớn hơn 14. Hải đang chơi ghita. a. Bạn ấy đã thay đổi độ to của nốt nhạc bằng cách nào ? b. Dao động và biên độ dao động của sợi dây đàn khác nhau như thế nào khi bạn ấy gảy mạnh và gảy nhẹ ? c. Dao động của các sợi dây đàn ghi-ta khác nhau như thế nào khi bạn ấy chơi nốt cao và nốt thấp ? $ a. Bạn ấy đã thay đổi độ to của nốt nhạc bằng cách gảy mạnh dây đàn. b. Dao động của sợi dây đàn càng mạnh và biên độ dao động của dây lớn khi bạn ấy gảy mạnh.
  4. Khi gảy nhẹ dây đàn: Dao động của dây yếu, biên độ của dây nhỏ. c. Dao động của sợi dây đàn ghita nhanh khi chơi nốt cao. Khi chơi nốt thấp thì dao động của sợi dây đàn ghita chậm.