4 Đề kiểm tra tham khảo cuối kì I môn Hóa học Khối 11 - Nguyễn Thuận Phát (Có đáp án)

docx 13 trang Phương Ly 06/07/2023 6461
Bạn đang xem tài liệu "4 Đề kiểm tra tham khảo cuối kì I môn Hóa học Khối 11 - Nguyễn Thuận Phát (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docx4_de_kiem_tra_tham_khao_cuoi_ki_i_mon_hoa_hoc_khoi_11_nguyen.docx

Nội dung text: 4 Đề kiểm tra tham khảo cuối kì I môn Hóa học Khối 11 - Nguyễn Thuận Phát (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BẾN TRE ĐỀ KIỂM TRA THAM KHẢO CUỐI KÌ I  Môn: HÓA HỌC 11 TRƯỜNG THPT NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU Năm học: 2022-2023 Mã đề: 422 I. TRẮC NGHIỆM (0,5 x 20 = 8 điểm) Câu 1. Trộn 100ml dung dịch HCl có pH = 1 với 100ml dung dịch NaOH nồng độ a (mol/lít) thu được 200 ml dung dịch có pH=12. Giá trị của a là: A. 0,15 B. 0,3 C. 0,03 D. 0,12 Câu 2. Cho các phát biểu sau: (1) Người ta thường dùng cát (SiO2) làm khuôn đúc kim loại, để làm sạch hoàn toàn những hạt cát bám trên bề mặt vật dụng làm bằng kim loại người ta có thể dùng dung dịch HF. (2) H2SiO3 là chất kết tủa dạng keo được tạo thành khi cho natri silicat tác dụng với axit clohidric (3) Silic là nguyên tố phổ biến thứ 3 trong lớp vỏ trái đất (4) SiO2 tan được trong dung dịch axit sunfuric (5) SiO2 tan được trong kiềm hoặc cacbonat kiềm nóng chảy Các phát biểu đúng là: A. (1), (2), (3) B. (1), (2), (5) C. (2), (3), (4) D. (2), (4), (5) Câu 3. Cho dãy các chất: KAl(SO4)2.12H2O, C2H5OH, C12H22O11 (saccarozơ), CH3COOH, Ca(OH)2, CH3COONH4, K3PO4, Na2S, C3H5(OH)3. Số chất điện li là A. 3. B. 4.C. 6.D. 5 Câu 4. Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế chất Z từ chất X và chất Y: Hình vẽ trên minh họa cho phương trình hóa học của phản ứng nào sau đây? X (đặc) A. NaNO3(rắn) + H2SO4(đặc) NaHSO4 + HNO3. Y ( rắn) B. . C. CaCO3 (rắn) + 2HCl(đặc) → CaCl2 + CO2 + H2O. D. CH3COONa(rắn) + NaOH(rắn) . Câu 5. Để nhận biết 4 dung dịch đựng trong 4 lọ mất nhãn là KOH, NH4Cl, K2SO4, (NH4)2SO4, ta có thể chỉ dùng một thuốc thử nào trong số các thuốc thử sau? A. Dung dịch AgNO3 . B. Dung dịch BaCl2. C. Dung dịch Ba(OH)2. D. Dung dịch NaOH. Câu 6. Cho 44 gam NaOH vào dung dịch chứa 39,2 gam H3PO4. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, đem cô cạn dung dịch. Khối lượng từng muối khan thu được là: A. 50 gam Na3PO4. B. 49,2 gam NaH2PO4 và 14,2 gam Na3PO4. 1 Biên soạn: Nguyễn Thuận Phát
  2. C. 15 gam NaH2PO4. D. 14,2 gam Na2HPO4 và 49,2 gam Na3PO4. Câu 7. Đốt cháy hoàn toàn chất hữu cơ A cần vừa đủ 6,72 lít O2 ở đktc thu được 8,8 gam CO2 và 5,4 gam H2O. Công thức đơn giản nhất của A là : A. C2H6 B. CH2O C. C2H6O D. C3H8O3 Câu 8. Cho các chất: Fe, Al, FeO, CuO, Fe2O3, Fe3O4, Fe(OH)2, Fe(OH)3, FeCl3, FeCl2, FeS, S, C, Fe2(SO4)3. Số chất bị oxi hóa trong HNO3 đặc, nóng là: A. 5 B. 9 C. 7 D. 8 Câu 9. Hợp chất hữu cơ nào sau đây không có đồng phân cis-trans? A. CHCl=CHCl. B. CH3CH2CH=C(CH3)CH3. C. CH3CH=CHCH3. D. CH3CH2CH=CHCH3. Câu 