Bộ đề thi thử THPT Quốc gia 2021 môn Hóa học 12 - Trường THPT Quỳnh Thọ (Có đáp án)

docx 91 trang hatrang 27/08/2022 9600
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ đề thi thử THPT Quốc gia 2021 môn Hóa học 12 - Trường THPT Quỳnh Thọ (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbo_de_thi_thu_thpt_quoc_gia_2021_mon_hoa_hoc_12_truong_thpt.docx

Nội dung text: Bộ đề thi thử THPT Quốc gia 2021 môn Hóa học 12 - Trường THPT Quỳnh Thọ (Có đáp án)

  1. ĐỀ THI THỬ THPTQG 2021 – THPT QUỲNH THỌ – THÁI BÌNH – LẦN 1 Câu 41: Công thức hóa học của oxit sắt từ là A. Fe3O4. B. FeO. C. Fe(OH) 3. D. Fe(OH) 2. Câu 42: Cho Fe dư phản ứng với dung dịch HNO3 loãng. Sau khi phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch chứa chất tan là A. Fe(NO3)3. B. Fe(NO 3)2. C. Fe(NO 3)2 và Fe(NO3)3. D. HNO 3, Fe(NO3)3. Câu 43: Chất nào sau đây là chất béo? A. C3H5(OH)3. B. (C 17H35COO)3C3H5. C. C 17H35COOH. D. (C 17H33COO)2C2H4. Câu 44: Đun nóng este HCOOCH3 với một lượng vừa đủ dung dịch KOH, sản phẩm thu được là A. CH3COONa và CH3OH. B. HCOONa và C 2H5OH. C. CH3COONa là C2H5OH. D. HCOOK và CH 3OH. Câu 45: Cho các este sau thủy phân trong môi trường kiềm: metyl benzoat, phenyl acrylat, etyl fomat, triolein, vinyl axetat. Có bao nhiêu este khi thủy phân thu được ancol A. 5. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 46: CH3-CH(NH2)-COOH có tên là: A. axit α-amino propionic. B. axit glutamic. C. axit amino axetic. D. glyxin. Câu 47: Đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức X thu được 8,4 lít khí CO 2, 1,4 lít khí N2 (các thể tích khí đo ở đktc) và 10,125 gam H2O. Công thức phân tử của X là A. C2H7N. B. C 4H9N. C. C 3H7N. D. C 3H9N. Câu 48: Oxit nào sau đây là oxit axit? A. CrO3. B. Cr 2O3. C. Fe 2O3. D. FeO. Câu 49: Cho quỳ tím vào mỗi dung dịch dưới đây, dung dịch làm quỳ tím hóa xanh là A. CH3COOH. B. HOOC-CH 2-CH2-CH(NH2)-COOH. C. H2N-CH2-COOH. D. H 2N-[CH2]4-CH(NH2)COOH. Câu 50: Công thức phân tử của cao su thiên nhiên A. (-C2H4-)n. B. (-C 4H6-)n. C. (-C 5H8-)n. D. (-C 4H8-)n. Câu 51: Hòa tan hoàn toàn 20 gam hỗn hợp Mg và Fe bằng dung dịch HCl dư. Sau phản ứng thu được 11,2 lít khí (đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được bao nhiêu gam muối khan? A. 45,5 gam. B. 40,0 gam. C. 50,0 gam. D. 55,5 gam. Câu 52: Quặng Xiđerit có thành phần chính là A. Fe3O4. B. Fe 2O3. C. FeS 2. D. FeCO 3. Câu 53: Một dung dịch có các tính chất: Hòa tan Cu(OH)2 cho phức đồng màu xanh lam và bị thủy phân khi có xúc tác axit hoặc enzim. Dung dịch đó là A. Glucozơ. B. Fructozơ. C. Glyxerol. D. Saccarozơ. Câu 54: Sản phẩm phản ứng giữa kim loại kiềm M với khí oxi là A. M2O. B. MOH. C. MO. D. M(OH) 2. Câu 55: Dãy các chất nào sau đây thuộc dãy đồng đẳng ankin? A. CH4, C3H8, C4H10, C6H14. B. C 2H2, C3H4, C4H6, C6H10. C. C2H2, C3H4, C4H10, C6H14. D. CH 4, C3H4, C4H10, C6H14. Câu 56: Trong chiến tranh Việt Nam, Mỹ đã rải xuống các cánh rừng Việt Nam một loại hóa chất cực độc phá hủy môi