2 Đề kiểm tra học kì II môn Sinh học Lớp 8 - Nguyễn Thế Anh (Có đáp án)

docx 20 trang Phương Ly 05/07/2023 3320
Bạn đang xem tài liệu "2 Đề kiểm tra học kì II môn Sinh học Lớp 8 - Nguyễn Thế Anh (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docx2_de_kiem_tra_hoc_ki_ii_mon_sinh_hoc_lop_8_nguyen_the_anh_co.docx

Nội dung text: 2 Đề kiểm tra học kì II môn Sinh học Lớp 8 - Nguyễn Thế Anh (Có đáp án)

  1. 1. Khung ma trận và đặc tả đề kiểm tra cuối kì 2 môn sinh học, lớp 8 a) Khung ma trận - Thời điểm kiểm tra: Kiểm tra học kì 2 khi kết thúc nội dung: bài 57 – Tuyến tụy và tuyến trên thận Thời gian làm bài: 45 phút. - Hình thức kiểm tra:Kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận (tỉ lệ 40% trắc nghiệm, 60% tự luận). - Cấu trúc: - Mức độ đề:40% Nhận biết; 30% Thông hiểu; 20% Vận dụng; 10% Vận dụng cao. - Phần trắc nghiệm: 4,0 điểm, (gồm 16 câu hỏi: nhận biết: 10 câu, thông hiểu: 2câu, Vận dụng: 4 câu), mỗi câu 0,25 điểm; - Phần tự luận: 6,0 điểm (Nhận biết: 1,5 điểm; Thông hiểu: 2,5 điểm; Vận dụng: 1,0 điểm; Vận dụng cao: 1,0 điểm). - Nội dung nửa đầu học kì 2: 25% (2,5 điểm) - Nội dung nửa học kì sau: 75% (7,5 điểm) NỘI DUNG MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT Tổng số câu Điểm Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao số TL TN TL TN TL TN TL TN TL TN (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) 1.Trao đổi chất và năng 2 1 3 0,75
  2. lượng(3 tiết) 2. Bài tiết( 3 tiết) 3 3 0,75 3. Da ( 2 tiết) 1 1 2 0,5 4. Thần kinh và giác quan 3 4 6 3 3 4 12 11 5,5 (12 tiết) 5. Nội tiết(3 tiết) 4 4 4 4 6 2,5 Số câu - số ý 6 10 10 2 7 4 4 27 16 10,00 Điểm số 1,5 2,5 2,5 0.5 1 1 1 6 10 10 điểm 10 Tổng số điểm 4,0 điểm 3,0 điểm 2,0 điểm 1,0 điểm điểm II. Bản đặc tả Nôi dung Mức độ yêu cầu cần đạt Số câu Câu hỏi hỏi TL T TL TN TN N (1) (2) 1.Trao đổi chất và năng lượng 3 Nhận biết:
  3. - Khái niệm đồng hóa và dị hóa - Trình bày nguyên tắc lập khẩu phần đảm bảo đủ chất và lượng 1 C1 C9 - Nhận biết một số VTM và muối khoáng cần thiết đối với cơ thể 1 C2 C10 Thông hiểu: - Phân biệt trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường ngoài và trao đổi chất giữa tế bào của cơ thể với môi trường trong. - Phân biệt sự trao đổi chất giữa môi trường trong với tế bào và sự chuyển hoá vật chất và năng lượng trong tế bào gồm 2 quá trình đồng hoá và dị hoá có mối quan hệ thống nhất với nhau. - Trình bày mối quan hệ giữa dị hoá và thân nhiệt. - Trình bày được vai trò của các loại vtm và muối khoáng đối với cơ thể 1 C3 C11 - trình bày được nguyên nhân khác nhau của các chế độ dinh dưỡng của các đối tượng. Vận dụng - Giải thích cơ chế điều hoà thân nhiệt, bảo đảm cho thân nhiệt luôn ổn định. Vận dụng cao: Vận dụng những hiểu biết về VTM và muối khoáng trong Lập được khẩu phần và xây dựng chế dộ ăn uống hợp lý cho bản thân. 2. Bài tiết 1
