Đề thi thử vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Năm học 2021-2022 (Kèm hướng dẫn chấm)

doc 10 trang hatrang 12442
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Năm học 2021-2022 (Kèm hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_thu_vao_lop_10_mon_ngu_van_nam_hoc_2021_2022_kem_huon.doc

Nội dung text: Đề thi thử vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Năm học 2021-2022 (Kèm hướng dẫn chấm)

  1. ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ SẦM SƠN Năm học: 2021 - 2022 TRƯỜNG THCS TRUNG SƠN Môn: Ngữ văn Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao đề) ĐỀ A Phần I: Đọc - hiểu : (3.0 điểm)Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Mỗi chúng ta đều giống một đóa hoa. Có những bông hoa lớn và cũng có những bông hoa nhỏ, có những bông nở sớm và những bông nở muộn, có những đóa hoa rực rỡ sắc màu được bày bán ở những cửa hàng lớn, cũng có những đóa hoa đơn sắc kết thúc “đời hoa” bên vệ đường. Sứ mệnh của hoa là nở. Cho dù không có những ưu thế để như nhiều loài hoa khác, cho dù được đặt ở bất cứ đâu, thì cũng hãy bừng nở rực rỡ, bung ra những nét đẹp mà chỉ riêng ta mới có thể mang đến cho đời. [ ] Hãy bung nở đóa hoa của riêng mình dù có được gieo mầm ở bất cứ đâu. (Kazuko Watanabe, Mình là nắng việc của mình là chói chang, Vũ Thùy Linh dịch, NXB Thế giới, 2018). Câu 1 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. Câu 2 (0,5 điểm). Chỉ ra và nêu tác dụng của một phép tu từ được sử dụng trong câu văn: “ Có những bông hoa lớn và cũng có những bông hoa nhỏ, có những bông nở sớm và những bông nở muộn, có những đóa hoa rực rỡ sắc màu được bày bán ở những cửa hàng lớn, cũng có những đóa hoa đơn sắc kết thúc "đời hoa” bên vệ đường." Câu 3 (1 điểm). Nêu hàm ý của câu: Hãy bung nở đóa hoa của riêng mình dù có được gieo mầm ở bất cứ đâu. Câu 4 (1điểm). Em có đồng tình với suy nghĩ của tác giả: “Mỗi chúng ta đều giống một đóa hoa.” Không ? Vì sao? Phần 2: Tập làm văn (7.0 điểm) Câu 1 (2 điểm) Từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) với chủ đề “ sống đẹp”. Câu 2 (5 điểm) Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của nhà văn Nguyễn Thành Long (SGK Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam năm 2017)
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ SẦM SƠN NĂM HỌC : 2021 – 2022 TRƯỜNG THCS TRUNG SƠN Môn: Ngữ văn Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao đề) Đề A Phần Câu Yêu cầu Điểm I Phần đọc - hiểu 3 đ 1 Phương thức biểu đạt chính của văn bản là nghị luận. 0,5 đ 2 - Phép tu từ được sử dụng trong câu văn: điệp từ "Có 0,25 đ những cũng có những ". - Liệt kê những cuộc đời khác nhau của hoa. 0,25 đ 3 - Hàm ý của câu: Hãy bung nở đóa hoa của riêng mình dù có 1 đ được gieo mầm ở bất cứ đâu: - Dù ta không có ưu thế được như nhiều người khác, cho dù ta sống trong hoàn cảnh nào thì cũng hãy bung nở rực rỡ, phô hết ra những nét đẹp mà chỉ riêng ta mới có thể mang đến cho đời, hãy luôn nuôi dưỡng tâm hồn con người và làm cho xã hội trở nên tốt đẹp hơn 4 - Em đồng tình với suy nghĩ của tác giả: “Mỗi chúng ta đều 1 đ giống một đóa hoa”. Vì: - Mỗi người là một đóa hoa tuyệt vời trên thế giới này, tựa như mỗi một món quà độc đáo - Mỗi người đề có năng lực và phẩm chất tốt đẹp riêng của mình để làm đẹp cho cuộc đời. Phần LÀM VĂN Câu Viết đoạn văn 200 chữ 2 đ 1 a. Mở đoạn ( 0,25đ) ( 0,25đ) - Giới thiệu vấn đề cần nghị luận +Lối sống đẹp được xem là một tiêu chuẩn đạo đức chung là thước đo đánh giá nhân cách của mỗi người + Sống đẹp định hướng được áp dụng rộng rãi trong quá trình giáo dục từ gia đình đến nhà trường để góp phần tạo nên một đất nước văn minh, tiến bộ. b. Thân đoạn 0,5 đ * Giải thích khái niệm lối sống đẹp là gì? - Sống đẹp, trước hết, phải sống biết thương, quan tâm, chăm sóc, gắn bó, đồng cảm, vị tha với tất những người xung quanh bạn, không miệt thị người có hoàn cảnh khó khăn, không phân biệt địa vị xã hội.
