Đề cương ôn thi học kì II môn Tiếng Việt Lớp 2 (Cánh diều) - Năm 2022

docx 8 trang hatrang 23/08/2022 12740
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn thi học kì II môn Tiếng Việt Lớp 2 (Cánh diều) - Năm 2022", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_thi_hoc_ki_ii_mon_tieng_viet_lop_2_canh_dieu_nam.docx

Nội dung text: Đề cương ôn thi học kì II môn Tiếng Việt Lớp 2 (Cánh diều) - Năm 2022

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TIẾNG VIỆT HKII - LỚP 2 (CÁNH DIỀU) 2022 ĐỀ 1 Con Rồng cháu Tiên 1. Ngày xưa, ở miền Lạc Việt có một vị thần tên là Lạc Long Quân. Thần nòi rồng, sức khỏe phi thường, đã giúp dân diệt trừ nhiều yêu quái. Cũng thuở ấy, ở vùng núi phía Bắc có nàng Âu Cơ xinh đẹp tuyệt trần. 2. Âu Cơ gặp Lạc Long Quân rồi nên vợ nên chồng. Nàng sinh ra một cái bọc trăm trứng, nở ra một trăm người con lớn nhanh như thổi, khỏe mạnh như thần. 3. Một hôm, Lạc Long Quân bàn với Âu Cơ: “Ta sẽ đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau giữ các phương. Kẻ miền biển, người miền núi, khi có việc thì giúp đỡ lẫn nhau.” 4. Âu Cơ cùng năm mươi con sinh sống trên đất liền. Người con trưởng được tôn làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, con cháu càng ngay càng đông đúc. 5. Cũng bởi sự tích này mà người Việt Nam thường được gọi là “con Rồng cháu Tiên”. Người Việt Nam cũng gọi nhau là “đồng bào”, có nghĩa là những người cùng sinh ra từ bọc trứng của bà Âu Cơ. - Nòi rồng: con cháu của rồng. - Đóng đô: lập kinh đô. - Phong Châu: vùng đất bây giờ thuộc tỉnh Phú Thọ. Câu 1: Gạch chân bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Để làm gì? a. Người Việt Nam lập Đền Hùng để thờ các vị vua đầu tiên lập ra nước ta. b. Ngày mùng Mười tháng Ba âm lịch hằng năm, người dân cả nước về Đền Hùng để tưởng niệm tổ tiên chung. Câu 2: Bà Âu Cơ sinh con kì lạ như thế nào? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng: a. Bà sinh ra một người con lớn nhanh như thổi. b. Bà sinh ra hàng chục người con lớn nhanh như thổi. c. Bà sinh ra một bọc trăm trứng, nở ra một trăm người con lớn nhanh như thổi. Câu 3 : Viết tên vị vua đầu tiên lập ra nước ta. Tên vị vua đầu tiên lập ra nước ta là . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Câu 4: Viết tiếp câu trả lời: Theo truyện Con Rồng cháu Tiên thì người Việt Nam ta là con cháu của Câu 5: Đặt một câu có bộ phận trả lời câu hỏi Để làm gì? . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ĐỀ 2 Bóp nát quả cam Giặc Nguyên cho sứ thần sang giả vờ mượn đường để xâm chiếm nước ta. Thấy sứ giặc ngang ngược, Trần Quốc Toản vô cùng căm giận. Biết vua họp bàn việc nước dưới thuyền rồng, Quốc Toản quyết đợi gặp nhà vua xin đánh giặc. Đợi mãi không gặp được vua, cậu liều chết xô mấy người lính gác, xăm xăm xuống bến. Gặp vua, Quốc Toản quỳ xuống tâu: - Cho giặc mượn đường là mất nước. Xin bệ hạ cho đánh! Nói xong, cậu tự đặt thanh gươm lên gáy, xin chịu tội. Vua cho Quốc Toản đứng dậy, ôn tồn bảo: - Quốc Toản làm trái phép nước, lẽ ra phải trị tội. Nhưng còn trẻ mà đã biết lo việc nước, ta có lời khen. Nói rồi, vua ban cho Quốc Toản một quả cam. 1
  2. Quốc Toản ấm ức bước lên bờ: "Vua ban cho cam quý nhưng xem ta như trẻ con, không cho dự bàn việc nước". Nghĩ đến quân giặc ngang ngược, cậu nghiến răng, hai bàn tay bóp chặt. Khi trở ra, Quốc Toản xoè tay cho mọi người xem cam quý. Nhưng quả cam đã nát từ bao giờ. (Theo Nguyễn Huy Tưởng) Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng. Câu 1:Giặc Nguyên có âm mưu gì với nước ta? a. Giả cầu hòa để xâm chiếm nước ta. b. Giả mượn đường để xâm chiếm nước ta. c. Cho sứ giả làm nhiều điều ngang ngược để gây chiến. Câu 2: Quốc Toản quyết gặp vua để nói gì? Đánh dấu tích vào ô trống trước ý đúng: a. Để xin vua cho đánh, vì cho giặc mượn đường là mất nước. b. Để xin vua trừng trị sứ giả ngang ngược. c. Để xin vua cho dẫn quân ra trận. Câu 3: Nhà vua khen và ban thưởng cho Quốc Toản như thế nào? Nhà vua khen Quốc Toản còn trẻ mà đã biết lo việc nước và ban cho Quốc Toản một quả cam. Câu 4: Chi tiết Quốc Toản vô tình bóp nát quả cam nói lên điều gì? Chi tiết Quốc Toản bóp nát quả cam cho thấy cậu vô cùng căm hận quân xâm lược ngang ngược. Câu 5: Đặt câu hỏi cho bộ phận câu in đậm: a. Nhà vua họp bàn việc nước ở dưới thuyền rồng. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . b. Sáng nay, Quốc Toản quyết đến gặp vua. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . c. Vừa lúc ấy, vua cùng các vương hầu bước ra. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Câu 6: Hãy viết lời ngạc nhiên, thán phục của em khi đọc câu chuyện trên. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ĐỀ 3 Mùa xuân đến Hoa mận vừa tàn thì mùa xuân đến. Bầu trời ngày thêm xanh. Nắng vàng ngày càng rực rỡ. Vườn cây lại đâm chồi, nảy lộc. Rồi vườn cây ra hoa. Hoa bưởi nồng nàn. Hoa nhãn ngọt. Hoa cau thoảng qua. Vườn cây lại đầy tiếng chim và bóng chim bay nhảy. Những thím chích chòe nhanh nhảu. Những chú khướu lắm điều. Những anh chào mào đỏm dáng. Những bác cu gáy trầm ngâm. Chú chim sâu vui cùng vườn cây và các loài chim bạn. Nhưng trong trí thơ ngây của chú còn mãi sáng ngời hình ảnh một cánh hoa mận trắng, biết nở cuối đông để báo trước mùa xuân tới. NGUYỄN KIÊN Câu 1: Gạch chân những câu văn tả sự thay đổi của bầu trời và mọi vật khi mùa xuân đến. Bầu trời ngày càng thêm xanh. Nắng vàng ngày càng rực rỡ. Vườn cây lại đâm chồi, nảy lộc. Rồi vườn cây ra hoa. Hoa bưởi nồng nàn. Hoa nhãn ngọt. Hoa cau thoảng qua. Vườn cây lại đầy tiếng chim và bóng chim bay nhảy. Những chú khướu lắm điều. Những anh chào mào đỏm dáng. Những bác cu gáy trầm ngâm. Câu 2: Xếp các từ ngữ sau vào nhóm thích hợp: hoa bưởi, hoa nhãn, ngọt, nồng nàn, nở, đến, bay nhảy, chào mào, đâm chồi, nảy lộc, nhanh nhảu, đỏm dáng, chích chòe, trầm ngâm, cu gáy 2
