4 Đề kiểm tra thường xuyên bài Ankan môn Hóa học Lớp 11 - Nguyễn Thuận Phát

pdf 8 trang Phương Ly 06/07/2023 5720
Bạn đang xem tài liệu "4 Đề kiểm tra thường xuyên bài Ankan môn Hóa học Lớp 11 - Nguyễn Thuận Phát", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdf4_de_kiem_tra_thuong_xuyen_bai_ankan_mon_hoa_hoc_lop_11_nguy.pdf

Nội dung text: 4 Đề kiểm tra thường xuyên bài Ankan môn Hóa học Lớp 11 - Nguyễn Thuận Phát

  1. KIỂM TRA THƯỜNG XUYÊN ĐIỂM Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu BÀI ANKAN  Họ và tên: . Thời gian làm bài: 15 phút Lớp: 11/___ Mã đề: 132 *Thí sinh tô tròn vào ô đáp án: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 A ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ B ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ C ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ D ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ Câu 1. Một ankan X có tỉ khối hơi đối với N2 bằng 1,5715. Vậy X là (N=14): A. C4H10 B. C3H8 C. C5H12 D. CH4 Câu 2. Đốt cháy hoàn toàn 8,96 lít hỗn hợp Z gồm 2 ankan liên tiếp nhau trong dãy đồng đẳng thu được 63,8g CO2. Công thức phân tử của mỗi ankan trong Z là: A. C2H6 và C3H8 B. C3H6 và C4H10 C. C3H8 và C4H8 D. C3H8 và C4H10 Câu 3. Chọn khái niệm đúng về ankan: A. là hidrocacbon no, mạch không vòng. B. là hidrocacbon no mạch vòng. C. là hidrocacbon không no mạch hở. D. là hidrocacbon không no mạch hở. Câu 4. Hiđrocacbon X tác dụng với brom, thu được dẫn xuất monobrom duy nhất có tỉ khối hơi so với H2 bằng 75,5. Chất X là A. 2,2-đimetylpropan B. pentan C. 2-metylbutan D. but-1-en Câu 5. Dãy nào sau đây chỉ gồm các chất thuộc dãy đồng đẳng của metan. A. C2H2, C3H4, C4H6, C5H8 B. CH4, C2H2, C3H4, C4H10 C. CH4, C2H6, C4H10, C5H12 D. C2H6, C3H8, C5H10, C6H12 Câu 6. Một ống nghiệm chứa 1 thể tích CH4 và 4 thể tích Cl2 được úp trên chậu nước có đặt miếng giấy quỳ ẩm. Đưa hỗn hợp ra ngoài ánh sáng khuếch tán. Hiện tượng nào xảy ra sau đây có thể quan sát được? A.Màu vàng lục của clo trong ống nghiệm nhạt dần. B.Mực nước trong ống nghiệm dâng cao hơn. C.Mẩu giấy quỳ tím chuyển sang đỏ. D. Cả A, B và C đều đúng. Biên soạn: Nguyễn Thuận Phát
  2. Câu 7. Ankan hòa tan tốt trong dung môi nào sau đây ? A. Nước. B. Benzen. C. Dung dịch axit HCl. D. Dung dịch NaOH. Câu 8. Đốt cháy một hỗn hợp hiđrocacbon ta thu được 2,24 lít CO2 (đktc) và 2,7 gam H2O thì thể tích O2 đã tham gia phản ứng cháy (đktc) là: A. 3,92 lít B. 2,8 lít C. 4,48 lít D. 5,6 lít Câu 9. Khi cracking hoàn toàn một thể tích ankan X thu được ba thể tích hỗn hợp Y (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất); tỉ khối của Y so với H2 bằng 12. Công thức phân tử của X là: A. C5H12 B. CH4 C. C2H6 D. C4H8 Câu 10. Chọn tên gọi đúng nhất của hiđrocacbon sau: A. 3,5,5-trimetylhexan B. 3-metyl-5,5-đimetylhexan C. 2,2-đimetyl-4-metylhexan D. 2,2,4-trimetylhexan Câu 11. Trong các nhận xét dưới đây, nhận xét nào sai? A. Khi đốt cháy hoàn toàn một ankan thì sản phẩm thu được chỉ có CO2 và H2O B. Nếu sản phẩm của phản ứng đốt cháy hoàn toàn một chất chỉ là CO2 và H2O thì chất đem đốt là ankan C. Khi đốt cháy hoàn toàn một ankan có n nguyên tử C thì số mol CO2 gấp n lần số