  3. - Sống đẹp là biết cố gắng, nỗ lực hoàn thiện bản thân, có ước mơ, có nghị lực thực hiện ước mơ. - Sống đẹp là sống yêu thương, trân trọng, sẻ chia với mọi người, trân trọng những gì mình có, đồng thời cũng biết căm ghét, lên án, phê phán những điều sai trái, những tội ác và bảo vệ chính nghĩa, lẽ phải - Sống đẹp không chỉ là sống cho riêng mình mà là dùng tài năng, công sức của mình để cống hiến làm cho xã hội trở nên tốt đẹp hơn. * Ý nghĩa của sống đẹp lồng ghép trong khái niệm 0,25 đ - Sống đẹp khiến cuộc sống trở nên ý nghĩa, “sống” theo đúng nghĩa chứ không phải sự tồn tại đơn thuần: đời sống tinh thần phong phong phú hơn. - Khi ta có một cách sống đẹp, bản thân mới thực sự có giá trị, ta sẽ nhận được sự yêu thương, giúp đỡ từ người khác, giúp mọi người trở nên thân thiện, hòa đồng. Nếu mỗi người đều có một lối sống tích cực thì sẽ không còn khoảng cách giữa người nữa c. Bình luận về lối sống đẹp 0,5 đ Trong phần bình luận có lồng ghép các dẫn chứng ngoài thực tế về lối sống đẹp: ví dụ vợ chồng anh chị Vũ Công Tuấn trọng việc bảo vệ môi trường trong sạch, dẫn chứng thêm nhân vật sống đẹp được nhà văn Nguyễn Thành Long khắc họa qua truyện ngắn “ Lặng lẽ SaPa” - Bên cạnh những người có lối sống đẹp lại có những người sống tiêu cực: ích kỉ, chỉ quan tâm đến lợi ích của mình, sống vô cảm, thờ ơ, sa vào tệ nạn, - Sống đẹp không phải chỉ ngày một ngày hai có thể làm được, nó thể hiện ở những hành động nhỏ nhất trong suốt đời người d. Liên hệ bản thân 0,25 đ - Có thái độ phê phán, lên án với những người có lối sống tiêu cực. - Luôn mở rộng lòng mình để yêu thương, sẻ chia nhiều hơn với người thân, gia đình và những người xung quanh. - Là học sinh cần phải biết định hướng lối sống lành mạnh, không ngừng nỗ lực học tập để hoàn thiện bản thân góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp.