  3. a. Từ ngữ chỉ sự vật: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . b. Từ ngữ chỉ hoạt động: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . c. Từ ngữ chỉ đặc điểm: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Câu 3: Tìm và viết lại những từ chỉ đặc điểm giúp em cảm nhận được: a. Hương vị riêng của mỗi loài hoa: - Hoa bưởi . . . . . . . . . . . - Hoa nhãn . . . . . . . . . - Hoa cau . . . . . . . . . . . . . . b. Đặc điểm riêng của mỗi loài chim: - Những thím chích chòe . . . . . . . . . . . . . .- Những chú khướu . . . . . . . . . . . . . - Những anh chào mào . . . . . . . . . . . . . . - Những bác cu gáy . . . . . . . . . . . . . . Câu 4:Đặt câu nói về đặc điểm của một loài hoa khi mùa xuân đến. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Câu 5:Dấu câu nào phù hợp với ô trống: dấu chấm (.), dấu chấm hỏi (?) hay dấu chấm than (!)? Ông quạ hăng hái dạy Toán Bọn trẻ cả xóm đều thích học ông. Chúng kháo nhau: "Thầy dạy hay tuyệt ". Vì sao vậy Rất đơn giản: Thầy dạy cộng trừ bằng các thứ hạt Trò nào làm đúng thì được ăn số hạt đó. ĐỀ 4 Mùa đông nắng ở đâu? – Mùa hè nắng ở nhà ta Mùa đông nắng đi đâu mất? – Nắng ở xung quanh bình tích Ở nước chè tươi cho bà Bà nhấp một ngụm rồi “khà” Nắng trong nước chè chan chát. Nắng vào quả cam nắng ngọt Trong suốt mùa đông vườn em Nắng lặn vào trong mùi thơm Của trăm ngàn bông hoa cúc. Mà nắng cũng hay làm nũng Ở trong lòng mẹ rất nhiều Mỗi lần ôm mẹ, mẹ yêu Em thấy ấm ơi là ấm! Xuân Quỳnh Câu 1: Mỗi khổ thơ cho biết: Mùa đông, nắng ở những đâu? a. Khổ thơ 2: nắng ở . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . b. Khổ thơ 3: nắng ở . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . c. Khổ thơ 4: nắng ở . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Câu 2: Câu 2: Trong câu thơ sau: Nắng lặn vào trong mùi thơm Của trăm ngàn bông hoa cúc. a. Những từ có thể thay thế từ lặn là: chìm, nấp, ẩn. b. Những từ có thể thay thế từ lặn là: chìm, nổi, ẩn. 3
  4. c. Những từ có thể thay thế từ lặn là: chìm, nấp, luồn. Câu 3: Vì sao mỗi lần ôm mẹ và được mẹ yêu, bạn nhỏ thấy như có nắng trong lòng mẹ? Khoanh tròn chữ cái trước ý em thích: a. Vì lòng mẹ rất ấm áp. b. Vì tình mẹ yêu thương con luôn ấm như nắng. c. Vì tình yêu thương của mẹ luôn mang lại sự ấm áp. Câu 4: Em hiểu “ấm ơi là ấm” có nghĩa là: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Câu 5: Sử dụng cách nói “ấm ơi là ấm”, đặt câu với một trong các từ sau: đẹp, hiền, tốt, xinh, nhanh để thể hiện đánh giá của em đối với một người, một vật hoặc một con vật. M: Con voi khỏe ơi là khỏe! - . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . - . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . - . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . - . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . - . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ĐỀ 5 EM MUỐN LÀM CÔ GIÁO 1. Trưa ấy, Hà đến gặp thầy hiệu trưởng. Thầy vui vẻ hỏi: – Em có việc gì đấy? Hà ngồi trên ghế đối diện với thầy. Em nói chậm rãi, rành rọt, như người lớn: – Thưa thầy, em muốn sau này sẽ làm cô giáo dạy ở trường mình ạ. 2. Hà tưởng thầy hiệu trưởng sẽ cười, nhưng thầy lại hỏi: – Em chắc chắn nhé? Hà gật đầu quả quyết: – Em xin hứa sẽ làm mọi việc để giúp thầy ạ! 3. Nghe Hà hứa, thầy hiệu trưởng gật đầu. Thầy đưa bàn tay ra. Hai bàn tay nhỏ bé của Hà nắm lấy tay thầy. Hai thầy trò cùng cười. Em sẽ là cô giáo. Thật tuyệt! Theo Ku-rô-y-a-na-gi (Phí Văn Gừng dịch) Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng. Câu 1. Hà xin gặp thầy hiệu trưởng để làm gì? a. Để bày tỏ ước mơ sau này trở thành cô giáo của trường. b. Để được ngồi đối diện với thầy. c. Để được bắt tay thầy. Câu 2. Sau khi nghe Hà nói, thầy hiệu trưởng tỏ thái độ như thế nào? a. Thầy tỏ ra bất ngờ trước ý kiến của Hà. b. Thầy mỉm cười trước ý kiến ngộ nghĩnh của Hà. c. Thầy hỏi lại, rồi bắt tay Hà. Câu 3: Bộ phận in đậm trong câu "Trưa ấy, Hà đến gặp thầy hiệu trưởng." trả lời cho câu hỏi nào? a. Ở đâu? b. Khi nào? c. Vì sao? Câu 4: Câu nào dưới đây thể hiện quyết tâm của Hà? a. Em xin hứa sẽ làm mọi việc để giúp thầy ạ! b. Em chắc chắn nhé? c. Thật tuyệt! Câu 5: Viết 1-2 câu nhận xết về bạn Hà. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 4
  5. TẬP LÀM VĂN HKII LỚP 2 - 2022 1. Viết một đoạn văn ngắn về cô giáo của em. Cô giáo chủ nhiệm lớp 2 của em tên là . . . . . . . . Cô rất dịu dàng. Cô luôn ân cần chỉ bảo chúng em. Mỗi khi chúng em làm bài, cô đi lách qua các hàng ghế chỉ dẫn từng bạn như người mẹ hiền. Khi chúng em làm điều gì sai, cô chỉ nhẹ nhàng nhắc nhở. Có lần, em bị bệnh, phải nghỉ học, cô đến nhà thăm. Em rất cảm động. Em biết ơn cô đã luôn yêu thương và dạy bảo chúng em. Em hứa sẽ cố gắng học thật giỏi để không phụ lòng dạy dỗ của cô. 2. Viết một đoạn văn ngắn về người thân của em. Mẹ là người mà em yêu nhất trong gia đình. Mẹ lo cho gia đình em mọi thứ. Ngoài việc buôn bán, mẹ còn đi chợ nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc hai chị em và dạy chúng em học. Mẹ có thể làm được mọi việc ở nhà. Em rất yêu mẹ. Em sẽ cố gắng giúp mẹ thật nhiều việc để mẹ đỡ vất vả và em sẽ luôn chăm ngoan, học giỏi để mẹ vui. TẬP LÀM VĂN HKII LỚP 2 - 2022 1. Viết một đoạn văn ngắn về cô giáo của em. Cô giáo chủ nhiệm lớp 2 của em tên là . . . . . . . . Cô rất dịu dàng. Cô luôn ân cần chỉ bảo chúng em. Mỗi khi chúng em làm bài, cô đi lách qua các hàng ghế chỉ dẫn từng bạn như người mẹ hiền. Khi chúng em làm điều gì sai, cô chỉ nhẹ nhàng nhắc nhở. Có lần, em bị bệnh, phải nghỉ học, cô đến nhà thăm. Em rất cảm động. Em biết ơn cô đã luôn yêu thương và dạy bảo chúng em. Em hứa sẽ cố gắng học thật giỏi để không phụ lòng dạy dỗ của cô. 2. Viết một đoạn văn ngắn về người thân của em. Mẹ là người mà em yêu nhất trong gia đình. Mẹ lo cho gia đình em mọi thứ. Ngoài việc buôn bán, mẹ còn đi chợ, nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc hai chị em và dạy chúng em học. Mẹ có thể làm được mọi việc ở nhà. Em rất yêu mẹ. Em sẽ cố gắng giúp mẹ thật nhiều việc để mẹ đỡ vất vả và em sẽ luôn chăm ngoan, học giỏi để mẹ vui. 5
  6. ĐÁP ÁN ĐỀ 1 Con Rồng cháu Tiên Câu 1: Gạch chân bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Để làm gì? a. Người Việt Nam lập Đền Hùng để thờ các vị vua đầu tiên lập ra nước ta. b. Ngày mùng Mười tháng Ba âm lịch hằng năm, người dân cả nước về Đền Hùng để tưởng niệm tổ tiên chung. Câu 2: Bà Âu Cơ sinh con kì lạ như thế nào? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng: c. Bà sinh ra một bọc trăm trứng, nở ra một trăm người con lớn nhanh như thổi. Câu 3 : Viết tên vị vua đầu tiên lập ra nước ta. Tên vị vua đầu tiên lập ra nước ta là Hùng Vương. Câu 4: Viết tiếp câu trả lời: Theo truyện Con Rồng cháu Tiên thì người Việt Nam ta là con cháu của Rồng Tiên. Câu 5: Đặt một câu có bộ phận trả lời câu hỏi Để làm gì? Em cố gắng học giỏi để ba mẹ và thầy cô vui lòng. ĐỀ 2 Bóp nát quả cam Câu 1:Giặc Nguyên có âm mưu gì với nước ta? b. Giả mượn đường để xâm chiếm nước ta. Câu 2: Quốc Toản quyết gặp vua để nói gì? a. Để xin vua cho đánh, vì cho giặc mượn đường là mất nước. Câu 3: Nhà vua khen và ban thưởng cho Quốc Toản như thế nào? Nhà vua khen Quốc Toản còn trẻ mà đã biết lo việc nước và ban cho Quốc Toản một quả cam. Câu 4: Chi tiết Quốc Toản vô tình bóp nát quả cam nói lên điều gì? Chi tiết Quốc Toản bóp nát quả cam cho thấy cậu vô cùng căm hận quân xâm lược ngang ngược. Câu 5: Đặt câu hỏi cho bộ phận câu in đậm: a. Nhà vua họp bàn việc nước ở đâu? b. Khi nào, Quốc Toản quyết đến gặp vua? c. Vua cùng các vương hầu bước ra khi nào? Câu 6: Hãy viết lời ngạc nhiên, thán phục của em khi đọc câu chuyện trên. Em rất khâm phục sự dũng cảm của Trần Quốc Toản! ĐỀ 3 Mùa xuân đến Câu 1: Gạch chân những câu văn tả sự thay đổi của bầu trời và mọi vật khi mùa xuân đến. Bầu trời ngày càng thêm xanh. Nắng vàng ngày càng rực rỡ. Vườn cây lại đâm chồi, nảy lộc. Rồi vườn cây ra hoa. Hoa bưởi nồng nàn. Hoa nhãn ngọt. Hoa cau thoảng qua. Vườn cây lại đầy tiếng chim và bóng chim bay nhảy. Những chú khướu lắm điều. Những anh chào mào đỏm dáng. Những bác cu gáy trầm ngâm. Câu 2: Xếp các từ ngữ sau vào nhóm thích hợp: a. Từ ngữ chỉ sự vật: hoa bưởi, hoa nhãn, chào mào, chích chòe, cu gáy. b. Từ ngữ chỉ hoạt động: nở, đến, bay nhảy, đâm chồi, nảy lộc. c. Từ ngữ chỉ đặc điểm: ngọt, nồng nàn, nhanh nhảu, đỏm dáng, trầm ngâm. 6
