Đề khảo sát chất lượng giữa học kì II năm học 2022-2023 môn Ngữ văn Lớp 9 (Có đáp án)

docx 10 trang Phương Ly 05/07/2023 8980
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng giữa học kì II năm học 2022-2023 môn Ngữ văn Lớp 9 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_khao_sat_chat_luong_giua_hoc_ki_ii_nam_hoc_2022_2023_mon.docx

Nội dung text: Đề khảo sát chất lượng giữa học kì II năm học 2022-2023 môn Ngữ văn Lớp 9 (Có đáp án)

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ II Năm học: 2022 – 2023 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN: NGỮ VĂN 9 (Thời gian làm bài: 120 phút) Đề khảo sát gồm: 02 trang Phần I. Tiếng Việt (2,0 điểm) Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất và viết chữ cái đứng trước phương án đó vào bài làm. Câu 1. Hai dòng thơ: “Nắng trong mắt những ngày thơ bé/Cũng xanh mơn như thể lá trầu.” (Trương Nam Hương) sử dụng biện pháp tu từ gì? A. So sánh, nhân hóa B. So sánh, ẩn dụ C. So sánh, hoán dụ D. So sánh, nói quá Câu 2. Câu văn nào sau đây có chứa khởi ngữ? A. Làng ta, về cánh nhà ông Trương Huấn ấy, họ đi tất cả. (Nam Cao) B. Chết nỗi, hai ông bị chúng nó đuổi phải không? (Nguyễn Huy Tưởng) C. Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. (Thanh Tịnh) D. Vì hầm sập nên Nho bị thương. (Lê Minh Khuê) Câu 3. Trong câu văn sau, phần in đậm là thành phần biệt lập gì? “Cũng trên mảnh đất anh hùng này đã sinh ra người anh hùng trẻ tuổi La Thị Tám, một cô gái đầy nhiệt tình cách mạng, gan dạ, mưu trí.” (SGK Ngữ văn 8, tập 1) A. Thành phần phụ chú B. Thành phần cảm thán C. Thành phần tình thái D. Thành phần gọi – đáp Câu 4. Phương châm hội thoại nào được thể hiện trong câu ca dao sau? Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. (Ca dao) A. Phương châm quan hệ B. Phương châm về chất C. Phương châm về lượng D. Phương châm lịch sự Câu 5. Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu: “Người con trai ấy đáng yêu thật, nhưng làm cho ông nhọc quá.” (Nguyễn Thành Long) thuộc kiểu câu nào? A. Câu đơn B. Câu ghép C. Câu đặc biệt D. Câu rút gọn Câu 6. Trong câu văn: “Không ai nói với ai, nhưng nhìn nhau, chúng tôi đọc thấy trong mắt nhau điều đó.” (Lê Minh Khuê) có mấy cụm động từ? A. Một B. Hai C. Ba D. Bốn Câu 7. Hàm ý của câu in đậm trong đoạn văn sau là gì? “ Tôi bùi ngùi nhìn lão, bảo: - Kiếp ai cũng thế thôi, cụ ạ! Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng?” (Nam Cao) A. Lão cũng chẳng sung sướng gì. B. Lão rất sung sướng.