  4. - Cần tỉnh táo, sáng suốt và bản lĩnh để tránh xa lối sống ăn chơi, sa đọa, cám dỗ của xã hội c. Kết bài ( 0,25 đ) - Khẳng định và ý nghĩa lối sống đẹp: sống đẹp là chuẩn mực đạo đức, thước đo nhân cách của mỗi người. - Câu thơ của Tố Hữu có ý nghĩa nhắc nhở, gợi mở về lối sống đẹp, nhất là cho thế hệ trẻ ngày nay. Câu Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp nhân vật anh thanh niên 5 đ 2 trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của nhà văn Nguyễn Thành Long I. Mở bài ( 0,5đ) - Giới thiệu tác giả Nguyễn Thành Long và tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa ( 0,25đ) - Dẫn dắt vấn đề nghị luận: phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn để thấy được phong cách sống đáng quý, cũng như tinh thần cống hiến lặng lẽ âm thầm II. Thân bài 1. Tình huống truyện( 0,5đ) - Cuộc gặp gỡ giữa anh thanh niên làm việc ở một mình trên trạm khí tượng với bác lái xe, ông kĩ sư và cô họa sĩ trên chuyến xe lên Sa Pa. - Tình huống truyện đặc sắc, tạo điều kiện bộc lộ tư tưởng, quan điểm của tác giả khi ngợi ca con người lao động 2. Phân tích nhân vật anh thanh niên 3,5đ a. Hoàn cảnh sống và làm việc của anh thanh niên 1,0đ + Làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 m, quanh năm sống với hoa cỏ + Công việc của anh: đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dựa vào công việc dự báo trước hằng ngày, phục vụ sản xuất và chiến đấu + Công việc đòi hỏi tỉ mỉ, chính xác cũng như tinh thần trách nhiệm cao ( nửa đêm đi ốp dù trời mưa tuyết, giá lạnh ) - Điều gian khổ nhất chính là vượt qua nỗi cô đơn, vắng vẻ, quanh năm suốt tháng chỉ sống trên đỉnh núi một mình b. Những nét đẹp trong cách sống, suy nghĩ, hành động và 2,5đ quan hệ tình cảm với mọi người - Vượt lên hoàn cảnh sống khắc nghiệt, anh có suy nghĩ rất đẹp( 1.0đ) + Với công việc khắc nghiệt gian khổ, anh luôn yêu và mong muốn được làm việc ở điều kiện lý tưởng ( đỉnh cao 3000 m)
  5. + Anh có những suy nghĩ đúng đắn, sâu sắc về cuộc sống con người: “khi ta làm việc, ta với công việc là một, sao lại gọi là một mình được” + Anh thấu hiểu nỗi vất vả của đồng nghiệp + Quan niệm về hạnh phúc của anh thật đơn giản và tốt đẹp 0,5đ - Hành động, việc làm đẹp + Mặc dù chỉ có một mình không ai giám sát nhưng anh luôn tự giác hoàn thành nhiệm vụ với tinh thần trách nhiệm cao ( nửa đêm đúng giờ ốp dù mưa gió thế nào anh cũng trở dậy ra ngoài trời làm việc một cách đều đặn và chính xác 4 lần trong một ngày) 1đ - Anh thanh niên có phong cách sống cao đẹp + Anh có nếp sống đẹp khi tự sắp xếp công việc, cuộc sống của mình ở trạm một cách ngăn nắp: có vườn rau xanh, có đàn gà đẻ trứng, có vườn hoa rực + Đó là sự cởi mở chân thành với khách, quý trọng tình cảm của mọi người + Anh còn là người khiêm tốn, thành thực cảm thấy công việc của mình có những đóng góp chỉ là nhỏ bé → Chỉ bằng những chi tiết và chỉ xuất hiện trong một khoảnh khắc của truyện, tác giả phác họa dược chân dung nhân vật chính với vẻ đẹp tinh thần, tình cảm, cách sống, và những suy nghĩ về cuộc sống, về ý nghĩa công việc III. Kết bài ( 0,5đ) - Hình tượng nhân vật anh thanh niên miệt mài, hăng say lao động vì lợi ích đất nước, có sức lan tỏa tới những người xung quanh. - Tác giả rất thành công khi xây dựng hình tượng nhân vật anh thanh niên cùng những người đồng nghiệp thầm lặng cống hiến sức trẻ, thanh xuân cho đất nước, dân tộc - Nhắc nhở thế hệ trẻ lòng biết ơn, trách nhiệm với vận mệnh quốc gia PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ SẦM SƠN ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10
  6. TRƯỜNG THCS TRUNG SƠN Năm học: 2021 - 2022 Môn: Ngữ văn Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao đề) Đề B Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều. Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè, như gọi thấp xuống những vì sao sớm. Ban đêm, trên bãi thả diều thật không còn gì huyền ảo hơn. Có cảm giác diều đang trôi trên dải Ngân Hà. Bầu trời tự do đẹp như một thảm nhung khổng lồ. Có cái gì cứ cháy lên, cháy mãi trong tâm hồn chúng tôi. Sau này tôi mới hiểu đấy là khát vọng. Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời và bao giờ cũng hi vọng khi tha thiết cầu xin: “Bay đi diều ơi! Bay đi!” Cánh diều tuổi ngọc ngà bay đi, mang theo nỗi khát khao của tôi. (Cánh diều tuổi thơ - Tạ Duy Anh, Tiếng Việt 4, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017) Câu 1 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích. Câu 2 (0,5 điểm). Hãy tìm lời dẫn trực tiếp trong đoạn trích và cho biết dấu hiệu nhận biết. Câu 3 (1 điểm). Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: “Bầu trời tự do đẹp như một thảm nhung khổng lồ”. Câu 4 (1 điểm). Theo em, tác giả muốn nói điều gì qua hình ảnh cánh diều? Phần II. Làm văn (7,0 điểm) Câu 1 (2 điểm) Từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về vai trò của khát vọng đối với mỗi người. Câu 2 (5 điểm) Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của nhà văn Nguyễn Thành Long (SGK Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam năm 2017).
