Đề tự luận thi chọn học sinh giỏi Lớp 8 - Năm 2022-2023 môn Sinh học

pdf 10 trang Phương Ly 05/07/2023 11861
Bạn đang xem tài liệu "Đề tự luận thi chọn học sinh giỏi Lớp 8 - Năm 2022-2023 môn Sinh học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_tu_luan_thi_chon_hoc_sinh_gioi_lop_8_nam_2022_2023_mon_si.pdf

Nội dung text: Đề tự luận thi chọn học sinh giỏi Lớp 8 - Năm 2022-2023 môn Sinh học

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 8 NĂM HỌC 2022-2023 ĐỀ THI CHÍNH THỨC Môn: SINH HỌC Ngày thi: 30/3/2023 Thời gian làm bài:150 phút (không kể thời gian giao đề) Đề thi gồm 08 câu trong 02 trang. Họ và tên thí sinh : Số báo danh Họ và tên, chữ ký: Giám thị thứ nhất: Giám thị thứ hai: Câu 1 (3,0 điểm) a) Nêu đặc điểm cấu tạo cơ bản nhất của tế bào người. b) Lập bảng so sánh sự khác nhau về cấu tạo và chức năng của tế bào hồng cầu và tế bào biểu bì lông ruột. Phân tích đặc điểm của 2 loại tế bào trên thể hiện sự phù hợp với chức năng mà nó đảm nhiệm. Câu 2 (2,5 điểm) a) Bệnh lỗ thông giữa 2 tâm thất ở tim người sẽ gây ra hậu quả như thế nào với trao đổi khí ở phổi và cung cấp máu cho các cơ quan? Giải thích? b) Trong một gia đình có 4 thành viên: bố, mẹ, con trai và con gái. Bố bị bệnh cần truyền máu. Bác sĩ yêu cầu gia đình phải thử máu. Sau khi thử máu được biết trong gia đình chỉ có bố có nhóm máu A, con trai có thể nhận máu của cả 3 thành viên còn lại, con gái có thể cho máu cả ba thành viên còn lại, mẹ không thể nhận cũng như cho máu bố. - Vì sao bác sĩ yêu cầu họ thử máu? - Hãy xác định nhóm máu của mỗi thành viên trong gia đình? Câu 3 (2,5 điểm) a) Kể tên các loại dịch tiêu hóa có chứa enzim để tiêu hóa hóa học thức ăn. Các loại dịch tiêu hóa này do các tuyến nào tiết ra? b) Nêu sự biến đổi hoá học của thức ăn ở ruột non. Ý nghĩa của sự biến đổi đó. Câu 4 (2,0 điểm) a) Nêu cơ sở khoa học của tiêm vacxin. b) Tại sao khi cơ thể bị nhiễm khuẩn thì nhiệt độ cơ thể cao hơn bình thường?
  2. 2 c) Nêu các đặc điểm của da giúp ngăn cản các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào trong cơ thể. Câu 5 (2,0 điểm) a) Vẽ sơ đồ chuyển hoá vật chất và năng lượng ở tế bào. b) Vì sao khi trời nóng thì da mặt đỏ lên, khi trời lạnh thì da mặt lại tái đi? Câu 6 (3,0 điểm) a) Những đặc điểm cấu tạo nào của các cơ quan trong đường dẫn khí có tác dụng làm ấm, làm ẩm không khí đi vào phổi và đặc điểm nào tham gia bảo vệ phổi tránh khỏi các tác nhân có hại? b) Tuyến yên nằm ở vị trí nào trong cơ thể? Tại sao nói tuyến yên là tuyến quan trọng nhất trong các tuyến nội tiết? c) Nêu các tính chất của hoocmon. Câu 7 (1,75 điểm) a) Rối loạn sản xuất hoocmôn FSH, LH và testostêron có ảnh hưởng đến quá trình sản sinh tinh trùng hay không? Vì sao? b) Vì sao trong thời gian mang thai trứng không chín và rụng? Câu 8 (3,25 điểm) a) Trình bày các bước thí nghiệm tìm hiểu chức năng của tuỷ sống. b) Khi cắt ngang tuỷ sống và khi huỷ tuỷ ta đã chứng minh được chức năng của thành phần nào trong tuỷ sống? Nêu chức năng của thành phần đó. c) Tại sao trong khi tiến hành thí nghiệm lại dùng ếch đã huỷ não? HẾT