mol ankan D. Khi đốt cháy hoàn toàn một ankan, sản phẩm thu được có khí làm đục nước vôi trong dư. Câu 12. Khí thiên nhiên được dùng làm nhiên liệu và nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất điện, sứ,đạm, ancol metylic, Thành phần chính của khí thiên nhiên là metan. Công thức phân tử của metan là : A. C6H6. B. C2H4. C. CH4. D. C2H2. Câu 13. Trong phòng thí nghiệm có thể điều chế metan bằng cách nào sau đây ? A. Tổng hợp cacbon và hidro B. Crackinh butan. C. Từ phản ứng của nhôm cacbua với nước. D. phân hủy hợp chất hữu cơ Câu 14. Đốt cháy hoàn toàn 0,01 mol ankan X thu được 3,28g hỗn hợp CO2 và H2O. X có CTPT là: A. C3H8 B. C4H10 C. C5H12 D. C2H6 HẾT Biên soạn: Nguyễn Thuận Phát
  3. KIỂM TRA THƯỜNG XUYÊN ĐIỂM Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu BÀI ANKAN  Họ và tên: . Thời gian làm bài: 15 phút Lớp: 11/___ Mã đề: 209 *Thí sinh tô tròn vào ô đáp án: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 A ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ B ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ C ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ D ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ Câu 1. Định nghĩa nào sau đây là đúng về hiđrocacbon no? A. Hiđrocacbon no là hiđrocacbon có chứa liên kết đơn trong phân tử. B. Hiđrocacbon no là hiđrocacbon chỉ có một liên kết đơn trong phân tử. C. Hiđrocacbon no là hiđrocacbon chỉ có chứa liên kết đơn trong phân tử. D. Hiđrocacbon no là hợp chất hữu cơ chỉ có chứa liên kết đơn trong phân tử. Câu 2. Đốt cháy một hỗn hợp gồm nhiều hiđrocacbon trong cùng một dãy đồng đẳng nếu ta thu được số mol H2O > số mol CO2 thì CTPT chung của dãy là: A. CnHn, n ≥ 2. B. CnH2n+2, n ≥1 (các giá trị n đều nguyên). C. CnH2n-2, n≥ 2. D. CnH2n Câu 3. Cho phản ứng: CH3COONa + NaOH A + Na2CO3 A là khí nào sau đây ? A. C2H6 B. CH4 C. C3H8 D. C4H10 Câu 4. Một ankan có 10 nguyên tử H trong phân tử. Số đồng phân cấu tạo của ankan đó là: A. 2 B. 4 C. 3 D. 5 Câu 5. Phản ứng đặc trưng của hầu hết các ankan là: A. phản ứng cộng B. phản ứng thế C. phản ứng trùng hợp D. phản ứng cháy Câu 6. Sản phẩm chính của phản ứng brom hóa 2-metylbutan theo tỉ lệ mol 1:1 là: A. 1-brom-2-metylbutan B. 2-brom-3-metylbutan C. 2-brom-2-metylbutan D. 2-brom-2-đimetylbutan Câu 7. Đốt cháy hoàn toàn 3 g ankan X thu được 4,48 lít CO2 ( đktc). Công thức phân tử của X là : A. C3H8 B. C2H6 C. C5H12 D. C4H10 Biên soạn: Nguyễn Thuận Phát
  4. Câu 8. Cho các ankan sau : Tên thông thường của các ankan sau đây có tên tương ứng là : A. (1) : iso-pentan ; (2) : tert-butan ; (3) : iso-propan ; (4) : n-butan ; (5) : neo-hexan. B. (1) : iso-pentan ; (2) : neo-pentan ; (3) : iso-propan ; (4) : n-butan ; (5) : neo-hexan. C. (1) : iso-pentan ; (2) : neo-pentan ; (3) : sec-propan ; (4) : n-butan ; (5) : neo-hexan. D. (1) : iso-pentan ; (2) : neo-pentan ; (3) : iso-butan ; (4) : n-butan ; (5) : neo-hexan. Câu 9. Cho 4 chất: metan, etan, propan và isopentan Số lượng chất tạo được một sản phẩm thế monoclo duy nhất là: A. 1. B. 2. C. 3. D. 4 Câu 10. Clo hóa một ankan chỉ thu được một dẫn xuất monoclo duy nhất có %Cl là 33,33%. Ankan này có tên gọi là: A. n-pentan B. 