  4. Nhận biết: - Nêu được khái niện của bài tiết - Nêu được chức năng của sự bài tiết đối với đời sống - Dựa vào hình ảnh mô tả cấu tạo của của hệ bài tiết nước tiểu Thông hiểu: - Trình bày được quá trình tạo thành nước tiểu và chức năng lọc máu tạo thành 1 nước tiểu. - Mô tả được quá trình thải nước tiểu - Trình bày được một số bệnh về hệ bài tiết. Trình bày cách phòng chống các bệnh về hệ bài tiết. - Nêu được các thói quen sống khoa học để bảo v2. Bài tiết ệ hệ bài tiết Vận dụng: - Vận dụng được hiểu biết về hệ bài tiết để bảo vệ sức khoẻ. - Giải thích được cơ sở khoa học của các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu. - Giải thích được một số hiện tượng hiện tượng thực tế liên quan đến bài tiets nước tiểu - Vận dụng cao: - Tìm hiểu được một số thành tựu ghép thận, chạy thận nhân tạo 3. Da 2
  5. Nhận biết: - Mô tả được cấu tạo của da và các chức năng chức năng của da Thông hiểu: -Giải thích được tính thống nhất giữa cấu tạo và chức năng - Trình bày được cơ sở khoa học của các biện pháp bảo vệ da 1 C4 C12 - Kể một số bệnh ngoài da (bệnh da liễu) và cách phòng tránh. Vận dụng: - Vận dụng được hiểu biết về da để chăm sóc da, trang điểm an toàn cho da. 1 C5 C13 Vận dụng cao: - Tìm hiểu được các bệnh về da trong trường học hoặc trong khu dân cư. - Tìm hiểu được một số thành tựu ghép da trong y học. Thần kinh và giác quan 2 7 4. Nhận biết: - Mô tả được cấu tạo và nêu được chức năng của một nơ ron điển hình. 1 C6 C14 - Kể tên và nêu được cấu tạo của các bộ phận của hệ thần kinh 1 C7 C15 - Xác định được vị trí và trình bày chức năng của tuỷ sống (chất xám và chất trắng). 1 C8 C16 - Xác định được vị trí,Mô tả cấu tạo và trình bày chức năng các thành phần của bộ não bộ não ( Đại não, tiểu não, não trung gian, trụ não) C9 C 1 1
  6. - Liệt kê các thành phần của cơ quan phân tích bằng một sơ đồ phù hợp 1 Thông hiểu: - Trình bày khái quát chức năng của hệ thần kinh. - Trình bày sơ lược chức năng của hệ thần kinh sinh dưỡng. 1 C10 C2 - Xác định rõ các thành phần của cơ quan phân tích trong cơ quan phân tích thị giác và thính giác. 1 - Trình bày khái niệm PXCĐK, PXKĐK - Mô tả cấu tạo của mắt qua sơ đồ (chú ý cấu tạo của màng lưới) và chức năng của chúng. - Mô tả cấu tạo của tai và trình bày chức năng thu nhận kích thích của sóng âm bằng một sơ đồ đơn giản. - Phân biệt phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện. Nêu được vai trò của tiếng nói, chữ viết, tư duy trừu tượng trong đời sống con người. - Trình bày được ý nghĩa của giấc ngủ và lao động hợp lý đối với sức khỏe con người. Vận dụng: - Tiến hành thí nghiệm, dự đoán chứng minh chức năng của dây thần kinh tủy - Lấy ví dụ về PXCĐK và phân tích sự hình thành PXCĐK đó. 1 - Nêu ý nghĩa hình thành, ức chế các PXCĐK đối với đời sống của sinh vật nói chung và con người nói riêng. - Giữ vệ sinh tai, mắt và hệ thần kinh. - Phòng tránh các bệnh tật về mắt và tai. 1 C11 C3
  7. - Nêu tác hại của rượu, thuốc lá và các chất gây nghiện đối với hệ thần kinh. 1 C12 C4 Vận dụng cao: - Giải thích được một số hiện tượng thực tế liên quan hệ thần kinh và giác quan. 4 5. Nội tiết 1 4 Nhận biết: - Đặc điểm của hệ nội tiết. 4 C13 C5, 4 , C6, - Nêu được đặc điểm và vai trò của hooc môn. C14 C7, - Nêu được một số tuyến nội tiết chính của cơ thể. Xác định được vị trí của các , C8 tuyến nội tiết đó. C15 , C16 , Thông hiểu: - Phân biệt tuyến nội tiết với tuyến ngoại tiết. 1 - Xác định vị trí, nêu rõ chức năng của các tuyến nội tiết chính trong cơ thể có liên quan đến các hoocmôn mà chúng tiết ra (trình bày chức năng của từng tuyến). - Trình bày quá trình điều hoà và phối hợp hoạt động của một số tuyến nội tiết.
