Giáo án môn Hóa Học Lớp 11 - Chuyên đề 1: Phân bón

docx 13 trang Tài Hòa 17/05/2024 5480
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hóa Học Lớp 11 - Chuyên đề 1: Phân bón", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_hoa_hoc_lop_11_chuyen_de_1_phan_bon.docx

Nội dung text: Giáo án môn Hóa Học Lớp 11 - Chuyên đề 1: Phân bón

  1. CHUYÊN ĐỀ 11.1: PHÂN BÓN Môn học: Chuyên đề Hóa học 11 Thời gian thực hiện: 1 tiết I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Củng cố và hệ thống hoá kiến thức về phân bón, bao gồm: giới thiệu chung về phân bón và đi sâu về các kiến thức của phân bón vô cơ và hữu cơ. 2. Kĩ năng: Chơi trò chơi kết hợp cùng dạy học để giúp học sinh hiểu và vận dụng được kiến thức đã học vào thực tiễn, cũng như ghi nhớ bài tốt hơn 3. Thái độ: Phát huy khả năng tư duy của học sinh II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆ 1. Giáo viên: - Giáo án, - Máy tính, máy chiếu, bài giảng PowerPoint. - Một quả bóng 2. Học sinh: Học bài cũ III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động 1: Ôn tập lý thuyết a) Mục tiêu: Ôn tập những kiến thức lý thuyết đã học về chuyên đề phân bón b) Nội dung: HS tham gia trò chơi ôn tập và gợi nhắc kiến thức “MẢNH GHÉP BÍ ẨN” c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS 1
  2. 11.1 01. “PHÂN BÓN” Nên bón cây: A. Đúng thời B. Đúng lúc ra lá điểm C. Bón càng D. Cây nào cũng nhiều càng tốt giống nhau 11.1 02 . “PHÂN BÓN” Ý nào sau đây không đúng khi nói đến nguyên tố Nitrogen? A. Có trong thành phần B. Được cây trồng hấp của chlorophyll thụ từ phân bón (chất diệp lục) C. Thúc đẩy cây ra D. Làm tăng khả năng nhiều nhánh, nhiều chống chịu đối với rét cành, nhiều lá hại 2
  3. 11.1 03 . “PHÂN BÓN” Trên bao bì phân đạm sulfate (SA) có ghi 21N, điều này có nghĩa là: Nitrogen 21% 11.1 04 . “PHÂN BÓN” Các nguyên tố nào sau đây mà cây hấp thụ từ tự nhiên thường không đủ để phát triển? A. N, P, Mg B. N, P, O C. Mg, N, I D. C, P, Cl 3
  4. 11.1 05 . “PHÂN BÓN” Có hai phương pháp bón lót chính là bón lót và: Bón thúc 11.1 06 . “PHÂN BÓN” Dựa vào hình dạng và màu sắc của lá dự đoán nguyên tố dinh dưỡng mà cây đang bị thiếu: A. N B. K C. Mg D. Mn 4
  5. 11.1 07 . “PHÂN BÓN” Trên bao bì phân DAP có ghi 12-46-0 được hiểu là: A. %N=12%, B. %N=12%, %K2O= 46%, %P2O5=46%, %P2O5=0% %K2O= 0% C. %N=0%, D. Tất cả đều %P2O5=12%, sai %K2O= 46% 11.1 08 . “PHÂN BÓN” TE có nghĩa là: A. Nguyên tố vi lượng B. Kẽm C. Nguyên tố vết D. Molybdenum 5
  6. 11.1 09 . “PHÂN BÓN” Dựa vào loại, số lượng nguyên tố và cách kết hợp các nguyên tố dinh dưỡng trong thành phần, phân bón vô cơ được phân loại thành: A. 3 loại B. 2 loại D. Không có cách C. 4 loại phân loại trên 11.1 10. “PHÂN BÓN” Nguyên tố nào sau đây là nguyên tố dinh dưỡng trung lượng? A. Fe B. Cu C. Si D. Zn 6
