Đề kiểm tra học kỳ I môn Sinh 6 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)

doc 6 trang hatrang 7280
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn Sinh 6 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_sinh_6_nam_hoc_2020_2021_co_dap_an.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ I môn Sinh 6 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)

  1. SỞ GD VÀ ĐT PHÚ YÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2020-2021 TRƯỜNG THCS VÀ THPT MÔN : SINH 6 NGUYỄN VIẾT XUÂN Thời gian làm bài: 45 phút( không kể thời gian phát đề) Họ và tên .Lớp 6 ĐỀ 1 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3điểm ) Khoanh tròn vào trước câu trả lời đúng nhất: Câu 1: Trong các loại cây dưới đây, cây nào có kích thước lá lớn nhất? A. Sen B. Bàng C. Vàng tâm D. Nong tằm Câu 2: Thân biến dạng của cây nào dưới đây khác với thân biến dạng của những cây còn lại? A. Cỏ tranh B. Khoai tây C. Sen D. Nghệ Câu 3: Mỗi lỗ khí ở phần biểu bì lá được tạo thành bởi bao nhiêu tế bào hình hạt đậu? A. 4 tế bào B. 3 tế bào C. 5 tế bào D. 2 tế bào Câu 4: Chức năng chủ yếu của phần thịt lá là A. Tổng hợp nước và muối khoáng cho cây. B. Bảo vệ, che chở cho toàn bộ phiến lá. C. Chế tạo chất hữu cơ cho cây. D. Dẫn truyền các chất dinh dưỡng xuống phần dưới của cây. Câu 5: Thành phần nào dưới đây không tham gia trực tiếp vào quá trình quang hợp của thực vật? A. Không bào B. Lục lạp C. Nước D. Khí cacbônic Câu 6: Tại sao khi nuôi cá cảnh trong bể kính, người ta lại thả thêm rong rêu? A. Tất cả các phương án đưa ra. B. Vì quá trình quang hợp của rong rêu sẽ thải khí ôxi, giúp hoạt động hô hấp của cá diễn ra dễ dàng hơn. C. Vì rong rêu có tác dụng ức chế sự phát triển của các vi sinh vật gây hại cho cá. D. Vì rong rêu là thức ăn chủ yếu của cá cảnh. Câu 7: Trong cơ thể thực vật, thành phần nào chiếm tỉ lệ lớn nhất về khối lượng? A. Nước B. Vitamin C. Tinh bộ D. Muối khoáng Câu 8: Phần lớn nước thất thoát ra ngoài môi trường qua bộ phận nào của lá? A. Lỗ khí B. Gân lá C. Mép lá D. Lớp cutin. Câu 9: Lá vảy của củ hoàng tinh có màu A. Hồng phấn B. Trắng ngà. C. Vàng nâu. D. Tím than. Câu 10: Ở đậu Hà Lan tồn tại loại lá biến dạng nào? A. Lá biến thành gai B. Lá biến thành tay móc C. Lá biến thành tua cuốn D. Lá phình to chứa chất dự trữ Câu 11: Khi đưa cây đi trồng nơi khác, để tránh cho cây không bị mất nước, người ta thường làm gì? A. Nhúng ngập cây vào nước B. Tỉa bớt lá C. Cắt ngắn rễ D. Tưới đẫm nước cho cây Câu 12: Phần lớn nước do rễ hút vào cây được thải ra ngoài môi trường nhờ hiện tượng A. Hô hấp ở rễ. B. Thoát hơi nước qua lá. C. Ra hoa, tạo quả. D. Quang hợp ở lá. II/ TỰ LUẬN ( 7 điểm ) Câu 1 - Hô hấp là gì? (1 điểm) Câu 2 -Vì sao hô hấp và quang hợp trái ngược nhau nhưng lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. ( 2 điểm) Câu 3 - Vì sao sự thoát hơi nước qua lá lại có ý nghĩa quan trọng đối với cây?( 2 điểm) Câu 4 - Tại sao cành giâm phải có đủ mắt, đủ chồi?( 2 điểm)
  2. SỞ GD VÀ ĐT PHÚ YÊN ĐÁP ÁN TRƯỜNG THCS VÀTHPT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2020-2021 NGUYỄN VIẾT XUÂN MÔN : SINH 6 Thời gian làm bài: 45 phút( không kể thời gian phát đề) ĐỀ 1 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3điểm ) Khoanh tròn vào trước câu trả lời đúng nhất: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 TL D B D C A B A A C C B B II/ TỰ LUẬN ( 7 điểm ) Câu HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM 1 Hô hấp là : quá trình cây lấy khí O2 để phân giải chất hữu