10. Đặc điểm chung của các phân tử hợp chất hữu cơ là 1) thành phần nguyên tố chủ yếu là C và H. 2) có thể chứa nguyên tố khác như Cl, N, P, O. 3) liên kết hóa học chủ yếu là liên kết cộng hoá trị. 4) liên kết hoá học chủ yếu là liên kết ion. 5) dễ bay hơi, khó cháy. 6) phản ứng hoá học xảy ra nhanh, hoàn toàn và theo một hướng xác định Số phát biểu đúng là: A. 4, 5, 6. B. 1, 2, 3. C. 1, 3, 5. D. 2, 4, 6. Câu 11. Hòa tan hoàn toàn 7,68g kim loại hóa trị II bằng dung dịch HNO3 đặc, nóng, dư; sau phản ứng thu được 5,376 lít khí NO2 (duy nhất, đktc). Kim loại đã dùng là: A. Zn B. Mg C. Cu D. Fe Câu 12. Tro thực vật cũng là một loại phân kali vì có chứa: A. KNO3 B. KCl C. K2CO3 D. K2SO4 Câu 13. Sản phẩm của phản ứng nhiệt phân nào dưới đây là không đúng? A. NH4HCO3 → NH3 + H2O + CO2 B. NH4NO3 → NH3 + HNO3 C. NH4Cl → NH3 + HCl D. NH4NO2 → N2 + 2 H2O Câu 14. Dẫn luồng khí CO qua hỗn hợp PbO, Al2O3, CuO, MgO, Fe2O3, FeO, Fe3O4, K2O, BaO (nóng). Thì có tối đa bao nhiêu phản ứng xảy ra:A. 3 B. 4C. 5 D. 6 Câu 15. Cho các phát biểu sau: a) Sự điện li là sự phân li một chất dưới tác dụng của dòng điện. b) Sự điện li là sự phân li một chất thành ion dương và ion âm khi chất đó tan trong nước. c) Muối axit là muối mà dung dịch luôn có pH < 7 . d) Muối axit là muối vẫn còn hyđro trong phân tử . e) Muối axit là muối mà anion gốc axit còn H phân li ra H+ f) Muối trung hoà là muối mà dung dịch luôn có pH = 7. g) Muối trung hoà là muối được tạo bởi axit mạnh và bazơ mạnh. h) Muối trung hoà là muối mà gốc axit không còn H có khả năng phân li ra H+. Số phát biểu đúng là: A. 3 B. 5 C. 6 D. 2 2 Biên soạn: Nguyễn Thuận Phát
  3. Câu 16. Để phân biệt CO2 và SO2 có thể dùng: A. dd Br2 B. dd Ca(OH)2 C. dd CaCl2 D. dd phenolphtalein Câu 17. Hấp thụ hoàn toàn 2,688 lít khí CO2 (đktc) vào 100ml dung dịch KOH 2,5M. Các chất tan có trong dung dịch sau phản ứng là: A. KHCO3, K2CO3 B. K2CO3 C. KHCO3 D. K2CO3, KOH Câu 18. Cho hình vẽ thí nghiệm phân tích định tính hợp chất hữu cơ C6H12O6: Hãy cho biết vai trò của bông và CuSO4 khan trong thí nghiệm trên ? A. Xác định sự có mặt của C và H. B. Xác định sự có mặt của C C. Xác định sự có mặt của H và CuSO4 chuyển từ màu xanh sang trắng D. Xác định sự có mặt của H và CuSO4 chuyển từ màu trắng sang xanh. Câu 19. Một chất khí gây hiệu ứng nhà kính, được tạo thành do quá trình hô hấp của con người, động vật, thực vật. Ngoài ra, khí này còn được tạo thành do quá trình đốt cháy hoàn toàn một số loại nhiên liệu như than, củi Khí này có tên gọi là: A. cacbon monoxitB. cacbon đioxit C. Silic đioxitD. Điphotpho pentaoxit Câu 20. Cho phản ứng: C + O2 → CO2 . Trong phản ứng trên, cacbon thể hiện tính chất hóa học gì? A. Tính khử B. Tính oxi hóa C. Vừa khử vừa oxi hóa D. Không thể hiện tính khử và oxi hóa II. TỰ LUẬN (2 điểm) Câu 21. Viết các PTHH chứng minh (cân bằng, nêu điều kiện nếu có): a) NH3 có