Bài tập môn Khoa học tự nhiên 7 - Bài 14: Phản xạ âm (Có đáp án)

docx 3 trang hatrang 24/08/2022 8342
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập môn Khoa học tự nhiên 7 - Bài 14: Phản xạ âm (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbai_tap_mon_khoa_hoc_tu_nhien_7_bai_14_phan_xa_am_co_dap_an.docx

Nội dung text: Bài tập môn Khoa học tự nhiên 7 - Bài 14: Phản xạ âm (Có đáp án)

  1. Bài 14: PHẢN XẠ ÂM Câu 1 Những vật liệu mềm, mịn, nhiều bọt xốp có khả năng hấp thụ âm và ngăn chặn sự truyền âm được gọi là A. vật liệu cách âm. B. vật liệu thấu âm. C. vật liệu truyền âm. D. vật liệu phản xạ âm. Câu 2 Vật liệu nào sau đây phản xạ âm kém nhất? A. Gỗ. B. Thép. C. Len. D. Đá. Câu 3 Vật nào dưới đây hấp thụ âm tốt? A. Thép, gỗ, vải B. Bê tông, vải, bông C. Vải , nhung, dạ D. Đá, sắt, thép Câu 4 Vì sao khi nói trong phòng nhỏ có chứa nhiều đồ ta không nghe thấy tiếng vang? A. Vì không có âm phản xạ từ tường tới tai ta. B. Vì âm phản xạ từ tường tới tai ta cùng một lúc với âm phát ra. C. Vì phòng có nhiều đồ thì khả năng hấp thụ âm cao. D. Vì cả 3 nguyên nhân trên. Câu 5 Ta nghe được tiếng vang khi: A. Âm phản xạ đến tai ta chậm hơn âm trực tiếp một khoảng thời gian ít nhất là 1/15 giây. B. Âm phản xạ đến tai ta chậm hơn âm trực tiếp một khoảng thời gian ít nhất là 15 giây. C. Âm phản xạ đến tai ta nhanh hơn âm trực tiếp một khoảng thời gian ít nhất là 1/15 giây. D. Âm phản xạ đến tai ta nhanh hơn âm trực tiếp một khoảng thời gian ít nhất là 15 giây. Câu 6 Yếu tố nào sau đây quyết định điều kiện để có tiếng vang? A. Khoảng cách từ nguồn âm đến vật phản xạ âm B. Độ to của âm C. Cả hai yếu tố trên D. Không yếu tố nào trong hai yếu tố trên Câu 7 Nhận định nào sau đây đúng nhất: A. Âm nằm trong ngưỡng nghe có khả năng phản xạ. B. Các hạ âm không có hiện tượng phản xạ. C. Các siêu âm mới có hiện tượng phản xạ. D. Mọi âm có tần số bất kỳ đều cho âm phản xạ. E. Âm có tần số phù hợp mới cho âm phản xạ. Câu 8 Khi em nghe được tiếng nói to của mình vang lại trong hang động nhiều lần, điều đó có ý nghĩa gì?
  2. A. Trong hang động có mối nguy hiểm. B. Có người ở trong hang cũng đang nói to. C. Tiếng nói của em gặp vật cản bị phản xạ và lặp lại. D. Sóng âm truyền đi trong hang quá nhanh. Câu 9 Tính khoảng cách ngắn nhất từ người nói đến bức tường để nghe được tiếng vang. Biết vận tốc âm trong không khí là 340m/s A. 10,53m B. 9,68m C. 12,33m D. 11,33m Câu 10 Biện pháp nào sau đây không có hiệu quả để chống ô nhiễm tiếng ồn? A. Làm giảm độ to của tiếng ồn phát ra B. Ngăn chặn đường truyền âm. C. Làm cho âm truyền theo hướng khác. D. Làm cho âm truyền thẳng. Câu 11 Ở một số căn phòng các cửa sổ có hai lớp kính. Mục đích của biện pháp này là gì? A. Điều hòa nhiệt độ trong phòng B. Ngăn tiếng ồn C. Làm cho cửa vững chắc D. Chống rung Câu 12 Tiếng ồn có ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của con người? A. Gây mệt mỏi B. Gây buồn ngủ C. Gây hưng phấn D. Làm thính giác phát triển Câu 13 Tại sao nói chuyện ở gần mặt ao, hồ (trên bờ ao, hồ), tiếng nói nghe rất rõ? Khi nói chuyện ở gần mặt ao, hồ (trên bờ ao, hồ), thì âm phản xạ ở mặt nước đến tai ta cùng lúc với âm trực tiếp, nên ta nghe âm thanh rất rõ. Câu 14 Nếu em hát ở trong phòng rộng và trong phòng hẹp thì nơi nào sẽ nghe rõ hơn? Giải thích tại sao? Hát ở phòng hẹp thì ta sẽ nghe rõ hơn. Vì trong phòng hẹp âm phản xạ gần như đến tai cùng lúc với âm trực tiếp, khiến âm to và rõ hơn. Trong phòng rộng, âm sẽ bị phản xạ tạo thành tiếng vang rền kéo dài, vì vậy nên nghe sẽ không rõ bằng. Câu 15 Một kinh nghiệm quý báu của nhân dân Miền Nam thời chống Mỹ là: - Nếu nghe tiếng bom đạn nổ rền vang thì biến ngay là quân địch đang càn quét ở xa. - Nếu nghe tiếng nổ đanh, dọn thì biết quân địch đang tiến đến rất gần. Cho biết kinh nghiệm này dựa trên cơ sở khoa học nào? Kinh nghiệm này dựa trên kiến thức về sự phản xạ âm. + Khi quân địch còn ở xa, tiếng nố nghe được có cả tiếng vang đã qua nhiều lần phản xạ, nên nghe vang, rền rất to và kéo dài. + Khi quân địch đã đến gần, tiếng nổ nghe được chỉ là tiếng nổ trực tiếp khi bắn súng, nên khi nghe tiếng đó rất đanh và gọn.
  3. Câu 16 Các nhà khoa học cho biết, thông thường khi có chớp, chỉ có thể tại ra một tiếng sấm mà thôi. Tuy nhiên, khi có giông, ta thường nghe thấy tiếng sấm phát ra thành từng tràng rền vang kéo dài. Hãy giải thích tại sao? Trong các cơn giông, ta nghe thấy tiếng sấm rền vang dù chỉ có một tiếng sấm phát ra là do tiếng sấm này bị phản xạ nhiều lần trong môi trường khi gặp các vật cản nên sau tiếng sấm đầu tiên sẽ nghe được nhiều âm phản xạ liên tiếp thành một tràng sấm dài.