Đề kiểm tra học kỳ II năm 2021-2022 môn Sinh học Lớp 9 - Trường THCS Long Hòa

doc 5 trang Phương Ly 05/07/2023 4920
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II năm 2021-2022 môn Sinh học Lớp 9 - Trường THCS Long Hòa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_hoc_ki_2_13550734.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ II năm 2021-2022 môn Sinh học Lớp 9 - Trường THCS Long Hòa

  1. PHÒNG GD & ĐT DẦU TIẾNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II - NH 2021-2022 TRƯỜNG THCS LONG HÒA MÔN: SINH HỌC – LỚP 9 Thời gian: 60 phút (Không kể thời gian phát đề) Ngày: / / 2022 ĐỀ CHÍNH THỨC I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Nắm được các loại môi trường và ảnh hưởng của ánh sáng, nhiệt độ lên sinh vật và môi trường. - Nắm được khái niệm, môi trường, giới hạn sinh thái, hệ sinh thái, quần thể, quần xả sinh vật. - Nắm được tác động của con người đối với môi trường, ô nhiễm môi trường. - Biết sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, gìn giữ thiên nhiên hoang dã. - Hiểu và phân biêt được quần thể sinh vật với quần xã sinh vật với hệ sinh thái. - Hiểu và vận dụng để bảo vệ môi trường, sử dụng tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ các hệ sinh thái. 2. Kỹ năng : Vận dụng thành thạo các dạng câu hỏi trắc nghiệm, điền từ, tự luận. 3. Thái độ: Giáo dục ý thức tự giác trong thi cử, bảo vệ môi trường. II. Chuẩn bị - Giáo viên: Đề kiểm tra với 30% trắc nghiệm, 70% tự luận. - Học sinh: Ôn chương VI, Phần II: Sinh vật và môi trường. III. Thiết lập ma trận - Số lượng: 13 câu - Hình thành ma trận. Nhận biết Thông hiểu Vận Vận dụng dụng cao Tên chủ đề TL TL Cộng TN TL TN TL Chương VI: Phương pháp Hiểu được Ứng dụng di phổ biến để vì sao xảy truyền học tạo ưu thế lai ra hiện - Thoái hóa ở cây trồng. tượng giống. thoái hóa - Ưu thế lai. giống. Số câu 1 câu 1 câu 2 câu Số điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,5 điểm Tỉ lệ % 5% 5% 5% SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG Chương I: Nêu được Nhận biết Môi trường Sinh vật và khái niệm giới các nhân tố sống của các môi trường hạn sinh thái. sinh thái của loài sinh vật - Giới hạn Biết được môi trường sinh thái. nhân tố sinh làm ảnh - Môi thái nhiệt độ hưởng đến trường và ảnh hưởng đặc điểm về các nhân tố đến đời sống hình thái, sinh thái. động thực vật. sinh lý của sinh vật. Số câu 2 câu 1 câu 1 câu 4 câu
  2. Số điểm 0,5 điểm 1 điểm 2 điểm 3,5 điểm Tỉ lệ % 5 % 10 % 20 % 35% Chương II: Biết được đặc Hiểu được Phân biệt Vận dụng Hệ sinh thái điểm cơ bản thế nào là quần thể sinh vẽ lưới thức - Quần thể nào của quần một quần vật với quần ăn và giải người. thể người ảnh thể sinh xã sinh vật thích mối - Ảnh hưởng hưởng đến sự vật. quan hệ lẫn nhau gia tăng dân dinh dưỡng giửa các số. của các loài sinh vật. sinh vật. - Quần thể sinh vật. - Quần xã sinh vật. Số câu 1 câu 1 câu 1 câu 