  3. 3 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HSG LỚP 8 NĂM HỌC 2022-2023 Môn: SINH HỌC Ngày thi 30/3/2023 (Hướng dẫn chấm gồm 08 trang) Câu Ý Nội dung Điểm Câu 1 a) Nêu đặc điểm cấu tạo cơ bản nhất của tế bào người b) Lập bảng so sánh sự khác nhau về cấu tạo và chức năng của tế bào hồng (3,0đ) cầu và tế bào biểu bì lông ruột. Phân tích đặc điểm của 2 loại tế bào trên thể hiện sự phù hợp với chức năng mà nó đảm nhiệm a Đặc điểm cấu tạo cơ bản nhất của tế bào người Gồm: - Màng sinh chất 0,75 - Chất tế bào: có chứa các bào quan - Nhân tế bào gồm: màng nhân, nhiễm sắc thể, nhân con b - Lập bảng so sánh sự khác nhau về cấu tạo và chức năng của tế bào hồng cầu và tế bào biểu bì lông ruột. Tế bào hồng cầu Tế bào biểu bì lông ruột - Không có nhân - Có nhân - Hình đĩa lõm 2 mặt - Hình trụ, bề mặt có lớp lông 0,25 cực nhỏ 0,25 - Kích thước nhỏ, số lượng - Kích thước lớn hơn, xếp xít nhiều, có di chuyển nhau, không di chuyển 0,25 - Có trong mạch máu. Vận - Lót mặt trong thành ruột. Hấp 0,25 chuyển khí ôxi và cacbonic thụ chất dinh dưỡng (Nếu HS không trình bày thành từng ý, nhưng đủ nội dung vẫn cho điểm tối đa) - Đặc điểm của 2 loại tế bào trên thể hiện sự phù hợp với chức năng mà nó đảm nhiệm: * Hồng cầu:
  4. 4 + Không có nhân để giảm bớt sự tiêu tốn năng lượng trong quá 0,25 trình làm việc. + Hình đĩa lõm 2 mặt để làm tăng diện tích tiếp xúc với ôxi và 0,25 cacbonic. + Kích thước nhỏ, số lượng nhiều để vận chuyển được nhiều ôxi và cacbonic. 0,25 * Tế bào biểu bì lông ruột: + Xếp xít nhau, lót mặt trong của ruột để bảo vệ thành ruột và có 0,25 chức năng hấp thụ. + Lớp lông cực nhỏ có tác dụng làm tăng diện tích hấp thụ chất dinh dưỡng của ruột. 0,25 Câu 2 a) Bệnh lỗ thông giữa 2 tâm thất ở tim người sẽ gây ra hậu quả như thế nào với trao đổi khí ở phổi và cung cấp máu cho các cơ quan? Giải thích. (2,5đ) b) Trong một gia đình có 4 thành viên: bố, mẹ, con trai và con gái. Bố bị bệnh cần truyền máu. Bác sĩ yêu cầu gia đình phải thử máu. Sau khi thử máu được biết trong gia đình chỉ có bố có nhóm máu A, con trai có thể nhận máu của cả 3 thành viên còn lại, con gái có thể cho máu cả ba thành viên còn lại, mẹ không thể nhận cũng như cho máu bố. - Vì sao bác sĩ yêu cầu họ thử máu? - Hãy xác định nhóm máu của mỗi thành viên trong gia đình? a Giảm trao đổi khí ở phổi và giảm cung cấp máu cho các cơ quan. 0,25 * Giải thích - Bình thường áp lực tâm thất trái > Tâm thất phải do thành cơ tim bên trái dày hơn. - Lỗ thông giữa 2 tâm thất → Mỗi khi 2 tâm thất co thì máu từ tâm thất trái đi sang tâm thất phải qua lỗ thông → làm tăng áp lực trong 0,25 tâm thất phải. - Áp lực trong tâm thất phải tăng → gây tăng áp lực trong vòng tuần hoàn phổi → làm huyết tương tràn ra khỏi mao mạch phổi → gây phù phổi → Do phù phổi nên trao đổi khí ở phổi giảm. 0,25 - Mặt khác, do 1 phần máu đi vào tâm thất phải nên lượng máu từ tâm thất trái bơm vào động mạch chủ giảm → Áp lực và oxi trong