  7. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ SẦM SƠN NĂM HỌC : 2021 – 2022 TRƯỜNG THCS TRUNG SƠN Môn: Ngữ văn Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao đề) Đề B Phần Câu Yêu cầu Điểm ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN 3,0 1 Phương thức biểu đạt: Biểu cảm. 0,5 2 Lời dẫn trực tiếp: “Bay đi diều ơi!Bay đi!” 0,25 Dấu hiệu: được đặt trong dấu ngoặc kép. 0,25 3 Biện pháp tu từ: So sánh. 0,5 Tác dụng: Giúp diễn tả hình ảnh bầu trời đẹp mềm mại, mịn màng tựa như một thảm nhung . 0,5 I 4 Thông qua hình ảnh cánh diều tác giả muốn nói đến ước mơ và khát 1 vọng của con người trong cuộc sống. Con người chúng ta sống trong cuộc đời cũng cần có ước mơ và khát vọng sống, lý tưởng sống cho riêng mình. Ước mơ và khát vọng sống như cánh diều bay trên bầu trời rộng lớn, thỏa sức mình, và nỗ lực cố gắng cho cuộc đời mỗi người. LÀM VĂN 7 đ Viết đoạn văn 200 chữ trình bày suy nghĩ về vai trò của khát 2 đ vọng đối với mỗi người. 1 a. Đảm bảo thể thức đoạn văn: Mở đoạn, phát triển đoạn, kết thúc 0,25 đ đoạn; đảm bảo các quy tắc về chuẩn chính tả ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. b.Xác định đúng vấn đề nghị luận: Ý nghĩa của khát vọng đối với 0,25 đ mỗi người. c.Nội dung nghị luận 1,25 đ Thí sinh có thể trình bày suy nghĩ theo nhiều cách, dưới đây là một số gợi ý về nội dung: - Đặt vấn đề về khát vọng đối với mỗi người là rất quan trọng. II - Khái quát ý nghĩa đoạn trích trong phần đọc hiểu. - Giải thích: khát vọng chính là mong muốn hướng tới những điều lớn lao tốt đẹp với sự thôi thúc mãnh liệt đến từ sâu thẳm trái tim con người. - Khát vọng có vai trò vô cùng lớn đối với cuộc sống của mỗi người: + Nó mang đến một mục đích sống cao đẹp, trở thành động lực giúp ta vượt qua khó khăn trên đường đời.
  8. + Nó giúp con người rèn luyện ý chí, bản lĩnh kiên cường, sự kiên trì vượt qua những rào cản để chinh phục những dự định lớn lao. + Nó nâng ta lên khỏi những cái tầm thường, vươn tới cái cao cả, thuần khiết hơn, trở thành nền tảng quan trọng để có thể kiến tạo nên lợi ích cho gia đình và xã hội. - Bàn luận mở rộng: +Trong xã hội vẫn còn đâu đó những con người không biết vươn lên, tự mãn với bản thân, không có mục tiêu phấn đấu, sống không có mục đích rõ ràng và không thể có được thành công. + Cần phân biệt giữa khát vọng với tham vọng quá lớn. Khát vọng phải đi liền với hành động - Nhận thức, hành động: Mỗi người cần xác định cho mình những khát vọng đúng đắn để không ngừng theo đuổi nó, để giúp mình hoàn thiện hơn bản thân, giúp ích cho xã hội. Đừng biến những khát vọng của mình trở thành những ảo vọng, những tham vọng mù quáng để rồi tự nhấn chìm mình trong những ảo mộng đó mãi không thoát ra. Đó không phải là những khát vọng chân chính. d.Sáng tạo: Có quan điểm riêng, suy nghĩ mới mẻ phù 0,25 đ hợp với những chuẩn mực về đạo đức, văn hóa, pháp luật 2 Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp nhân vật anh thanh niên trong 5.0 đ truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của nhà văn Nguyễn Thành Long I. Mở bài 0,5 đ - Giới thiệu tác giả Nguyễn Thành Long và tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa ( 0,25đ) - Dẫn dắt vấn đề nghị luận: phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn để thấy được phong cách sống đáng quý, cũng như tinh thần cống hiến lặng lẽ âm thầm ( 0,25đ) II. Thân bài 0.5 đ 1. Tình huống truyện( 0,5đ) - Cuộc gặp gỡ giữa anh thanh niên làm việc ở một mình trên trạm khí tượng với bác lái xe, ông kĩ sư và cô họa sĩ trên chuyến xe lên Sa Pa. - Tình huống truyện đặc sắc, tạo điều kiện bộc lộ tư tưởng, quan điểm của tác giả khi ngợi ca con người lao động 2. Phân tích nhân vật anh thanh niên ( 3,5đ) a. Hoàn cảnh sống và làm việc của anh thanh niên ( 1 đ)
  9. + Làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 m, quanh năm sống với hoa cỏ + Công việc của anh: đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dựa vào công việc dự báo trước hằng ngày, phục vụ sản xuất và chiến đấu + Công việc đòi hỏi tỉ mỉ, chính xác cũng như tinh thần trách nhiệm cao ( nửa đêm đi ốp dù trời mưa tuyết, giá lạnh ) - Điều gian khổ nhất chính là vượt qua nỗi cô đơn, vắng vẻ, quanh năm suốt tháng chỉ sống trên đỉnh núi một mình b. Những nét đẹp trong cách sống, suy nghĩ, hành động và quan 2,5đ hệ tình cảm với mọi người - Vượt lên hoàn cảnh sống khắc nghiệt, anh có suy nghĩ rất đẹp 1 đ + Với công việc khắc nghiệt gian khổ, anh luôn yêu và mong muốn được làm việc ở điều kiện lý tưởng ( đỉnh cao 3000 m) + Anh có những suy nghĩ đúng đắn, sâu sắc về cuộc sống con người: “khi ta làm việc, ta với công việc là một, sao lại gọi là một mình được” + Anh thấu hiểu nỗi vất vả của đồng nghiệp + Quan niệm về hạnh phúc của anh thật đơn giản và tốt đẹp - Hành động, việc làm đẹp + Mặc dù chỉ có một mình không ai giám sát nhưng anh luôn tự 0,5đ giác hoàn thành nhiệm vụ với tinh thần trách nhiệm cao ( nửa đêm đúng giờ ốp dù mưa gió thế nào anh cũng trở dậy ra ngoài trời làm việc một cách đều đặn và chính xác 4 lần trong một ngày) - Anh thanh niên có phong cách sống cao đẹp 1 đ + Anh có nếp sống đẹp khi tự sắp xếp công việc, cuộc sống của mình ở trạm một cách ngăn nắp: có vườn rau xanh, có đàn gà đẻ trứng, có vườn hoa rực + Đó là sự cởi mở chân thành với khách, quý trọng tình cảm của mọi người + Anh còn là người khiêm tốn, thành thực cảm thấy công việc của mình có những đóng góp chỉ là nhỏ bé → Chỉ bằng những chi tiết và chỉ xuất hiện trong một khoảnh khắc của truyện, tác giả phác họa dược chân dung nhân vật chính với vẻ đẹp tinh thần, tình cảm, cách sống, và những suy nghĩ về cuộc sống, về ý nghĩa công việc . III. Kết bài 0,5đ - Hình tượng nhân vật anh thanh niên miệt mài, hăng say lao động vì lợi ích đất nước, có sức lan tỏa tới những người xung quanh. - Tác giả rất thành công khi xây dựng hình tượng nhân vật anh thanh niên cùng những người đồng nghiệp thầm lặng cống hiến sức trẻ, thanh xuân cho đất nước, dân tộc
  10. - Nhắc nhở thế hệ trẻ lòng biết ơn, trách nhiệm với vận mệnh quốc gia * Lưu ý: 1. Do đặc trưng của môn ngữ văn, bài làm của thí sinh cần được đánh giá tổng quát, tránh đếm ý cho điểm. 2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc. 3. Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Bài viết có thể không giống đáp án, có những ý ngoài đáp án nhưng phải có căn cứ đáp án và lí lẽ thuyết phục. 4. Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng.