Hệ thống câu hỏi ôn tập môn Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Chủ đề 8 (Có đáp án)

docx 5 trang hatrang 37076
Bạn đang xem tài liệu "Hệ thống câu hỏi ôn tập môn Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Chủ đề 8 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxhe_thong_cau_hoi_on_tap_mon_khoa_hoc_tu_nhien_lop_7_chu_de_8.docx

Nội dung text: Hệ thống câu hỏi ôn tập môn Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Chủ đề 8 (Có đáp án)

  1. HỆ THỐNG CÂU HỎI ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 8 (thời lượng thực hiện: 01 tiết) Câu 1. Cảm ứng ở sinh vật là khả năng tiếp nhận kích thích và phản ứng lại các kích thích từ A.môi trường bên ngoài cơ thể, đảm bảo cho sinh vật tổn tại và phát triển. B.môi trường bên trong cơ thể, đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển. C. môi trường bên trong và bên ngoài cơ thể, đảm bảo cho sinh vật tổn tại và phát triển. D. các chất kích thích ngoài môi trường, đảm bảo cho sinh vật tổn tại và phát triển. Câu 2. . Hướng tiếp xúc có ở loài cây nào dưới đây? A. Cây cam. B. Cây táo. c. Cây mít. D. Cây mướp. Câu 3. Khi đặt chậu cây gần cửa sổ, cây thường phát triển hướng ra phía ngoài cửa sổ. Hiện tượng này phản ánh hình thức hướng động nào ở thực vật? A. Hướng nước. B. Hướng tiếp xúc. C. Hướng trọng lực. D. Hướng sáng. Câu 4. Hình thức cảm ứng nào sau đây không có ở mọi loài thực vật? A. Hướng nước. B. Hướng tiếp xúc. C. Hướng trọng lực. D. Hướng sáng. Câu 5. Ví dụ nào dưới đây không phải là tập tính của động vật? A. Sếu đầu đỏ và hạc di cư theo mùa. B. Chó sói và sư tử sống theo bầy đàn. C. Tinh tinh đực đánh đuổi những con tinh tinh đực lạ khi vào vùng lãnh thổ của nó. D. Người giảm cân sau khi bị ốm. Câu 6. Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không phải là cảm ứng ở thực vật? A. Lá cây bàng rụng vào mùa hè. B. Lá cây xoan rụng khi có gió thổi mạnh. C. Hoa hướng dương hướng về phía Mặt Trời. D. Cây nắp ấm bắt mồi. Câu 7. Hình bên chứng minh cho hiện tượng cảm ứng nào ở thực vật? A. Tính hướng đất âm của rễ, hướng sáng dương của thân. B. Tính hướng tiếp xúc. C. Tính hướng hoá. D. Tính hướng nước. Câu 8. Mẫu vật trong thí nghiệm chứng minh tính hướng tiếp xúc của thực vật thường là loại cây nào? A. Cây ngô. B. Cây lúa. C. Cây mướp. D. Cây lạc. Câu 9. Hiện tượng cây phát triển về phía có nguồn dinh dưỡng gọi là A. tính hướng tiếp xúc. B. tính hướng sáng. C. tính hướng hoá. D. tính hướng nước. Câu 10. Hiện tượng nào dưới đây là tập tính bẩm sinh ở động vật? A. Ve sầu kêu vào ngày hè oi ả. B. Sáo học nói tiếng người. C. Trâu bò nuôi trở về chuồng khi nghe tiếng kẻng. D. Khỉ tập đi xe đạp.