  2. C. Tôi sung sướng hơn. D. Tôi cũng không sung sướng hơn. Câu 8. Phần câu in đậm dưới đây được trích dẫn theo cách nào ? “Đứa con ngây thơ nói: - Ô hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói, chứ không như cha tôi trước kia chỉ nín thin thít. ” (SGK Ngữ văn 9, tập 1) A. Dẫn lời nói trực tiếp B. Dẫn ý nghĩ trực tiếp C. Dẫn lời nói gián tiếp D. Dẫn ý nghĩ gián tiếp Phần II. Đọc – hiểu văn bản (2,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới: Lòng nhân ái không phải tự sinh ra con người đã có. Lòng nhân ái là một trong những phẩm chất hàng đầu, là văn hóa của mỗi một con người. Lòng nhân ái có được là do sự góp công của mỗi gia đình và nhà trường tạo lập cho các em thông qua các hoạt động trải nghiệm rèn luyện, học tập, sẻ chia, “đau với nỗi đau của người khác” Lòng nhân ái rất cần trong đời sống, đó là nét văn hóa, là cốt cách của mỗi một con người. Các hoạt động từ thiện đã và đang diễn ra tại Trường Quốc tế Global đã góp phần giúp các em học sinh xây dựng tính cộng đồng, tinh thần trách nhiệm, sẻ chia với mọi người và giúp người khi khó khăn hoạn nạn, phát triển toàn diện tri thức và đạo đức để trở thành những công dân ưu tú, có ích cho xã hội, gìn giữ được bản sắc văn hóa Việt Nam. (Trích Dạy trẻ lòng nhân ái ở trường quốc tế Global – theo Dân trí) Câu 1 (0,25 điểm): Theo tác giả bài viết, lòng nhân ái có được là do những yếu tố nào? Câu 2 (0,5 điểm): Tại Trường Quốc tế Global, lòng nhân ái đã giúp các học sinh có được điều gì? Câu 3 (0,5 điểm): Tại sao tác giả bài viết cho rằng: “lòng nhân ái rất cần trong đời sống”? Câu 4 (0,75 điểm): Thông điệp nào của đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với em? Phần III. Tập làm văn (6,0 điểm) Câu 1. (1,5 điểm) Từ gợi ý của đoạn văn trong phần đọc - hiểu văn bản, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 13-15 câu) bàn về vai trò của lòng nhân ái trong cuộc sống. Câu 2. (4,5 điểm) Phân tích đoạn thơ sau: Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng. Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân (Viễn Phương, Viếng lăng Bác) HẾT
  3. Họ tên thí sinh: Số báo danh: Chữ kí, họ tên giám thị 1: Chữ kí, họ tên giám thị 2: . PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KHẢO SÁT TẠO CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ II Năm học: 2022 – 2023 MÔN: NGỮ VĂN 9 ĐỀ CHÍNH THỨC (Thời gian làm bài: 120 phút) Hướng dẫn chấm gồm: 05 trang Tổng điểm cho cả bài thi 10 điểm Yêu cầu nội dung, hình thức và phân bố điểm như sau: Phần I. Tiếng Việt (2,0 điểm) Học sinh chọn đúng mỗi đáp án cho 0,25 điểm. Cụ thể: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án B A A D B C D A Phần II. Đọc – hiểu văn bản (2,0 điểm) Câu Nội dung Mức điểm Câu 1 Theo tác giả bài viết, lòng nhân ái có được là do những 0,25 0,25 điểm yếu tố: - Mức 0,25 điểm: Trả - Sự góp công của mỗi gia đình và nhà trường lời như trên. - Thông qua các hoạt động trải nghiệm rèn - Mức 0,0 điểm: luyện, học tập, sẻ chia. Không trả lời hoặc trả lời sai. Câu 2 Tại Trường Quốc tế Global, lòng nhân ái đã giúp các 0,5 0,5 điểm học sinh có được điều: - Xây dựng tính cộng đồng; - Mức 0,5 điểm: Trả - Có tinh thần trách nhiệm; lời được 4 ý trên. - Biết sẻ chia với mọi người và giúp người khi - Mức 0,25 điểm: Trả khó khăn hoạn nạn; lời được từ 2 -3 ý. - Mức 0,0 điểm: trả - Phát triển toàn diện tri thức và đạo đức lời được 1 ý, không trả lời hoặc trả lời sai.
