Đề cương ôn tập học kỳ II môn Sinh học 9

doc 5 trang Phương Ly 05/07/2023 3220
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kỳ II môn Sinh học 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ky_ii_mon_sinh_hoc_9.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kỳ II môn Sinh học 9

  1. CÂU HỎI ÔN TẬP HỌC KỲ II Môn Sinh học 9 Câu 1: Môi trường sống của sinh vật là gì? Có mấy loại môi trường sống? Câu 2: Thế nào là một quần xã sinh vật? Cho ví dụ. Những dấu hiệu cơ bản của quần xã? Mỗi học sinh cần phải làm gì để góp phần bảo vệ quần xã sinh vật? Câu 3: Thế nào là một hệ sinh thái? Trình bày các biện pháp bảo vệ hệ sinh thái rừng? Câu 4: Thế nào là chuỗi thức ăn? Lưới thức ăn? Câu 5: Nêu những tác động của con người làm suy thoái môi trường tự nhiên? Em cần làm gì để bảo vệ môi trường nơi mình đang sống và học tập Câu 6: Trình bày những nguyên nhân dẫn tới suy thoái môi trường do hoạt động của con người? Vai trò của con người trong việc cải tạo và bảo vệ môi trường tự nhiên? BT1: Cho các loài sinh vật sau: Thực vật, châu chấu, sâu ăn lá, chim ăn sâu, chuột, ếch, rắn, đại bàng, cầy, vi sinh vật. a. Hãy lập 5 chuỗi thức ăn có từ 2 sinh vật tiêu thụ trở lên. b. Hãy lập thành một lưới thức ăn từ các loài sinh vật trên và chỉ ra mắt xích chung? Bài tập 2/ 153 I. TRẮC NGHIỆM Câu 1: Nhân tố sinh thái là: A. Các yếu tố vô sinh hoặc hữu sinh của môi trường. B. Tất cả các yếu tố của môi trường. C. Những yếu tố của môi trường tác động tới sinh vật. D. Các yếu tố của môi trường ảnh hưởng gián tiếp lên cơ thể sinh vật. Câu 2: Các nhân tố sinh thái được chia thành những nhóm nào sau đây? A. Nhóm nhân tố vô sinh và nhân tố con người. B. Nhóm nhân tố ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm và nhóm các sinh vật khác. C. Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh, nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh và nhóm nhân tố con người. D. Nhóm nhân tố con người và nhóm các sinh vật khác. Câu 3: Sinh vật sinh trưởng và phát triển thuận lợi nhất ở vị trí nào trong giới hạn sinh thái? A. Gần điểm gây chết dưới. B. Gần điểm gây chết trên. C.Ở điểm cực thuận D.Ở trung điểm của điểm gây chết dưới và điểm gây chết trên. Câu 4: Khi nào các yếu tố đất, nước, không khí, sinh vật đóng vai trò của một môi trường? A. Khi nơi đó có đủ điều kiện thuận lợi về nơi ở cho sinh vật. B. Là nơi sinh vật có thể kiếm được thức ăn. C. Khi đó là nơi sinh sống của sinh vật. D. Khi nơi đó không có ảnh hưởng gì đến đời sống của sinh vật. 1
  2. Câu 5: Khi nào các yếu tố của môi trường như đất, nước, không khí, sinh vật đóng vai trò của một nhân tố sinh thái? A. Khi các yếu tố của môi trường không ảnh hưởng lên đời sống sinh vật. B. Khi sinh vật có ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường. C. Khi các yếu tố của môi trường tác động lên đời sống sinh vật. D. Khi sinh vật có ảnh hưởng gián tiếp đến môi trường. Câu 6: Tài nguyên nào sau đây thuộc tài nguyên không tái sinh: A. Tài nguyên rừng B. Tài nguyên đất C. Tài nguyên khoáng sản D. Tài nguyên sinh vật Câu 7: Tài nguyên nào sau đây thuộc tài nguyên tái sinh: A. Khí đốt và tài nguyên sinh vật B. Tài nguyên sinh vật và tài nguyên đất C. Dầu mỏ và tài nguyên nước D. Bức xạ mặt trời và tài nguyên sinh vật Câu 8: Tài nguyên dưới đây có giá trị vô tận là: A. Dầu mỏ, than đá và khí đốt B. Tài nguyên khoáng sản và tài nguyên sinh vật C. Năng lượng mặt trời D. Cây