Đề kiểm tra định kì cuối năm môn Toán, Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2019-2020 (Có đáp án)

docx 12 trang hatrang 23/08/2022 4140
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định kì cuối năm môn Toán, Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2019-2020 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_dinh_ki_cuoi_nam_mon_toan_tieng_viet_lop_3_nam_h.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra định kì cuối năm môn Toán, Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2019-2020 (Có đáp án)

  1. Họ và tên học sinh: . . . . . . . . . . . . KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI NĂM . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . NĂM HỌC : 2019 – 2020 Lớp: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Môn: Toán lớp 3 Ngày kiểm tra: Trường: Tiểu học . Thời gian: 40 phút (không kể thời gian phát Huyện : đề) Điểm Nhận xét của giáo viên Khoanh tròn chữ đặt trước câu trả lời đúng Câu 1. Số 48546 được đọc là: A. Bốn nghìn tám trăm bốn mươi sáu B. Bốn mươi tám nghìn năm trăm bốn mươi sáu C. Bốn mươi tám nghìn năm trăm bốn sáu Câu 2. Số năm mươi nghìn tám trăm linh sáu viết là: A. 5806 B. 50860 C. 50806 Câu 3. a) 50000 . 49999 + 2 A. = B. Câu 4. Số liền sau của số 6782 là : A.6782 B.6781 C.6783 Câu 5: Đồng hồ bên chỉ mấy giờ ? A. 7 giờ 45 phút B. 8 giờ 45 phút C. 9 giờ 40 phút Câu 6. Đặt tính rồi tính: a) 24172 x 4 b) 14828 + 28091 c) 4530 : 5 d) 87645- 6918
  2. Câu 7. 7 km 12m = m ? A. 712 m B. 7120m C. 7012m Câu 7. Điền dấu > C. = 8. Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài 45m, chiều rộng bằng 1 chiều dài. 3 Tính chu vi mảnh đất đó. A.60m B. 120 m C. 122 m Câu 9. Tính diện tích hình chữ nhật có chiều dài 2dm ,chiều rộng kém chiều dài 13 cm. A. 33cm2 B. 26cm2 C. 140 cm2 Câu 11. Cô giáo dự tính: Cứ 20 quyển vở thì phát đều cho 4 học sinh cô giáo đã nhận về 150 quyển vở để phát cho tất cả học sinh của lớp. Hỏi lớp đó có bao nhiêu học sinh ?
  3. HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA MÔN TOÁN CUỐI NĂM MÔN: TOÁN – LỚP 3. NĂM HỌC 2019 – 2020 PHẦN I: Trắc nghiệm 1(0,5đ) 2(0,5 đ) 3(1đ) 4(1đ) 5(0,5đ) 6(1đ) 7(0,5đ) 8(1đ) 9(1đ) B C B C A C A B C PHẦN II: Tự luận Câu 1: (2đ) Đúng mỗi phép tính 0,5 điểm a) 96688 b) 42919 c) 906 d) 80727 Câu 2: (1đ) Đúng mỗi lời giải 0,25 điểm Đúng mỗi phép tính 0,25 điểm Bài giải Số quyển vở 1 học sinh nhận được là : 20 : 4 = 5 (quyển) Số học sinh của lớp là : 150 :5 = 30 (học sinh) Đáp số : 30 học sinh
  4. Họ và tên học sinh: . . . . . . . . . . . . KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI NĂM . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . NĂM HỌC : 2019 – 2020 Lớp: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Môn: Tiếng Việt 3 Ngày kiểm tra: . Trường: Thời gian: 30 phút (không kể thời gian Huyện : . phát đề) Điểm Nhận xét của giáo viên Đọc thầm đoạn văn và làm bài tập: (6đ) Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng CON VOI CỦA TRẦN HƯNG ĐẠO Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên, trên đường tiến quân, voi của Trần Hưng Đạo bị sa lầy. Quân sĩ cùng nhân dân trong vùng tìm đủ mọi cách để cứu voi nhưng vô hiệu. Bùn lầy nhão, voi to nặng mỗi lúc một lún thêm mà nước triều lại đang lên nhanh. Vì việc quân cấp bách, Trần Hưng Đạo đành để voi ở lại. Voi chảy nước mắt nhìn vị chủ tướng ra đi. Có lẽ vì thương tiếc con vật khôn ngoan có nghĩa với người, có công với nước nên khi hô hào quân sĩ, Trần Hưng Đạo đã trỏ xuống dòng sông Hóa thề rằng : “ Chuyến này không phá xong giặc Nguyên, thề không về đến bến sông này nữa !”. Lời thề bất hủ đó của Trần Hưng Đạo đã được ghi chép trong sử sách. Nhân dân địa phương đã đắp mộ cho voi, xây tượng voi bằng gạch, sau tạc tượng đá và lập đền thờ con voi trung hiếu này. Ngày nay, sát bên bờ sông Hóa còn một gò đất nổi lên rất lớn. Tương truyền đó là mộ voi ngày xưa Theo ĐOÀN GIỎI 1. Trên đường tiến quân, voi của Trần Hưng Đạo gặp phải chuyện gì? A. Xa vào hố đất sâu. B. Voi bị sa lầy. C. Nước triều cuốn đi. 2. Dòng nào dưới đây đúng và đủ lí do Trần Hưng Đạo phải để voi ở lại?