tính khử mạnh, khử được CuO ở nhiệt độ cao thành đơn chất kim loại. b) CO2 dùng làm chữa cháy, nhưng không dùng CO2 để dập tắt đám cháy bằng Mg, Al c) Khi nung nóng Ba(HCO3)2 thu được kết tủa trắng và khí làm đục nước vôi trong. Câu 22. Chia a gam hỗn hợp A gồm Fe và Cu thành 2 phần bằng nhau. Tính giá trị của a biết: Phần 1: Cho vào dung dịch HNO3 đặc, nguội, dư thì có 4,48 lít khí màu nâu đỏ bay ra (sản phẩm khử duy nhất ở đktc) Phần 2: Cho vào dung dịch HCl dư thì có 2,24 lít khí thoát ra (đktc) 3 Biên soạn: Nguyễn Thuận Phát
  4. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BẾN TRE ĐỀ KIỂM TRA THAM KHẢO CUỐI KÌ I  Môn: HÓA HỌC 11 TRƯỜNG THPT NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU Năm học: 2022-2023 Mã đề: 425 I. TRẮC NGHIỆM (0,5 x 20 = 8 điểm) Câu 1. Trong các hợp chất sau: CCl4; CHCl3; NH3; CH4; HCN; CH3COONa; CO2; Al4C3; C3H7N có bao nhiêu hợp chất nào là hữu cơ? A. 5 B. 3 C. 6 D. 4 Câu 2. Nhóm phân nào không nên bón cho loại đất chua? A. NH4NO3; Ca(NO3)2 B. (NH4)2SO4; NaNO3 C. K2CO3; (NH2)2CO D. NH4NO3; (NH4)2SO4 Câu 3. Thêm 0,15 mol KOH vào dung dịch chứa 0,1 mol H3PO4. Sau phản ứng, trong dung dịch có các muối: A. KH2PO4, K2HPO4 B. KH2PO4, K3PO4 C. KH2PO4 K2HPO4,K3PO4 D. K2HPO4, K3PO4 Câu 4. Oxi hóa hoàn toàn 6,15g hợp chất hữu cơ X thu được 2,25g H2O; 6,72 lít CO2 và 0,56 lít N2 (đktc). Phần trăm khối lượng của C, H, N và O trong X lần lượt là A. 48,9% ; 15,8% ; 35,3% ; 0% B. 49,5% ; 9,8% ; 15,5% ; 25,2% C. 58,5 % ; 17,4% ; 23,5% ; 0% D. 58,5% ; 4,1% ; 11,4% ; 26% Câu 5. Để khắc chữ lên thủy tinh người ta dựa vào phản ứng nào sau đây: A. SiO2 + HF → SiF4 + 2H2O B. SiO2 + Mg → 2MgO + Si C. SiO2 + Na2CO3 → Na2SiO3 + CO2 D. SiO2 + 2MaOH → Na2SiO3 + CO2 Câu 6. Than hoạt tính được sử dụng nhiều trong mặt nạ phòng độc, khẩu trang y tế là do nó có khả năng A. hấp thụ các khí độc. B. hấp phụ các khí độc. C. phản ứng với khí độc. D. khử các khí độc. + 2+ 2- - Câu 7. Dung dịch A có 0,3 mol NH4 ; b mol Mg ; 0,15 mol SO4 và 0,2 mol HCO3 . Tổng khối lượng muối trong A (gam) là: A. 19,8g B. 34,4g C. 14,6g D. 36,8g Câu 8. Khi đốt 1 lít khí A cần 6 lít O2 thu được 4 lít CO2 và 5 lít hơi H2O (các thể tích khí đo ở cùng đk nhiệt độ, áp suất). CTPT của A là A. C4H10O B. C4H8O2 C. C3H8O2 D. C3H8O Câu 9. Thí nghiệm với dd HNO3 thường sinh ra khí độc NO2. Để hạn chế khí NO2 thoát ra từ ống nghiệm, biện pháp hiệu quả nhất là người ta nút ống nghiệm bằng: A. Bông có tẩm nước. B. Bông khô. C. Bông có tẩm nước vôi. D. Bông có tẩm giấm ăn. Câu 10. Cho sơ đồ phản ứng sau: . Mỗi mũi tên là một phản ứng hóa học. Số phản ứng mà nitơ đóng vai trò chất khử là A. 4B. 5C. 2D. 3 4 Biên soạn: Nguyễn Thuận Phát