trường và gây ảnh hưởng nghiệm trọng đến sức khỏe của con người, đó là chất độc màu da cam. Chất độc này còn được gọi là A. 3-MCPD. B. Đioxin. C. TNT. D. Nicotin. Câu 57: Cho dãy các kim loại: Mg, Cr, Na, Fe. Kim loại có tính cứng nhất trong dãy là A. Fe. B. Cr. C. Mg. D. Na. Câu 58: Nguyên tắc phân loại cacbohiđrat là dựa vào A. tên gọi. B. tính khử. C. phản ứng thủy phân. D. tính oxi hóa. Câu 59: Muối nào sau đây dễ bị nhiệt phân? A. NH4CI. B. NaNO 2. C. Na 2CO3. D. NaCl. Câu 60: Dãy gồm các kim loại đều phản ứng với nước ở nhiệt độ thường, tạo ra dung dịch có môi trường kiềm là A. Na, Fe, K. B. Ba, Fe, K. C. Na, Ba, K. D. Be, Na, Ca. Câu 61: Nhiệt phân KHCO3 thu được chất khí X. Chất X là: A. Н2. B. CO 2. C. Na 2CO3. D. CO. Câu 62: Để chuyển 11,2 gam Fe thành FeCl3 thì thể tích khí clo (đktc) cần dùng là A. 2,24 lít. B. 3,36 lit. C. 6,72 lit. D. 8,96 lit. Câu 63: X, Y là hai kim loại phản ứng được với dung dịch HCl nhưng không phản ứng được với dung dich Fe(NO3)2. X, Y là: A. Mg, Fe. B. Cu, Fe. C. Fe, Ni. D. Mg, Zn. Câu 64: Sự phá huỷ kim loại do kim loại phản ứng với hơi nước hoặc chất khí ở nhiệt độ cao, gọi là Trang 1
  2. A. sự ăn mòn hoá học. B. sự khử kim loại. C. sự ăn mòn điện hoá. D. sự lão hoá của kim loại. Câu 65: Đun nóng 250 gam dung dịch glucozơ với dung dịch AgNO 3/NH3 thu được 15 gam Ag, nồng độ của dung dịch glucozơ là A. 30%. B. 5%. C. 10%. D. 15%. Câu 66: Thủy phân hoàn toàn hỗn hợp CH3COOCH3 và CH3COOC2H5 trong dung dịch NaOH thu được sản phẩm gồm: A. 2 ancol và 1 muối. B. 1 muối và 1 ancol. C. 2 muối và 1 ancol. D. 2 muối và 2 ancol. Câu 67: Hai kim loại có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch là A. Al và Mg. B. Cu và Ag. C. Mg và Zn. D. Na và Fe. Câu 68: Kim loại có tính khử yếu nhất là: A. Fe. B. Cu. C. Zn. D. K. Câu 69: Kim loại phản ứng được với dung dịch HCl là A. Mg. B. Ag. C. Cu. D. Au. Câu 70: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Cao su lưu hóa có cấu trúc mạch không phân nhánh. B. Tơ nitron được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng. C. Sợi bông, tơ tằm đều thuộc loại sợi thiên nhiên. D. Tơ nilon-6,6 được điều chế bằng phản ứng trùng hợp. Câu 71: Cho 87,8 gam một triglixerit X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được glixerol và hỗn hợp muối Y. Cho Y tác dụng với a mol H2 (Ni, t°), thu được 91,0 gam hỗn hợp muối Z. Đốt cháy hoàn toàn Z cần vừa đủ 7,6 mol O 2, thu được 5,25 mol CO2. Giá trị của a là A. 0,2. B. 0,15. C. 0,25. D. 0,1. Câu 72: Cho các phát biểu sau: (a) Số nguyên thì hiđro trong phân tử este đơn và đa chức luôn là một số chẵn. (b) Ở người, nồng độ glucozơ trong máu được giữ ổn định ở mức 0,01%. (c) Nhiệt độ sôi của este thấp hơn hẳn so với ancol có cùng phân tử khối. (d) Các dung dịch axit axetic, glyxin, lysin đều làm đổi màu quỳ tím (e) Thủy phân peptit H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-CH2-COOH thu được 3 loại α-amino axit khác nhau. (g) Poli(metyl metacrylat) là chất rắn