Đề kiểm tra cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 2 (Kết nối tri thức với cuộc sống)

doc 10 trang hatrang 34921
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 2 (Kết nối tri thức với cuộc sống)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_ii_mon_tieng_viet_lop_2_ket_noi_tri.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 2 (Kết nối tri thức với cuộc sống)

  1. PHÒNG GD & ĐT GIỒNG RIỀNG ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II TRƯỜNG TH THẠNH HƯNG 2 Môn: Tiếng việt lớp 2/4 Thời gian : 90 phút (Không kể phát đề) Họ và tên: GV coi kiểm tra CB. Giám sát Mã số (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) phách Lớp 2/ Ngày kiểm tra: Cắt phách theo đường kẻ này Điểm Nhận xét Giám khảo Mã số (Ký, ghi rõ họ tên) phách Mã đề 001 A. Kiểm tra đọc: 5 điểm) 1. Kiểm tra đọc thành tiếng (4 điểm) Giáo viên cho HS bắt thăm bài đọc và đọc văn bản có độ dài từ 60-70 chữ trong sách TV lớp 2 tập II và trả lời 1 câu hỏi liên quan đến nội dung bài đọc. 2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra từ và câu (6 điểm) Đọc bài sau và trả lời câu hỏi: Cây đa quê hương Cây đa nghìn năm đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng tôi. Đó là cả một tòa cổ kính hơn là một thân cây. Chín, mười đứa bé chúng tôi bắt tay nhau ôm không xuể. Cành cây lớn hơn cột đình. Ngọn chót vót giữa trời xanh. Rễ cây nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ, như những con rắn hổ mang giận dữ. Trong vòm lá, gió chiều gẩy lên những điệu nhạc li kì tưởng chừng như ai đang cười đang nói. Chiều chiều, chúng tôi ra ngồi gốc đa hóng mát. Lúa vàng gợn sóng. Xa xa, giữa cánh đồng, đàn trâu ra về, lững thững từng bước nặng nề. Bóng sừng trâu dưới ánh chiều kéo dài, lan giữa ruộng đồng yên lặng. Theo NGUYỄN KHẮC VIỆN *Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng: (Các câu 1, 2, 3, 4 ,5 và trả lời các câu hỏi 6,7,8 ) Câu 1: Ngồi dưới gốc đa, tác giả thấy những cảnh đẹp nào của quê hương? A. Bầu trời xanh biếc B. Đàn trâu vàng đang gặm cỏ C. Lúa vàng gợn sóng; đàn trâu ra về .
  2. Câu 2: Bài văn tả cái gì? A. Tuổi thơ của tác giả. B. Tả cây đa. C. Tả cánh đồng lúa, đàn trâu. Câu 3: "Ngọn chót vót giữa trời xanh" thuộc kiểu câu nào? A. Như thế nào? B. Vì sao C. Ai làm gì? Câu 4: Tác giả miêu tả về cây đa quê hương như thế nào? A. Cây đa gắn liền với thời thơ ấu; Cả một tòa cổ kính hơn là một thân cây B. Cả một tòa cổ kính hơn là một thân cây; Cành cây lớn hơn cột đình; Ngọn chót vót giữa trời xanh; Rễ cây nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ. C. Cả một tòa cổ kính hơn là một thân cây; Cành cây lớn hơn cột đình. Câu 5: Câu nào nói lên sự to lớn của thân cây đa? A. Chín, mười đứa bé chúng tôi bắt tay nhau ôm không xuể. B. Bóng sừng trâu dưới ánh chiều kéo dài. C. Cành cây lớn hơn cột đình. Câu 6: Kết hợp từ ngữ ở cột A với từ ngữ ở cột B để tạo câu giới thiệu. Câu 7: Điền dấu câu thích hợp và mỗi ô trống Một hôm □ trâu đi ăn về thì nghe phía trước có tiếng cười đùa ầm ĩ □ Câu 8: Bài văn nói lên tình cảm gì của tác giả đối với quê hương?