2-metylbutan C. 2,2-đimetypropan D. neohexan Câu 11. Hợp chất hữu cơ X có tên gọi là: 2 - clo - 3 - metylpentan. Công thức cấu tạo của X là: A. CH3CH(Cl)CH(CH3)CH2CH3 B. CH3CH2CH(Cl)CH(CH3)2. C. CH3CH2CH(CH3)CH2CH2Cl. D. CH3CH(Cl)CH3CH(CH3)CH3. Câu 12. Cho các chất sau : C2H6 (I) C3H8 (II) iso-C5H12 (III) neo-C5H12 (IV) n-C5H12 (V). Nhiệt độ sôi tăng dần theo dãy là : A. (III) < (IV) < (II) < (I) < (V) B. (V) < (IV) < (II) < (I) < (III) C. (I) < (II) < (IV) < (III) < (V) D. (I) < (V) < (III) < (IV) < (II) Câu 13. Đốt cháy hoàn toàn m g hỗn hợp gồm CH4, C2H6 và C4H10 thu được 3,3g CO2 và 4,5 g H2O. Giá trị của m là: A. 1,4g B. 1,0 g C. 2 g D. 1,8 g Câu 14. Cracking n-butan thu được bao nhiêu tối đa sản phẩm? A. 4 B. 5 C. 7 D. 6 HẾT Biên soạn: Nguyễn Thuận Phát
  5. KIỂM TRA THƯỜNG XUYÊN ĐIỂM Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu BÀI ANKAN  Họ và tên: . Thời gian làm bài: 15 phút Lớp: 11/___ Mã đề: 357 *Thí sinh tô tròn vào ô đáp án: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 A ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ B ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ C ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ D ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ Câu 1. Ankan có những loại đồng phân nào? A. Đồng phân nhóm chức B. Đồng phân cấu tạo C. Đồng phân vị trí nhóm chức. D. Có cả 3 loại đồng phân trên. Câu 2. Khi cho ankan Y (trong phân tử có phần trăm khối lượng cacbon bằng 83,72%) tác dụng với clo theo tỉ lệ mol 1:1 (trong điều kiện chiếu sáng) chỉ thu được 2 dẫn xuất monoclo đồng phân của nhau. Tên của X là: A. butan B. 2-metylpropan C. 2,3-đimetylbutan D. 3-metylpentan Câu 3. Trong phân tử ankan X, phần trăm khối lượng cacbon gấp 4 lần phần trăm khối lượng hiđro. Công thức phân tử của X là A. C2H6. B. C3H8. C. C4H10. D. C5H12. Câu 4. Ankan A có 16,28% khối lượng H trong phân tử. Số đồng phân cấu tạo của A là: A. 3 đồng phân. B. 4 đồng phân. C. 5 đồng phân. D.6 đồng phân Câu 5. Một ankan B có tên thay thế là 4-etyl-2,2,5-trimetylhexan. Vậy B có CTPT là: A. C10H22 B. C8H18 C. C11H24 D. C9H20 Câu 6. Một hỗn hợp gồm hai ankan đồng đẳng kế tiếp có khối lượng 5,8 gam chiếm thể tích 3,808 lít ở (đktc). Thành phần % khối lượng của 2 ankan trong hỗn hợp là: A. 70,59% và 29,41% B. 62,07% và 37,93% C. 40% và 60% D. 53,23% và 46,77% Câu 7. Đốt cháy hoàn toàn một lượng hiđrocacbon X. Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ba(OH)2 (dư) tạo ra 29,55 gam kết tủa, dung dịch sau phản ứng có khối lượng giảm 19,35 gam so với dung dịch Ba(OH)2 ban đầu. Công thức phân tử của X là A. C3H8 B. C2H6 C. C3H4 D . C3H6 Biên soạn: Nguyễn Thuận Phát
  6. Câu 8. Xác định sản phẩm chính của phản ứng sau : Câu 9. Al4C3 → X → Y → C2H6 . X, Y lần lượt là: A. CH4, C2H4 B. CH4, CH3Cl C. C3H8, C2H4 D. Kết quả khác Câu 10. Đề hidro hóa hỗn hợp C2H6, C3H8. Tỉ khối của hổn hợp sau phản ứng so với trước phản ứng là A. Cao hơn B. Thấp hơn C. Bằng nhau D. Chưa thể kết luận Câu 11. Cho các chất sau: 1. CH3-CH2-CH2-CH2-CH3 2. CH3-CH2-CH(CH3)-CH3 3. C(CH3)4 Thứ tự tăng dần nhiệt độ sôi của các chất là A. 3 < 2 < 1 B. 2 < 3 < 1 C. 1 < 3 < 2 D. 1 < 2 < 3 Câu 12. Khi cho metan