rừng và thú rừng Câu 9: Hoạt động nào sau đây của con người không ảnh hưởng đến môi trường A. Hái lượm. B. Săn bắn quá mức. C. Chiến tranh. D. Hái lượm, săn bắn, chiến tranh. Câu 10: Dựa vào yếu tố nào sau đây để xếp đất vào nguồn tài nguyên tái sinh: A. Trong đất chứa nhiều khoáng sản kim loại A. Đất thường xuyên được bồi đắp bởi phù sa, được tăng độ mùn từ xác động thực vật B. Trong đất có nhiều than đá C. Nhiều quặng dầu mỏ, khí đốt trong lòng đất Câu 11: Những biện pháp bảo vệ nguồn tài nguyên đất là: A. Trồng cây gây rừng để chống xói mòn B. Tăng cao độ phì cho đất C. Bảo vệ động vật hoang dã D. Chống xói mòn, chống nhiễm mặn, nâng cao độ phì cho đất Câu 12: Tác động lớn nhất của con người tới môi trường tự nhiên là A. Phá huỷ thảm thực vật, gây ra nhiều hậu quả xấu. B. Cải tạo tự nhiên làm mất cân bằng sinh thái. C. Gây ô nhiễm môi trường. D. Làm giảm lượng nước gây khô hạn. Câu 13: Suy giảm độ đa dạng của sinh học là nguyên nhân gây nên A. mất cân bằng sinh thái B. làm suy giảm hệ sinh thái rừng C. làm suy giảm tài nguyên sinh vật D. làm ức chế hoạt động của các vi sinh vật Câu 14: Ở xã hội công nghiệp xuất hiện nhiều vùng trồng trọt lớn là do: A. nền nông nghiệp cơ giới hoá B. công nghiệp khai khoáng phát triển 2
  3. C. chế tạo ra máy hơi nước D. nền hoá chất phát triển II. TỰ LUẬN Câu 1: Môi trường sống của sinh vật là gì? Có mấy loại môi trường sống? - Môi trường sống của sinh vật là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh sinh vật có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống của sinh vật - Có bốn loại môi trường chủ yếu: môi trường nước, môi trường trong đất, môi trường mặt đất – không khí (môi trường trên cạn) và môi trường sinh vật Câu 2: Thế nào là một quần xã sinh vật? Cho ví dụ. Những dấu hiệu cơ bản của quần xã? Mỗi học sinh cần phải làm gì để góp phần bảo vệ quần xã sinh vật? * Quần xã sinh vật là tập hợp những quần thể sinh vật khác loài cùng sống trong một không gian xác định, chúng có mối quan hệ gắn bó như một thể thống nhất nên quần xã có cấu trúc tương đối ổn định. Các sinh vật trong quần xã thích nghi với môi trường sống của chúng * VD: Rừng Cúc Phương Ao cá tự nhiên * Những dấu hiệu cơ bản của quần xã: - Về số lượng các loài: Mỗi quần xã được đặc trưng bởi các chỉ tiêu: độ đa dạng, độ nhiều, độ đặc trưng. - Về thành phần loài: Trong quần xã thường có một vài loài ưu thế: đó là các loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã. Trong các loài ưu thế, có một loài đặc trưng, đó là chỉ có ở một quần xã hoặc có số lượng nhiều hơn hẳn các loài khác. Khi một quần xã gồm nhiều loài sinh vật ta nói quần xã đó có độ đa dạng cao. * BP góp phần bảo vệ quần xã sinh vật: Không đốt, phá, khai thác rừng bừa bãi. BV môi trường sống Câu 3: Thế nào là một hệ sinh thái? Trình bày các biện pháp bảo vệ hệ sinh thái rừng? * Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và khu vực sống của QX (sinh cảnh), trong đó các sinh vật luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với các nhân tố vô sinh của môi trường tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định - Một hệ sinh thái hoàn chỉnh gồm các thành phần: + Nhân tố vô sinh + Nhân tố hữu sinh • Sinh vật sản xuất: thực vật • Sinh vật tiêu thụ bậc 1,2,3 • Sinh vật phân giải: vi khuẩn, nấm, * Biện pháp bảo vệ hệ sinh thái rừng + Xây dựng kế hoạch để khai thác nguồn tài nguyên rừng ở mức độ phù hợp  tránh cạn kiệt nguồn tài nguyên. + XD khu bảo tồn để giữ cân bằng và bảo vệ nguồn gen.Trồng rừng  phục hồi HST, chống xói mòn. Phòng cháy rừng + Phát triển dân số hợp lí, ngăn cản vc di dân tự do tới ở và trồng trọt trong rừng  giảm áp lực về tài nguyên. 3