  5. Câu 11. Cho các phát biểu sau : (1) Khi có sấm chớp khí quyển sinh ra chất NO. (2) Ở nhiệt độ thường, nitơ khá trơ về mặt hoạt động hóa học do phân tử nitơ có liên kết 3 khá bền. (3) Trong công nghiệp, người ta thường điều chế NH3 từ N2 và H2 (4) HNO3 có tính bazơ mạnh và tính oxi hóa mạnh (5) Để tạo độ xốp cho một số loại bánh, có thể dùng muối NH4HCO3 làm bột nở (6) Có thể dùng P2O5 để làm khô khí amoniac. (7) Muối nitrat, muối amoni và muối hidrocacbonat kém bền với nhiệt Số phát biểu đúng là : A. 2. B. 6. C. 4 D. 5. Câu 12. Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp: AgNO3, KNO3, Mg(NO3)2 thu được hỗn hợp chất rắn gồm: A. Ag; KNO2; MgO B. Ag2O; KNO2; Mg B. Ag, K; MgO C. Ag2O; K2O; MgO Câu 13. Cho phản ứng: KHCO3 + X → Y + Z↓ + H2O. Vậy X có thể là: A. KOH B. NaOH C. Ca(OH)2 D. HCl Câu 14. Cho các chất: CH4, C2H4O; C2H2; C6H6; C2H4O2. Các công thức đơn giản nhất của các chất trên lần lượt là: A. CH4; C2H4O; CH; CH; CH2O B. CH2; C2H4O; CH; CH; CH2O C. CH4; CH2O; CH; CH; CH2O D. CH2; CH2O; CH; C3H3; CH2O Câu 15. Hòa tan hoàn toàn 7,15g Zn trong dung dịch HNO3 loãng thu được 0,616 lít khí Y (duy nhất, đktc). Khí Y là: A. NO2 B. NO C. N2 D. N2O Câu 16. Cho 40ml dung dịch HCl 0,75M vào 160ml dung dịch chứa đồng thời Ba(OH)2 0,08M và KOH 0,04M. pH của dung dịch thu được bằng: A. 11 B. 12 C. 5 D. 6 Câu 17. Cho hình vẽ mô tả qua trình xác định C và H trong hợp chất hữu cơ. Hãy cho biết sự vai trò của dung dịch Ca(OH)2 và biến đổi của nó trong thí nghiệm. A. Xác định C và xuất hiện kết tủa màu trắng B. Xác định H và xuất hiện kết tủa đen C. Xác định C và xuất hiện kết tủa xanh lam D. Xác định H và xuất hiện kết tủa vàng Câu 18. Hấp thụ hoàn toàn 9,408 lít khí CO2 vào bình chứa 300ml dung dịch NaOH 1,75M. Khối lượng muối thu được là: A. 80,01g B. 40,005g C. 40,2g D. 26,8g 5 Biên soạn: Nguyễn Thuận Phát
  6. Câu 19. Cho các phát biểu sau: (1) Photpho có 2 dạng thù hình là photpho trắng và photpho đỏ (2) Photpho trắng rất độc, hoạt động hóa học mạnh hơn photpho đỏ và được bảo quản bằng cách ngâm trong nước (3) Trong H3PO4, photpho có số oxi hóa cao nhất là +5 nên H3PO4 có tính oxi hóa mạnh (4) Trong dung dịch H3PO4 có 4 loại ion (5) Đốt P trong O2 dư thu được P2O3 Số phát biểu đúng là: A. 3 B. 4 C. 2 D. 5 Câu 20. Khí CO khử được chất nào sau đây: A. MgO B. Fe2O3 C. Al2O3 D. Na2O II. TỰ LUẬN Câu 21. Hoàn thành các phản ứng theo sơ đồ sau: CO2 → C → CO → CO2 → CaCO3 → Ca(HCO3)2 Câu 22. Hòa tan hoàn toàn m gam Al trong dung dịch HNO3 loãng chỉ thu được 0,56 lít hỗn hợp hai khí N2 và NO với tỉ lệ mol 3 : 2. Tính m và số mol HNO3 đã phản ứng? Câu 21. Đốt cháy hoàn toàn 0,44g hợp chất hữu cơ A thu được CO2 và H2O. Cho toàn bộ sản phẩm cháy qua bình (1) đựng H2SO4 đặc và bình (2) đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thì thấy khối lượng bình (1) tăng 0,36g, bình (2) xuất hiện 2g kết tủa. Biết hóa hơi 0,44g A, thu được một thể tích đúng bằng thể tích của 0,16g O2 đo ở cùng điều kiện. Xác định công thức phân tử của A. (C4H8O2) 6 Biên soạn: Nguyễn Thuận Phát