  5. A. Mọi người tìm đủ mọi cách để cứu voi nhưng vô hiệu. B. Việc quân rất cấp bách, không thể chờ cứu voi được. C. Không cứu được voi, trong khi việc quân rất khẩn cấp. 3. Dòng nào dưới đây gồm 3 từ ngữ nói về con voi như nói về một chiến sĩ? A. Chảy nước mắt, có nghĩa, có công. B. Khôn ngoan, có nghĩa, có công. C. Có nghĩa, có công, trung hiếu. 4. Vì sau lời thề của Trần Hưng Đạo bên dòng sông Hóa được ghi vào sử sách? A. Vì đó là lời thề thể hiện tinh thần quyết tâm tiêu diệt giặc Nguyên. B. Đó là lời thề thể hiện lòng tiếc thương đối với con voi trung nghĩa. C. Là lời thề thể hiện sự gắn bó sâu nặng đối với con voi trung nghĩa. 5. Thử hình dung khi “chảy nước mắt nhìn vị chủ tướng ra đi”, voi muốn nói gì với chủ tướng Trần Hưng Đạo? 6. Câu nào dưới đây có sử dụng hình ảnh nhân hóa? A. Chú voi oai vệ như một tráng sĩ B. Voi chảy nước mắt C. Voi có nghĩa, có công 7. Vị anh hùng dân tộc nào có công trong sự nghiệp bảo vệ Tổ Quôc? A. Hồ Chí Minh B. Nguyễn Du C. Xuân Diệu 8. Hãy viết 1 câu nói về “Voi” có hình ảnh nhân hóa?
  6. Họ và tên học sinh: . . . . . . . . . . . . KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI NĂM . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . NĂM HỌC : 2019 – 2020 Lớp: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Môn: Tiếng Việt 3 Ngày kiểm tra: Trường: . Thời gian: 50 phút (không kể thời gian phát Huyện : đề) Điểm Nhận xét của giáo viên II. PHẦN VIẾT : (10đ) 1. Chính tả : (4đ) ho
  7. Tập làm văn : (6đ) Đề bài : Hãy viết một đoạn văn từ (7 đến 10 câu) kể lại một việc làm tốt nhằm bảo vệ môi trường.
  8. HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN TIẾNG VIỆT 3 CUỐI NĂM NĂM HỌC 2019 -2020 A. BÀI KIỂM TRA ĐỌC : 10 điểm I. Đọc thành tiếng( 4đ) * Nội dung kiểm tra : + HS đọc một đoạn văn trong các bài tập đọc đã học ở SGK Tiếng Việt lớp 3 (do GV lựa chọn và chuẩn bị trước, ghi rõ tên bài, đoạn đọc và số trang vào phiếu cho từng học sinh bốc thăm rồi đọc thành tiếng) + HS trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu ra. * Thời gian kiểm tra : GV kết hợp kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng HS qua các tiết Ôn tập ở cuối năm học. * Cách đánh giá, cho điểm : - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng ; tốc độ đọc đạt yêu cầu : 1 điểm - Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng) : 1 điểm - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa : 1 điểm - Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc : 1 điểm II/ Đọc hiểu : (6 điểm) 1/ A (0,5 điểm) 2/ C(0,5 điểm) 3/ C (1 điểm) 4/ A (0,5 điểm) 5/ (1 điểm) Tùy theo cách diễn đạt mà giáo viên cho điểm Thế là tôi không gần được vị chủ tướng, không được cùng chủ tướng đi đánh giặc. Xin chủ tướng cứ ra đi để giành chiến thắng cho đất nước 6/ A (1 điểm) 7/ B ( 0,5 điểm) 8 (1 điểm) Tùy theo cách diễn đạt mà giáo viên cho điểm B. BÀI KIỂM TRA VIẾT: 10 điểm 1/ Chính tả (nghe viết): 4 điểm Bà Trưng Bà Trưng quê ở Châu Phong, Giận người tham bạo, thù chồng chẳng quên. Chị em nặng một lời nguyền Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân. Ngàn Tây nổi áng phong trần, Ầm ầm binh mã xuống gần Long Biên.
