Ôn tập môn Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Chủ đề 2 (Có đáp án)

docx 5 trang hatrang 13064
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập môn Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Chủ đề 2 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxon_tap_mon_khoa_hoc_tu_nhien_lop_7_chu_de_2_co_dap_an.docx

Nội dung text: Ôn tập môn Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Chủ đề 2 (Có đáp án)

  1. ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 2 Câu 1. Phân tử là A. hạt đại diện cho chất, được tạo bởi một nguyên tố hoá học. B. hạt đại diện cho hợp chất, được tạo bởi nhiều nguyên tố hoá học. C. phần tử do một hoặc nhiều nguyên tử kết hợp với nhau và mang đầy đủ tính chất của chất. D. hạt nhỏ nhất do các nguyên tố hoá học kết hợp với nhau tạo thành chất. Câu 2. Đơn chất là A. kim loại có trong tự nhiên. B. phi kim do con người tạo ra. C. những chất luôn có tên gọi trùng với tên nguyên tố hoá học. D. chất tạo ra từ một nguyên tố hoá học. Câu 3. Hãy chọn phát biểu đúng để hoàn thành câu sau: Để có số electron ở lớp ngoài cùng giống nguyên tử của nguyên tố khí hiếm, các nguyên tử của các nguyên tố có khuynh hướng A. nhường các electron ở lớp ngoài cùng. B. nhận thêm electron vào lớp electron ngoài cùng. C. nhường electron hoặc nhận electron để lớp electron ngoài cùng đạt trạng thái bền (có 8 electron). D. nhường electron hoặc nhận electron hoặc góp chung electron. Câu 4. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Để tạo ion dương thì nguyên tử của nguyên tố phi kim sẽ nhường các electron ở lớp ngoài cùng. B. Để tạo ion dương thì nguyên tử của nguyên tố phi kim sẽ nhận thêm electron để có đủ 8 electron ở lớp electron ngoài cùng. C. Để tạo ion dương thì nguyên tử của nguyên tố kim loại sẽ nhận thêm electron để có đủ 8 electron ở lớp electron ngoài cùng. D. Để tạo ion dương thì nguyên tử của nguyên tố hóa học sẽ nhường các electron ở lớp ngoài cùng. Câu 5. Trong chất cộng hoá trị, phát biểu nào sau đây đúng? A. Hoá trị của nguyên tố là đại lượng biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố đó với nguyên tố khác có trong phân tử. B. Hoá trị của nguyên tố bằng số nguyên tử H liên kết với nguyên tố đó. C. Hoá trị của nguyên tố bằng số nguyên tử H và nguyên tử O liên kết với nguyên tố đó. D. Hoá trị của nguyên tố bằng số nguyên tử O liên kết với nguyên tố đó nhân với 2.
  2. Câu 6. Liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử nước là liên kết A. cộng hoá trị. B. ion. C. kim loại. D. phi kim. Câu 7. Cặp chất nào sau đây có cùng khối lượng phân tử? A. CO và CH4. B. C2H4 và CO. C. SO2 và N2O. D. NO và C2H4. Câu 8. Hợp chất N2Ox có phân tử khối là 108 amu. Giá trị của x là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 9. Nếu công thức hóa học của hợp chất tạo thành từ nguyên tố X (có giá trị duy nhất) với nhóm (SO4) là X2(SO4)3 thì công thức hóa học của hợp chất tạo thành từ X với nhóm (NO3) là A. XNO3. B. X(NO3)2. C. X(NO3)3. D. X(NO3)5. Câu 10. Trong phân tử oxygen (O2), khi hai nguyên tử oxygen liên kết với nhau, chúng A. góp chung proton. B. chuyển electron từ nguyên tử này sang nguyên tử kia. C. chuyển proton từ nguyên tử này sang nguyên tử kia. D. góp chung electron. Câu 11. Một trong những khí chính gây ra hiệu ứng nhà kính là carbon dioxide. Biết một phân tử của hợp chất carbon dioxide chứa một nguyên tử carbon và hai nguyên tử oxygen. Công thức hoá học và khối lượng phân tử của hợp chất carbon dioxide là A.Co2, 28 amu. B.CO2, 44 amu. C.CO2, 28 amu. D. CO2, 44 amu.
