Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Sinh học Lớp 8 năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Thu Huyền (Có đáp án)

docx 12 trang Phương Ly 05/07/2023 5440
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Sinh học Lớp 8 năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Thu Huyền (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ky_i_mon_sinh_hoc_lop_8_nam_hoc_2022_20.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Sinh học Lớp 8 năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Thu Huyền (Có đáp án)

  1. Phòng GD & ĐT Ba Vì Trường THCS CAM THƯỢNG MA TRẬN + BẢN ĐẶC TẢ + ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I SINH HỌC 8 NĂM HỌC 2022- 2023 THỜI GIAN LÀM BÀI: 45 phút A. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA - Thời điểm kiểm tra: Kiểm tra giữa học kì I - Thời gian làm bài: 45 phút. - Hình thức kiểm tra: Kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận (tỉ lệ 40% trắc nghiệm, 60% tự luận). - Cấu trúc: - Mức độ đề: 40% Nhận biết; 30% Thông hiểu; 20% Vận dụng; 10% Vận dụng cao. - Phần trắc nghiệm: 4,0 điểm, gồm 16 câu hỏi (ở mức độ nhận biết: 8 câu, thông hiểu 6 câu, vận dụng: 2 câu) - Phần tự luận: 6,0 điểm (Nhận biết: 2 điểm, Thông hiểu: 1,5 điểm; Vận dụng: 1,5 điểm; Vận dụng cao: 1 điểm)
  2. Chủ đề MỨC ĐỘ Tổng số câu Điểm số Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Tự Trắc Tự Trắc Tự Trắc Tự Trắc Tự Trắc luận nghiệm luận nghiệm luận nghiệm luận nghiệm luận nghiệm 1. Khái quát về cơ 1 3 1 3 0 1 6 4,00 thể người (6 tiết) 1đ 1,5đ 2. Vận động (6 tiết) 1 3 1 1 2 2 6 3,00 1đ 0,5đ 3. Tuần hoàn (4 tiết) 2 2 1 1 1 4 3,00 1đ 1đ Số câu 2 8 1 6 1 2 1 0 4 16 10,00 Điểm số 2 2,0 1,5 1,5 1,5 0,5 1,0 0 6,0 4,0 10 Tổng số điểm 4,0 điểm 3,0 điểm 2,0 điểm 1,0 điểm 20 câu 10 điểm
  3. B. BẢN ĐẶC TẢ Nội dung Mức Yêu cầu cần đạt Số câu hỏi Câu hỏi độ TL TN TL TN (Số ý) (Số (Số ý) (Số câu) câu) 1. Khái quát về cơ thể người (6 tiết) - Bài mở đầu Nhận - Xác định được vị trí con người trong Giới động vật. 1 1 C1 - C1 biết - Xác định được vị trí các cơ quan và hệ cơ quan trên mô 1 a C2 - Cấu tạo cơ thể hình. người - Biết được các thành phần cơ bản cấu tạo nên tế bào. - Tế bào - HS hiểu được khái niệm mô, phân biệt được các loại mô chính trong cơ thể. - Mô - Biết được khái niệm phản xạ, các yếu tố tạo nên cung phản 1 C3 - Phản xạ xạ. - Thực hành: Quan sát tế bào - Biết được cấu tạo và chức năng cơ bản của nơron. và mô - Chỉ rõ được 5 thành phần của cung phản xạ và đường dẫn truyền xung thần kinh trong cung phản xạ.
  4. Thông - Giải thích được sự phối hợp giữa các hệ cơ quan 1 2 C1- C11, hiểu - Chứng minh được tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể. 1 b C12, - Phân biệt được mô cơ, mô biểu bì, mô liên kết. C10 2. Vận động (6 tiết) - Bộ xương Nhận - Trình bày được các phần chính của bộ xương và xác định 1 1 C2- C4 biết được các xương chính ngay trên cơ thể mình. a - Cấu tạo và tính chất của - Biết được cấu tạo chung của 1 xương dài, từ đó giải thích 1 C5 xương được sự lớn lên và khả năng chịu lực của xương 1 C6 - Cấu tạo và - Xác định được các thành phần hoá học của xương. - tính chất của cơ - Hoạt động của Hs biết được cấu tạo của tế bào cơ và bắp cơ cơ - Biết khái niệm công cơ - Tiến hóa của Thông - Trình bày được nguyên nhân và cách khắc phục hiện tượng 1 C9 hệ vận động. hiểu mỏi cơ. -Vệ sinh hệ vận động Vận - Giải thích được tính chất cơ bản của cơ là sự co cơ và nêu 1 1 C2- b C15 - Thực hành: Sơ dụng được ý nghĩa của sự co cơ. 1 C16 cứu cầm - Giải thích được ý nghĩa sự tiến hóa của bộ xương, hệ cơ người so với thú - Chứng minh được cơ sinh ra công, công cơ được dùng vào lao động và di chuyển. - Giải thích được 1 số hiện tượng liên quan