1 câu 4 câu Số điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 2 điểm 1,5 điểm 4 điểm Tỉ lệ % 2,5 % 2,5 % 20 % 15 % 40% Chương III: Ô nhiễm Hiểu được Con người, môi trường tác hại của dân số và và nguyên ô nhiễm môi trường nhân gây ô môi - Ô nhiễm nhiễm trường và môi trường. các biện pháp bảo vệ môi trường. Số câu 1 câu 2 câu 3 câu Số điểm 1,5 điểm 0,5 điểm 2 điểm Tỉ lệ % 15 % 5 % 20% Tổng số câu 4 câu 2 câu 4 câu 2 câu 1 câu 13 câu Tổng số 1 điểm 2,5 điểm 1 điểm 4 điểm 1,5 điểm 10 điểm điểm Tỉ lệ % 10% 25 % 10% 40 % 15% 100%
  3. PHÒNG GD & ĐT DẦU TIẾNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II - NH 2021-2022 TRƯỜNG THCS LONG HÒA MÔN: SINH HỌC – LỚP 9 Thời gian: 60 phút (Không kể thời gian phát đề) Ngày: / / 2022 ĐỀ CHÍNH THỨC A/ TRẮC NGHIỆM: (15 phút - 3điểm ) I. Chọn câu trả lời mà em cho là đúng: 2điểm( mỗi câu đúng được 0,25 điểm) Câu 1: Phép lai nào thường dùng để tạo ưu thế lai ở cây trồng? A. Lai cùng dòng. B. Lai khác dòng. C. Lai khác thứ. D. Lai khác loài. Câu 2: Giới hạn sinh thái là gì ? A. Là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định. B. Là giới hạn chịu đựng của một cá thể đối với một nhân tố sinh thái nhất định. C. Là giới hạn chịu đựng của loài đối tất cả các nhân tố sinh thái. D. Là giới hạn chịu đựng của một cá thể đối với tất cả các nhân tố sinh thái nhất định. Câu 3: Ở động vật biến nhiệt, nhân tố sinh thái nào ảnh hưởng rõ rệt đến tốc độ phát triển và số thế hệ trong một năm? A. Ánh sáng. B. Nhiệt độ. C. Độ ẩm. D. Không khí. Câu 4: Dấu hiệu nào của quần thể người quyết định sự gia tăng dân số? A. Mật độ. B. Tỉ lệ giới tính. C. Sự sinh trưởng. D. Thành phần nhóm tuổi. Câu 5: Vì sao tự thụ phấn và giao phối gần kéo dài lại dẫn đến hiện tượng thoái hóa? A. Vì sức sống của giống giảm dần. B. Vì sự sinh trưởng và phát triển của giống giảm dần. C. Vì đồng hợp lặn có hại xuất hiện ngày một nhiều. D. Vì các đặc tính xấu xuất hiện ngày một nhiều. Câu 6: Tập hợp sinh vật nào dưới đây được coi là một quần thể? A. Những con voi sống trong vườn bách thú. B. Các con chim nuôi trong vườn bách thú. C. Đàn gà nuôi trong gia đình. D. Đàn voi sống trong rừng Tánh Linh. Câu 7: Tác hại chủ yếu của ô nhiễm môi trường là gì? A. Ảnh hưởng tức thời hoặc trong tương lai đến sức khỏe và đời sống của con người. B. Ảnh hưởng xấu đến quá trình sản xuất ra của cải vật chất. C. Ảnh hưởng đến các tài sản văn hóa của con người. D. Làm tổn thất nguồn tài nguyên dự trữ của con người. Câu 8: Trong các biện pháp – kĩ thuật chống gây ô nhiễm môi trường sau đây, biện pháp nào là quan trọng hơn? A. Đấu tranh chống xói mòn và chống làm kiệt quệ đất. Sử dụng hợp lí nước ngọt. Hợp lí hóa việc bảo vệ và khai thác tài nguyên động, thực vật. B. Đấu tranh chống những sinh vật gây hại. C. Cải tạo các giống cây trồng, vật nuôi theo hướng vừa có năng suất cao, vừa chống chịu được sâu bệnh, dịch bệnh. D. Hợp lí hóa việc bảo vệ và khai thác tài nguyên động, thực vật. II. Điền khuyết: 1 điểm (mỗi ý đúng được 0,25 điểm). Hãy tìm các từ, cụm từ để điền vào ( .) trong các câu sau cho thích hợp: - Cây sống ở nơi .(1) .thường có lá mọng nước hoặc lá (2) . - Ếch nhái chỉ sống được ở nơi .(3) ., còn bò sát lại thích hợp với khí hậu .(4) . HẾT
