Đề trắc nghiệm ôn tập thi học kỳ II môn Hóa học Lớp 11 - Đề số 3 (Benzen đến Andehit)

docx 3 trang Phương Ly 06/07/2023 5620
Bạn đang xem tài liệu "Đề trắc nghiệm ôn tập thi học kỳ II môn Hóa học Lớp 11 - Đề số 3 (Benzen đến Andehit)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_trac_nghiem_on_tap_thi_hoc_ky_ii_mon_hoa_hoc_lop_11_de_so.docx

Nội dung text: Đề trắc nghiệm ôn tập thi học kỳ II môn Hóa học Lớp 11 - Đề số 3 (Benzen đến Andehit)

  1. ÔN TẬP THI HỌC KỲ 2 – HÓA 11 (Benzen đến Andehit) ĐỀ SỐ 3 Câu 1: Monoclo hóa metylbenzen (Fe, to) thu được sản phẩm chính là A. p-clotoluen. B. o-clotoluen. C. p-clotoluen và o-clotoluen. D. benzylclorua. Câu 2: Hóa chất duy nhất dùng để phân biệt các chất lỏng: benzen, toluen, stiren là A. dung dịch NaOH. B. dung dịch AgNO3/NH3. C. dung dịch brom. D. dung dịch KMnO4. Câu 3: Trong vòng benzen có chứa mấy liên kết π? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4 Câu 4: Nhận xét nào sau đây đúng khi nói về tính chất vật lí của hiđrocacbon thơm? (1) Các hiđrocacbon thơm thường là chất lỏng (2) Các hiđrocacbon không tan trong nước, tan nhiều trong dung môi hữu cơ. (3) Các hiđrocacbon dễ tan trong nước. (4) Các hiđrocacbon có tính độc. (5) Các hiđrocacbon thơm đều là chất khí. A. 1, 2, 4. B. 1, 2, 5. C. 1, 3, 4. D. 1, 2, 4, 5. Câu 5: Tính chất hóa học đặc trưng của benzen và đồng đẳng của nó là A. Dễ thế, khó cộng. B. Dễ cộng, khó thế. C. Dễ trùng hợp. D. Dễ bị oxi hóa bằng dung dịch thuốc tím. Câu 6: Trong phân tử X có vòng benzen. X không tác dụng với brom khi có mặt bột Fe, còn khi tác dụng với brom đun nóng tỉ lệ 1:1 tạo thành dẫn xuất monobrom duy nhất nên tên của X là A. Hexametyl benzen. B. Benzen. C. Toluen. D. o – Xilen. Câu 7: Cho 7,8 gam hỗn hợp hai ancol đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng hết với 4,6 gam Na được 12,25 gam chất rắn. Hai ancol đó là A. CH3OH và C2H5OH. B. C2H5OH và C3H7OH. C. C3H5OH và C4H7OH. D. C3H7OH và C4H9OH. 0 Câu 8: Đun nóng hỗn hợp etanol và metanol với H2SO4 đặc ở 140 C có thể thu được tối đa bao nhiêu sản phẩm A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 9: Chọn phát biểu sai ? A. Ancol là hợp chất hữu cơ trong phân tử có nhóm –OH liên kết trực tiếp với nguyên tử C no. B. Hợp chất CH3 – CH2 – OH là ancol etylic. C. Hợp chất C6H5 – CH2 –OH là phenol. D. Ancol no, đơn chức, mạch hở có công thức tổng quát là CnH2n+1OH (n 1). Câu 10:Cho 6,9 gam ancol etylic tác dụng với Na dư. Thể tích H2 thu được ở (đktc) là A. 1,12 lít. B. 2,24 lít. C. 6,72 lít. D. 1,68 lít. Câu 11:Để thu được sản phẩm là anđehit thì chất đem oxi hóa phải là ancol loại nào? A. Ancol bậc I. B. Ancol bậc II. C. Ancol bậc III. D. Ancol bậc IV. Câu 12:Cho a mol một ancol X tác dụng với Na dư thu được ½a mol H 2. Đốt cháy hoàn toàn X thu được 13,2 gam CO2 và 8,1 gam H2O. Vậy X là A. C3H7OH. B. C2H5OH. C. C4H9OH. D. CH3OH. Câu 13:Số đồng phân ancol bậc I ứng với công thức phân tử C4H10O là? A. 4. B. 5. C. 3. D. 2.