  7. Câu 3: Tìm và viết lại những từ chỉ đặc điểm giúp em cảm nhận được: a. Hương vị riêng của mỗi loài hoa: - Hoa bưởi nồng nàn. - Hoa nhãn ngọt. - Hoa cau thoảng qua. b. Đặc điểm riêng của mỗi loài chim: - Những thím chích chòe nhanh nhảu. - Những chú khướu lắm điều lắm điều. - Những anh chào đỏm dáng. - Những bác cu gáy trầm ngâm. Câu 4: Đặt câu nói về đặc điểm của một loài hoa khi mùa xuân đến. Mùa xuân đến, hoa mai nở vàng rực. Câu 5: Dấu câu nào phù hợp với ô trống: dấu chấm (.) hay dấu chấm hỏi (?) hay dấu chấm than (!)? Ông quạ hăng hái dạy Toán . Bọn trẻ cả xóm đều thích học ông. Chúng kháo nhau: "Thầy dạy hay tuyệt ! ". Vì sao vậy ? Rất đơn giản: Thầy dạy cộng trừ bằng các thứ hạt. Trò nào làm đúng thì được ăn số hạt đó. ĐỀ 4 Mùa đông nắng ở đâu? Câu 1: Mỗi khổ thơ cho biết: Mùa đông, nắng ở những đâu? a. Khổ thơ 2: nắng ở xung quanh bình tích. b. Khổ thơ 3: nắng ở quả cam nắng ngọt c. Khổ thơ 4: nắng ở trong lòng mẹ. Câu 2: Trong câu thơ sau: Nắng lặn vào trong mùi thơm Của trăm ngàn bông hoa cúc. a. Những từ có thể thay thế từ lặn là: chìm, nấp, ẩn. Câu 3: Vì sao mỗi lần ôm mẹ và được mẹ yêu, bạn nhỏ thấy như có nắng trong lòng mẹ? Khoanh tròn chữ cái trước ý em thích: a. Vì lòng mẹ rất ấm áp. b. Vì tình mẹ yêu thương con luôn ấm như nắng. c. Vì tình yêu thương của mẹ luôn mang lại sự ấm áp. Câu 4: Em hiểu “ấm ơi là ấm” có nghĩa là rất ấm. Câu 5: Sử dụng cách nói “ấm ơi là ấm”, đặt câu với một trong các từ sau: đẹp, hiền, tốt, xinh, nhanh để thể hiện đánh giá của em đối với một người, một vật hoặc một con vật. M: Con voi khỏe ơi là khỏe! Bông hoa hồng này đẹp ơi là đẹp! Bà em hiền ơi là hiền! Tính tình của bạn Lan tốt ơi là tốt! Bé Hoa xinh ơi là xinh! Chiếc ô tô này chạy nhanh ơi là nhanh! ĐỀ 5 Em muốn làm cô giáo Câu 1. Hà xin gặp thầy hiệu trưởng để làm gì? a. Để bày tỏ ước mơ sau này trở thành cô giáo của trường. Câu 2. Sau khi nghe Hà nói, thầy hiệu trưởng tỏ thái độ như thế nào? c.Thầy hỏi lại, rồi bắt tay Hà. Câu 3: Bộ phận in đậm trong câu "Trưa ấy, Hà đến gặp thầy hiệu trưởng." trả lời cho câu hỏi nào? 7
  8. b. Khi nào? Câu 4: Câu nào dưới đây thể hiện quyết tâm của Hà? a. Em xin hứa sẽ làm mọi việc để giúp thầy ạ! Câu 5: Viết 1-2 câu nhận xết về bạn Hà. Bạn Hà là một học sinh ngoan. Ước mơ của bạn ấy thật tuyệt! Hoặc: Hà là người dũng cảm đã nói ra ước mơ của mình với thầy hiệu trưởng. Hà là nhười đầy quyết tâm thực hiện ước mơ của mình. 8