cơ tạo năng lượng 1 cung cấp cho các hoạt động sống của cây, đồng thời thải ra khí CO2 và hơi nước. 2 hô hấp và quang hợp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau vì: 2 2 quá trình này cần có nhau. Hô hấp cần chất hữu cơ cho quá trình quang hợp chế tạo chất hữu cơ, quang hợp và mọi hoạt động sống cảu cây lại cần năng lượng do quá trình hô hấp sản ra. cây sẽ không sống được nếu thiếu 1 trong 2 quá trình đó. 3 Vì sao sự thoát hơi nước qua lá lại có ý nghĩa quan trọng đối với cây - Thoát hơi nước là động lực của quá trình vận chuyển các chất trong dòng mạch 0.5 gỗ - Hạ nhiệt độ cho cây vào những ngày nắng nóng, tránh hiện tượng lá bị đốt 0.5 nóng - Giúp khuếch tán khí CO2 vào lá tạo điều kiện cho cây thực hiện quá trình 0.5 quang hợp tạo chất hữu cơ - Duy trì hoạt động của hệ enzim, giúp cho các quá trình sinh lí, sinh hóa của 0.5 cây diễn ra bình thường. 4 Tại sao cành giâm phải có đủ mắt, đủ chồi Cành giâm là cắt 1 đoạn cành có đủ mắt, đủ chồi cắm xuống đất ẩm cho cành đó 1 bén rễ, phát triển thành cây mới. Nếu cành đó không có đủ mắt, đủ chồi thì sẽ không mọc ra cây mới được ve mắt 1 là nơi để phát triển 1 cây mới. Tuy An , ngày 18/12/2020 Tổ trưởng GVBM Đoàn Thanh Tùng Huỳnh Hoàng Tuỳ
  3. SỞ GD VÀ ĐT PHÚ YÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2020-2021 TRƯỜNG THCS VÀTHPT MÔN : SINH 6 NGUYỄN VIẾT XUÂN Thời gian làm bài: 45 phút( không kể thời gian phát đề) Họ và tên .Lớp 6 ĐỀ 2 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3điểm ) Khoanh tròn vào trước câu trả lời đúng nhất: Câu 1: Cây nào dưới đây có lá mọc đối? A. Dâu tằm B. Mồng tơi C. Ổi D. Dây huỳnh Câu 2: Lá thường xếp trên cây theo mấy kiểu? A. 1 kiểu B. 2 kiểu C. 4 kiểu D. 3 kiểu Câu 3: Ở thực vật trên cạn, lỗ khí thường tập trung ở A. Gân lá. B. Mặt trên của lá.C. Mặt dưới của lá. D. Phần thịt lá. Câu 4: Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau: Ở lá cây, là bộ phận thu nhận ánh sáng để chế tạo chất hữu cơ cho cây. A. Biểu bì B. Lục lạp C. Gân lá D. Lỗ khí Câu 5: Chất nào dưới đây là nguyên liệu của quá trình quang hợp ở thực vật ? A. Khí cacbônic B. Khí ôxi C. Tinh bột D. Vitamin Câu 6: Trong cơ thể thực vật, bộ phận nào chuyên hoá với chức năng chế tạo tinh bột? A. Rễ B. Thân C. Hoa D. Lá. Câu 7: Nhiệt độ thích hợp nhất cho quá trình quang hợp của cây xanh là bao nhiêu? A. 20-30oC B. 10-15oC C. 25-40oC D. 30-40oC Câu 8: Cây nào dưới đây thường sống dưới bóng các cây khác? A. Lá gai B. Rau má C. Lúa D. Phi lao Câu 9: Cây nào dưới đây có dạng lá bắt mồi? A. Rau dền B. Nắp ấm C. Cà chua D. Rong đuôi chó Câu 10: Cây nào dưới đây có lá biến dạng tua cuốn? A. Mướp B. Hành hoa C. Vừng D. Lê gai Câu 11: Cây nào dưới đây thường chỉ thoát hơi nước vào ban đêm? A. Cải ngồng B. Đậu xanh C. Mồng tơi D. Xương rồng Câu 12: Tại sao trong sản xuất nông nghiệp, muốn cây cho năng suất cao thì chúng ta không nên trồng với mật độ quá dày? A. Vì trồng cây quá dày sẽ làm cản trở khả năng hút nước và muối khoáng của cây. B. Tất cả các phương án đưa ra. C. Vì trồng cây quá dày sẽ khiến cho cây sinh trưởng, phát triển kém do phải san sẽ nguồn ánh sáng, nước và chất dinh dưỡng cho các cây mọc lân cận. D. Vì khi trồng cây quá dày, các cây gần nhau sẽ có hiện tượng liền rễ và cây bị bệnh dễ phát tán tác nhân gây bệnh cho những cây xung quanh II/ TỰ LUẬN ( 7 điểm ) Câu 1- Quang hợp là gì? (1 điểm) Câu 2 -Vì sao hô hấp và quang hợp trái ngược nhau nhưng lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. (2điểm) Câu 3 -Vì sao lá cây xương rồng lại biến thành gai?(2 điểm ) Câu 4- Muốn củ khoai lang không bị mọc mầm thì cách bảo quản sẽ như thế nào ? Cây khoai lang trồng bằng cách nào? Tại sao không trồng khoai lang bằng củ? (2 điểm )
