Bài tập môn Khoa học tự nhiên 7 - Bài 28: Vai trò của nước và các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật (Có đáp án)

docx 7 trang hatrang 24/08/2022 8921
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập môn Khoa học tự nhiên 7 - Bài 28: Vai trò của nước và các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbai_tap_mon_khoa_hoc_tu_nhien_7_bai_28_vai_tro_cua_nuoc_va_c.docx

Nội dung text: Bài tập môn Khoa học tự nhiên 7 - Bài 28: Vai trò của nước và các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật (Có đáp án)

  1. BÀI 28: VAI TRÒ CỦA NƯỚC VÀ CÁC CHẤT DINH DƯỠNG ĐỐI VỚI CƠ THỂ SINH VẬT Câu 1. Nước chiếm bao nhiêu phần trăm khối lượng cơ thể sinh vật? A. 50% B. 60% C. 70% D. 80% Câu 2. Trong quá trình quang hợp ở thực vật, nước đóng vai trò A. là dung môi hoà tan khí carbon dioxide. B. là nguyên liệu cho quang hợp. C. làm tăng tốc độ quá trình quang hợp. D. làm giảm tốc độ quá trình quang hợp. Câu 3. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về vai trò của các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật? (1) Cung cấp nguyên liệu cấu tạo nên tế bào sinh vật. (2)Cung cấp môi trường thuận lợi cho các phản ứng sinh hoá diễn ra. (3)Cung cấp năng lượng cho nhiều hoạt động sống của cơ thể. (4)Giúp tái tạo các tế bào và làm lành vết thương. (5)Giúp cơ thể sinh vật sinh trưởng và phát triển. (6)Giúp điều hoà nhiệt độ cơ thể sinh vật. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 4. Trong các phát biểu dưới đây, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về phân tử nước? (1)Nước được cấu tạo từ hai nguyên tử oxygen liên kết với một phân tử hydrogen.
  2. (2)Trong phân tử nước, đầu oxygen tích điện âm còn đầu hydrogen tích điện dương. (3)Do có hai đầu tích điện trái dấu nhau nên phân tử nước có tính lưỡng tính. (4)Nước có thể liên kết với một phân tử bất kì khác. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 5. Thế nào là thức ăn giàu Gluxit? A. Là thức ăn có chứa hàm lượng gluxit > 14%. B. Là thức ăn có chứa hàm lượng gluxit > 50%. C. Là thức ăn có chứa hàm lượng gluxit > 30%. D. Là thức ăn có chứa hàm lượng gluxit > 20%. Câu 6. Gluxit trong thức ăn sau khi qua đường tiêu hóa của vật nuôi chuyển thành chất dinh dưỡng nào dưới đây mà cơ thể có thể hấp thụ? A. Nước. B. Axit amin. C. Đường đơn. D. Ion khoáng. Câu 7 . Điền vào chỗ trống của câu dưới đây các từ còn thiếu: “Nước và protein được cơ thể hấp thụ trực tiếp qua vào ” A. Ruột – máu. B. Dạ dày – máu. C. Vách ruột – máu. D. Vách ruột – gan.
  3. Câu 8. Protein trong thức ăn sau khi qua đường tiêu hóa của cơ thể sinh vật chuyển thành chất dinh dưỡng nào dưới đây mà cơ thể có thể hấp thụ? A. Nước. B. Axit amin. C. Đường đơn. D. Ion khoáng. Câu 9. Trong các chất dinh dưỡng sau, chất nào được cơ thể hấp thụ trực tiếp không cần qua bước chuyển hóa? A. Protein. B. Muối khoáng. C. Gluxit. D. Vitamin. Câu 10. Nước trong thức ăn sau khi qua đường tiêu hóa của vật nuôi chuyển thành chất dinh dưỡng nào dưới đây mà cơ thể có thể hấp thụ? A. Nước. B. Axit amin. C. Đường đơn. D. Ion khoáng. Câu 11. Nước có những vai trò gì đối với cơ thể sinh vật? - Vận chuyển các chất trong cơ thể sinh vật. -Tạo môi trường liên kết các thành phần khác nhau trong cơ thể. - Điều hoà thân nhiệt. - Tạo ra năng lượng cho cơ thể. - Cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể sử dụng.
  4. - Môi trường sống cho nhiều loài sinh vật. - Môi trường hoà tan nhiều chất cần thiết. Trả lời: - Vận chuyển các chất trong cơ thể sinh vật. -Tạo môi trường liên kết các thành phần khác nhau trong cơ thể. - Điều hoà thân nhiệt. - Môi trường sống cho nhiều loài sinh vật. - Môi trường hoà tan nhiều chất cần thiết. Câu 12. Hãy kể tên một số loài thực vật và động vật sống trong môi trường nước. Trả lời: Thực vật : Sen, súng, rong đuôi chó Động vật: Cá heo, cá mập, sứa Câu 13. Phân tử nước liên kết với các phân tử phân cực khác bằng cách nào? Vẽ hình minh hoạ. Trả lời: Phân tử nước liên kết với một phân tử phân cực bằng cách: đầu oxygen tích điện âm của nước sẽ liên kết với đầu tích điện dương của phân tử đó; còn đầu hyđrogen tích điện dương sẽ liên kết với đầu tích điện âm. - Hình minh họa
  5. Câu 14. Các loài cây ăn thịt (cây gọng vó, cây nắp ấm, ) thu hút côn trùng đến, tiết ra các chất dính làm cho côn trùng không thể thoát được, đồng thời tiết ra enzyme để tiêu hoá thức ăn của mình. Theo em, các loài cây này thường sinh sống ở những nơi có điều kiện như thế nào và chúng lấy chất gì từ côn trùng? Trả lời: Những loài thực vật này thường sống ở những nơi ít dinh dưỡng, đặc biệt là nitrogen. Để cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho quá trình sống chúng đã lấy chất hữu cơ (protein) từ các loài động vật, chủ yếu là các loài côn trùng. Câu 15. Khi hoạt động mạnh, nhiệt độ cơ thể tăng cao, cơ thể sẽ tiết ra mồ hôi để làm mát. Theo em, tại sao việc tiết mồ hôi có thể làm giảm nhiệt độ cơ thể? Trả lời: Trong mồ hôi nước chiếm khoảng 98%. Khi nước trong mồ hôi bay hơi sẽ mang theo nhiệt của cơ thể giúp làm giảm nhiệt độ bề mặt cơ thể. Câu 16. Hãy tìm hiểu và giải thích các hiện tượng sau: a) Khi cây thiếu nitrogen (N) hay magnesium (Mg), lá sẽ bị vàng. b)Khi cơ thể người thiếu sắt (Fe) sẽ có triệu chứng da xanh xao, mệt mỏi, chóng mặt. Trả lời: a) N và Mg là thành phần cấu tạo nên diệp lục, khi thiếu 2 nguyên tố này dẫn đến cây thiếu nguyên liệu, không tổng hợp được chất diệp lục lá cây có màu vàng b) Sắt là thành phần cấu tạo nên phân tử hemoglobin trong hồng cầu. Khi thiếu sắt sẽ dẫn đến việc hàm lượng hồng cầu trong máu giảm đến thiếu máu da xanh xao. Đồng thời không đủ máu cung
  6. cấp cho các cơ quan trong cơ thể các cơ quan bị thiếu oxygen và chất dinh dưỡng chóng mặt, mệt mỏi.