  4. PHÒNG GD & ĐT DẦU TIẾNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II - NH 2021-2022 TRƯỜNG THCS LONG HÒA MÔN: SINH HỌC – LỚP 9 Thời gian: 60 phút (Không kể thời gian phát đề) Ngày: / / 2022 ĐỀ CHÍNH THỨC II. TỰ LUẬN: (45 phút - 7 điểm) Câu 1: (1,5 điểm)Ô nhiễm môi trường là gì? Nêu nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường? Câu 2: (2 điểm)Phân biệt quần xã sinh vật với quần thể sinh vật? Câu 3: (2 điểm)Giun đũa sống kí sinh trong ruột người, vậy em hãy cho biết tên môi trường sống của giun đũa, qua đó cho biết môi trường sống là gì? Câu 4: (1,5 điểm) Một hệ sinh thái đồng cỏ có các sinh vật sau: vi sinh vật, dê, hổ, cỏ, thỏ, mèo, sâu, chim ăn sâu. a. Hãy vẽ sơ đồ lưới thức ăn có trong hệ sinh thái đó? b. Theo em thỏ, chim được xếp vào sinh vật tiêu thụ bậc mấy? HẾT
  5. PHÒNG GD & ĐT DẦU TIẾNG ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HK II - NH 2021-2022 TRƯƠNG THCS LONG HÒA MÔN: SINH HỌC – LỚP 9 Thời gian: 60 phút (Không kể thời gian phát đề) Ngày: / / 2022 ĐỀ CHÍNH THỨC A. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) I. 2 điểm ( mỗi câu đúng được 0,25 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án B A B C C D A A II. Điền khuyết: 1 điểm ( mỗi ý đúng được 0,25 điểm) (1): khô hạn – (2): biến thành gai.( 0,5 điểm) (3): ẩm ướt – (4): hanh khô. (0,5 điểm) B. TỰ LUẬN: 7 điểm Câu 1: (1,5 điểm) - Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các tính chất vật lý, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi, gây tác hại đến đời sống của con người và các sinh vật khác. (1 điểm) - Nguyên nhân: (0,5 điểm) + Do hoạt động của con người. + Do tự nhiên: Núi lửa phun, lũ lụt Câu 2: (2 điểm) Quần thể sinh vật Quần xã sinh vật Điểm - Là tập hợp nhiều cá thể sinh vật của - Là tập hợp nhiều quần thể sinh vật của 0,5đ cùng một loài. nhiều loài khác nhau. - Đơn vị cấu trúc là cá thể. - Đơn vị cấu trúc là quần thể. 0,5đ - Giữa các cá thể luôn giao phối hoặc - Giữa các cá thể khác loài trong quần xã 0,5đ giao phấn với nhau vì cùng loài. không giao phối hoặc giao phấn được với nhau. - Phạm vi phân bố hẹp. - Phạm vi phân bố rộng. 0,5đ Câu 3: (2 điểm) - Môi trường sống của giun đũa là môi trường sinh vật. (1 điểm) - Môi trường sống là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả những gì bao quanh chúng, có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên đời sống sinh vật. (1 điểm) Câu 4: (1,5 điểm) a. (1 điểm) Dê Hổ Cỏ Thỏ Mèo Vi sinh vật Sâu Chim b. (0,5 điểm) - Thỏ là sinh vật tiêu thụ bậc 1. - Chim là sinh vật tiêu thụ bậc 2. HẾT