Đề kiểm tra Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022

doc 3 trang hatrang 24/08/2022 10282
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2021_2022.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022

  1. TRƯỜNG THCS TÂN HỘI ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN LỚP 9 NĂM HỌC 2021 - 2022 Thời gian: 120 phút Phần I : Trong bài thơ Bếp lửa, nhà thơ Bằng Việt đã hồi tưởng về những năm tháng không thể nào quên trong kí ức tuổi thơ : “Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi” “Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi” Và từ đó, tác giả bày tỏ những suy ngẫm thật sâu sắc : “Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!” (Sách giáo khoa Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam) Câu 1: Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ. Trong bài thơ trên có nhắc tới sự việc “giặc đốt làng”, em đã học tác phẩm nào khác trong chương trình Ngữ văn lớp 9 cũng nói tới sự việc này? Nêu rõ tên tác giả. Câu 2: Xét về cấu tạo, từ “lận đận” trong đoạn thơ trên thuộc loại từ nào? Giải thích nghĩa của từ đó. Câu 3: Vì sao trong cảm nhận của người cháu, bếp lửa bình dị lại “kì lạ” và “thiêng liêng”? Câu 4: Từ những kỉ niệm tuổi thơ bên bà, người cháu đã thể hiện những suy ngẫm thật sâu sắc về cuộc đời bà và bếp lửa. Dựa vào khổ thơ được trích dẫn, em hãy viết đoạn văn khoảng 12 câu theo hình thức tổng – phân – hợp làm sáng tỏ ý chủ đề trên, trong đoạn văn có sử dụng 01 thành phần cảm thán và 01 phép thế (gạch chân, chú thích). Phần II: Đọc câu chuyện sau và thực hiện các yêu cầu: “Nguyễn Hiền nhà rất nghèo, phải xin làm chú tiểu trong chùa. Việc chính là quét lá và dọn dẹp vệ sinh. Nhưng cậu rất thông minh và ham học. Những buổi thầy giảng kinh, cậu đều nép bên cửa lắng nghe, rồi chỗ nào chưa hiểu, cậu hỏi thầy giảng thêm. Thấy Nguyễn Hiền thông minh, mau hiểu, thầy dạy cho cậu học chữ. Không có giấy, Nguyễn Hiền lấy lá để viết chữ, rồi lấy que tre xâu thành từng xâu ghim xuống đất. Mỗi ghim là một bài. Một hôm Nguyễn Hiền xin thầy cho đi thi. Thầy ngạc nhiên bảo: - Con đã học tập được bao nhiêu mà dám thi thố với thiên hạ? - Con xin thi thử xem sức học của mình đến đâu. Năm ấy, Nguyễn Hiền đã đỗ trạng nguyên ” (Sách giáo khoa Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên. Câu 2: Xét theo mục đích nói, câu văn: “Không có giấy, Nguyễn Hiền lấy lá để viết chữ, rồi lấy que tre xâu thành từng xâu ghim xuống đất.” thuộc kiểu câu gì? Câu văn đó giúp em hiểu gì về Nguyễn Hiền? Câu 3: Từ câu chuyện trên, em hãy viết đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về ý kiến : Tinh thần ham học hỏi sẽ dẫn lối ta đến thành công. Hết Ghi chú : Điểm phần I 6,5 điểm: 1 (1,0 điểm) ; 2 (1,0 điểm) ; 3 (1,0 điểm) ; 4 (3,5 điểm) Điểm phần II 3,5 điểm: 1 (0,5 điểm) ; 2 (1.0 điểm) ; 3 (2,0 điểm)