  3. B. Kiểm tra viết:10 1. Chính tả (nghe – viết ) (4 điểm) (khoảng 15 phút) CHIẾC RỄ ĐA TRÒN Từ (Nhiều năm sau đến hình tròn như thế ) . Sách Tiếng Việt lớp 2 tập 2, trang 105 2. Tập làm văn ( 6 điểm) Đề bài: Em hãy viết 4 – 5 câu kể về việc em đã làm để bảo vệ môi trường. Gợi ý: 1. Đó là công việc gì ? 2. Em làm việc đó lúc nào ? 3. Em làm việc đó như thế nào ? 4. Lợi ích của việc làm đó? 5. Em cảm thấy thế nào sau khi làm việc đó ? Bài làm .
  4. Thạnh Hưng, ngày 25 tháng 5 năm 2022 Người ra đề Huỳnh Minh Vũ
  5. PHÒNG GD & ĐT GIỒNG RIỀNG ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II TRƯỜNG TH THẠNH HƯNG 2 Môn: Tiếng việt lớp 2/4 Thời gian : 90 phút (Không kể phát đề) Họ và tên: GV coi kiểm tra CB. Giám sát Mã số (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) phách Lớp 2/ Ngày kiểm tra: Cắt phách theo đường kẻ này Điểm Nhận xét Giám khảo Mã số (Ký, ghi rõ họ tên) phách Mã đề 002 A. Kiểm tra đọc: 5 điểm) 1. Kiểm tra đọc thành tiếng (4 điểm) Giáo viên cho HS bắt thăm bài đọc và đọc văn bản có độ dài từ 60-70 chữ trong sách TV lớp 2 tập II và trả lời 1 câu hỏi liên quan đến nội dung bài đọc. 2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra từ và câu (6 điểm) Đọc bài sau và trả lời câu hỏi: Cây đa quê hương Cây đa nghìn năm đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng tôi. Đó là cả một tòa cổ kính hơn là một thân cây. Chín, mười đứa bé chúng tôi bắt tay nhau ôm không xuể. Cành cây lớn hơn cột đình. Ngọn chót vót giữa trời xanh. Rễ cây nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ, như những con rắn hổ mang giận dữ. Trong vòm lá, gió chiều gẩy lên những điệu nhạc li kì tưởng chừng như ai đang cười đang nói. Chiều chiều, chúng tôi ra ngồi gốc đa hóng mát. Lúa vàng gợn sóng. Xa xa, giữa cánh đồng, đàn trâu ra về, lững thững từng bước nặng nề. Bóng sừng trâu dưới ánh chiều kéo dài, lan giữa ruộng đồng yên lặng. Theo NGUYỄN KHẮC VIỆN *Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng: (Các câu 1, 2, 3, 4 ,5 và trả lời các câu hỏi 6,7,8 ) Câu 1: Câu nào nói lên sự to lớn của thân cây đa? A. Cành cây lớn hơn cột đình. B. Chín, mười đứa bé chúng tôi bắt tay nhau ôm không xuể. C. Bóng sừng trâu dưới ánh chiều kéo dài.
  6. Câu 2: Ngồi dưới gốc đa, tác giả thấy những cảnh đẹp nào của quê hương? A. Lúa vàng gợn sóng; đàn trâu ra về . B. Đàn trâu vàng đang gặm cỏ C. Bầu trời xanh biếc Câu 3: Bài văn tả cái gì? A. Tả cánh đồng lúa, đàn trâu. B. Tuổi thơ của tác giả. C. Tả cây đa. Câu 4: "Ngọn chót vót giữa trời xanh" thuộc kiểu câu nào? A. Vì sao B. Ai làm gì? C. Như thế nào? Câu 5: Tác giả miêu tả về cây đa quê hương như thế nào? A. Cả một tòa cổ kính hơn là một thân cây; Cành cây lớn hơn cột đình; Ngọn chót vót giữa trời xanh; Rễ cây nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ. B. Cây đa gắn liền với thời thơ ấu; Cả một tòa cổ kính hơn là một thân cây C. Cả một tòa cổ kính hơn là một thân cây; Cành cây lớn hơn cột đình. Câu 6: Kết hợp từ ngữ ở cột A với từ ngữ ở cột B để tạo câu giới thiệu. Câu 7: Điền dấu câu thích hợp và mỗi ô trống Một hôm □ trâu đi ăn về thì nghe phía trước có tiếng cười đùa ầm ĩ □ Câu 8: Bài văn nói lên tình cảm gì của tác giả đối với quê hương?
