Đề kiểm tra giữa học kỳ II môn Sinh học Lớp 8 năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Thu Huyền (Có đáp án)

docx 7 trang Phương Ly 05/07/2023 2680
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kỳ II môn Sinh học Lớp 8 năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Thu Huyền (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ky_ii_mon_sinh_hoc_lop_8_nam_hoc_2022_2.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kỳ II môn Sinh học Lớp 8 năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Thu Huyền (Có đáp án)

  1. Phòng GD & ĐT Ba Vì Trường THCS CAM THƯỢNG MA TRẬN, BẢN ĐẶC TẢ VÀ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II MÔN SINH HỌC 8 - THỜI GIAN 45 PHÚT (NĂM HỌC 2022 – 2023) A. KHUNG MA TRẬN: - Thời điểm kiểm tra: Kiểm tra giữa học kỳ 2 khi kết thúc nội dung: Bài Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện (Chương IX: Hệ thần kinh và giác quan) - Thời gian làm bài: 45 phút - Hình thức kiểm tra: Kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận (tỉ lệ 40% trắc nghiệm, 60% tự luận) - Cấu trúc: - Mức độ đề: 40% Nhận biết; 30% Thông hiểu; 20% Vận dụng; 10% Vận dụng cao - Phần trắc nghiệm: 4,0 điểm (gồm 16 câu hỏi: nhận biết: 8 câu, thông hiểu: 8 câu), mỗi câu 0,25 điểm - Phần tự luận: 6,0 điểm (Nhận biết: 2,0 điểm; Thông hiểu: 1,0 điểm; Vận dụng: 2 điểm; Vận dụng cao: 1 điểm)
  2. MỨC ĐỘ Tổng số câu TN/ Vận dụng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng số ý Chủ cao TL Điể đề m số Tự Trắc Tự Trắc Tự Trắc Tự Trắc Tự Trắc luậ nghiệ luậ nghiệ luậ nghiệ luậ nghiệ luậ nghiệ n m n m n m n m n m 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1. Trao đổi chất 1 1 2 0,5 và năng lượng 2. Bài 1 4 3 1 2 7 3.75 tiết 3. Da 1 2 1 1 2 3 2.75 5. Hệ thần kinh 1 1 3 1 2 4 3 và giác quan Số câu TN/ Số ý TL 2 8 1 8 2 1 6 16 (Số YCCĐ ) Điểm 2,0 2,0 1,0 2,0 2 1 6,0 4,0 10,0 số Tổng 10 số 4,0 điểm 3,0 điểm 2,0 điểm 1,0 điểm 10 điểm điểm điểm
  3. B. BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I Nội Mức độ Yêu cầu cần đạt Số câu hỏi Câu hỏi dung TL TN TL TN (Số ý) (Số câu) Trao đổi Nhận biết + Nêu được nguyên tắc thiết lập 1 C5 chất và khẩu phần ăn. năng lượng Thông + Trình bày được cặp vitamin 1 C6 hiểu đóng vai trò tích cực trong chống lão hóa. Nhận biết + Nêu được các thành phần cấu 1 4 C1, C17.a tạo hệ bài tiết, sản phẩm bài tiết. 2, 3, 4 + Trình bày được vai trò của hệ 3 C14, bài tiết. 15, Bài tiết Thông hiểu + Trình bày được sự tạo thành 16 nước tiêu. Vận dụng + Giải thích được làm thế nào để 1 C17.b có một hệ bài tiết khỏe mạnh. Nhận biết + Nêu được cấu tạo da. 1 2 C7, 9 C18.a Thông + Trình bày được vai trò của lớp 1 C8 Da hiểu mỡ dưới da Vận dụng + Trình bày được các bệnh ngoài 1 C18.b cao da và đề xuất biện pháp phòng tránh. Nhận biết + Nêu được số lượng dây thần 1 C10 kinh tủy. Hệ thần + Trình bày được vị trí và cấu tạo 1 3 C11, C19.b kinh và Thông của trụ não, tiêu não, não trung 12, hiểu gian và đại não. 13
  4. giác + Trình bày được chức năng của quan hệ thần kinh. Vận dụng + Giải thích được dây thần kinh 1 C19.a tủy là dây pha. Tổng 6 ý 16 câu 6 điểm 4 10 điểm điểm C. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II – MÔN SINH HỌC 8 ĐỀ BÀI I. TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) Chọn phương án đúng cho những câu sau: Câu 1. Không nên nhịn tiểu lâu vì A. tăng lượng vi khuẩn gây bệnh. B. tăng khả năng tạo sỏi thận. C. tăng khả năng tạo thành nước tiểu. D. tăng chất dinh dưỡng cho cơ thể. Câu 2. Cơ quan nào là quan trọng nhất của hệ bài tiết nước tiểu? A. Ống đái. B. Ống dẫn nước tiểu. C. Bóng đái. D. Hai quả thận. Câu 3. Sự tạo thành nước tiểu có đặc điểm là A. diễn ra liên tục. B. tùy từng thời điểm cụ thể diễn ra liên tục hoặc gián đoạn. C. diễn ra gián đoạn. D. diễn ra khi trao đổi chất quá nhiều. Câu 4. Sản phẩm bài tiết của thận là gì? A. Nước mắt. B. Nước tiểu. C. Phân. D. Mồ hôi. Câu 5. Cặp vitamin nào dưới đây đóng vai trò tích cực trong việc chống lão hóa? A. Vitamin A và K. B. Vitamin C và E. C. Vitamin A và D. D. Vitamin B1 và D. Câu 6. Khi lập khẩu phần ăn, chúng ta cần tuân thủ nguyên tắc nào sau đây? A. Đảm bảo thức ăn có lợi cho chuyển hóa vật chất và năng lượng của cơ thể. B. Đảm bảo cân đối thành phần các chất hữu cơ, cung cấp đủ muối khoáng và vitamin. C. Đảm bảo cung cấp đủ lượng ăn giống nhau của mọi người.
