Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Bài 24: Thực hành chứng minh quang hợp ở cây xanh

docx 5 trang hatrang 25/08/2022 9040
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Bài 24: Thực hành chứng minh quang hợp ở cây xanh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_khoa_hoc_tu_nhien_lop_7_bai_24_thuc_hanh_chung_minh.docx

Nội dung text: Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Bài 24: Thực hành chứng minh quang hợp ở cây xanh

  1. Tuần: Ngày tháng năm 2022 Ngày soạn: Kí duyệt của BGH: Ngày dạy: BÀI 24. THỰC HÀNH.CHỨNG MINH QUANG HỢP Ở CÂY XANH (TIẾT 1) I. MỤC TIÊU 1.Kiến thức: -Tiến hành được thí nghiệm chứng minh quang hợp ở cây xanh. 2.Năng lực a.Năng lực chung -Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ vủa bản thân khi thực hiện các nhiệm vụ được giáo viên yêu cầu trong giờ thực hành. -Giao tiếp và hợp tác: chia sẻ và thực hiện được đúng nhiệm vụ được phân công trong nhóm để tiến hành các thí nghiệm chứng minh quang hợp ở cây xanh. - Giải quyết vấn đề sáng tạo: Thông qua các thí nghiệm, rút ra được các kết luận về các sản phẩm tạo ra sau quá trình quang hợp. b. Năng lực khoa học tự nhiên -Tìm hiểu tự nhiên: Quan sát, phát hiện các sản phẩm được tạo ra trong quá trình quang hợp. -Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Trình bày được cách tiến hành thí nghiệm chứng minh hiện tượng quang hợp ở cây xanh. 3. Phẩm chất -Trung thực trong quá trình thực hành và báo cáo kết qủa thực hành của cá nhân và nhóm. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC -Thí nghiệm, trực quan, thảo luận nhóm, vấn đáp. III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên: - Dụng cụ: Đèn cồn, giá đỡ, ống nghiệm, kẹp ống nghiệm, cốc thủy tinh 500ml, hộp diêm, đĩa petri, băng giấy đen, phễu, ống hút, panh. -Hóa chất: Công 900, dung dịch iodine, nước cất. - Mẫu vật thật: Chậu cây xanh (ví dụ: cây rau lang, cây trầu bà, cây hoa giấy )một số cây rong đuôi chó. 2. Học sinh -Mẫu vật thật: Chậu cây xanh (ví dụ: cây rau lang, cây trầu bà, cây hoa giấy )một số cây rong đuôi chó. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Tiết Hoạt động Thí nghiệm 1: Xác định có sự tạo thành tinh bột trong quá trình quang hợp ở 1 cây xanh. 2 Thí nghiệm 2: Phát hiện có sự tạo thành khí oxygen trong quá trình quang hợp 1. Ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ: Nêu khái niệm và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình quang hợp? A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU) B.HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI 1. Cách tiến hành Thí nghiệm 1: Xác định có sự tạo thành tinh bột trong quá trình quang hợp ở cây xanh. a)Mục tiêu: HS tiến hành được thí nghiệm để kiểm tra các chất lá cây tạo ra khi quang hợp. 1
  2. b) Nội dung: GV hướng dẫn các bước tiến hành thí nghiệm và thiết kế thí nghiệm trước khi thực hành 1-2 ngày theo hình 24.1 trong SGK. Sau đó HS sẽ mang tới lớp để tiến hành kiểm tra các chất lá cây tạo ra khi quang hợp. c) Sản phẩm: HS viết và trình bày báo cáo theo mẫu. d) Tổ chức thực hiện: STT Nội dung Gợi ý 1 Câu 1.Tác dụng của việc dùng băng giấy đen che phủ một phần lá ở cả hai hỏi/vấn đề mặt? nghiên HD: Bịt lá bằng băng giấy đen làm cho lá cây không tiếp xúc được cứu với ánh sáng, để kiểm tra xem lá có quang hợp được trong điều kiện không có ánh sáng không. 