  2. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA SỐ 6 VĂN 9 NĂM HỌC 2021-2022 Phần Câu Yêu cầu cần đạt Điểm 1 - HCST: Năm 1963, khi tác giả đang là sinh viên học ngành Luật ở 0.5 (1đ) nước ngoài - Truyện ngắn “Làng” – Kim Lân 0.5 2 - Xét về cấu tạo: Từ láy 0.5 (1đ) - Giải nghĩa: Lận đận có nghĩa là vất vả, chật vật vì gặp nhiều khó 0.5 khăn, trắc trở 3 - Bếp lửa kì lạ vì nó được bà nhen lên không chỉ bằng nhiên liệu 0.5 (1đ) bên ngoài mà còn được nhen nhóm lên từ ngọn lửa của lòng bà, I ngọn lửa của sức sống, tình yêu thương, niềm tin. - Bếp lửa thiêng liêng vì bếp lửa đã khơi lên biết bao tình cảm tốt đẹp, nó trở thành biểu tượng của quê hương đất nước trong lòng 0.5 người đi xa, hướng con người ta trở về cội nguồn – một truyền thống đạo lí tốt đẹp của con người Việt Nam đã được bà nuôi dưỡng từ thuở ấu thơ. * Hình thức : - - Trình bày đoạn văn đúng theo phương pháp T - P - H 0.5 - - Đảm bảo đủ số câu, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả. 0.5 4 - *Tiếng việt: (3.5đ) - - Sử dụng đúng và gạch chân, chú thích 0,5 * Nội dung: Những suy ngẫm của cháu về cuộc đời bà và bếp lửa Bài viết đảm bảo các ý sau: - Suy ngẫm về cuộc đời bà: 0.75 + Bà vất vả, tảo tần, giàu đức hi sinh + Bà dành cho cháu tình yêu thương và những bài học đạo lí cao đẹp - Suy ngẫm về bếp lửa: 0.75 + Bếp lửa là hình ảnh gắn liền với bà + Bếp lửa là biểu tượng đẹp đẽ cho vẻ đẹp của bà, tình bà thiêng liêng *Nghệ thuật: 0.5 - Đảo ngữ, từ láy gợi hình “lận đận”; ẩn dụ “nắng mưa” - Điệp từ “nhóm”, hình ảnh giàu tính biểu tượng, giải thích ý nghĩa - Câu cảm thán, giải thích ý nghĩa các từ: “kì lạ” “thiêng liêng” - Giọng thơ trầm lắng 1 PTBĐ: tự sự 0.5 (0.5đ) 2 - Câu trần thuật 0.5 (1đ) - Nguyễn Hiền biết khắc phục hoàn cảnh khó khăn, sáng tạo để 0.5 học tập. 3 * Hình thức: 0.5
  3. II (2đ) - Đoạn văn, không quá 1 trang giấy thi. - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục, mạch lạc. * Nội dung: Học sinh có thể có các cách diễn đạt khác nhau song cần đảm bảo nội dung. - Giải thích 0.25 + Ham học hỏi: luôn chủ động tìm tòi, khám phá những điều mình chưa biết rõ + Thành công: đạt kết quả tốt đẹp + Nghĩa của câu: nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chủ động tìm kiếm, làm giàu vốn tri thức của bản thân, nó sẽ giúp chúng ta trở nên hiểu biết, có được thành tựu trong công việc và cuộc sống. 0.5 - Bàn luận: Vì sao tinh thần ham học hỏi có thể đưa ta đến thành công ? + Người có tinh thần ham học hỏi sẽ biết chủ động tìm hiểu kiến thức mà mình chưa nắm rõ để hiểu, hoàn thiện hơn vốn hiểu biết của mình. + Người có tinh thần ham học hỏi sẽ thường xuyên tiếp cận những kiến thức mới, cập nhật những tiến bộ không trở nên lạc hậu, từ 0.25 đó, khám phá ra những cách học, cách làm hay, tiết kiệm thời gian, công sức dễ dàng thành công 0.25 (Lấy dẫn chứng về tấm gương ham học hỏi và thành công trong cuộc sống) 0.25 - Phê phán những con người lười biếng, ỷ lại, tri thức hạn hẹp mà không chịu học hỏi . - Rút ra bài học nhận thức hành động cho bản thân + ý kiến giúp ta hiểu ý nghĩa của tinh thần ham học hỏi + Thể hiện tinh thần ham học hỏi qua những việc làm cụ thể: chủ động, tự giác, đặt câu hỏi +LHBT: trong học tập Lưu ý: HS có thể trình bày ý kiến riêng nhưng lập luận phải có sức thuyết phục. Khuyến khích bài làm sáng tạo.