  7. B. Kiểm tra viết:10 1. Chính tả (nghe – viết ) (4 điểm) (khoảng 15 phút) CHIẾC RỄ ĐA TRÒN Từ (Nhiều năm sau đến hình tròn như thế ) . Sách Tiếng Việt lớp 2 tập 2, trang 105 2. Tập làm văn ( 6 điểm) Đề bài: Em hãy viết 4 – 5 câu kể về việc em đã làm để bảo vệ môi trường. Gợi ý: 1. Đó là công việc gì ? 2. Em làm việc đó lúc nào ? 3. Em làm việc đó như thế nào ? 4. Lợi ích của việc làm đó? 5. Em cảm thấy thế nào sau khi làm việc đó ? Bài làm Thạnh Hưng, ngày 25 tháng 5 năm 2022 Người ra đề Huỳnh Minh Vũ.
  8. ĐỌC THÀNH TIẾNG: ( 4 điểm) - Thời gian: GV linh hoạt tùy thuộc vào sĩ số HS của lớp mình. - Cách thức: Kiểm tra từng học sinh. - GV gọi lần lượt từng HS lên bốc thăm bài (đoạn) - Trả lời câu hỏi về nội dung bài (đoạn) đọc. - Giáo viên đánh giá, nhận xét dựa vào các yêu cầu sau: + Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm + Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm. + Ngắt nghỉ đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm + Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm Bài: Khủng Long - SGK Trang 42 (từ đầu đến có một số loài) - TLCH: khủng long thường sống ở đau ? Bài: Cỏ Non Cười Rồi - SGK Trang 57 (từ đầu đến chị sẽ giúp em) - TLCH: Vì sao cỏ non lại khóc ? Bài: Từ Chú Bồ Câu Đến In- Tơ- Nét - SGK Trang 87 (đọc toàn bài) - TLCH: Thời xưa, người ta đã gửi thư bằng cách nào ? Bài: Bóp Nát Quả Cam- SGK Trang 100 ( từ Vua cho Quốc Toản đứng dậy đến nát từ bao giờ) - TLCH: Vua ban cho Quốc Toản quả gì ? Bài: Đất Nước Chúng Mình - SGK Trang 110 (từ đầu đến lịch sử nước nhà) - TLCH: Lá cờ tổ quốc được tả như thế nào ? Bài: Hồ Gươm - SGK Trang 126 (từ Cầu Thê Húc đến cỏ mọc xanh um) - TLCH: Cầu Thê Húc được miêu tả như thế nào ? Thạnh Hưng, ngày 25 tháng 5 năm 2022 Người ra đề Huỳnh Minh Vũ
  9. PHÒNG GD & ĐT GIỒNG RIỀNG KIỂM TRA CUỐI HOC KÌ II – NĂM HỌC 2021 - 2022 BẢN DÙNG THỬ MÔN TIẾNG VIỆT Thời gian làm bài : 60 Phút Phần đáp án câu trắc nghiệm: 001 002 1 C B 2 B A 3 A C 4 B C 5 A A Câu 6: ( 1 điểm) Câu 7: ( 1 điểm) Một hôm, Trâu đi ăn về thì nghe phía trước có tiếng cười đùa ầm ĩ. Câu 8: ( 1 điểm) Bài văn nói lên sự yêu mến những nét đặc trưng của quê hương tác giả, một vùng quê yên bình, đơn sơ thông qua hình ảnh của cây đa. Một hình ảnh đặc trưng của miền quê Việt Nam II. Viết: 10 điểm 1. Nghe - viết: (4 điểm) - Viết đúng chính tả, viết sạch sẽ. (4 điểm) - Sai 8 lỗi trừ 1 điểm 2 . Viết đoạn văn từ 3-4 câu kể thể hiện tình cảm với người thân.( 6 điểm) - Học sinh viết được đoạn văn gồm các ý theo đúng yêu cầu nêu trong đề bài thể hiện được tình cảm với người thân thành một đoạn văn từ 3 – 4 câu. Viết câu đúng ngữ pháp, đúng chính tả, chữ viết trình bày sạch sẽ, rõ ràng ( 6 điểm) - Lưu ý: + Không đúng chủ đề không cho điểm. + Không đảm bảo số câu trừ điểm phù hợp. + Tuỳ từng mức độ về nội dung, chữ viết mà GV có thể chấm : 1 điểm; 2 điểm ; 3 điểm Thạnh Hưng, ngày 25 tháng 5 năm 2022 Người ra đề Huỳnh Minh Vũ