  2. Câu 11/ Đánh dấu x vào ô trống trong bảng dưới đây để xác định tập tính bẩm sinh và tập tính học được của động vật. Tập tính ở động vật Tập tính bẩm sinh Tập tính học được Di cư của cá hồi. x Săn mói của báo. x Giăng tơ của nhện. x Vẹt nói được tiếng người. x Cá nổi lên mặt nước tìm thức ăn khi nghe tiếng x vỗ tay. Éch đực kêu vào mùa sinh sản. x Chó làm xiếc, làm toán. x Ve kêu vào mùa hè. x Câu 12. So sánh đặc điểm của cảm ứng ở động vật và ở thực vật bằng cách ghi đúng (Đ) hoặc sai (S) vào các nhận định dưới đây. Nhận định về cảm ứng Đ) hoặc (S) Cảm úng ở thực vật xảy ra nhanh, khó nhận thấy. S Cảm úng ở động vật xảy ra nhanh, dễ nhận thấy. Đ Cảm úng ở thực vật xảy ra chậm, dễ nhận thấy. S Cảm úng ở động vật xảy ra chậm, dề nhận thấy. S Cảm úng ở thực vật xảy ra nhanh, dễ nhận thấy. S Cảm úng ở động vật xảy ra nhanh, khó nhận thấy. Đ Cảm úng ở thực vật xảy ra chậm, khó nhận thấy. S Câu 13 Cảm ứng ở sinh vật là A. khả năng tiếp nhận kích thích và phản ứng lại các kích thích từ môi trường bên trong và bên ngoài cơ thể. B. khả năng tiếp nhận kích thích từ môi trường bên trong cơ thể. C. khả năng phản ứng lại các kích thích từ môi trường bên ngoài cơ thể. D. khả năng tiếp nhận kích thích và phản ứng lại các kích thích từ môi trường bên ngoài cơ thể. Câu 14 Tập tính bẩm sinh là những tập tính A. sinh ra đã có, được thừa hưởng từ bố mẹ, chỉ có ở cá thể đó. B. sinh ra đã có, được thừa hưởng từ bố mẹ, đặc trưng cho loài. C. học được trong đời sống, không được thừa hưởng từ bố mẹ, chỉ có ở cá thể đó. D. học được trong đời sống, không được thừa hưởng từ bố mẹ, đặc trưng cho loài. Câu 15 Hoàn thành đoạn thông tin sau dựa vào các từ gợi ý: môi trường, thực vật, cơ thể, tiếp nhận, động vật, tồn tại, phản ứng, thích nghi. Cảm ứng ở sinh vật là khả năng (1) kích thích và (2) lại các kích thích từ (3) bên trong và bên ngoài (4) , đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển. Cảm ứng là một đặc trưng cơ bản của cơ thể sống, giúp sinh vật (5) với điều kiện sống. Cảm ứng ở (6) thường diễn ra
  3. chậm, khó nhận thấy, hình thức phản ứng kém đa dạng; cảm ứng ở (7) thường diễn ra nhanh, dễ nhận thấy, hình thức đa dạng. (1) tiếp nhận, (2) phản ứng, (3) môi trường, (4) cơ thể, (5) thích nghi, (6) thực vật, (7) động vật. Câu 16 Hãy sắp xếp các tập tính dưới đây vào bảng để phân biệt tập tính học được và tập tính bẩm sinh. (1) Khi lỡ chạm tay vào nước nóng, con người liền rụt tay lại. (2) Khi bị ngã đau, em bé khóc. (3) Ếch sinh sản vào mùa mưa. (4) Chủ động khai báo y tế khi đi về từ vùng có dịch bệnh lây nhiễm. (5) Chim mẹ mớm mồi cho chim non. (6) Cá nổi lên mặt nước khi nghe tiếng chuông. (7) Bạn học sinh thức dậy vào 5 giờ sáng mỗi ngày. (8) Em cảm thấy buồn ngủ vào lúc 10 giờ tối. (9) Em học thuộc bài