  9. Hồng quần nhẹ bước chinh yên Đuổi ngay Tô Định dẹp tan biên thành. Đô kì đóng cõi Mê Linh, Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta. (Trích Đại Nam quốc sử diễn ca) Hướng dẫn chấm điểm chi tiết : - Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm - Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm - Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi) : 1điểm - Trình bày đúng quy định,viết sạch, đẹp : 1 điểm II- Tập làm văn : (6 điểm ) Xác định các mức độ cần đạt theo từng mức điểm tùy theo đề bài cụ thể như sau: * Nội dung ( ý) : 3 điểm - Học sinh viết được đoạn văn gồm các ý đúng yêu cầu nêu trong đề bài. * Kỹ năng : 3 điểm - Điểm tối đa cho kỹ năng viết chữ, viết đúng chính tả : 1 điểm. - Điểm tối đa cho kỹ năng dùng từ, đặt câu : 1 điểm. - Điểm tối đa cho phần sáng tạo : 1 điểm
  10. ĐỂ KIỂM TRA ĐỌC THÀNH TIẾNG CUỐI KÌ II 1) Học sinh đọc đoạn 1 bài” Buổi học thể dục” trang 89 trả lời câu hỏi 1 Các bạn trong lớp thực hiện bài thể dục như thế nào? 2) Học sinh đọc đoạn 2 bài “ Buổi học thể dục” trang 89 trả lời câu hỏi 2 Vì sao Nen –li được miễn tập thể dục? 3) Học sinh đọc đoạn 1 bài “ Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục” trang 94 trả lời câu hỏi 1 Sức khỏe cần thiết như thế nào trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc? 4) Học sinh đọc đoạn 1 bài “ Gặp gỡ ở Lúc- xăm-bua” trang 98 trả lời câu hỏi Đến thăm một trường tiểu học ở Lúc-xăm-bua, đoàn cán bộ Việt Nam gặp những điều gì bất ngờ thú vị? 5) Học sinh đọc đoạn 2 bài “ Gặp gỡ ở Lúc- xăm-bua” trang 98 trả lời câu hỏi Vì sao các bạn lớp 6A nói được tiếng Việt và có nhiều đồ vật của Việt Nam? 6) Học sinh đọc đoạn 1 bài “Bác sĩ Y- éc- xanh “trang 106 trả lời câu hỏi 1 Vì sao bà khách ao ước được gặp bác sĩ Y- éc –xanh? 7) Học sinh đọc đoạn 2 bài “Bác sĩ Y- éc- xanh “trang 106 trả lời câu hỏi 1 Y- éc –xanh có gì khác so với trí tưởng tượng của bà? 8) Học sinh đọc đoạn 1 bài “Người đi săn và con vượn” trang 113 trả lời câu hỏi 1 Chi tết nào nói lên tài săn bắn của bác thợ săn? 9) Học sinh đọc đoạn 2 bài “Người đi săn và con vượn” trang 113 trả lời câu hỏi 2 Cái nhìn câm giận của vượn mẹ nói lên điều gì? 10) Học sinh đọc đoạn 3 bài “Người đi săn và con vượn” trang 113 trả lời câu hỏi 3 Những chi tiết nào cho thấy các chết của vượn mẹ rất thương tâm ? 11) Học sinh đọc đoạn 3 bài “Người đi săn và con vượn” trang 113 trả lời câu hỏi 4 Chứng kiến cái chết của vượn mẹ, bác thợ săn làm gì? 12) Học sinh đọc đoạn 1 bài “Cuốn sổ tay” trang 118 trả lời câu hỏi 1 Thanh dùng sổ tay làm gì?