  8. Vận dụng: - Phân tích được nguyên nhân gây ra một số bệnh như bướu cổ, Bazodo - Sơ đồ hóa chức năng của tuyến tụy trong việc điều hòa lượng đường huyết trong máu. Vận dụng cao: - Từ những hiểu biết về tuyến nội tiết đề xuất chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý để giữ gìn sức khỏe.
  9. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II (ĐỀ 1) MÔN SINH HỌC LỚP 8 Thời gian làm bài 45 phút PHẦN TRẮC NGHIÊM: 4 điểm Chọn phương án trả lới đúng cho các câu dưới đây: CÂU 1 2 3 4 5 6 7 8 ĐA CÂU 9 10 11 12 13 14 15 16 ĐA Câu 1. Khi lập khẩu phần ăn, chúng ta cần tuân thủ nguyên tắc nào sau đây ? 1. Đảm bảo đủ lượng thức ăn phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng 2. Đảm bảo cân đối thành phần các chất hữu cơ, cung cấp đủ muối khoáng và vitamin 3. Đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể 4. Đảm bảo thức ăn động vật nhiều hơn thức ăn thực vật A. 1,2,4 B. 2,3,4 C. 1,2,3 D.1,3,4 Câu 2. Chất nào sau đây là thành phần cấu tạo nên heemoglobin trong hồng cầu người? A. Asen B. Kẽm C. Đồng D. Sắt Câu 3. Loại Vitamin nào dưới đây được tổng hợp ở da dưới ánh nắng mặt trời ? A. Vitamin A B. Vitamin C C. Vitamin D D. Vitamin E Câu 4. Hiện tượng mụn trứng cá tuổi dậy thì chủ yếu là do sự tăng cường của hoạt động nào? A. Lông và bao lông
  10. B. Tuyến nhờn C. Tuyến mô hôi D. Tầng tế bào sống Câu 5. Khi bị bỏng nhẹ, chúng ta cần phải thực hiện ngay thao tác nào? A. Băng bó vết thương bằng bông hoặc gạc sạch. B. Bôi kem liền sẹo lên phần da bỏng. C. Ngâm phần da bỏng vào nước lạnh sạch. D. Rửa vết bỏng bằng xà phòng dưới vòi nước. Câu 6. Đơn vị cấu tạo nên hệ thần kinh là A. Hạch thần kinh. B. Dây thần kinh. C. Cúc xináp. D. Nơron. Câu 7. Ở hệ thần kinh người, bộ phận ngoại biên bao gồm thành phần nào dưới đây? A. Tiểu não,đại não B. Trụ não, trụ não C. Tủy sống, hành não D. Hạch thần kinh, dây thần kinh Câu 8. Tủy sống nằm ở đâu? A. Xương lồng ngực B. Xương hộp sọ C. Xương cột sống D. Xương chân Câu 9. Khi tiến hành cắt rễ trước liên quan đến dây thần kinh đi đến chi sau bên phải của ếch rồi kích thích bằng HCl 1%, hiện tượng gì sẽ xảy ra ? A. Chi sau bên phải co, các chi còn lại thì không B. Chi sau bên phải không co nhưng các chi còn lại co C. Tất cả các chi đều co D. Tất cả các chi đều không co Câu 10. Liền phía sau trụ não là? A. Não giữa. B. Đại não. C. Tiểu não. D. Hành não.