thơ bằng cách đọc lại nhiều lần. (10) Con người tiết nước bọt khi nhìn thấy quả khế chua. Tập tính học được Tập tính bẩm sinh (1), (4), (6), (7), (8), (9), (10) (2), (3), (5) Câu 17. Một bạn học sinh tiến hành thí nghiệm như sau: Bước 1: Trồng vài hạt đỗ/ lạc/ ngô đang nảy mầm vào cốc chứa đất ẩm. Bước 2: Cắt bỏ hai đầu vỏ chai nhựa (lưu ý sử dụng vỏ chai có kích thước lớn hơn cốc trồng cây). Bước 3: Cắt ba hình tròn bằng giấy bìa cứng có đường kính bằng đường kính vỏ chai, khoét trên mỗi miếng bìa một lỗ nhỏ có kích thước như nhau (lưu ý lỗ tròn đủ cho cây chui qua), sau đó đặt ba miếng bìa vào vỏ chai sao cho các lỗ nằm so le nhau. Bước 4: Dùng giấy màu tối quấn quanh phần vỏ chai để ánh sáng không lọt vào. Bước 5: Úp phần vỏ chai vào cốc trồng cây. Đặt cốc trồng cây ở nơi có ánh sáng và tưới nước thường xuyên. Bước 6: Theo dõi và ghi chép lại hiện tượng xảy ra sau 1 tuần. a) Hãy cho biết mục đích tiến hành thí nghiệm của bạn học sinh là gì. b) Tại sao phải sử dụng giấy màu tối ở bước 4 của thí nghiệm? c) Hãy dự đoán kết quả thí nghiệm và giải thích. a)Bạn học sinh tiến hành thí nghiệm để chứng minh tính hướng sáng ở thực vật. b) Phải sử dụng giấy màu tối ở bước 4 của thí nghiệm nhằm điều khiển ánh sáng theo các khe hở của miếng bìa để chứng minh cây phát triển về phía nguồn ánh sáng. c) Kết quả: Cây phát triển về phía các khe hở có ánh sáng lọt qua, vì cây có tính hướng sáng. Câu 18 Hãy phân biệt phản ứng của giun đất khi bị kích thích vào cơ thể và phản ứng của người khi bị vật nhọn bất ngờ chạm vào tay. Phản ứng của giun đất khi bị kích thích vào cơ thể: một phần cơ thể co lại, phản ứng diễn ra chậm. Phản ứng của người khi bị vật nhọn bất ngờ chạm vào tay: người lập tức rụt tay lại, phản ứng rất nhanh, kịp thời.
  4. Câu 19 Tập tính bảo vệ lãnh thổ của động vật có ý nghĩa gì đối với đời sống của chúng? Lấy ví dụ minh hoạ. Tập tính bảo vệ lãnh thổ của động vật giúp chúng bảo vệ nguồn thức ăn, nơi ở và nơi sinh sản. Ví dụ: trâu đực bảo vệ lãnh thổ; chó, mèo, hổ, báo có tập tính đánh dấu lãnh thổ; Câu 20 Hãy nêu ba ví dụ về tập tính ở động vật. Hãy cho biết những tập tính đó hình thành khi nào và nêu ý nghĩa của mỗi tập tính đó đối với động vật. Ví dụ Tập tính Ý nghĩa Khỉ trèo cây Bẩm sinh Di chuyển và tìm kiếm thức ăn. Tinh tinh bắt cá Học được Tìm kiếm thức ăn. Chuồn chuồn bay thấp khi Bẩm sinh Dễ dàng tìm nơi trú ẩn kịp trời sắp mưa. thời Câu 21 Burrhus Frederic Skinner thả chuột vào lồng thí nghiệm, trong đó có một bàn đạp gắn với thức ăn. Khi chuột chạy trong lồng và vô tình đạp phải bàn đạp thì thức ăn rơi ra. Sau một số lần ngẫu nhiên đạp phải bàn đạp và có thức ăn, mỗi khi đói bụng, chuột lại chủ động chạy tới nhấn bàn đạp để lấy thức ăn. Đây có phải là tập tính học được không? Tại sao? Tác nhân