  5. D. Đảm bảo đủ dinh dưỡng nhiều chất béo và dầu mỡ. Câu 7. Da có cấu tạo gồm A. lớp bì, lớp biểu bì. B. lớp biểu bì, lớp mỡ dưới da. C. lớp biểu bì, lớp bì, lớp mỡ dưới da. D. lớp bì, lớp mỡ dưới da. Câu 8 . Lớp mỡ dưới da có tác dụng là A. tăng sinh nhiệt. B. chống mất nhiệt, có tác dụng như lớp đệm. C. giảm thoát nhiệt. D. tăng thoát nhiệt. Câu 9. Phản xạ không điều kiện có đặc điểm là A. sinh ra đã có không cần phải học tập. B. có thể bị mất đi nếu không được nhắc lại. C. qua quá trình học tập và rút kinh nghiệm. D. đặc điểm duy trì suốt đời. Câu 10. Số lượng dây thần kinh của tuỷ sống là A. 20 đôi. B. 31 đôi. C. 32 đôi. D. 33 đôi. Câu 11. Số lượng dây thần kinh não là A. 9 đôi. B. 10 đôi. C. 11 đôi. D. 12 đôi. Câu 12. Đặc điểm hoạt động của các dây thần kinh tuỷ là A. chỉ dẫn truyền xung vận động B. dẫn truyền cả xung cảm giác và xung vận động C. chỉ dẫn truyền xung cảm giác D. không dẫn truyền Câu 13. Vị trí của não trung gian nằm ở A. phía dưới tuỷ sống. B. tuỷ sống và trụ não C. sau trụ não và dưới đại não. D. giữa hành não và cầu não Câu 14. Rãnh đỉnh ngăn cách giữa A. thuỳ trán và thuỳ đỉnh. B. thuỳ trán và thuỳ thái dương. C. thuỳ thái dương và thuỳ chẩm. D. thuỳ trán và thuỳ chẩm. Câu 15. Hai bán cầu não được ngăn cách bởi A. rãnh thẳng góc phía ngoài. B. rãnh thái dương. C. rãnh liên bán cầu. D. rãnh đỉnh. Câu 16. Để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu, chúng ta cần tránh điều gì sau đây? A. Uống nước vừa đủ. B. Đi tiểu khi có nhu cầu. C. Ăn quá mặn hoặc quá chua. D. Không ăn thức ăn nhiễm độc.
  6. II. TỰ LUẬN: (6,0 điểm) Câu 17. (2 điểm) a, Hệ bài tiết nước tiểu có cấu tạo như thế nào? b, Làm thế nào để có một hệ bài tiết nước tiểu khỏe mạnh? Câu 18. (2 điểm) a. Nêu cấu tạo của da ? b, Kể tên một số bệnh ngoài da và cách phòng tránh? Câu 19. (2 điểm) a, Tại sao nói dây thần kinh tủy là dây pha? b, Trình bày chức năng của hệ thần kinh? HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm) Mỗi câu đúng được 0,25 điểm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 B D A B B B C B A B D B C A C C II. TỰ LUẬN (6 điểm) Câu Nội dung Điểm a. Hệ bài tiết nước tiểu gồm: thận, ống dẫn nước Mỗi ý đúng 0.25 tiểu, bóng đái, ống đái. điểm b. Để có hệ bài tiết khỏe mạnh cần: 1 - Thường xuyên giữ vệ sinh cho toàn cơ thể cũng Mỗi ý đúng 0.25 như hệ bài tiết nước tiểu. điểm - Khẩu phần ăn uống hợp lí. - Đi tiểu đúng lúc. - Tập thể dục thể thao thường xuyên. a. Cấu tạo của da gồm: 1 điểm - Da có cấu tạo gồm 3 lớp: Lớp biểu bì, lớp bì, lớp mỡ dưới da.
  7. b. Một số bệnh ngoài da và cách phòng tránh. - Một số bệnh ngoài da: Ghẻ lở, hắc lào, năm 2 chốc, chấy, mụn nhọt Mỗi ý đúng 0.25 - Cách phòng tránh: điểm + Tắm, giặt thường xuyên + Vệ sinh lớp học sạch sẽ + Giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh. a. Dây thần kinh tủy là dây pha vì: Dây thần kinh tủy là dây pha vì dây thần kinh tuỷ bao gồm các 1 điểm bó sợi cảm giác và bó sợi vận động được liên hệ với tủy sống qua rễ trước và rễ sau . b. Chức năng của hệ thần kinh: 3 - Hệ thần kinh cơ xương: điều khiển các cơ vân, 0.5 điểm cơ xương. Hoạt động có ý thức. - Hệ thần kinh sinh dưỡng: Điều hòa cơ quan 0.5 điểm sinh dưỡng và cơ quan sinh sản. Hoạt động không có ý thức DUYỆT CỦA BGH DUYÊT CỦA TỔ KHTN GV BỘ MÔN Nguyễn Thị Thu Huyền