Đề kiểm tra giữa học kì II năm học 2021-2022 môn Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Trường THCS Long Hòa (Có đáp án)

doc 5 trang Phương Ly 05/07/2023 9021
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì II năm học 2021-2022 môn Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Trường THCS Long Hòa (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_hoc_ki_ii_nam_hoc_2021_2022_mon_khoa_hoc_tu.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì II năm học 2021-2022 môn Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Trường THCS Long Hòa (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD & ĐT DẦU TIẾNG ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2021-2022 TRƯỜNG THCS LONG HÒA MÔN: SINH HỌC 7 THỜI GIAN: 45 phút ĐỀ CHÍNH THỨC I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Đánh giá mức độ nhận biết và hiểu về: Lớp lưỡng cư, lớp bò sát, lớp chim, lớp thú(chương 6). 2. Kỹ năng - Vận dụng thành thạo các dạng câu hỏi trắc nghiệm, tự luận. - Vận dụng kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng trong thực tế. 3. Thái độ - Giáo dục ý thức trung thực, nghiêm túc trong kiểm tra. - Giáo dục lòng yêu thích bộ môn. II. Chuẩn bị - Giáo viên: Chuẩn bị đề kiểm tra - Học sinh: Ôn tập chương VI. III. Hình thành ma trận
  2. Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Tên chủ đề Cấp độ thấp Cấp độ cao TN TL TN TL TN TL TN TL Lưỡng Trong tự cư có nhiên, ếch vai trò Ếch sinh đồng có gì đối sản theo Lớp lưỡng tập tính với lối nào . cư kiếm ăn con C8TN) vào lúc người? nào Cho ví (C1TN) dụ.(C1 TL) - Số câu 1 1 1 3 - Tỉ lệ % 2,5% 2,5% 20% 25% - Số điểm 0,25đ 0,25đ 2đ 2,5đ Đặc điểm Loài cấu nào tạo sau ngoài đây của thuộc thằn Môi lớp bò lằn trường sát có bóng Lớp bò sát sống của thể đuôi thằn lằn nhịn dài bóng đói thích là(C2TN) trong nghi một với thời đời gian sống dài(C5 ở TN) cạn(C 3TL) - Số câu 1 1 1 3 - Tỉ lệ % 2,5% 2,5% 20% 25% - Số điểm 0,25đ 0,25đ 2đ 2,5đ Đặc điểm cấu tạo ngoài của lớp Lớp chim chim thích nghi với đời sống bay lượn. - Số câu 1 1 - Tỉ lệ % 10% 10%
  3. - Số điểm 1đ 1 đ Phân biệt các Sự sinh nhóm sản của Bộ gặm thú thú mỏ nhấm bằng vịt. có bộ đặc ?(C3TN) Thỏ mẹ răng điểm Hiện mang thai như thế sinh tượng có trong thời Lớp thú nào để sản và nhau thai gian bao thích tập được gọi lâu(C7T nghi tính “ là hiện N) gặm bú” tượng nhấm(C sữa gì?(C6T 4TN) của N) con sơ sinh.) C2TL ) 2 1 1 1 5 - Số câu 2,5% - Tỉ lệ % 5% 2,5% 30% 40% 0,25đ - Số điểm 0,5đ 0,25đ 3đ 4đ TỔNG 3 3 2 1 1 2 12 Số câu Tỉ lệ % 5% 7,5% 12,5% 20% 2,5% 50% 100% Số điểm 0,5đ 0,75đ 1,25đ 2đ 0,25đ 5đ 10đ
  4. PHÒNG GD & ĐT DẦU TIẾNG ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2021-2022 TRƯỜNG THCS LONG HÒA MÔN: SINH HỌC 7 THỜI GIAN: 45 phút ĐỀ CHÍNH THỨC A. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) I. Hãy chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau, mỗi câu đúng được 0,25 điểm. Câu 1: Trong tự nhiên, ếch đồng có tập tính kiếm ăn vào lúc nào ? a. Buổi sáng. b. Buổi trưa. c. Buổi chiều. d. Ban đêm. Câu 2: Môi trường sống của thằn lằn bóng là: a. Dưới nước. b. Trên cạn. c. Vừa ở nước vừa ở cạn. d. Trên không. Câu 3: Thú mỏ vịt là động vật a. Đẻ trứng. b. Đẻ con. c. Biết bay. d. Biến nhiệt. Câu 4: Bộ gặm nhấm có bộ răng như thế nào để thích nghi gặm nhấm ? a. Có răng nanh, răng cửa nhỏ. b. Răng hàm to, thẳng hàng c. Thiếu răng nanh, răng cửa rất lớn, sắc. d. Thiếu răng nanh, răng cửa nhỏ. Câu 5: Loài nào sau đây thuộc lớp bò sát có thể nhịn đói trong một thời gian dài? a. Thằn lằn. b. Gấu Bắc cực. c. Trăn, rắn. d. Lạc đà. Câu 6: Hiện tượng có nhau thai được gọi là hiện tượng gì ? a. Đẻ con. b. Đẻ trứng. c. Nhau thai. d. Thai sinh. Câu 7: Thỏ mẹ mang thai trong thời gian bao lâu? a. 15 ngày. b. 30 ngày. c. 45 ngày. d. 60 ngày Câu 8: Ếch sinh sản theo lối nào sao đây? a. Thụ tinh ngoài. b. Thụ tinh trong. c. Thụ tinh ngoài kết hợp với thụ tinh trong. d. Không thụ tinh. II. ĐIỀN KHUYẾT: 1 điểm ( mỗi ý 0,25 điểm) Tìm các từ, cụm từ phù hợp điền vào chổ trống thay cho các số 1, 2, 3, 4 để hoàn chỉnh các câu sau: “ Chim là những động vật có xương sống thích nghi cao với sự bay lượn và với những điều kiện sống khác nhau. Chúng có những đặc điểm chung như sau: Mình có (1) bao phủ; (2) biến đổi thành cánh; có mỏ sừng; phổi có mạng ống khí, có túi khí tham gia vào hô hấp; (3) .có 4 ngăn, máu (4) đi nuôi cơ thể, là động vật hằng nhiệt. Trứng lớn có vỏ đá vôi, được ấp nở ra còn nhờ thân nhiệt của chim bố, mẹ.” B. TỰ LUẬN: (7 điểm) Câu 1: Lưỡng cư có vai trò gì đối với con người? Cho ví dụ. (2 điểm) Câu 2: Phân biệt các nhóm thú bằng đặc điểm sinh sản và tập tính “ bú” sữa của con sơ sinh. (3 điểm) Câu 3: Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn bóng đuôi dài thích nghi với đời sống ở cạn? (2điểm) HẾT
  5. PHÒNG GD & ĐT DẦU TIẾNG ĐÁP ÁN TRA GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2021-2022 TRƯỜNG THCS LONG HÒA MÔN: SINH HỌC 7 THỜI GIAN: 45 phút A. TRẮC NGHIỆM: 3 điểm I. Mỗi câu đúng được 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án d b a c c d b a II. ĐIỀN KHUYẾT: 1 điểm ( mỗi ý đúng đạt 0.25 điểm) 1. Lông vũ. 2. Chi trước. 3. Tim. 4. Đỏ tươi. B. TỰ LUẬN: 7 điểm Câu 1: (2 điểm) - Làm thức ăn cho người. VD: Ếch đồng, ễnh ương (0,25Điểm) - 1 số lưỡng cư làm thuốc. Cóc nhà (0,25Điểm) - Là vật thí nghiệm trong nghiêm cứu và học tập. Ếch đồng (0,25Điểm) - Diệt sâu bọ có hại, là động vật trung gian gây bệnh. Cóc, ếch (0,25Điểm) .Câu 2: (3 điểm) Lớp thú hiện nay gồm những bộ thú sau: - Bộ Thú huyệt để trứng, thú mẹ chưa có núm vú, con sơ sinh liếm sữa do thú mẹ tiết ra. (1 điểm) - Bộ Thú có túi đẻ con, có con sơ sinh rất nhỏ được nuôi trong túi da ở bụng thú mẹ, bú mẹ thụ động. ( 1 điểm) - Những bộ Thú khác đẻ con, con sơ sinh phát triển bình thường, bú mẹ chủ động. (1 điểm) Câu 3: (2 điểm) Đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn bóng đuôi dài thích nghi với đời sống ở cạn Đặc điểm cấu tạo ngoài Ý nghĩa thích nghi Da khô, có vảy sừng bao bọc Ngăn cản sự thoát hơi nước của cơ thể (0,25đ) Có cổ dài Phát huy vai trò các giác quan nằm trên đầu, tạo điều kiện bắt mồi dễ dàng.(0,5đ) Mắt có mi cử động, có nước mắt Bảo vệ mắt, có nước mắt để màng mắt không bị khô.(0,25đ) Màng nhĩ nằm trong một hốc nhỏ Bảo vệ màng nhĩ và hướng các dao động âm thanh vào bên đầu màng nhĩ.(0,5đ) Thân dài, đuôi rất dài Động lực chính của sự di chuyển(0,25đ) Bàn chân có 5 ngón có vuốt Tham gia di chuyển trên cạn(0,25đ) HẾT Long Hòa, ngày 22/02/2022 Giáo viên ra đề Nguyễn Thị Thương