  11. Câu 11. Trẻ bị viêm họng thường dẫn đến viêm tai giữa. Khẳng định nào sau đây là đúng? A. Vi sinh vật gây viêm tai giữa luôn cùng chủng loại B. Vi sinh vật có thể theo vòi nhĩ tới khoang tai giữa và gây viêm tai tại vị trí này C. Vi sinh vật có thể thay đổi cấu trúc và theo thời gian sẽ gây viêm tai giữa D. Vi sinh vật có thể theo máu tới tai giữa và gây viêm tai Câu 12. Vitamin A là nguyên liệu để tổng hợp rôđôxin. Nếu thiếu Vitamin A tế bào que sẽ không hoạt động dẫn đến thiếu rôđôxin, người đó sẽ bị gì? A. Cận thị B. Viễn thị C. Quáng gá D. Loại thị Câu 13. Sản phẩm của tuyến nội tiết là: A. Kháng nguyên B. Hooc môn C. Enzim D. Kháng thể Câu 14. Hoocmôn có vai trò nào sau đây ? 1. Duy trì tính ổn định của môi trường bên trong cơ thể 2. Xúc tác cho các phản ứng chuyển hóa vật chất bên trong cơ thể 3. Điều hòa các quá trình sinh lý 4. Tiêu diệt các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể A. 2, 4 B. 1, 3 C. 1, 2 D.1, 2, 3, 4 Câu 15. Iốt là thành phần không thể thiếu của hooc môn nào dưới đây? A. Tiroxin B. Isulin C. Glucagon D. Canxitonin Câu 16. Sản phẩm tiết của các tuyến nội tiết được phân bố đi khắp cơ thể qua con đường nào ? A. Hệ thống ống dẫn chuyên biệt B. Đường máu
  12. C. Đường bạch huyết D. Ống tiêu hóa Phần tự luận: 6 điểm Câu 1: (0,75đ) Sự tạo thành nước tiểu gồm những quá trình nào? Câu 2 : (1,25đ) Hãy xác định thành phần của một cơ quan phân tích. Từ đó xác định thành phần của cơ quan phân tích thị giác . Câu 3: (2,5đ) Lấy ví dụ về một phản xạ có điều kiện, phân tích sự hình thành và ức chế của phản xạ có điều kiện đó. Câu 4: (1.5đ) Phân biệt tuyến nội tiết, tuyến ngoại tiết.
  13. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II (ĐỀ 2) MÔN SINH HỌC LỚP 8 Thời gian làm bài 45 phút PHẦN TRẮC NGHIÊM: 4 điểm Chọn phương án trả lới đúng cho các câu dưới đây: CÂU 1 2 3 4 5 6 7 8 ĐA CÂU 9 10 11 12 13 14 15 16 ĐA Câu 1. Khi tiến hành cắt rễ trước liên quan đến dây thần kinh đi đến chi sau bên phải của ếch rồi kích thích bằng HCl 1%, hiện tượng gì sẽ xảy ra ? A. Chi sau bên phải co, các chi còn lại thì không B. Chi sau bên phải không co nhưng các chi còn lại co C. Tất cả các chi đều co D. Tất cả các chi đều không co Câu 2. Liền phía sau trụ não là A. Não giữa. B. Đại não. C. Tiểu não. D. Hành não. Câu 3. Trẻ bị viêm họng thường dẫn đến viêm tai giữa. Khẳng định nào sau đây là đúng? A. Vi sinh vật gây viêm tai giữa luôn cùng chủng loại B. Vi sinh vật có thể theo vòi nhĩ tới khoang tai giữa và gây viêm tai tại vị trí này C. Vi sinh vật có thể thay đổi cấu trúc và theo thời gian sẽ gây viêm tai giữa D. Vi sinh vật có thể theo máu tới tai giữa và gây viêm tai Câu 4. Vitamin A là nguyên liệu để tổng hợp rôđôxin. Nếu thiếu Vitamin A tế bào que sẽ không hoạt động dẫn đến thiếu rôđôxin, người đó sẽ bị gì? A. Cận thị B. Viễn thị C. Quáng gá D. Loại thị Câu 5. Sản phẩm của tuyến nội tiết là: A. Kháng nguyên
  14. B. Hooc môn C. Enzim D. Kháng thể Câu 6. Hoocmôn có vai trò nào sau đây ? 1. Duy trì tính ổn định của môi trường bên trong cơ thể 2. Xúc tác cho các phản ứng chuyển hóa vật chất bên trong cơ thể 3. Điều hòa các quá trình sinh lý 4. Tiêu diệt các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể A. 2, 4 B. 1, 3 C. 1, 2 D.1, 2, 3, 4 Câu 7. Iốt là thành phần không thể thiếu của hooc môn nào dưới đây? A. Tiroxin B. Isulin C. Glucagon D. Canxitonin Câu 8. Sản phẩm tiết của các tuyến nội tiết được phân bố đi khắp cơ thể qua con đường nào ? A. Hệ thống ống dẫn chuyên biệt B. Đường máu C. Đường bạch huyết D. Ống tiêu hóa Câu 9. Khi lập khẩu phần ăn, chúng ta cần tuân thủ nguyên tắc nào sau đây ? 1. Đảm bảo đủ lượng thức ăn phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng 2. Đảm bảo cân đối thành phần các chất hữu cơ, cung cấp đủ muối khoáng và vitamin 3. Đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể 4. Đảm bảo thức ăn động vật nhiều hơn thức ăn thực vật A. 1,2,4 B. 2,3,4 C. 1,2,3 D.1,3,4 Câu 10. Chất nào sau đây là thành phần cấu tạo nên heemoglobin trong hồng cầu người?