  4. Câu 3 Tác giả bài viết cho rằng “lòng nhân ái rất cần trong 0,5 0,5 điểm đời sống” vì: - Mức 0,5 điểm: Trả - Là nét văn hóa; lời được 2 ý trên. - Là cốt cách của mỗi một con người. - Mức 0,25 điểm: Trả lời được 1 ý. - Mức 0,0 điểm: Không trả lời hoặc trả lời sai. Câu 4 Thông điệp của đoạn trích có ý nghĩa nhất đối với em: 0,75 0,75 điểm Gợi ý : - Mức 0,75 điểm: - Cần biết sống có lòng nhân ái Học sinh trả lời được 1 - Nên giữ gìn nét văn hóa đẹp của dân tộc: sống thông điệp phù hợp có tinh thần trách nhiệm; biết chia sẻ, yêu thương - Mức 0,25 điểm: Học sinh trả lời được từ 2 thông điệp - Tuổi trẻ cần tích cực học tập, trải nghiệm, rèn luyện trở lên, phù hợp. để hình thành lòng nhân ái. - Mức 0,0 điểm: Học sinh trả lời sai hoàn toàn hoặc không trả lời. Phần III. Tập làm văn (6,0 điểm) Câu Nội dung Mức điểm Câu 1 * Yêu cầu chung: 1,5 điểm - Biết cách viết một đoạn văn nghị luận. - Có kỹ năng xác định trọng tâm đoạn viết, lập luận. * Yêu cầu cụ thể: 1. Đảm bảo hình thức: 0,25 - Đảm bảo hình thức là một đoạn văn nghị luận: - Mức 0,25 điểm: Mở đoạn; thân đoạn; kết đoạn. Đảm bảo yêu cầu về hình - Không mắc quá 3 lỗi chính tả, diễn đạt. thức đoạn văn nghị luận; - Đoạn văn đảm bảo số lượng câu theo yêu cầu: không mắc quá 3 lỗi diễn 1315 câu. đạt hoặc lỗi chính tả, không quá dài. - Mức 0,0 điểm: Không đúng hình thức là một đoạn văn; không đúng các yêu cầu trên.
  5. 2. Triển khai các ý: 1,25 Gợi ý: - Mức 1,0 -1,25 điểm: a. Mở đoạn: Đáp ứng đầy đủ các yêu Giải thích ngắn gọn về lòng nhân ái: là tình yêu cầu; diễn đạt tốt. thương giữa con người với con người. Rộng hơn nữa - Mức 0,75 điểm: Đáp chính là tình đồng bào, tinh thần đoàn kết. b. Thân ứng tương đối đầy đủ các đoạn: ý, mắc một vài lỗi diễn đạt, - Biểu hiện của người có lòng nhân ái: sẵn sàng đồng dùng từ. cảm, chia sẻ, thấu hiểu và giúp đỡ người khác khi - Mức 0,5 điểm: Đáp họ gặp khó khăn, không mong nhận lại. - Vai trò của lòng nhân ái trong cuộc sống: ứng được 1/2 yêu cầu + Giúp đỡ yêu thương người khác sẽ giúp họ vơi bớt nhưng còn mắc lỗi diễn khó khăn, giúp họ có thêm niềm vui, động lực sống. đạt, dùng từ. + Khi chúng ta sống yêu thương, ta sẽ thấy cuộc đời - Mức 0,25 điểm: Nội ý nghĩa hơn, mọi người sẽ yêu quý, tôn trọng chúng dung quá sơ sài. ta nhiều hơn. - Mức 0,0 điểm: + Một xã hội được xây dựng trên cơ sở của lòng Không làm bài. nhân ái là một xã hội mơ ước, đáng sống, sẽ đẩy xa được sự ích kỉ, lạnh lùng, vô cảm. + Học sinh tự lấy dẫn chứng về những con người có tấm lòng nhân ái, sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ mọi người để minh họa cho bài làm của mình. c. Kết đoạn: Khái quát lại vai trò, tầm quan trọng của lòng nhân ái; đồng thời rút ra bài học, liên hệ bản thân. Câu 2: 1. Yêu cầu chung: 4,5 điểm - Về kiến thức: Học sinh cần có năng lực tạo lập văn bản hoàn chỉnh theo yêu cầu của đề bài. - Về kĩ năng: Học sinh biết vận dụng các kiến thức lĩnh hội được trong việc đọc – hiểu về bài thơ, phân tích để cảm nhận được cái hay, cái đẹp của đoạn thơ. 2. Yêu cầu cụ thể: a. Đảm bảo cấu trúc, đặc điểm cơ bản của bài văn 0,25 nghị luận: - Mức 0,25 điểm: Đúng - Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Mở bài nêu cấu trúc, đúng nội dung được vấn đề nghị luận, thân bài triển khai được vấn yêu cầu của đề bài. - Mức đề, kết bài khẳng định được vấn đề nghị luận. 0,0 điểm: Không đúng cấu trúc hoặc không đúng vấn - Triển khai đúng vấn đề nghị luận: phân tích đề. được giá trị nội dung, nghệ thuật của các từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ, giọng điệu