  5. 5 máu giảm → lượng máu cung cấp cho các cơ quan giảm. Đồng thời, tim đập nhanh, mạnh lên → lâu dài dẫn đến suy tim. 0,25 b - Bác sĩ yêu cầu họ thử máu là để tìm ra người có nhóm máu phù 0,5 hợp để khi truyền cho người bố không xảy ra tai biến. - Xác định nhóm máu của mỗi người trong gia đình: + Vì trong gia đình chỉ có bố có nhóm máu A, con trai có thể nhận 0,25 máu của cả 3 người còn lại, con gái có thể cho máu cả ba thành viên còn lại, mẹ không thể nhận cũng như cho máu bố → mẹ, con trai, con gái có nhóm máu khác nhau và khác với nhóm máu của bố. + Con trai có nhóm máu khác A mà có thể nhận A → con trai có 0,25 nhóm máu AB. + Con gái có thể cho máu cả ba thành viên còn lại nghĩa là có thể 0,25 cho máu cả người nhóm máu A và AB → con giá có nhóm máu O. + Mẹ không thể nhận máu nhóm A → nhóm máu của mẹ không phải AB, mẹ không thể cho máu nhóm A → nhóm máu của mẹ 0,25 không phải nhóm máu O → mẹ có nhóm máu B. Câu 3 a) Kể tên các loại dịch tiêu hóa có chứa enzim để tiêu hóa hóa học thức ăn. Các loại dịch tiêu hóa này do các tuyến nào tiết ra? (2,5đ) b) Nêu sự biến đổi hoá học của thức ăn ở ruột non. Ý nghĩa của sự biến đổi đó? a - Các loại dịch tiêu hóa có chứa enzim để tiêu hóa hóa học thức 0,25 ăn là: nước bọt, dịch vị, dịch tụy, dịch ruột. - Nước bọt do các tuyến nước bọt tiết ra và đổ vào khoang miệng. 0,25 - Dịch vị do các tuyến vị nằm trong lớp niêm mạc của dạ dày tiết ra. 0,25 - Dịch tụy do tuyến tụy tiết ra và đổ vào tá tràng. 0,25 - Dịch ruột do các tuyến ruột nằm trong lớp niêm mạc của ruột non 0,25 tiết ra. b - Sự biến đổi hoá học của thức ăn ở ruột non:
  6. 6 + Tinh bột dưới tác dụng của enzim biến đổi thành đường đôi, rồi tiếp tục dưới tác dụng của enzim biến đổi thành phân tử nhỏ nhất 0,25 là đường đơn. + Prôtêin dưới tác dụng của một loại enzim bị phân cắt thành 0,25 prôtein chuỗi ngắn là peptit, rồi tiếp tục bị enzim phân cắt thành 0,25 các axitamin. + Lipit dưới tác dụng của dịch mật phân cắt thành các giọt lipit nhỏ, sau đó, dưới tác dụng của enzim bị biến đổi thành glixêrin và axit béo. 0,25 + Axit nucleic dưới tác dụng của 1 loại enzim được biến đổi thành các Nucleotit, rồi tiếp tục bị enzim biến đổi thành các thành phần cấu tạo của Nucleotit. - Ý nghĩa: nhờ sự tiêu hoá ở ruột non, thức ăn đã tạo thành những 0,25 chất đơn giản nhất có thể hấp thụ được vào trong máu. Câu 4 a) Nêu cơ sở khoa học của tiêm vacxin. b) Tại sao khi cơ thể bị nhiễm khuẩn thì nhiệt độ cơ thể cao hơn bình thường? (2,0đ) c) Nêu các đặc điểm của da giúp ngăn cản