  15. A. Asen B. Kẽm C. Đồng D. Sắt Câu 11. Loại Vitamin nào dưới đây được tổng hợp ở da dưới ánh nắng mặt trời ? A. Vitamin A B. Vitamin C C. Vitamin D D. Vitamin E Câu 12. Hiện tượng mụn trứng cá tuổi dậy thì chủ yếu là do sự tăng cường của hoạt động nào? A. Lông và bao lông B. Tuyến nhờn C. Tuyến mô hôi D. Tầng tế bào sống Câu 13. Khi bị bỏng nhẹ, chúng ta cần phải thực hiện ngay thao tác nào? A. Băng bó vết thương bằng bông hoặc gạc sạch. B. Bôi kem liền sẹo lên phần da bỏng. C. Ngâm phần da bỏng vào nước lạnh sạch. D. Rửa vết bỏng bằng xà phòng dưới vòi nước. Câu 14. Đơn vị cấu tạo nên hệ thần kinh là A. Hạch thần kinh. B. Dây thần kinh. C. Cúc xináp. D. Nơron. Câu 15. Ở hệ thần kinh người, bộ phận ngoại biên bao gồm thành phần nào dưới đây? A. Tiểu não,đại não B. Trụ não, trụ não C. Tủy sống, hành não D. Hạch thần kinh, dây thần kinh Câu 16. Tủy sống nằm ở đâu? A. Xương lồng ngực B. Xương hộp sọ C. Xương cột sống
  16. D. Xương chân Phần tự luận: 6 điểm Câu 1: (0,75đ) Tại sao nước tiểu được tạo thành ở nang cầu thận được gọi là nước tiểu đầu ? Điều gì sẽ xảy ra nếu nước tiểu đầu được thải ra khỏi cơ thể? Câu 2 : (1,25đ) Hãy xác định thành phần của một cơ quan phân tích. Từ đó xác định thành phần của cơ quan phân tích thính giác . Câu 3: (2,5đ) Lấy ví dụ về một phản xạ có điều kiện, phân tích sự hình thành và ức chế của phản xạ có điều kiện đó. Câu 4: (1.5đ) Phân biệt tuyến nội tiết, tuyến ngoại tiết.