  6. b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Phân tích đặc sắc 0,25 nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ. - Mức 0,25 điểm: Xác định đúng yêu cầu của đề bài. - Mức 0,0 điểm: Không đúng yêu cầu. Học sinh có thể làm theo nhiều cách khác nhau. Dưới đây là một số gợi ý mang tính định hướng: A. Mở bài: 0,25 - Giới thiệu tác giả, giới thiệu bài thơ, hoàn - Mức 0,25 điểm : cảnh sáng tác bài thơ đảm bảo các yêu cầu - Nêu khái quát đặc sắc nội dung, nghệ thuật - Mức 0,0 điểm: đoạn thơ. Không đảm bảo các yêu - Trích dẫn đoạn thơ. cầu trên. B. Thân bài: 3,0 * Khổ 1: Phân tích cảm xúc của nhà thơ khi đứng - Mức điểm 2,5-3,0 trước cảnh vật quanh lăng Bác (1,5 điểm) điểm: đáp ứng đầy đủ các - Trước lăng Bác nhà thơ có tâm trạng xúc yêu cầu; phân tích sâu sắc; động, thể hiện tiếng lòng của một con người miền kết hợp giữa việc phân tích Nam sau bao mong mỏi được ra viếng Bác. Câu thơ thứ nhất: nội dung, nghệ thuật đặc “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác” như một lời sắc của đoạn thơ, trích dẫn thông báo giản dị mà chứa đựng bao tình cảm thân thơ hợp lí. thương gần gũi. - Mức 1,75 -2,25 + Cách xưng hô: “Con - Bác” vừa thể hiện tình cảm, điểm : Cơ bản đáp ứng vừa thành kính, gần gũi, thân thiết như một người được yêu cầu; phân tích con đi xa lâu ngày được trở về gặp lại người Cha già khá sâu sắc; kết hợp phân kính yêu. Tác giả dùng từ “thăm” thay cho từ tích nội dung, nghệ thuật, “viếng” là cách nói giảm nói tránh đẻ giảm bớt đi nỗi đau đớn mất và ẩn sau trong đáy lòng mỗi người có trích dẫn thơ. con miền Nam Bác vẫn còn sống mãi, giọng thơ - Mức 0,75-1,5 điểm: nghẹn ngào, bùi ngùi, xót thương. Đáp ứng được 1/2 yêu cầu. - Hình ảnh đầu tiên và cũng là hình ảnh ấn Có tượng
  7. đậm nét với tác giả: “Đã thấy đứng thẳng hàng.” kết hợp phân tích nội Trong cái nhìn xúc động của tác giả, hàng tre vừa dung, nghệ thuật, song mang nghĩa thực vừa mang nghĩa biểu tượng. chưa hài hòa. + Nghĩa tả thực: Hàng tre là loài cây quen thuộc gần - Mức 0,2 5-0,5 điểm gũi ở mỗi làng quê Việt Nam mang màu sắc xanh : Đáp ứng được 1/3 yêu xanh ẩn hiện + Nghĩa biểu tượng: hàng tre là hình ảnh ẩn dụ cầu; phân tích chưa sâu tượng trưng cho con người Việt Nam với bao phẩm sắc, không biết trích dẫn chất tốt đẹp, bền bỉ, kiên cường, hiên ngang trước thơ. mọi khó khăn, thử thách. Hàng tre còn là hình ảnh - Mức 0,0 điểm: Lạc đại diện cho dân tộc luôn trung thành gắn bó, canh đề hoàn toàn hoặc không giấc ngủ bình yên cho Người. Thán từ “Ôi” biểu thị làm bài. niềm xúc động xen lẫn tự hào trước hình ảnh hàng tre => Hình ảnh hàng tre là khúc dạo đầu nói lên niềm xúc động bồi hồi của nhà