trong suốt, có khả năng cho ánh sáng truyền qua tốt nên được dùng chế tạo thủy tình hữu cơ plexiglas. Số phát biểu đúng là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 73: Hòa tan hoàn toàn 14,97 gam hỗn hợp Na, Na2O, Ba, BaO vào nước được dung dịch X và 1,792 lít khí H2 (đktc). Hấp thụ hết V lít khí CO2 (đktc) vào X thu được 15,76 gam kết tủa và dung dịch Y. Cho từ từ dung dịch KOH 0,1M vào Y đến khi thu được lượng kết tủa lớn nhất thì thể tích dung dịch KOH đã dùng là 100 ml. Giá trị của V là: A. 2,24. B. 4,48. C. 3,36. D. 4,032. Câu 74: Tiến hành các thí nghiệm sau (a) Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch Ca(HCO3)2. (b) Sục khí CO2 dư vào dung dịch Ba(AlO2)2. (c) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch Fe(NO3)3. (d) Cho kim loại Na vào dung dịch CuSO4. (e) Cho kim loại Cu vào dung dịch FeCl3 (dư). Sau khi kết thúc thí nghiệm, số trường hợp thu được kết tủa là A. 2. B. 4. C. 5. D. 3. Câu 75: Hỗn hợp E gồm amin X và hai hiđrocacbon Y, Z (có cùng số nguyên tử C, M Y > MZ). Đốt cháy hoàn toàn 0,6 mol E thu được 1,05 mol CO2; 1,325 mol H2O và 0,075 mol N2. Tính phần trăm khối lượng của Y trong E biết số mol của Y nhỏ hơn số mol của X A. 42,45%. B. 64,55%. C. 26,80%. D. 8,65%. Câu 76: Tiến hành các thí nghiệm sau: – Thí nghiệm 1: Cho 5 giọt dung dịch CuSO4 5% và khoảng 1 ml dung dịch NaOH 10% vào ống nghiệm. Lắc nhẹ, gạn bỏ lớp dung dịch giữ lại kết tủa Cu(OH)2. Rót thêm 2 ml dung dịch glucozơ vào ống nghiệm chứa Cu(OH)2, lắc nhẹ. – Thí nghiệm 2: Cho vào ống nghiệm 1 ml lòng trắng trứng 10% (protein), 1 ml dung dịch NaOH 30% và 1 giọt dung dịch CuSO4 2%. Lắc nhẹ ống nghiệm. Cho các phát biểu sau liên quan đến thí nghiệm trên: (a) Ở thí nghiệm 1, có thể thay thế glucozơ bằng saccarozơ thì hiện tượng vẫn không đổi. (b) Thí nghiệm 1 chứng tỏ glucozơ có chứa nhóm chức CHO. (c) Kết thúc thí nghiệm 2, thu được sản phẩm có màu tím. Trang 2
  3. (d) Cả hai thí nghiệm đều xảy ra phản ứng oxi hoá – khử. Số phát biểu đúng là A. 4. B. 2. C. 1. D. 3. Câu 77: Hòa tan 19,2 gam hỗn hợp X gồm Fe2O3 và Cu vào dung dịch chứa 0,6 mol HCl; sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y và 1,28 gam kim loại không tan. Cho lượng dư AgNO 3 vào Y thu được m gam kết tủa. Biết khí NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Giá trị của m gần nhất với? A. 93. B. 95. C. 94. D. 96. Câu 78: Hỗn hợp E gồm 3 este mạch hở đều có phân tử khối nhỏ hơn 148. Thủy phân hoàn toàn hỗn hợp E trong dung dịch NaOH vừa đủ thu được 7,04 gam hỗn hợp muối X và hỗn hợp ancol Y. Cho toàn bộ Y tác dụng với Na dư thu được 1,008 lít khí H2 (đktc). Đốt cháy hoàn toàn muối X thu được 5,3 gam Na 2CO3, 3,18 gam hỗn hợp CO 2 và H2O. Tính phần trăm khối lượng muối có phân tử khối bé nhất trong X? A. 28,97%. B. 13,92%. C. 58,73%. D. 57,10%. Câu 79: Hỗn hợp X gồm vinyl axetat, một ancol no đơn chức mạch hở và hai hiđrocacbon mạch hở. Đối cháy hoàn toàn 0,055 mol X cần vừa đủ 6,496 lít khí O2 (đktc), thu được 