kích thích của thí nghiệm này là gì? Đây là tập tính học được của chuột vì sau một số lần thức ăn rơi xuống, chuột hình thành được thói quen giẫm lên bàn đạp để lấy thức ăn. Tác nhân kích thích của thí nghiệm này là thức ăn. Câu 22/ Trong giờ thực hành về cảm ứng ở sinh vật, GV trình bày thí nghiệm như sau: "Gieo hạt đậu vào cốc thuỷ tinh cho đến khi hạt nảy mầm và ra lá, sau đó mang cây mầm trổng vào chậu. Đặt chậu trồng cây vào hộp tối màu, kín, có khoét một lỗ nhỏ ở góc bên phải của hộp, sau đó mang hộp để noi nhiều ánh sáng khoảng 3-4 ngày. Kết quả thí nghiệm được mô phỏng như hình bên". Bạn Hoa bỗng đặt ra cấu hỏi:"Nếu chúng ta đặt chậu cây vào hộp có nhiều tầng và mỗi tầng có một lỗ nhỏ xen kẽ nhau, bọc kín hộp và để hộp nơi có nhiều ánh sáng, tuy nhiên, ánh sáng chỉ được chiếu sáng từ trên xuống thì điều gì sẽ xảy ra sau một thời gian?". Em hãy giải thích giúp Hoa thắc mắc trên. Sau một thời gian, cây đậu sẽ phát triển về phía các lỗ nhỏ của chiếc hộp, vì cây có tính hướng sáng nên phát triển mạnh về nơi có ánh sáng như hình bên. Câu 23/ Trong chăn nuôi, người ta thường dùng tín hiệu để dụ vật nuôi xuất hiện khi cho ăn. Một người nông dân thường sử dụng kẻng tạo ra âm thanh để cho cá ăn. Mỗi lần cho cá ăn, anh ta đều đánh kẻng, sau nhiều lẩn đã hình thành được cho cá tập tính: mỗi lần nghe tiếng kẻng, cá sẽ ngoi lên chờ thức ăn. Tuy nhiên, một số lẩn sau đó, anh ta liên tục đánh kẻng nhưng không cho cá ăn nữa. Em hãy dự đoán xem sau nhiều lần như vậy, khi nghe tiếng kẻng, cá có ngoi lên mặt nước nữa không. Hãy giải thích. Sau nhiều lẩn đánh kẻng nhưng không cho cá ăn, cá sẽ không ngoi lên mặt nước nữa vì lúc đó
  5. cá đã học được tập tính mới: nhiều lần có tiếng kẻng cá ngoi lên không có thức ăn, lâu dẩn sẽ quen và không còn phản xạ với tiếng kẻng nữa. Câu 24/ Người ta đã ứng dụng tính hướng sáng, hướng nước, hướng tiếp xúc của thực vật và tập tính của động vật trong đời sống như thế nào? Tính hướng sáng Tăng năng suất cây trổng, tạo hình cây cảnh. Tính hướng nước Tăng năng suẩt cây tróng, tạo hình cây cảnh. Tính hướng tiếp xúc Tăng năng suất cây trồng, tạo hình cây cảnh. Tập tính ở động vặt Học tập, tập cho động vật làm xiếc, huấn luyện chó nghiệp vụ, Câu 25/ Phân biệt tập tính bẩm sinh và tập tính học được bằng cách hoàn thành bảng dưới đây. Loại tập tính Nội dung Tập tính bẩm sinh Tập tính học được Đặc điểm - Là loại tập tính được hình thành trong quá -Là loại tập tính sinh ra đã có. trình sống của cá thể. -Được di truyền từ bó mẹ. -Không di truyền. -Đặc trưng cho loài. - Đặc trưng cho từng cá thể. -Tón tại vĩnh viển. - Có thể mất đi nếu không được tập luyện. Ví dụ Gà trông gáy mỗi sáng sớm, cóc nghiến răng Khi tập đi xe đạp đẻ' làm xiếc, chim non tập khi trời mưa, ve sáu kêu vào mùa hè, bay,