Ôn tập môn Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Chủ đề 6 (Có đáp án)

docx 3 trang hatrang 11322
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập môn Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Chủ đề 6 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxon_tap_mon_khoa_hoc_tu_nhien_lop_7_chu_de_6_co_dap_an.docx

Nội dung text: Ôn tập môn Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Chủ đề 6 (Có đáp án)

  1. CĐ 6: TỪ 1. (TH) Có một số bi sắt mạ đồng và bi đồng bị lẫn vào nhau, làm cách nào để tách các loại bi này ra. A. Thả các bi vào trong thùng nước B. Thả các bi vào trong thùng dầu C. Thả các bi xung quanh nam châm vĩnh cửu D. Thả các bi bon trên một mặt phẳng 2. (VD) Khi đặt một thanh nam châm cạnh một thanh kim loại khác thì nó bị đẩy ra, vậy thanh kim loại đó là: A. Một thanh sắt B. Một thanh đồng C. Một thanh nhôm D. Một thanh nam châm 3. (NB) Ở trạng thái bình thường, trên la bàn kim nam châm sẽ chỉ hướng: A. Đông – Tây B. Nam – Bắc C. Đông – Bắc D. Tây – Nam 4. (NB) Kết luận nào sau đây là đúng nhận xét về nam châm? A. Nam châm chỉ có dạng thanh thẳng B. Nam châm chỉ có dạng hình móng ngựa – chữ U C. Nam châm chỉ có dạng hình tròn D. Nam châm có nhiều hình dạng khác nhau 5. (TH) Khi một cái kim khâu bị rơi xuống có thể tìm nhanh chóng bằng cách nào? A. Dùng nam châm để tìm (sẽ hút cái kim) B. Dùng nước đổ vào cho nổi lên C. Dùng keo dính để dính lên xung quanh D. Dùng vải để kim đâm vào 6. (TH) Dùng hai nam châm đặt cạnh nhau nếu để các đầu cùng tên sẽ có tác dụng: A. Đẩy nhau B. Hút nhau C. Không tương tác D. Tương tác phụ thuộc môi trường 7. (TH) Dây dẫn điện chạy qua nhà, không được phép tiếp xúc với dây dẫn, cần xác định dây dẫn có dòng điện hay không bằng cách nào? A. Dùng ampe kế để đo cường độ dòng điện B. Dùng vôn kế để đo hiệu điện thế hai đầu của dây dẫn C. Dùng kim nam châm để kiểm tra có từ trường quanh dây dẫn không D. Dùng nhiệt kế để đo xem dây dẫn có toả nhiệt không 8. (NB) Khi dùng kim nam châm để kiểm tra từ tường của dòng điện khi đổi chiều dòng điện thì thấy kim nam châm thay đổi gì? A. Kim nam châm vẫn chỉ hướng như cũ B. Kim nam châm chỉ hướng bắc nam C. Kim nam châm đổi sang hướng ngược lại D. Kim nam châm quay một góc bất kỳ 9. (TH) Khi đổi chiều dòng điện thì từ trường của dây dẫn điện đó sẽ có chiều như thế nào so với trước đó? A. Ngược lại C. Phụ thuộc vào độ lớn của hiệu điện thế hai đầu dây dẫn B. Cùng chiều D. Phụ thuộc vào độ lớn của cường độ dòng điện 10. Khi đặt một kim nam châm lại gần một dây dẫn có dòng điện chạy qua, kim nam châm bị lệch khỏi hướng Bắc – Nam trước đó, chứng tỏ kết luận nào sau đây là đúng? A. Nam châm bị nhiễm điện trái dấu so với dây dẫn B. Nam châm bị nhiễm điện cùng dấu so với dây dẫn
  2. C. Dây dẫn điện có tác dụng thay đổi trọng lực lên kim nam châm. D. Dây dẫn điện có tác dụng lực không tiếp xúc lên kim nam châm 11. (TH) Đặt một la bàn (thiết bị định phương hướng Bắc – Nam bằng một kim nam châm) gần một dây dẫn có dòng điện một chiều đi qua, khi dịch chuyển la bàn thì: A. Chiều của kim vẫn không thay đổi B. Chiều của kim bị thay đổi C. Chiều của kim chỉ sang hướng Đông – Tây D. Kim bị quay liên tục vòng tròn như đồng hồ 12. (TH) Hãy cho biết yếu tố nào không làm ảnh hưởng đến độ lớn từ trường của nam châm điện. A. Cường độ dòng điện chạy qua ống dây B. Độ lớn hiệu điện thế của hai đầu ống dây C. Vỏ cách điện của dây dẫn làm nam châm điện D. Vật liệu làm lõi của ống dây 13. (NB) Đặc điểm của từ phổ của nam châm là: A. Mật độ đường sức từ liên tục thay đổi B. Càng gần nam châm thì mật độ đường sức từ càng thưa hơn C. Mật độ đường sức từ không đổi D. Càng gần nam châm thì mật độ đường sức từ càng nhiều (gần nhau hơn). 14. (TH) Khi quan sát từ phổ bằng các mạt sắt trên tấm kính thì ta có thể kết luận được tính chất nào? A. Vị trí của các cực trên nam châm B. Tên của các cực trên nam châm C. Vật liệu để chế tạo ra nam châm D. Hướng của các đường sức từ của nam châm 15. (VD) Đặc điểm của từ phổ với nam châm hình chữ U là: A. Là những đường thằng nối giữa hai cực từ B. Là những đường cong nối giữa hai cực từ C. Là những đường tròn bao quanh hai cực từ D. Là những đường cong đi qua nam châm. 16. (VD) Vật liệu dẫn từ tốt thường dùng trong các thiết bị điện là: A. Các lá hoặc thanh thép được mạ nhôm B. Các lá hoặc thanh nhôm dày C. Các lá thép và các thanh thép D. Các lá hoặc thanh kim loại bất kỳ 17. (TH) Đường sức từ của các thanh nam châm thẳng là: A. Các đường cong khép kín giữa hai đầu của cực từ. B. Các đường thẳng nối giữa các cực từ của các nam châm khác nhau C. Các đường tròn bao quanh qua hai đầu của cực từ D. Các đường tròn bao quanh các cực từ của nam châm 18. (TH) Khi đặt hai cực từ cùng tên của hai nam châm lại gần nhau thì các đường sức từ sẽ có thay đổi gì? A. Các đường sức từ của cả hai nam châm ở đầu cực này bị biến dạng B. Các đường sức từ của cả hai cực này vẫn bình thường C. Các đường sức từ của hai cực này đi vào nhau D. Các đường sức từ của hai cực này bị biến dạng hay không phụ thuộc vào từng loại nam châm 19. (TH) Khi để hai cực từ khác tên của hai nam châm lại gần nhau thì đường sức từ của chúng sẽ có thay đổi gì?
  3. A. Không có thay đổi gì so với bình thường B. Các đường sức từ tuân theo vào nam – ra bắc, tạo thành một cặp cực từ mới. C. Các đường sức từ tác dụng lên nhau làm chúng rẽ ra các hướng D. Các đường sức từ có thay đổi hình dạng hay không phụ thuộc vào các loại nam châm khác nhau. 20. (TH)Phát biểu nào sau đây là đúng đối với từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua. A. Đường sức từ của ống dây có hình dạng như đường sức từ của nam châm hình chữ U B. Từ trường của ống dây có các cực tương đương với một nam châm thẳng C. Đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua giống với nam châm tròn D. Đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua có hình dạng luôn thay đổi theo cường độ dòng điện