tác dụng với clo ( có askt) theo tỉ lệ mol 1:2 tạo thành sản phẩm chính là: A.CH3Cl B. CH2Cl2 C. CHCl3 D. CCl4 Câu 13. CTCT dưới có tên là CH3 – CH2 – CH – CH – CH3 | | C2H5 CH3 A. 3-Etyl-4-Metylpentan B. 4-Metyl-3-Etylpentan C. 2-Metyl-3-Etylpentan D. 3-Etyl-2-Metylpentan Câu 14. Tiến hành cracking 22,4 lít khí C4H10 (ở đktc) thu được hỗn hợp A gồm CH4, C2H6, C2H4, C3H6, C4H8, H2 và C4H10 dư. Đốt cháy hoàn toàn A thu được x gam CO2 và y gam H2O. Giá trị của x và y tương ứng là: A. 105,6 và 54 B. 211,2 và 216. C. 211,2 và 108 D. 176 và 90 HẾT Biên soạn: Nguyễn Thuận Phát
  7. KIỂM TRA THƯỜNG XUYÊN ĐIỂM Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu BÀI ANKAN  Họ và tên: . Thời gian làm bài: 15 phút Lớp: 11/___ Mã đề: 469 *Thí sinh tô tròn vào ô đáp án: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 A ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ B ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ C ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ D ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ ⃝ Câu 1. Hiện tượng đồng phân trong hoá học hữu cơ gây ra bởi nguyên nhân nào sau đây? A. Do số nguyên tử trong phân tử bằng nhau. B. Do các nguyên tử trong phân tử sắp xếp ở các vị trí khác nhau. C. Do phân tử khối bằng nhau D. Không do các nguyên nhân trên Câu 2. Khi clo hóa một ankan thu được một dẫn xuất monoclo có tỉ khối đối với H2 là 25,25. Vậy ankan này có CTPT là: A. CH4 B. C2H6 C. C3H8 D. C4H10 Câu 3. Các ankan không tham gia loại phản ứng nào? A. phản ứng thế B. phản ứng cháy C. phản ứng cộng D. phản ứng tách Câu 4. Neopentan còn có tên thay thế là: A. 2-đimetyl propan B. 2,2-đimetylpropan C. 2-metyl butan D. n-pentan Câu 5. Cho sơ đồ phản ứng : C2H6 C2H5Cl. Chất phản ứng và điều kiện phản ứng trên là: A. Cl2, ánh sáng. B.Cl2, bột Fe. C.HCl, ánh sáng. D. HCl, bột sắt. Câu 6. Cho phản ứng: Al4C3 + H2O → X+ Al(OH)3. Vậy X là: A. CH4 B. C2H6 C. C3H8 D. C3H6 Câu 7. Đốt cháy các hiđrocacbon của dãy đồng đẳng nào dưới đây thì tỉ lệ mol H2O : mol CO2 giảm khi số cacbon tăng: A. anken. B. ankan. C. ankin. D. aren Biên soạn: Nguyễn Thuận Phát
  8. Câu 8. Crackinh C3H8 thu được hỗn hợp X gồm H2, C2H4, CH4, C3H6, C3H8 có dX/He = 10 (He=4). Hiệu suất phản ứng có giá trị gần bằng với: A. 20%. B. 10%. C. 30%. D. 40%. Câu 9. Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol hỗn hợp 2 ankan thu được 4,86g H2O. Cho sản phẩm cháy qua bình đựng Ca(OH)2 dư thì khối lượng kết tủa thu được là bao nhiêu ? A. 12g B. 52,5g C. 37,5g D. 42,5g Câu 10. Một ankan tạo được một dẫn xuất monoclo có %Cl là 70,297%. Ankan này có CTPT là: A. CH4 B. C2H6 C. C3H8 D. C4H10 Câu 11. Cho phản ứng sau: (CH3)2CHCH2CH3 + Cl2 pư trên có thể tạo thành bao nhiêu sản phẩm thế monoclo? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 12. Đốt cháy hòan toàn một hidrocacbon X thu được 6,72 lít CO2 ( đktc) và 7,2 g H2O. CTPT của X là: A. C2H6 B. C3H8 C. C4H10 D. C5H12 Câu 13. 3-Etyl-2,3-Dimetylpentan có CTCT là: Câu 14. Trong phân tử propan, các nguyên tử liên kết với nhau bằng: A. 9 liên kết σ và 1 liên kết ℼ B. 8 liên kết σ và 2 liên kết ℼ C. 9 liên kết σ D. 10 liên kết σ HẾT Biên soạn: Nguyễn Thuận Phát