  7. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BẾN TRE ĐỀ KIỂM TRA THAM KHẢO CUỐI KÌ I  Môn: HÓA HỌC 11 TRƯỜNG THPT NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU Năm học: 2022-2023 Mã đề: 469 I. TRẮC NGHIỆM (0,5 x 20 = 8 điểm) Câu 1. Các chất trong nhóm chất nào dưới đây đều là dẫn xuất của hiđrocacbon? A. CH2Cl2, CH2Br-CH2Br, Na2CO3, CH3Br, CH3CH2Br. B. CH2Cl2, CH2Br-CH2Br, CH3Br, CH2=CHCOOH, CH3CH2OH. C. CH2Br-CH2Br, CH2=CHBr, CH3Br, CH3CH3. D. CH4, CH2Br-CH2Br, CH2=CHBr, CH3CH2OH. Câu 2. Có bao nhiêu chất trong dãy sau đây có đồng phân cis-trans: CHCl=CHCl; C2H5CH=C(CH3)2; CH3CH=CHCH3; C2H5CH=CHCH3; CH3-CH=C(CH3)2; CH3CH=CH2? A. 3 B. 5 C. 4 D. 6 Câu 3. Để trung hòa 150ml hỗn hợp gồm NaOH 0,5 M và Ba(OH)2 0,25M cần vừa đủ V (ml) dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là: A. 200 B. 100 C. 150 D. 250 Câu 4 Cho luồng khí CO (dư) đi qua 9,1 gam hỗn hợp gồm CuO và Al2O3 nung nóng đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 8,3 gam chất rắn. Khối lượng Al2O3 có trong hỗn hợp ban đầu là A. 8 gamB. 4,0 gam C. 6,2 gamD. 5,1 gam Câu 5. Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Đốt cháy NH3 trong không khí; (b) Cho NO tác dụng với O2 ở nhiệt độ thường; (c) Đốt cháy P trong O2 dư; (d) Cho kim loại Al tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng. (e) Cho Ca(OH)2 vào dung dịch HNO3 đặc, nóng Số thí nghiệm xảy ra phản ứng oxi hóa – khử là: A. 5 B. 3 C. 2 D. 4 Câu 6. Các chất có cấu tạo và tính chất hoá học tương tự nhau, chúng chỉ hơn kém nhau một hay nhiều nhóm metylen (-CH2-) được gọi là: A. đồng phân. B. đồng vị. C. đồng đẳng. D. đồng khối. Câu 7. Mục đích của phép phân tích định lượng là: A. Xác định công thức phân tử. B. Xác định công thức cấu tạo. C. Xác định số lượng các nguyên tố. D. Xác định thành phần % khối lượng các nguyên tố trong phân tử hợp chất hữu cơ. Câu 8. Chất nào sau đây là đồng phân của nhau? A. C2H5OH; CH3OCH3 B. CH3OCH3; CH3CHO 7 Biên soạn: Nguyễn Thuận Phát
  8. C. CH3OH; C2H5OH D. CH3CH2Cl; CH3Cl Câu 9. Cho các phát biểu sau: (a) Độ dinh dưỡng của phân lân được đánh giá theo phần trăm khối lượng K2O (b) Thành phần chính của supephotphat kép gồm Ca(H2PO4)2 và CaSO4. (c) Thành phần chính của supephotphat đơn gồm Ca(H2PO4)2 (d) Tro thực vật chứa K2CO3 + - (e) Phân đạm cung cấp nitơ cho cây dưới dạng NH4 và NO3 (f) Nên bón loại phân chứa NH4NO3 và (NH4)2SO4 cho đất chua Các ý đúng là: A. (a), (b), (c) B. (d), (e ) C. (b), (c), (f) D. (d), (f) Câu 10. Hiện tượng quan sát được khi cho Cu vào dung dịch HNO3 đặc là A. dung dịch không đổi màu và có khí màu nâu đỏ thoát ra. B. dung dịch chuyển sang màu nâu đỏ, có khí màu xanh thoát ra. C. dung dịch chuyển sang màu xanh lam và có khí không màu thoát ra. D. dung dịch chuyển sang màu xanh lam và có khí màu nâu đỏ thoát ra. Câu 11. Cho các phát biểu sau (1) H3PO4 là axit 3 nấc, có độ mạnh trung bình và không có tính oxi hóa (2) Trong công nghiệp, để điều chế H3PO4 có độ tinh khiết và nồng độ cao hơn, người ta đốt cháy photpho để thu được P2O5 rồi cho P2O5 tác dụng với nước. (3) Dung dịch muối của Na3PO4 làm quỳ tím hóa đỏ 3- (4) Có thể nhận biết ion PO4 bằng dung dịch AgNO3 nhờ tạo kết tủa màu vàng Ag3PO4 Số phát biểu đúng là: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 12. Hợp chất X có %C = 54,54% ; %H = 9,1%, còn lại là oxi. Khối lượng phân tử của X bằng 88. Công thức phân tử của X là: A. C4H10O. B. C5H12O. C. C4H10O2. D. C4H8O2. 