  4. SỞ GD VÀ ĐT PHÚ YÊN ĐÁP ÁN TRƯỜNG THCS VÀTHPT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2020-2021 NGUYỄN VIẾT XUÂN MÔN : SINH 6 Thời gian làm bài: 45 phút( không kể thời gian phát đề) ĐỀ 2 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3điểm ) Khoanh tròn vào trước câu trả lời đúng nhất: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 TL C D C B A D A B B A D C II/ TỰ LUẬN ( 7 điểm ) Câu HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM 1 Quang hợp là : quá trình cây nhờ có chât diệp lục, sử dụng nước khó CO2 và 1 năng lượng ánh sáng mặt trời để chế tạo ra tinh bột và nhả ra khí ôxi 2 hô hấp và quang hợp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau vì: 2 2 quá trình này cần có nhau. Hô hấp cần chất hữu cơ cho quá trình quang hợp chế tạo chất hữu cơ, quang hợp và mọi hoạt động sống cảu cây lại cần năng lượng do quá trình hô hấp sản ra. cây sẽ không sống được nếu thiếu 1 trong 2 quá trình đó. 3 Vì sao lá cây xương rồng lại biến thành gai - Do cây xương rồng lại thích nghi với đời sống khô hạn thiếu nước 1 - Lá biến thành gai sẽ làm giảm sự thoát hới nước qua lá giúp cây có thể thích nghi với điều kiện khô hạn 1 4 Muốn củ khoai lang không bị mọc mầm thì cách bảo quản sẽ ntn? Cây khoai lang trồng bằng cách nào? Tại sao không trồng khoai lang bằng củ? - Bảo quản khoai lang ở nơi khô ráo tránh bị ẩm 0.5 - Khoai lang trồng bằng dây, sau khi thu hoạch củ, các dây khoai lang được thu gom lại, chọn các dây không quá già hoặc quá non cắt thành từng đoạn ngắn có 1 cả ngọn rồi giâm xuống đát - không trồng khoai lang bằng củ vì tận dụng thời gian thu hoạch ngắn, cho 0.5 năng suất cao Tuy An , ngày 18/12/2020 Tổ trưởng GVBM Đoàn Thanh Tùng Huỳnh Hoàng Tuỳ
  5. SỞ GD VÀ ĐT PHÚ YÊN MA TRẬN TRƯỜNG THCS VÀTHPT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2020-2021 NGUYỄN VIẾT XUÂN MÔN : SINH 6 Thời gian làm bài: 45 phút( không kể thời gian phát đề) I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức: - HS trình bày được một số kiến thức cơ bản đã học - Qua bài kiểm tra GV đánh giá trình độ nhận thức của hs 2. Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng vận dụng, ghi nhớ kiến thức làm bài kiểm tra. 3. Thái độ: Giáo dục ý thức tự giác, không gian lận trong thi cử kiểm tra. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA : Trắc nghiệm khách quan kết hợp với trắc nghiệm tự luận. III. LẬP MA TRẬN ĐÈ KIỂM TRA. Cấp độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng cấp Vận dụng Tên độ thấp cấp độ cao Chủ đề TN TL TN TL T TL TN TL N LÁ Đặc điểm Quang Ảnh hưởng Mối qh Vì sao sự bên ngoài hợp, hô của điều kiện giữa thoát hơi của lá hấp là bên ngoài đến quang nước qua gì? quang hợp và hợp và hô Cấu tạo ý nghĩa của hấp lá lại có ý trong phiến quang hợp nghĩa lá quan trọng Cây có hô hấp đối với cây Quang hợp không Phần lớn nước Vì sao lá vào cây đi đâu cây xương rồng lại Biến dạng của biến thành lá gai Số câu 15 6 1 6 1 1 Số điểm 8 1.5đ 1 1.5đ 2 2đ Tỉ lệ 80% 18.25% 12.5 18.25% 25% 25% SINH SẢN Muốn củ khoai lang SINH không bị mọc mầm DƯỠNG thì cách bảo quản sẽ ntn? Cây khoai lang trồng bằng cách nào? Tại sao không trồng khoai lang bằng củ? Tại sao cành giâm phải có đủ mắt, đủ chồi Số câu1 1 Số điểm 2 2đ Tỉ lệ 20% 100% T. số câu 16 7 7 2 T. số điểm10 2,5đ 3,5đ 4đ Tỉ lệ 100% 25% 35% 40%