3,78 gam nước. Cũng 0,055 mol X tác dụng với Na dư thu được 0,224 lít khí (đktc). Vậy 0,11 mol X làm mất màu tối đa dung dịch chứa bao nhiêu mol brôm? A. 0,04 mol. B. 0,08 mol. C. 0,015 mol. D. 0,03 mol. Câu 80: Hòa tan hết 12,06 gam hỗn hợp X gồm Al, Mg, FeCO3 trong dung dịch chứa 1,03 mol NaHSO4 và 0,22 mol HNO3, thu được dung dịch Z (chỉ chứa 133,01 muối trung hòa) và 3,472 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm CO2, N2O, H2. Cho Ba(OH)2 dư vào Z, lọc lấy kết tủa đem nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thấy khối lượng kết tủa giảm 1,0 gam. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của Al trong X là: A. 28,86%. B. 3,98%. C. 67,16%. D. 13,51%. Trang 3
  4. ĐỀ THI THỬ THPTQG 2021 – THPT AN LÃO – HẢI PHÒNG – LẦN 2 Câu 1. Ion nào sau đây có tính oxi hóa yếu nhất? A. Mg2+. B. Ag +. C. Na +. D. Al 3+. Câu 2. Các kim loại có tính khử mạnh được điều chế bằng phương pháp A. điện phân nóng chảy. B. thủy luyện. C. nhiệt luyện. D. điện phân dung dịch. Câu 3. Trong hợp chất Fe2O3, sắt có số oxi hóa là A. +3/2. B. +2/3. C. +3. D. +2. Câu 4. Số nguyên tử nitơ trong phân tử lysin là A. 1. B. 4. C. 2. D. 3. Câu 5. Nung CaCO3 ở nhiệt độ cao, thu được chất khí X và chất rắn Y. Chất rắn Y là A. CaO. B. H 2. C. CO. D. CO 2. Câu 6. Kim loại nào sau đây tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng sinh ra khí H2? A. Ag. B. Au. C. Cu. D. Fe. Câu 7. Kim loại nào sau đây có thể điều chế bằng phương pháp thủy luyện? A. Cu. B. Na. C. K. D. Al. Câu 8. Công thức của sắt (III) sunfat là A. FeSO4. B. FeS 2. C. FeS. D. Fe 2(SO4)3. Câu 9. Chất nào sau đây là monosaccarit? A. Saccarozo. B. Xenlulozơ. C. Tinh bột. D. Glucozơ. Câu 10. Kim loại nào sau đây dẫn điện tốt nhất? A. Cu. B. Fe. C. Ag. D. Al. Câu 11. Khí X tạo ra trong quá trình đốt cháy quặng pirit sắt và hoạt động của núi lửa, khí X gây mưa axit. Công thức của X là A. SO2. B. CO 2. C. O 2. D. N 2. Câu 12. Sản phẩm khí của phản ứng giữa kim loại nhôm với dung dịch kiềm là A. H2. B. N 2. C. NH 3. D. O 2. Câu 13. Cho chất hữu cơ X tác dụng với dung dịch NaOH, thu được C2H3COONa và CH3OH. Chất X là A. C2H3COOCH3. B. C 2H3COOH. C. CH 3COOC2H3. D. CH 3COOH. Câu 14. Dung dịch chất nào sau đây không làm quỳ tím chuyển màu? A. Glyxin. B. Axit glutamic. C. Metylamin. D. Axit axetic. Câu 15. Chất nào sau đây là axit béo no? A. Axit stearic. B. Axit acrylic. C. Axit oleic. D. Axit axetic. Câu 16. Kim loại Na tác dụng với H2O thu được khí H2 và A. Na2O. B. NaOH. C. NaCl. D. Na(OH) 2. Câu 17. Trong công nghiệp, quặng boxit được dùng để sản xuất kim loại A. Canxi. B. natri. C. nhôm. D. sắt. Câu 18. Cho lượng nhỏ kim loại X vào dung dịch FeCl3 thấy xuất hiện chất khí không màu và kết tủa đỏ nâu. X là kim loại nào sau đây? A. Zn. B. Cu. C. Mg. D. Na. Câu 19. Thủy phân m gam saccarozơ với hiệu suất 75%, thu được hỗn hợp X. Cho toàn bộ X vào lượng dư dung dịch AgNO 3 trong NH3, đun nóng, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 4,32 