0 Câu 13. Biện pháp nào dưới đây làm tăng hiệu suất quá trình tổng hợp NH3(k) (duy trì nhiệt độ 450 C, có xúc tác). N2 (k) + 3H2 (k) 2NH3 (k) ∆H= -92kJ A. Tăng áp suất và giảm nhiệt độ B. Tăng áp suất và tăng nhiệt độ. C. Tăng nhiệt độ và giảm áp suất. D. Dùng nhiệt độ thấp (có xúc tác) và áp suất thấp. Câu 14. Nung 63,9g Al(NO3)3 một thời gian rồi dừng lại, để nguội, cân lại được 31,5g chất rắn. Hiệu suất của phản ứng nhiệt phân là: 8 Biên soạn: Nguyễn Thuận Phát
  9. A. 33,33% B. 45% C. 55% D. 66,67% Câu 15. Cho 11g hỗn hợp Al và Fe vào dd HNO3 loãng dư, thì có 6,72 lít (đktc) khí NO bay ra. Khối lượng các kim loại Al và Fe trong hỗn hợp đầu lần lượt là: A. 2,7g; 11,2g. B. 5,4g; 5,6g.C. 0,54g; 0,56g.D. 2,7g; 5,6g. Câu 16. Muối nào sau đây bền với nhiệt ? A. CaCO3 B. NH4HCO3 C. NaNO3 D. K2CO3 Câu 17. Dãy chất nào sau đây trong đó nitơ có số oxi hóa tăng dần A. NH3, N2, NO, N2O, AlN B. NH4Cl, N2O5, HNO3, Ca3N2, NO C. NH4Cl, NO, NO2, N2O3, HNO3 D. NH4Cl, N2O, NO, NO2, HNO3 Câu 18. Cho 150 dung dịch KOH 1M vào 150ml dung dịch H3PO4 2M. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch T. Chất tan có trong dung dịch T là A. KH2PO4 và K3PO4. B. KH2PO4. C. H3PO4, KH2PO4 D. KH2PO4 và K2HPO4. Câu 19. Phương trình ion: là của phản ứng xảy ra nào sau đây? (1) CaCl2 + Na2CO3; (2) Ca(OH)2 + CO2; (3) Ca(HCO3)2 + NaOH; (4) Ca(NO3)2 + (NH4)2CO3. A. (1) và (2). B. (2) và (3).C. (1) và (4). D. (2) và (4). Câu 20. Hấp thụ hoàn toàn 6,72 lít khí CO2 vào bình chứa 300ml dung dịch NaOH 1,75M. Khối lượng muối thu được là: A. 60,3g B. 40,2g C. 30,15g D. 26,8g II. TỰ LUẬN Câu 1. Hoà tan 2,64 gam hỗn hợp Fe và Mg bằng dung dịch HNO3 loãng, dư, chỉ thu được sản phẩm khử là 0,896 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm NO và N2, có tỉ khối so với H2 bằng 14,75. Tính phần trăm theo khối lượng của sắt trong hỗn hợp ban đầu. (38,18%) Câu 2. Đốt cháy hoàn toàn một hợp chất hữu cơ X (C, H, O) cần 6,72 lít O2 (đktc). Sản phẩm cháy hấp thụ hết vào bình đựng dung dịch Ba(OH)2 dư thấy xuất hiện 19,7g kết tủa và khối lượng dung dịch giảm bằng 5,5g. Lọc bỏ kết tủa, đun nóng nước lọc lại thu được 9,85g kết tủa nữa, biết trong X chỉ có một nguyên tử O. Xác định công thức phân tử của X. (C2H6O) 9 Biên soạn: Nguyễn Thuận Phát