  4. + Tuyên truyền và GD toàn dân cùng tham gia bảo vệ rừng. Vận động định canh, định cư  bảo vệ rừng đầu nguồn Câu 4: Thế nào là chuỗi thức ăn? Lưới thức ăn? - Chuỗi thức ăn: là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Mỗi loài trong chuỗi thức ăn vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía trước, vừa là sinh vật bị mắt xích phía sau tiêu thụ - Lưới thức ăn: do nhiều chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung tạo thành. - Một lưới thức ăn hoàn chỉnh gồm các thành phần: • Sinh vật sản xuất: thực vật • Sinh vật tiêu thụ bậc 1,2,3 • Sinh vật phân giải: vi khuẩn, nấm, Câu 5: Nêu những tác động của con người làm suy thoái môi trường tự nhiên? Em cần làm gì để bảo vệ môi trường nơi mình đang sống và học tập * Tác động của con người làm suy thoái tự nhiên: - Nhiều hoạt động của con người đã gây hậu quả rất xấu + Mất cân bằng sinh thái. + Xói mòn đất gây lũ lụt diện rộng, hạn hán kéo dài, ảnh hưởng mạch nước ngầm. + Nhiều loài sinh vật bị mất, đặc biệt nhiều loài sinh vật quý * BP bảo vệ môi trường: Giữ cho môi trường trong lành, tích cực trồng cây xanh. Tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân Câu 6: Trình bày những nguyên nhân dẫn tới suy thoái môi trường do hoạt động của con người? Vai trò của con người trong việc cải tạo và bảo vệ môi trường tự nhiên? * Những nguyên nhân dẫn tới suy thoái môi trường do hoạt động của con người + Hái lượm + Săn bắt động vật hoang dã + Đốt rừng lấy đất trồng trọt + Chăn thả gia súc + Khai thác khoáng sản + Phát triển khu dân cư + Chiến tranh Trong các hoạt động trên những hoạt động phá hủy thảm thực vật (Đốt rừng lấy đất trồng trọt, Chăn thả gia súc, Chiến tranh, và hoạt động khai thác khoáng sản quá mức) là nguyên nhân chủ yếu gây suy thoái môi trường tự nhiên * Vai trò của con người trong việc cải tạo và bảo vệ môi trường tự nhiên + Con người đã và đang nỗ lực để bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên. + Mỗi người đều phải có trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường sống của mình. + Biện pháp: • Hạn chế phát triển dân số quá nhanh • Sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên • Bảo vệ các loài sinh vật • Phục hồi và trồng rừng mới 4
  5. • Kiểm soát và giảm thiểu các nguồn chất thải gây ô nhiễm • Hoạt động khoa học của con người góp phần cải tạo nhiều giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao BT1: Cho các loài sinh vật sau: Thực vật, châu chấu, sâu ăn lá, chim ăn sâu, chuột, ếch, rắn, đại bàng, cầy, vi sinh vật. a. Hãy lập 5 chuỗi thức ăn có từ 2 sinh vật tiêu thụ trở lên. b. Hãy lập thành một lưới thức ăn từ các loài sinh vật trên và chỉ ra mắt xích chung? Đáp án: a. Chuỗi thức ăn có từ 2 sinh vật tiêu thụ trở lên + T.Vật >Sâu ăn lá > Chim ăn sâu > VSV + TV > Sâu ăn lá > Chim ăn sâu > Rắn > VSV + TV > Chuột > Rắn > VSV + TV > Chuột >Rắn > Đại bàng > VSV + TV > Châu chấu >Ếch > Rắn > VSV b. Lập thành lưới thức ăn từ các loài SV trên Sâu ăn lá Chim ăn sâu T. Vật Chuột Cầy Đại bàng VSV Châu chấu Ếch Rắn Mắt xích chung của lưới thức ăn trên là: đại bàng, cầy BT2/153. Bọ rùa Ếch Cây cỏ Châu chấu Rắn Vi khuẩn Gà Diều hâu Cáo Dê Hổ Nấm 5