  5. 3. Tuần hoàn (4 tiết) - Máu và môi Nhận - Học sinh nêu được các thành phần cấu tạo của máu và 1 C8 trường trong biết thành phần của môi trường trong. 1 C7 cơ thể - Nêu được chức năng các thành phần cấu tạo của máu. - Nhận - Bạch cầu – biết được kháng nguyên, kháng thể, miễn dịch. - Liệt kệ được các nhóm máu ở người, nêu được nguyên tắc cần tuân thủ khi Miễn dịch truyền máu. - Đông máu và nguyên tắc Thông - Nhận biết được mối quan hệ cho nhận giữa các nhóm máu và 1 C13 truyền máu hiểu hiểu được mối quan hệ giữa các nhóm máu 1 C14 - Từ những kiến thức đã học, giải thích được 1 số hiện tượng đơn giản. Vận - Vận dụng các kiến thức đã học, giải thích được các hiện 1 C3- a dụng tượng thực tế, từ đó có tự xây dựng ý thức cá nhân trong việc bảo vệ sức khỏe. Vận - Từ kiến thức đã học kêt hợp nghiên cứu, tìm kiếm, chọn lọc 1 C3- b dụng thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng mà bản thân cao học sinh tự có ý thức tìm hiểu các bệnh nguy hiểm : tìm nguyên nhân gây bệnh, biểu hiện bệnh, cách chữa trị. => Biết cách bảo vệ bản thân và người thân. C. ĐỀ KIỂM TRA
  6. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ 1 MÔN: SINH HỌC 8 Thời gian làm bài: 45 phút Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm) Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sau: Câu 1. Con người là một trong những đại diện của A. lớp Chim. B. lớp Lưỡng cư. C. lớp Bò sát. D. lớp Thú. Câu 2. Ở cơ thể người, cơ quan nào dưới đây nằm trong khoang ngực ? A. Bóng đái B. Phổi C. Thận D. Dạ dày Câu 3. Một cung phản xạ được xây dựng từ bao nhiêu yếu tố ? A. 5 yếu tố B. 4 yếu tố C. 3 yếu tố D. 6 yếu tố Câu 4. Loại xương nào dưới đây được xếp vào nhóm xương dài ? A. Xương hộp sọ B. Xương đùi C. Xương cánh chậu D. Xương đốt sống Câu 5. Chất khoáng chủ yếu cấu tạo nên xương người là A. sắt. B. canxi. C. phôtpho. D. magiê. Câu 6. Khi ném quả bóng vào một rổ treo trên cao, chúng ta đã tạo ra A. phản lực. B. lực đẩy. C. lực kéo. D. lực hút. Câu 7. Nhóm máu nào dưới đây không tồn tại cả hai loại kháng nguyên A và B trên hồng cầu ? A. Nhóm máu O B. Nhóm máu A C. Nhóm máu B D. Nhóm máu AB Câu 8. Trong cơ thể người, loại tế bào nào dưới đây có khả năng tiết kháng thể ?
  7. A. Bạch cầu mônô B. Bạch cầu limphô B C. Bạch cầu limphô T D. Bạch cầu ưa axit Câu 9. Chúng ta thường bị mỏi cơ trong trường hợp nào sau đây ? A. Giữ nguyên một tư thế trong nhiều giờ B. Lao động nặng trong gian ngắn C. Tập luyện thể thao vừa sức D. Khám định kì thường xuyên Câu10. Dựa vào phân loại, em hãy cho biết mô nào dưới đây không được xếp cùng nhóm với các mô còn lại ? A. Mô sụn B. Mô cơ trơn C. Mô xương D. Mô mỡ Câu 11. Khi chúng ta bơi cật lực, hệ cơ quan nào dưới đây sẽ tăng cường độ hoạt động ? A. Hệ máu B. Hệ hô hấp C. Hệ xương D. Hệ bài tiết Câu 12. Khi mất khả năng dung nạp chất dinh dưỡng, cơ thể chúng ta sẽ trở nên kiệt quệ, đồng thời khả năng vận động cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Ví dụ trên phản ánh điều gì ? A. Các hệ cơ quan trong cơ thể có mối liên hệ mật thiết với nhau B. Dinh dưỡng là thành phần thiết yếu của cơ và xương C. Hệ thần kinh và hệ vận động đã bị hủy hoại hoàn toàn do thiếu dinh dưỡng D. Hệ vận động bị teo giảm dần khi hoạt động quá sức Câu 13. Một bạn nữ có khối lượng 40 kg thì có khoảng bao nhiêu lít máu? A. 2 lít B. 2,8 lít C. 3,2 lít D. 4 lít Câu 14. Khi chúng ta bị ong đốt thì nọc độc của ong được xem là A. chất kháng sinh. B. kháng thể. C. kháng nguyên. D. prôtêin độc.