  7. 11.1 11. “PHÂN BÓN” Phân bón SA có thành phần chính là: A. Carbonyl diamide B. Ammonium sulfate C. Potassium chloride D. Bột bentonite 11.1 12. “PHÂN BÓN” Ý nào sau đây không đúng khi nói đến đặc điểm của phân SA: A. Hạt mịn B. Mùi ammonia C. Vị mặn hơi chua D. Màu đỏ nâu d) Tổ chức thực hiện: - Chuyển giao nhiệm vụ: tổ chức trò chơi “MẢNH GHÉP BÍ ẨN”. Luật chơi: Chọn một câu hỏi tương ứng với số mảnh ghép có trên trò chơi, mỗi một lượt trả lời đúng sẽ ghi về cho nhóm 1 điểm, mỗi lượt trả lời sai thì nhóm đó không có điểm. Đội nào đoán được từ khóa trò chơi thì sẽ ghi được 10 điểm. Đội nào tổng kết có số điểm cao hơn sẽ thắng cuộc. 7
  8. - Thực hiện nhiệm vụ: GV chia lớp thành 2 nhóm. Mỗi mỗi nhóm sẽ chơi 1 lượt. Các nhóm sẽ được chọn một con số bất kì để tìm gợi ý cho mảnh ghép. Thảo luận và tìm câu trả lời chính xác. Nếu câu trả lời sai, mảnh ghép sẽ không được mở. Trò chơi kết thúc khi có đội tìm được nội dung chính của bức tranh lớn. - Báo cáo: Nhóm có số điểm cao nhất sẽ được khen thưởng và giáo viên nhận xét. - Đánh giá/ kết luận: GV nhận xét các nhóm hoàn toàn chính xác và củng cố lại bài học 2. Hoạt động 2: Vận dụng lý thuyết a) Mục tiêu: Vận dụng lý thuyết để giải các bài tập về chủ đề. b) Nội dung: HS tham gia trò chơi “HAPPY FARM” c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS Câu 1: Phân ure có thành phần chính là: A. (NH4)2CO3 B. (NH4)2HPO4 C. (NH4)2SO4 D. (NH2)2CO 8
  9. Câu 2: Trong lĩnh vực phân bón, DAP là viết tắt của: Diammonium hydrogen phosphate Câu 3: Phân lân với thành phần chính là các muối chứa nguyên tố: A. N B. P C. S D. K 9
  10. Câu 4: Khi bị thiếu nguyên tố S, hình dạng và màu sắc của lá sẽ thay đổi như thế nào? Lá non có đốm xanh vàng và gân lá màu vàng Câu 5: Bón lót là: Bón phân vào đất trước khi gieo trồng 10
  11. Câu 6: Nguyên liệu phổ biến để sản xuất phân bón superphosphate là: Quặng apatite Câu 7:Quá trình ủ phân hữu cơ sinh học thường được tiến hành khoảng bao nhiêu ngày? A. 40 – 50 ngày B. 30 – 50 ngày C. 40 – 60 ngày D. 50 – 60 ngày 11
  12. Câu 8: Loại phân bón có nguy cơ còn mầm bệnh trong phân ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng phân bón: B. Phân hữu cơ A. Phân xanh sinh học C. Phân hữu cơ D. Phân chuồng khoáng Câu 9: Đất phèn thuộc loại đất nào sau đây? A. Đất acid B. Đất kiềm D. Gồm cả 3 loại C. Đất trung tính đất trên 12
  13. Câu 10: Việc sử dụng phân hữu cơ dư thừa gây nên hiện tượng: Phú dưỡng d) Tổ chức thực hiện: - Chuyển giao nhiệm vụ: tổ chức trò chơi “HAPPY FARM”. Luật chơi: - Giáo viên bật nhạc, cả lớp chuyền quả bóng đến khi nhạc dừng. - Khi nhạc dừng, học sinh nào đang cầm quả bóng sẽ phải trả lời câu hỏi trên màn hình chiếu. Nếu như trả lời đúng sẽ có thưởng, nếu như trả lời sai phải nêu một kiến thức bất kì mà em đã được học về chuyên đề Phân bón cho các bạn cùng nghe. Giáo viên nhận xét kiến thức của học sinh dưới góc độ hoàn thiện chứ không phản bác nếu như kiến thức đó chưa đúng. - Thực hiện nhiệm vụ: chuyền bóng theo điệu nhạc và trả lời câu hỏi. - Báo cáo: học sinh cầm bóng lên trả lời nội dung câu hỏi. - Đánh giá/ kết luận: GV nhận xét, nếu sai sẽ mời nhóm khác trả lời, sau đó GV chốt đáp án và giải đáp thắc mắc nếu có. 13