  17. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2( ĐỀ 1) Môn sinh học 8 I. TRẮC NGHIỆM: 4 điểm( Mỗi câu đúng được 0,25 điểm ) CÂU 1 2 3 4 5 6 7 8 ĐA C D C B C D D C CÂU 9 10 11 12 13 14 15 16 ĐA B C C C B B A B II, TỰ LUẬN: 6 điểm Đáp án Điểm Câu 1: Sự hình thành nước tiểu gồm 3 quá trình: - Quá trình lọc máu diễn ra ở cầu thận. 0,25điểm - Quá trình hấp thu lại diễn ra ở ống thận 0,25điểm - Quá trình bài tiếp tiết diễn ra ở ống thận 0,25điểm Câu 2: - Cơ quan phân tích gồm 3 thành phần: + Cơ quan thụ cảm 0,25 điểm + Dây thần kinh 0,25 điểm + Bộ phận phân tích trung ương. 0,25 điểm - Cơ quan phân tích thị giác: 0.5 điểm + Cơ quan thụ cảm thị giác + Dây thần kinh thị giác + Vùng thị giác ở thùy chẩm Câu 3: Học sinh lấy được ví dụ đúng 1 điểm * Học sinh phân tích được ví dụ: - Hình thành: + PXCĐK được hình thành trên PXKĐK:Sự kết hợp giữa một 0,5 điểm kích thích không điều kiện và một kích thích có điều kiện. + Lặp đi lặp lại nhiều lần cho đến khi hình thành đường liên hệ 0,5 điểm thần kinh tạm thời. - Ức chế: + Phản xạ không được củng cố sẽ mất dần. 0.5 điểm Câu 4: Phân biệt tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết:
  18. Tuyến nội tiêt Tuyến ngoại tiết + Kích thước rất nhỏ + Kích thước lớn hơn 0,25 điểm + Không có ống dẫn, chất tiết + Có ống dẫn chất tiết đến cơ ngấm thẳng vào máu đến cơ quan tác động 0,25 điểm quan đích. + Lượng chất tiết nhiều nhưng + Lượng hoocmôn tiết ít hoạt tính không mạnh nhưng có hoạt tính mạnh 0,5 điểm + Có tác dụng trong quá trình tiêu hóa thức ăn, thải bã, điều + Có tác dụng điều khiển, điều hòa thân nhiệt hoà, phối hợp hoạt động của các cơ quan 0,5 điểm
  19. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2( ĐỀ 2) Môn sinh học 8 I. TRẮC NGHIỆM: 4 điểm( Mỗi câu đúng được 0,25 điểm ) CÂU 1 2 3 4 5 6 7 8 ĐA B C C C B B A B CÂU 9 10 11 12 13 14 15 16 ĐA C D C B C D D C II, TỰ LUẬN: 6 điểm Đáp án Điểm Câu 1: - Gọi là nước tiểu đầu vì trong thành phần của nước tiểu này còn 0,25điểm 0,5điểm có các chất dinh dưỡng và ion cần thiết cho cơ thể. - Nếu nước tiểu đầu bị thải ra khỏi cơ thể thì cơ thể sẽ mất các chất dinh dưỡng và ion cần thiết > dẫn tới có thể tử vong. Câu 2: - Cơ quan phân tích gồm 3 thành phần: + Cơ quan thụ cảm 0,25 điểm + Dây thần kinh 0,25 điểm + Bộ phận phân tích trung ương. 0,25 điểm - Cơ quan phân tích thị giác: 0.5 điểm + Cơ quan thụ cảm thính giác + Dây thần kinh thính giác + Vùng thị giác ở thùy thái dương Câu 3: Học sinh lấy được ví dụ đúng 1 điểm * Học sinh phân tích được ví dụ: - Hình thành: + PXCĐK được hình thành trên PXKĐK:Sự kết hợp giữa một 0,5 điểm kích thích không điều kiện và một kích thích có điều kiện. + Lặp đi lặp lại nhiều lần cho đến khi hình thành đường liên hệ 0,5 điểm thần kinh tạm thời. - Ức chế: + Phản xạ không được củng cố sẽ mất dần. 0.5 điểm Câu 4: Phân biệt tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết: Tuyến nội tiêt Tuyến ngoại tiết
  20. + Kích thước rất nhỏ + Kích thước lớn hơn 0,25 điểm 0,25 điểm + Không có ống dẫn, chất tiết + Có ống dẫn chất tiết đến cơ ngấm thẳng vào máu đến cơ quan tác động 0,5 điểm quan đích. + Lượng chất tiết nhiều nhưng 0,5 điểm + Lượng hoocmôn tiết ít hoạt tính không mạnh nhưng có hoạt tính mạnh + Có tác dụng trong quá trình tiêu hóa thức ăn, thải bã, điều + Có tác dụng điều khiển, điều hòa thân nhiệt hoà, phối hợp hoạt động của các cơ quan Trung Sơn Trầm, ngày tháng năm 2023 KÝ DUYỆT CỦA BGH KÝ DUYỆT CỦA TỔ CM NGƯỜI SOẠN Nguyễn Thế Anh