  2. ÔN TẬP THI HỌC KỲ 2 – HÓA 11 (Benzen đến Andehit) Câu 14:Ứng với CTPT C4H9OH đồng phân nào khi tách nước (ở điều kiện thích hợp) thu được hai anken (không tính đồng phân hình học)? A. 2 – metylpropan – 2 – ol.B. Butan – 2 – ol. C. 2 – metylpropan – 1 – ol. D. Butan – 1 – ol. Câu 15:Phenol tác dụng được với tất cả các chất trong nhóm chất nào dưới đây? A. Na, Br2, HCl. B. Na, NaOH, HCl. C. Na, NaOH, Br2. D. NaOH, Br2, HCl. Câu 16:Hợp chất hữu cơ X chứa vòng benzen, có công thức phân tử C 7H8O, phản ứng được với dung dịch NaOH. Số chất thỏa mãn tính chất trên là A. 3. B. 1. C. 4. D. 2. Câu 17:Nhận xét nào sau đây đúng? A. Phenol có tính axit mạnh hơn etanol B. Phenol có tính axit yếu hơn etanol C. Phenol không có tính axit. D. Phenol dễ tan trong nước hơn trong dung dịch NaOH Câu 18:Dãy gồm các chất đều phản ứng với phenol là A. dung dịch NaCl, dung dịch NaOH, kim loại Na. B. nước brom, axit axetic, dung dịch NaOH. C. nước brom, anhiđrit axetic, dung dịch NaOH. D. nước brom, anđehit axetic, dung dịch NaOH. Câu 19:Chọn nhận xét đúng? A. Dung dịch phenol làm quỳ tím hoá đỏ. B. Phenol tham gia phản ứng thế brom khó hơn benzen. C. Phenol C6H5OH là một ancol thơm. D. Phenol phản ứng được với dung dịch brom và dung dịch NaOH. Câu 20:Phenol không phản ứng với chất nào sau đây? A. Na. B. NaOH. C. NaHCO3. D. Br2. Câu 21:Etanol và phenol đồng thời phản ứng được với: A. Na, dung dịch Br2. B. Na, CH3COOH. C. Na. D. Na, NaOH. Câu 22:Phản ứng nào sau đây không tạo anđehit axetic? A. Cho axetilen phản ứng với nước. B. Oxi hóa không hoàn toàn etilen. C. Oxi hóa không hoàn toàn ancol etylic. D. Oxi hóa không hoàn toàn ancol metylic. Câu 23:Tên thông thường của CH3-CH2-CHO là A. anđehit propanal. B. anđehit propionic. C. propanđehit. D. propanal. Câu 24:Khi đốt cháy hỗn hợp các anđehit cùng dãy đồng đẳng thu được số mol CO 2 bằng số mol nước. Các anđehit đó là các anđehit A. no, đơn chức. B. no, đơn chức, mạch hở. C. no, hai chức, mạch hở. D. không no, đơn chức mạch hở Câu 25:Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X gồm 2 anđehit đơn chức là đồng đẳng kế tiếp thu được 8,064 lít khí CO2 (ở đktc) và 4,68 gam H2O. Công thức cấu tạo của 2 anđehit là A. HCHO và CH3CHO B. CH3CHO và CH3CH2CHO C. CH2=CHCHO và CH2=CHCH2CHO D. OHC-CH2-CH2-CHO và OHC-(CH2)3-CHO Câu 26:Đốt cháy hoàn toàn anđehit X, thu được thể tích khí CO 2 bằng thể tích hơi nước (trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Khi cho 0,01 mol X tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO 3 trong NH3 thì thu được 0,04 mol Ag. X là: A. anđehit fomic. B. anđehit axetic. C. anđehit không no, mạch hở, hai chức. D. anđehit no, mạch hở, hai chức. Câu 27:Cho anđehit no, mạch hở, có công thức CnHmO2. Mối quan hệ giữa n với m là A. m = 2n. B. m = 2n +1. C. m = 2n + 2. D. m = 2n – 2. Câu 28:Anđehit axetic thể hiện tính oxi hoá trong phản ứng nào sau đây?
  3. ÔN TẬP THI HỌC KỲ 2 – HÓA 11 (Benzen đến Andehit) t0 ,Ni A. CH3CHO + H2   CH3CH2OH t 0 B. 2CH3CHO + 5O2   4CO2 + 4H2O C. CH3CHO + Br2 + H2O ⟶ CH3COOH + 2HBr D. CH3CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O ⟶ CH3COONH4 + 2NH4NO3 + 2Ag↓ Câu 29:Câu nào sau đây là đúng? (1) Hợp chất CH3CH2OH là ancol etylic. (2) Ancol là hợp chất hữu cơ trong phân tử có nhóm -OH. (3) Hợp chất C6H5CH2OH là phenol. (4) Ancol etylic tan tốt trong nước và có nhiệt độ sôi cao hơn hẳn so với ankan và các dẫn xuất halogen có khối lượng phân tử xấp xỉ với nó. Số phát biểu đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 30:Oxi hoá 9,2 gam ancol etylic bằng CuO đun nóng thu được 13,2 gam hỗn hợp X gồm anđehit, axit, ancol dư và nước. Hỗn hợp này tác dụng với Na sinh ra 3,36 lít H2 (ở đktc). Phần trăm khối lượng ancol bị oxi hóa là A. 75%. B. 25%. C. 66,67%. D. 33,33%.