thơ khi đến bên lăng Bác. * Khổ 2: Phân tích cảm xúc của nhà thơ khi hòa vào dòng người vào lăng viếng Bác (1,5 điểm) - Hai câu thơ đầu: "Ngày ngày rất đỏ" được tạo lên từ cặp câu sóng đôi với hai hình ảnh mặt trời vừa mang ý nghĩa thực, vừa mang ý nghĩa ẩn dụ. + Từ "mặt trời" trong câu thơ thứ nhất là mặt trời của thiên nhiên soi sáng không gian và mang lại sự sống cho muôn loài, ngày ngày đi qua trên lăng. + Từ "mặt trời" trong câu thơ thứ hai là hình ảnh ẩn dụ chỉ Bác Hồ. Bác là người mang đến ánh sáng cách mạng, đem đến cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân. => Các hình ảnh ẩn dụ độc đáo vừa ca ngợi sự vĩ đại, bất tử của Bác vừa thể hiện lòng tôn kính, ngưỡng mộ, tự hào, biết ơn đối với Bác. - Hai câu tiếp tiếp theo: "Ngày ngày mùa xuân." Giọng thơ chậm rãi, thành kính trang nghiêm. Điệp từ "ngày ngày" diễn tả thời gian vĩnh viễn, vừa gợi tấm lòng của nhân dân không nguôi nhớ Bác. + Hình ảnh dòng người đi trong thương nhớ là hình ảnh thực gợi tả ngày ngày từng dòng người vào lăng viếng Bác trong niềm xúc động, tiếc thương. Hình ảnh "tràng hoa" là hình ảnh ẩn dụ để chỉ mỗi người vào lăng viếng Bác là một bông hoa kết thành một tràng hoa dài vô tận để dâng lên Người. + "Bảy mươi chín mùa xuân" là hình ảnh hoán dụ mang ý nghĩa tượng trưng cho con người bảy mươi chín mùa xuân ấy đã sống một cuộc đời đẹp như những mùa xuân và làm nên những mùa xuân cho đất nước cho cuộc đời.
  8. => Khổ thơ tác giả đã diễn tả tình cảm, cảm xúc thành kính, trang nghiêm xen lẫn niềm tự hào của nhà thơ khi vào lăng viếng Bác.
  9. - Đánh giá khái quát về đoạn thơ: (0,5 điểm) + Nghệ thuật: Giọng thơ phù hợp với tình cảm, cảm xúc, giọng điệu vừa thành kính, vừa trang nghiêm; tác giả sáng tạo được nhiều hình ảnh thơ đẹp và giàu tính biểu tượng, lựa chọn ngôn ngữ bình dị mà hàm súc âm vang; kết hợp các biện pháp tu từ có giá trị nghệ thuật cao. + Nội dung: Thông qua hai khổ thơ, Viễn Phương đã bộc lộ được cảm xúc trào dâng của mình khi lần đầu tiên được viếng lăng Bác và nỗi xúc động bồi hồi, kính cẩn khi hòa vào dòng người vào lăng viếng Bác. Từ đó tác giả bộc lộ tình cảm chân thành, bình dị của nhà thơ. Đó là tình cảm chung của nhân dân miền Nam dành cho vị Cha già kính yêu của dân tộc. + Liên hệ với những bài thơ ca ngợi Bác Hồ khác. C. Kết bài: 0,25 - Khẳng định lại giá trị của đoạn thơ. - Mức 0,25 điểm: Trả - Nêu cảm nghĩ của bản thân. lời được cả các ý trên. - Mức 0,0 điểm: Không trả lời hoặc sai hoàn toàn. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 - Đảm bảo đúng chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. - Mức 0,25 điểm: Đảm bảo yêu cầu. - Mức 0,0 điểm: Không đảm bảo yêu cầu. e. Sáng tạo: 0,25 - Diễn đạt rõ ràng, giọng điệu giàu cảm xúc. - Mức 0,25 điểm: - Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo. Đảm bảo yêu cầu. - Mức 0,0 điểm: Không đảm bảo yêu cầu. * Lưu ý chung: -Giám khảo cần linh hoạt khi vận dụng đáp án, tránh hiện tượng chấm đếm ý cho điểm hoặc chấm sót điểm của học sinh. Khuyến khích bài viết có sự sáng tạo và phù hợp. -Điểm của toàn bài để điểm lẻ tới 0,25 điểm. HẾT