2.Dự đoán phần nào của lá thí nghiệm đã tạo ra tinh bột vì sao? Dự đoán: Phần không che băng giấy đen sẽ tạo ra được tinh bột vì được tiếp xúc với ánh sáng. 2 Giả thuyết 1.Xác định có sự tạo thành tinh bột trong quá trình quang hợp ở cây nghiên xanh. cứu hoặc 2.Phát hiện có sự tạo thành khí oxygen trong quá trình quang hợp. dự đoán 3 Kế hoạch Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm cử một nhóm trưởng giao nhiệm thực hiện vụ cho các thành viên trong nhóm và báo cáo kết quả thực hành của nhóm mình trước lớp. Nhóm Thí nghiệm *Trước Chuẩn bị dụng cụ, mẫu vật thí nghiệm buổi thực Phân công nhiệm vụ: hành HS1:Chuẩn bị chậu cây thí nghiệm HS2:Chuẩn bị băng dính đen Cách tiến hành thí nghiệm: -GV hướng dẫn các nhóm HS cách chuẩn bị mẫu lá thí nghiệm: -Chuẩn bị chậu cây thí nghiệm -Dùng băng giấy đen che phủ một phần lá cây ở cả hai mặt, đặt cây vào chỗ tối ít nhất hai ngày. -Đem chậu cây ra để chỗ có nắng trực tiếp từ 4-8h. 2
  3. *Trong *Trong buổi thực hành tại phòng thí nghiệm: buổi thực -Ngắt chiếc lá thí nghiệm, tháo băng giấy đen, cho lá hành tại vào cốc thủy tinh đựng nước cất, sau đó đun lá trong phòng thí nước sôi khoảng 60 giây. nghiệm: -Tắt bếp, dùng panh gắp lá và cho vào ống nghiệm có chứa cồn 900, đun cách thủy trong vài phút(cho đến khi thấy lá mất màu xanh lục) -Rửa sạch lá cây trong cốc nước ấm. -Bỏ lá cây vào cốc thủy tinh hoặc đĩa petri, nhỏ vào vài giọt dung dịch iodine pha loãng, nhận xét về màu sắc của lá cây. 3
  4. -Theo dõi kiểm tra mẫu thí nghiệm: +Khi tiến hành thí nghiệm, GV cần chú ý về vấn đề an toàn khi sử dụng cồn, các ống nghiệm, panh. +Đun sôi lá cây bằng nước cất để dừng các hoạt động sống của tế bào. +Đun lá bằng dung dịch kiềm 900 để tẩy chất diệp lục trong lá. +Nhỏ dung dịch iodine vào lá thí nghiệm nhằm mục đích kiểm tra sự có mặt của tinh bột trong các phần của lá. -GV quan sát các nhóm tiến hành xác định chất mà lá tạo ra khi có ánh sáng, yêu cầu HS ghi nhận lại hiện tượng và kết luận vào báo cáo thực hành. 4 Kết quả HS các nhóm ghi nhận kết quả thí nghiệm: Phần lá cây bị che phủ bởi thực hiện băng giấy đen khi nhỏ dung dịch iodine vào thì không chuyển thành màu xanh tím đặc trưng vì khi không có ánh sáng lá cây không thực hiện quang hợp được(tinh bột+iodine-> màu xanh tím đặc trưng) 5 Kết luận Lá cây khi tiến hành quang hợp tạo ra tinh bột C.BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HÀNH Viết và trình bày báo cáo theo mẫu: BÁO CÁO THỰC HÀNH Nội dung thực hành: Họ và tên: Học sinh lớp: Trường: Kết quả thực hiện: Thí nghiệm 1.Xác định có sự tạo thành tinh bột trong quá trình quang hợp ở cây xanh. -Giải thích tác dụng của các bước sau: -Dùng băng giấy đen che phủ một phần lá cây ở cả hai mặt. -Đun sôi lá cây thí nghiệm bằng nước cất. -Đun cách thủy lá cây thí nghiệm bằng cồn 900. 4
  5. -Nhỏ thuốc thử iodine vào lá cây sau khi đã đun sôi cách thủy và rửa bằng nước ấm. -Vẽ và chú thích kết quả màu sắc của lá cây thu được sau khi thử với iodine. D.ĐÁNH GIÁ - GV Kết luận, nhận xét . - Phương án đánh giá: GV sử dụng THANG ĐO MỨC ĐỘ để đánh giá HS: Dùng cho nhóm trưởng đánh giá các thành viên trong nhóm: Nội dung đánh giá: Dựa vào quá trình tham gia hoạt động của nhóm Nhận xét Mức 1 (chưa đạt) Mức 2 (đạt) Mức 3 (tốt) Học sinh Tham gia tốt các Chưa tích cực còn lơ là , Tham gia đầy đủ các hoạt hoạt động của nhóm, mất trật tự động của nhóm có những ý kiến hay, độc đáo 1. 2. 3. 4. 5. 6. *Rút kinh nghiệm 5