  10. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BẾN TRE ĐỀ KIỂM TRA THAM KHẢO CUỐI KÌ I  Môn: HÓA HỌC 11 TRƯỜNG THPT NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU Năm học: 2022-2023 Mã đề: 413 I. TRẮC NGHIỆM (0,5 x 20 = 8 điểm) Câu 1. Hợp chất hữu cơ được phân loại như sau: A. Hiđrocacbon và hợp chất hữu cơ có nhóm chức. B. Hiđrocacbon và dẫn xuất của hiđrocacbon. C. Hiđrocacbon no, không no, thơm và dẫn xuất của hiđrocacbon. D. Tất cả đều đúng. Câu 2. Cho các phản ứng sau: Trong hai phản ứng trên thì nitơ A. chỉ thể hiện tính oxi hóa. B. chỉ thể hiện tính khử. C. thể hiện tính khử và tính oxi hóa. D. không thể hiện tính khử và tính oxi hóa. Câu 3. Cho hai chất: C6H12O6, C2H4O2. Nhận định nào sau đây là đúng? A. Hai chất có cùng công thức phân tử, khác nhau về công thức đơn giản nhất B. Hai chất khác nhau về công thức phân tử, nhưng giống nhau về công thức đơn giản nhất C. Hai chất là đồng phân của nhau và có cùng công thức phân tử D. Hai chất nằm cùng trong một dãy đồng đẳng và có cùng công thức phân tử. Câu 4. Phải dùng bao nhiêu lít khí nitơ và bao nhiêu lít khí hidro để điều chế 34 gam NH3? (biết hiệu suất phản ứng là 25%, thể tích các khí đo ở đktc: (cho H=1, N=14) A. 22,4 lít N2 và 268,8 lít H2.B. 22,4 lít N 2 và 67,2 lít H2. C. 89,6 lít N2 và 67,2 lít H2.D. 89,6 lít N 2 và 268,8 lít H2. Câu 5. Để xác định sự có mặt của cacbon và hidro trong hợp chất hữu cơ, người ta chuyển hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, rồi dùng các chất nào sau đây để nhận biết lần lượt CO2 và H2O? A. Ca(OH)2 khan, dung dịch CuSO4. B. CuSO4 khan, dung dịch Ca(OH)2 C. Dung dịch Ca(OH)2, dung dịch CuSO4. D. Ca(OH)2 khan, CuCl2 khan. Câu 6. Nitơ thể hiện tính oxi hoá khi phản ứng với nhóm nào sau đây: A. Li, Mg, Al B. H 2, O2 C. Li, O2, Al D. O 2, Ca, Mg Câu 7. Cho sơ đồ phản ứng: Mg + HNO3 (rất loãng) → X + Y + Z ; Y + NaOH → Khí mùi khai. Vậy X, Y, Z lần lượt là A. Mg(NO3)2; NO; H2O.B. Mg(NO 3)2; NO2; H2O. C. Mg(NO3)2; N2; H2O. D. Mg(NO3)2; NH4NO3; H2O. 10 Biên soạn: Nguyễn Thuận Phát
  11. Câu 8. Một học sinh đã điều chế và thu khí NH3 theo sơ đồ sau đây, nhưng kết quả thí nghiệm không thành công. Lí do chính là: A. NH3 không được điều chế từ NH4Cl và Ca(OH)2. B. NH3 không được thu bằng phương pháp đẩy nước mà là đẩy không khí. C. Thí nghiệm trên xảy ra ở điều kiện thường nên không cần nhiệt độ. D. Ống nghiệm phải để hướng xuống chứ không phải hướng lên. Câu 9. Hỗn hợp G có khối lượng m gam gồm Fe2O3, Fe3O4 và ZnO tác dụng với khí CO dư ở nhiệt độ cao thu được 19,36g chất rắn Y và hỗn hợp khí Z. Cho toàn bộ khí Z tác dụng với nước vôi trong dư thì được 14g kết tủa. Giá trị của m bằng: A. 26,1 B. 21,6 C. 23,6 D. 26,3 Câu 10. Bằng phương pháp nào sau đây có thể nhận biết được các lọ hoá chất không nhãn, mỗi lọ chứa một trong các chất rắn Na2CO3, MgCO3,BaCO3? A. Cho từng chất vào nước rồi thêm dung dịch HCl. B. Cho từng chất vào dung dịch HCl, rồi tiếp tục dùng dung dịch NaOH. C. Cho từng chất vào nước rồi thêm dung dịch HNO3. D. Cho từng chất vào nước rồi thêm dung dịch H2SO4. Câu 11. Silic tác dụng được với chất nào sau đây ở điều kiện thường? A. F2 B. Cl2 C. O2 D. S + 2- Câu 12. Phương trình 2H + S H2S là phương trình ion rút gọn của phản ứng A. FeS + HCl FeCl2 + H2S.B. H 2SO4 đặc + Mg MgSO4 + H2S + H2O. C. K2S + HCl H2S + KCl.D. BaS + H 2SO4 BaSO4 + H2S. Câu 13. Dãy các ion nào sau đây cùng tồn tại trong một dung dịch? 3+ + - - 2- 2+ - 2- + A. Al , K , Br , NO3 , CO3 . B. Mg , HCO3 , SO4 , NH4 . 