các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào trong cơ thể. a Cơ sở khoa học của tiêm vacxin: + Tiêm vacxin nghĩa là đưa kháng nguyên, vi trùng đã bị giết chết hoặc bị làm giảm độc lực vào cơ thể. Sự có mặt của kháng nguyên 0,5 kích thích tế bào limpho phân chia và tạo thành kháng thể đi vào máu và tạo ra các tế bào nhớ khu trú trong các tổ chức bạch huyết ở dạng không hoạt động. + Khi kháng nguyên gây bệnh tái xâm nhập vào cơ thể, tế bào nhớ 0,5 sẽ nhanh chóng sản sinh ra kháng thể với số lượng lớn, kịp thời tiêu diệt mầm bệnh. b - Khi cơ thể bị nhiễm khuẩn, sự lưu thông máu trong mạch tăng lên để vận chuyển kịp thời bạch cầu nhằm tiêu diệt vi khuẩn. Lúc 0,5 đó, mạch máu dãn ra, máu tới cơ quan và tới da nhiều hơn, nên
  7. 7 nhiệt trong cơ thể toả ra nhiều. Vì vậy, nhiệt độ cơ thể tăng hơn bình thường. Mức độ viêm nhiễm càng nhiều, thì nhiệt độ cơ thể tăng càng cao. c - Da bao bọc bảo vệ toàn bộ cơ thể. tầng sừng của da gồm các tế bào đã hoá sừng xếp xít nhau giúp da ngăn cản sự xâm nhập của 0,25 các vi khuẩn gây bệnh. - Trên da còn có nhiều tuyến nhờn cũng có tác dụng diệt khuẩn. 0,25 Câu 5 a) Vẽ sơ đồ chuyển hoá vật chất và năng lượng ở tế bào. (2,0đ) b) Vì sao khi trời nóng thì da mặt đỏ lên, khi trời lạnh thì da mặt lại tái đi? a Sơ đồ: 0,5 0,5 0,5 b - Khi trời nóng, nhiệt độ không khí lên cao, mạch máu dưới da dãn → lưu thông máu qua da nhiều hơn giúp cơ thể tăng cường toả 0,25 nhiệt, nên ta thấy mặt đỏ lên. - Khi trời lạnh, để giảm sự thoát nhiệt, mạch máu dưới da co lại nên ta thấy da mặt tái đi. 0,25 Câu 6 a) Những đặc điểm cấu tạo nào của các cơ quan trong đường dẫn khí có tác dụng làm ấm, làm ẩm không khí đi vào phổi và đặc điểm nào tham gia bảo vệ (3,0đ) phổi tránh khỏi các tác nhân có hại? b) Tuyến yên nằm ở vị trí nào trong cơ thể? Tại sao nói tuyến yên là tuyến quan trọng nhất trong các tuyến nội tiết? c) Nêu các tính chất của hoocmon. a - Làm ấm không khí do lớp mao mạch dày đặc, căng máu làm ấm 0,25 nóng dưới lớp niêm mạc, đặc biệt ở mũi và phế quản. - Làm ẩm không khí là do lớp niêm mạc tiết chất nhày lót bên trong 0,25 đường dẫn khí. - Tham gia bảo vệ phổi:
  8. 8 + Lông mũi giữ lại các hạt bụi lớn, chất nhày do niêm mạc giữ lại các hạt bụi nhỏ, lớp lông nhung quét chúng ra khỏi khí quản. 0,25 + Nắp thanh quản đậy kín đường hô hấp không cho thức ăn lọt vào 0,25 đường hô hấp khi nuốt. + Các tế bào limpho ở các hạch amidan, V.A tiết kháng thể để vô hiệu hóa các tác nhân gây nhiễm. 