  8. Câu 15. Bàn chân hình vòm ở người không đem lại ý nghĩa nào với cơ thể ? A. Làm giảm tác động lực, tránh được các sang chấn cơ học lên chi trên khi di chuyển. B. Hạn chế tối đa sự tiếp xúc của bề mặt bàn chân vào đất bởi đây là nơi tập trung nhiều đầu mút thần kinh, có tính nhạy cảm cao. C. Phân tán lực và tăng cường độ bám vào giá thể/ mặt đất khi di chuyển, giúp con người có những bước đi vững chãi, chắc chắn. D. Đi lại khó khăn khi di chuyển ở địa hình bằng phẳng hoặc đồi dốc. Câu 16. Một người giơ tay với chùm nhãn nhưng không chạm tới, người này bèn kiễng chân lên để hái. Đây là một ví dụ về A. vòng phản xạ. B. cung phản xạ C. phản xạ không điều kiện. D. sự thích nghi. Phần II. Tự luận (6 điểm) Câu 1 (2,5 điểm): a) Thế nào là phản xạ? Cho 3 ví dụ minh họa. b) Chứng minh tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể. Câu 2 (1,5 điểm): a) Bộ xương người gồm mấy phần? Mỗi phần gồm những xương nào? b) Vì sao khi mới sinh ra con người có 300 chiếc xương nhưng đến khi trưởng thành chỉ còn 206 chiếc? Câu 3 (2 điểm). Hiện nay trong các bệnh viện lớn thường xuyên gặp phải tình trạng khan hiếm máu, đặc biệt với các bệnh nhân lọc thận, ung thư máu nếu không thường xuyên được cung cấp máu sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình điều trị, đặc biệt là các nạn nhân cần cấp cứu, nếu không có máu kịp thời có thể nguy hiểm tính mạng. Để bổ sung nguồn máu cho bệnh nhân, hằng năm các bệnh viện đều phát động các chương trình hiến máu quy mô lớn. Tiêu biểu như Lễ hội xuân hồng.
  9. a) Khi đi hiến máu, các bác sĩ sẽ khám sàng lọc trước, việc khám sàng lọc này để làm gì ? b) Em hãy đưa ra một số giải pháp khắc phục tình trạng thiếu ngân hàng máu tại các bệnh viện?
  10. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ 1 A. TRẮC NGHIỆM: 4 điểm (đúng mỗi câu được 0,25 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án D B A B B B A B Câu 9 10 11 12 13 14 15 16 Đáp án A B B A B C D A B. TỰ LUẬN: 6 điểm Đáp án Điểm Câu 1. (2,5 điểm) a) - Phản xạ là phản ứng của cơ thể trước các kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh 0,25 điểm - VD1: Chạm tay vào vật nóng thì rụt tay lại 0,25 điểm - VD2: Nghe thấy tiếng gọi phía sau thì quay lại 0,25 điểm - VD3: Thấy đèn đỏ thì dừng xe trước vạch kẻ 0,25 điểm HS có thể lấy các ví dụ khác b) - Mọi hoạt động sống của tế bào liên quan đến các hoạt động sống của cơ thể: 0,5 điểm + Trao đổi chất của tế bào cung cấp năng lượng cho hoạt động sống của cơ thể. 0,5 điểm + Sự lớn lên và phân chia của tế bào giúp cơ thể lớn lên tới trưởng thành và sinh sản. 0,5 điểm
  11. + Sự cảm ứng ở tế bào giúp cơ thể tiếp nhận và trả lời kích thích. => Tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể. Câu 2. (1,5 điểm) a) 0,25 điểm Bộ xương người gồm 3phần: 0,25 điểm - Phần đầu gồm khối xương sọ và các xương mặt 0,25 điểm - Phần thân gồm cột sống và lồng ngực 0,25 điểm - Các chi: xương chi và các xương đai b) 0,5 điểm Bộ xương của người khi mới sinh ra có tới 300 chiếc. Khi lớn lên, một số xương ghép lại với nhau nên khi trưởng thành chỉ còn 206 chiếc. Câu 3: (2 điểm) a) Khi đi hiến máu, các bác sĩ sẽ khám sàng lọc trước để: 0,25 điểm - Kiểm tra sơ bộ sức khỏe người hiến máu 0,25 điểm - Kiểm tra nhóm máu 0,25 điểm - Kiểm tra một số bệnh lây truyền qua đường máu 0,25 điểm - Có thể lựa chọn máu truyền cho phù hợp, đảm bảo không nhiễm tác nhân gây bệnh b) HS dựa vào kiến thức đã học và các thông tin trong thực tiễn đưa ra các giải pháp phù hợp VD: - Tích cực tham gia hiến máu khi có đủ điều kiện 1 điểm
  12. - Tăng cường vận động người thân, gia đình tích cực tham gia hiến máu. - Đặt các điểm hiến máu cố định ở nhiều địa phương để có thể chủ động tiếp nhận nguồn máu hiến DUYỆT CỦA BGH DUYÊT CỦA TỔ KHTN GV BỘ MÔN Nguyễn Thị Thu Huyền