2+ + + - - 2+ - + 2- 2- C. Fe , H , Na , Cl , NO3 .D. Fe , Cl , NH4 , SO4 , S . Câu 14. “Nước đá khô” không nóng chảy mà thănh hoa nên được dùng tạo môi trường lạnh và khô rất tiện cho việc bảo quản thực phẩm. Nước đá khô là: A. CO rắn B. SO2 rắn C. H2O rắn D. CO2 rắn 11 Biên soạn: Nguyễn Thuận Phát
  12. Câu 15. Tiến hành các thí nghiệm sau: (1) Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch Ca(OH)2 (2) Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch Na2SiO3 (3) Sục khí CO2 vào dung dịch Ba(OH)2 dư (4) Cho dung dịch KOH dư vào dung dịch NaHCO3 (5) Cho một viên Na dư vào dung dịch chứa Ca(HCO3)2 Số thí nghiệm thu được kết tủa là: A. 4 B. 3 C. 2 D. 1 Câu 16. Khi phân tích một hợp chất hữu cơ X (C, H, O) có thành phần như sau: %C = 52,17%; %H = 13,04%, còn lại là Oxi. Biết CTĐGN trùng với CTPT. Công thức phân tử của (X) là A. CH4O. B. C3H8O. C. C4H10O. D. C2H6O. Câu 17. Cho 1,42g P2O5 vào 200ml dung dịch NaOH 0,17M thu được dung dịch X. Nồng độ mol các chất trong dung dịch X (xem như thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể) là: A. [NaH2PO4]=0,03M; [Na2HPO4]=0,07M B. [NaH2PO4]=0,03M; [Na2HPO4]=0,03M C. [NaH2PO4]=0,07M; [Na2HPO4]=0,07M D. [NaH2PO4]=0,07M; [Na2HPO4]=0,03M Câu 18. Đốt cháy hoàn toàn 1,68 g một hiđrocacbon có M = 84 cho ta 5,28 g CO2. Vậy công thức hiđrocacbon là : A. C6H14 B. C 5H12 C. C 6H12 D. C 6H10 Câu 19. Cho phương trình hóa học: Zn + HNO3 → X + Y + H2O; Y + O2 → khí nâu đỏ. Tổng hệ số cân bằng của phản ứng là: A. 8 B. 20 C. 9 D. 10 Câu 20. Cho các phát biểu (1) Amoniac lỏng được dùng làm chất làm lạnh trong thiết bị lạnh. (2) Để làm khô khí NH3 có lẫn hơi nước, cho khí NH3 đi qua bình đựng dung dịch H2SO4 đậm đặc. (3) Khi cho quỳ tím ẩm vào lọ đựng khí NH3, quỳ tím chuyển thành màu đỏ. (4) NH3 tan nhiều trong nước (5) NH3 thể hiện tính khử khi tác dụng với CuO (6) Nhúng lần lượt 2 đũa thuỷ tinh vào 2 bình đựng dung dịch HCl đặc và NH3 đặc. Sau đó đưa 2 đũa lại gần nhau thì thấy xuất hiện khói màu vàng. Số phát biểu đúng? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 II. TỰ LUẬN Câu 1. Khi hòa tan 30,0 g hỗn hợp đồng và đồng (II) oxit trong dung dịch HNO3 1,00M lấy dư, thấy thoát ra 6,72 lít khí NO (ở đktc). Tính lượng của đồng (II) oxit trong hỗn hợp ban đầu Câu 2. Đốt cháy hoàn toàn 0,6 gam hợp chất hữu cơ X rồi cho sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy có 2 gam kết tủa và khối lượng bình tăng thêm 1,24 gam. Tỉ khối của X so với H2 bằng 30. Tìm CTPT của X (C2H4O2). 12 Biên soạn: Nguyễn Thuận Phát
  13. 13 Biên soạn: Nguyễn Thuận Phát