  3. Câu 12. Urê CO(NH2) là một trong những loại phân đạm được sủ dụng phổ biến nhất do có nhiều ưu đểm như hàm lượng nitrogen cao, giá thành rẻ, Thành phần phần trăm của nguyên tố dinh dưỡng (nguyên tố N) trong phân urê là A. 23,33%. B. 25,54%. C. 46,67%. D. 66,67%. Câu 13. Đèn neon chứa A. các phân tử khí neon Ne2. B. các nguyên tử neon (Ne) riêng rẽ không liên kết với nhau. C. một đại phân tử khổng lồ chứa rất nhiều nguyên tử neon. D. một nguyên tử neon. Câu 14. Để pháo hoa có nhiều màu sắc khác nhau, người ta sẽ cho vào thuốc pháo các chất phụ gia tạo màu. Các chất phụ gia này thường là các muối của một số kim loại, trong đó có muối (Y) gồm kim loại M và nguyên tố chlorine. Biết (Y) có khối lượng phân tử là 135 amu và M chiếm 47,41% theo khối lượng. Công thức hoá học của Y là A. ZnCl2. B. FeCl2. C. CuCl2. D. FeCl3. Câu 15. Trong quả nho chín có chứa nhiều glucose. Phân tử glucose gồm có 6 nguyên tử carbon, 12 nguyên tử hydrogen và 6 nguyên tử oxygen. Theo em, trong phân tử glucose có liên kết ion hay liên kết cộng hoá trị? Vì sao? A. Liên kết ion vì các nguyên tố trong phân tử glucose chỉ gồm các nguyên tố phi kim. B. Liên kết cộng hóa trị vì các nguyên tố trong phân tử glucose chỉ gồm các nguyên tố phi kim. C. Liên kết ion và liên kết cộng hóa trị vì các nguyên tố trong phân tử glucose các nguyên tố phi kim và kim loại. D. Liên kết cộng hóa trị vì các nguyên tố trong phân tử glucose chỉ gồm các nguyên tố kim loại. Câu 16. Hãy vẽ sơ đố biểu diễn sự hình thành liên kết cộng hoá trị trong các phân tử sau, sử dụng các dấu châm để biểu diễn các electron :
  4. a) Chlorine Cl2. b) Hydrogen sulphide, H2S. c) Carbon dioxide, CO2. Đáp án: sơ đố biểu diễn sự hình thành liên kết cộng hoá trị của: a) Chlorine Cl2 b) Hydrogen sulphide, H2S c) Carbon dioxide, CO2
  5. Câu 17. Vitamin c là một trong những vitamin cẩn thiết với cơ thể con người. Vitamin C có công thức hoá học tổng quát là CxHyOz. Biết trong vitamin C có 40,91% carbon, 4,55% hydrogen và có khối lượng phân tử bằng 176 amu, hãy xác định công thức hoá học của vitamin C. Đáp án: - Đặt công thức của vitamin C là CxHyOz. - Trong CxHyOz có: 퐾퐿 ( ) × 12 × 40,91 × 176 %C = = = 40,91% = ≈ 6 퐾퐿푃 ( ) 176 12 × 100 퐾퐿 ( ) × 1 × 4,55 × 176 %H = = = 4,55% = ≈ 8 퐾퐿푃 ( ) 176 1 × 100 퐾퐿 ( ) × 16 × %O = = = % ― 40,91% ― 4,55% = 54,54% 퐾퐿푃 ( ) 176 54,54 × 176 = ≈ 6 16 × 100 Vậy công thức hóa học của vitamin C là C6H8O6. Câu 18. Trên bao bì một loại phân bón lót NPK của công ty cổ phần Supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao (thị trấn Lâm Thao – tỉnh Phú Thọ) có kí hiệu 5.10.3. Kí hiệu này cho biết tỉ lệ khối lượng các thành phần của N, P2O5, K2O trong mẫu phân được đóng gói lần lượt là 5%, 10% và 3%. Từ kí hiệu này, hãy tính tỉ lệ phần trăm về khối lượng các nguyên tố N, P, K trong loại phân bón trên. Đáp án: - Hàm lượng nguyên tố N là %mN = 5%. 31 × 2 - Tỉ lệ nguyên tố P trong P O là = 0,44 2 5 142 Hàm lượng nguyên tố P là %mP = 0,44 x 10% = 4,4% 39 × 2 - Tỉ lệ nguyên tố K trong K O là = 0,83 2 94 Hàm lượng nguyên tố K là %mK = 0,83 x 3% = 2,49%.