  11. 13) Học sinh đọc đoạn 2 bài “Cuốn sổ tay” trang 118 trả lời câu hỏi 2 Hãy nói một vài điều lí thú trong sổ tay của Thanh? 14) Học sinh đọc đoạn 1 bài “Cóc kiện Trời” trang 122 trả lời câu hỏi 1 Vì sao cóc phải đi kiện Trời? 15) Học sinh đọc đoạn 2 bài “Cóc kiện Trời” trang 122 trả lời câu hỏi 2 Cóc sắp xếp đội ngũ thế nào trước khi đánh trống? . 16) Học sinh đọc đoạn 1 bài “ Sự tích chú Cuội cung trăng”trang 131 Trả lời câu hỏi 1 Nhờ đâu chú Cuội phát hiện ra cây thuốc quý? 17) Học sinh đọc đoạn 2 bài “ Sự tích chú Cuội cung trăng”trang 131 Trả lời câu hỏi Chú Cuội dùng cây thuốc vào việc gì?
  12. ĐÁP ÁN ĐỌC THÀNH TIẾNG 1) Đê- rốt-xi và Cô-rét-ti leo như hai con khỉ; Xtác- đi thì thở hồng hộc, mặt đỏ như gà tạy; Ga –rô-nê leo dễ như không, tưởng như có thể vác thêm một người nữa trên vai. 2) Vì cậu bị tật từ nhỏ. 3) Sức khỏe giúp giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới. Việc gì cũng phải có sức khỏe mới làm thành công. 4) Tất cả học sinh lớp 6A đều tự giới thiệu bằng tiếng Việt; hát tặng đoàn bài hát bằng tiếng Việt; giới thiệu những vật rất đặc trưng của Việt Nam mà các em sưu tầm được; vẽ Quốc kì Việt Nam; nói được bằng tiếng việt những từ ngữ thiêng liêng với Việt Nam .Hồ Chí Minh. 5) Vì cô giáo lớp 6A đã từng ở Việt Nam. Cô thích Việt Nam nên dạy học trò mình nói tiếng Việt, kể cho các em biết những điều tốt đẹp về Việt Nam. Các em còn tìm hiển về Việt Nam qua in-tơ-nét. 6) Vì ngưỡng mộ, vì tò mò muốn biết vì sao bác sĩ Y-éc- xanh chọn cuộc sống nơi góc biển chân trời để nghiên cứu bệnh nhiệt đới . 7) Ông mặc bộ quần áo ka ki cũ không là ủi trông ông như người khách đi tàu ngồi toa hạng ba. Chỉ có đôi mắt bí ẩn làm bà chú ý. 8) Nếu con thú rừng nào không mai gặp bác ta thì hôm ấy coi như ngày tận số. 9) Nó căm ghét người đi săn độc ác/ Nó căm giận người đã giết con nó. 10) Vượn mẹ vơ nắm bùi nhùi gối đầu cho con, hái cái lá to, vắt sữa vào và đặt lên miệng con. Sau đó, nghiến răng, giật phắt mũi tên ra, hét lên một tiếng thật to rồi ngã xuống. 11) Bác đứng lặng, chảy nước mắt, cắn môi, bẻ gãy nỏ, lẳng lặng ra về. Từ đó bác bỏ nghề đi săn. 12) Ghi nội dung cuộc họp, các việc cần làm, những chuyện lí thú. 13) Tên nước nhỏ nhất, nước lớn nhất, nước có số dân đông nhất, nước có số dân ít nhất. 14) Vì trời lâu ngày không mưa, hạ giới bị hạn lớn, muôn loài đều khổ sở. 15) Cua ở trong chum nước; ong đợi sau cánh cửa; Cáo, Gấu và Cọp nấp hai bên cửa. 16) Do tình cờ thấy hổ mẹ cứu sống hổ con bằng lá thuốc. Cuội đã phát hiện ra cây thuốc. 17) Vợ Cuội bị trượt chân ngã vỡ đầu. Cuội rịt lá thuốc vợ vãn không tỉnh lại nên nặn bộ óc bằng đất sét, rồi mới rịt lá thuốc. Vợ Cuội sống lại nhưng từ đó mắc chứng hay quên.