0,25 b - Tuyến yên là một tuyến nhỏ bằng hạt đậu trắng nằm ở nền sọ 0,5 (thuộc não trung gian). - Tuyến yên là tuyến quan trọng nhất vì: tiết hoocmon kích thích 0,5 hoạt động của hầu hết các tuyến nội tiết trong cơ thể. c - Các tính chất của hoocmon: + Hoocmon có tính đặc hiệu: mỗi hoocmon chỉ ảnh hưởng đến một 0,25 hoặc một số cơ quan xác định (cơ quan đích). + Hoocmon có hoạt tính sinh học cao: chỉ với một lượng nhỏ cũng gây hiệu quả rõ rệt. 0,25 + Hoocmon không mang tính đặc trưng cho loài. 0,25 Câu 7 a) Rối loạn sản xuất hoocmôn FSH, LH và testostêron có ảnh hưởng đến quá trình sản sinh tinh trùng hay không? Vì sao? (1,75đ) b) Vì sao trong thời gian mang thai trứng không chín và rụng? a - Rối loạn sản xuất hoocmôn FSH, LH và testostêron có ảnh hưởng 0,25 đến quá trình sản sinh tinh trùng. Vì: + FSH kích thích ống sinh tinh sản sinh tinh trùng. 0,25 + LH kích thích tế bào kẽ (tế bào Lêiđich) sản xuất ra testostêron. Testosteron kích thích ống sinh tinh sản sinh tinh 0,25 trùng. + Vì vậy tăng hay giảm sản xuất hoocmôn FSH, LH làm thay đổi 0,25 nồng độ testostêron, làm ảnh hưởng đến quá trình sản sinh tinh trùng. b Trong thời gian mang thai trứng không chín và rụng. Vì: + Trong giai đoạn mang thai, 2 tháng đầu, nhau thai tiết hoocmon HCG có chức năng duy trì sự phát triển của thể vàng. Thể vàng
  9. 9 tiếp tục tiết ơstrogen và prôgestêrôn, hai hoocmon này ức chế vùng 0,25 dưới đồi và tuyến yên tiết FSH và LH →giảm nồng độ FSH và LH. + Từ tháng thứ 3 trở đi, nhau thai trực tiếp tiết ra ơstrogen và prôgestêrôn, do đó tuyến yên và vùng dưới đồi tiếp tục bị ức chế tiết hoocmon FSH và LH. 0,25 → Nồng độ FSH và LH luôn duy trì ở mức thấp trong suốt thai kỳ nên nang trứng không chín và rụng. Vì vậy, trong thời gian mang 0,25 thai, trứng không rụng hiện tượng kinh nguyệt không xảy ra. Câu 8 a) Trình bày các bước thí nghiệm tìm hiểu chức năng của tuỷ sồng. b) Khi cắt ngang tuỷ sống và huỷ tuỷ ta đã chứng minh được chức năng của (3,25đ) thành phần nào trong tuỷ? Nêu chức năng của thành phần đó. c) Tại sao trong khi tiến hành thí nghiệm lại dùng ếch đã huỷ não? a Các bước tiến hành thí nghiệm: Các Thí bước Cách tiến hành Kết quả nghiệm TN Ếch đã 1 Kích thích nhẹ một Chi bị kích thích 0,25 huỷ chi bằng HCl 0,3% co. não để Kích thích chi đó Cả 2 chi trên nguyên mạnh hơn: HCl 1% hoặc 2 chi dưới 0,25 tuỷ 2 co Kích thích rất mạnh Cả 4 chi co. 0,25 3 chi đó: HCl 3%. Cắt 4 Kích thích rất mạnh 2 chi sau co. 0,25 ngang chi sau: HCl 3% tuỷ Kích thích rất mạnh 2 chi trước co. 5 chi trước: HCl 3% 0,25 Huỷ 6 Kích thích rất mạnh Không chi nào tuỷ chi trước: HCl 3% co. 0,25
  10. 10 trên vết cắt 0,25 ngang Kích thích rất mạnh Chỉ có 2 chi sau 7 chi sau: HCl 3% co. b - Khi tiến hành cắt ngang tuỷ để làm thí nghiệm có mục đích chứng minh vai trò của chất trắng: Chất trắng của tuỷ sống có chức năng 0,5 dẫn truyền xung thần kinh lên, xuống. - Khi tiến hành huỷ tuỷ trên vết cắt để chứng minh vai trò của chất xám: Chất xám là các trung khu điều khiển các phản xạ cử động. 0,5 (PXKĐK) c - Trong thí nghiệm dùng ếch đã huỷ não vì đây là thí nghiệm chứng 0,25 minh chức năng của tuỷ sống. - Ếch là động vật bậc thấp nên khi huỷ não vẫn còn có khả năng 0,25 sống trong một thời gian ngắn nữa. HẾT