gam Ag. Giá trị của m là A. 2,565. B. 13,68. C. 3,42. D. 4,56. Câu 20. Thủy phân hoàn toàn hỗn hợp etyl axetat và metyl fomat trong dung dịch NaOH, thu được sản phẩm gồm A. 1 muối và 1 ancol. B. 2 muối và 1 ancol. C. 1 muối và 2 ancol. D. 2 muối và 2 ancol. Câu 21. Hòa tan hoàn toàn 5,1 gam hỗn hợp Al và Mg trong dung dịch HCl dư, thu được 5,6 lít khí H2 và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là A. 13,975. B. 22,85. C. 17,75. D. 20,95. Câu 22. Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, dư sinh ra khí NO? A. Fe2(SO4)3. B. Fe(OH) 3. C. Fe 2O3. D. Fe 3O4. Câu 23. Chất rắn X vô định hình, màu trắng, không tan trong nước lạnh. Thủy phân hoàn toàn X nhờ xúc tác axit hoặc enzim thu được chất Y. Hai chất X và Y lần lượt là A. xenlulozơ và saccarozơ. B. tinh bột và saccarozơ. C. xenlulozơ và glucozơ. D. tinh bột và glucozơ. Câu 24. Cho các este sau: vinyl axetat, propyl axetat, metyl acrylat, metyl metacrylat. Số chất làm mất màu dung dịch brom là A. 4. B. 1. C. 3. D. 2. Câu 25. Cặp chất nào sau đây cùng dãy đồng đẳng? A. CH4 và C2H6. B. C 2H4O2 và C3H6O2. C. CH 4O và C2H6O. D. CH 5N và C2H7N. Câu 26. Cho 2,7 gam Al phản ứng hoàn toàn với khí O2 dư, thu được m gam oxit. Giá trị của m là Trang 4
  5. A. 15,3. B. 2,55. C. 5,1. D. 10,2. Câu 27. Phân tử polime nào sau đây có chứa liên kết pi? A. Polibutadien. B. Polietilen. C. Poli(vinyl clorua). D. Poli(metyl metacrylat). Câu 28. Phân đạm có độ dinh dưỡng cao nhất là A. ure. B. amoni nitrat. C. amoni sunfat. D. amoni clorua. Câu 29. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Sợi bông, tơ tằm đều thuộc loại tơ nhân tạo. B. Tơ nitron có thành phần nguyên tố gồm C, H và O. C. Cao su lưu hóa có cấu trúc mạch không phân nhánh. D. Tơ nilon-6,6 kém bền trong môi trường axit và môi trường kiềm. Câu 30. Đốt cháy hoàn toàn m gam amin X đơn chức thu được CO 2, H2O và V lít khí N2 (ở đktc). Cho m gam X tác dụng vừa đủ 200 ml dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là A. 2,24. B. 1,12. C. 4,48. D. 3,36. Câu 31. Este X đơn chức, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn a mol X cần vừa đủ V lít O 2 (ở đktc) thu được b mol CO 2 và d mol H2O. Biết a = b – d và V = 100,8a. Số đồng phân cấu tạo của este X là A. 3. B. 6. C. 5. D. 4. Câu 32. Hỗn hợp E gồm các axit béo và triglixerit. Đốt cháy hoàn toàn m 1 gam E trong O2, thu được 0,39 mol CO2 và 0,38 mol H2O. Cho m1 gam E tác dụng vừa đủ với 22,5 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch G. Cô cạn G, thu được m2 gam hỗn hợp muối C15H31COONa và C17H35COONa. Giá trị của m2 gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 7,0. B. 6,8. C. 6,6. D. 6,4. Câu 33. Thực hiện 5 thí nghiệm sau: (a) Cho dung dịch K2SO4 vào dung dịch Ba(HCO3)2. (b) Cho dung dịch (NH4)2CO3 vào dung dịch Ba(OH)2. (c) Đun nóng nước cứng tạm thời. (d) Cho kim loại Al vào dung dịch NaOH dư. (đ) Cho kim loại Na vào dung dịch CuSO4. Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được kết tủa mà không có khí là A. 3. B. 2. C. 4. D. 1. Câu 34: Hòa tan hết m gam hỗn hợp gồm Na, Na 2O, Ba, BaO vào nước, thu được 0,06 mol khí H 2 và dung dịch X. Hấp thụ hết 0,128 mol khí CO2 vào dung dịch X, thu được dung dịch Y (chỉ chứa các muối) và kết tủa Z. Chia dung dịch Y làm 2 phần bằng nhau: + Cho từ từ phần 1 vào 200 ml dung dịch HCl 0,24M thấy thoát ra 0,03 mol khí CO2. + Nếu cho từ từ 200 ml dung dịch HCl 0,24M vào phần 2, thấy thoát ra 0,024 mol khí CO 2. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là A. 8,368. B. 12,272. C. 10,352. D. 11,312. Câu 35. Cho các phát biểu sau: (a) Ở điều kiện thường, saccarozơ và glyxin đều là chất rắn và không tan trong nước. (b) Khi tham gia phản ứng tráng bạc, glucozơ bị oxi hóa thành amoni gluconat. (c) Amilopectin trong tinh bột có cấu trúc mạch phân nhánh. (d) Thành phần chính của cồn 70° thường dùng trong y tế để sát trùng là etanol. (e) Gạch cua nổi lên trên khi nấu riêu cua là hiện tượng đông tụ amin. (f) Khi làm rơi axit sunfuric đặc vào vải làm từ sợi bông thì chỗ tiếp xúc với axit sẽ bị thủng. Số phát biểu đúng là A. 5. B. 3. C. 1. D. 4. Câu 36. Hỗn hợp E gồm 3 este đơn chức X, Y, Z (trong đó X và Y là đồng phân của nhau, mạch hở). Đốt cháy hoàn toàn 10,6 gam E thu được 0,56 mol CO2 và 0,34 mol H2O. Mặt khác, để phản ứng hết với 5,3 gam E cần dùng 0,07 mol KOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam hỗn hợp hai muối. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 6,7. B. 7,1. C. 6,0. D. 6,9. Câu 37. Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau: Bước 1: Cho vào cốc thủy tinh chịu nhiệt khoảng 5 gam dầu dừa và 10 ml dung dịch NaOH 40%. Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp, liên tục khuấy đều bằng đũa thủy tinh khoảng 30 phút và thỉnh thoảng thêm nước cất để giữ cho thể tích hỗn hợp không đổi. Để nguội hỗn hợp. Bước 3: Rót vào hỗn hợp 15 – 20 ml dung dịch NaCl bão hòa, nóng, khuấy nhẹ rồi để yên. Phát biểu nào sau đây về thí nghiệm trên đúng? A. Sau bước 1, thấy xuất hiện bọt xà phòng. B. Ở bước 2, việc thêm nước cất có tác dụng làm giảm nhiệt độ, tránh bị vỡ ống nghiệm. C. Trong thí nghiệm trên, có xảy ra phản ứng este hóa. Trang 5
  6. D. Ở bước 3, thêm dung dịch NaCl bão hòa là để tách muối của axit béo ra khỏi hỗn hợp. Câu 38. Dung dịch X gồm NaOH x (M) và Ba(OH)2 y (M) và dung dịch Y gồm NaOH y (M) và Ba(OH)2 x (M). Hấp thụ hết 0,04 mol CO2 vào 200 ml dung dịch X, thu được dung dịch M và 1,97 gam kết tủa. Nếu hấp thụ hết 0,0325 mol CO 2 vào 200 ml dung dịch Y thì thu được dung dịch N và 1,4775 gam kết tủa Biết hai dung dịch M và N phản ứng với dung dịch KHSO4 đều sinh ra kết tủa trắng, các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của x và y lần lượt là A. 0,1 và 0,05. B. 0,05 và 0,1. C. 0,075 và 0,1. D. 0,1 và 0,075. Câu 39. Hỗn hợp E gồm amin X (no, mạch hở, đơn chức) và hai ankin đồng đẳng kế tiếp. Đốt cháy hoàn toàn 8,82 gam hỗn hợp E cần dùng vừa đủ 0,825 mol O2, thu được N2, CO2 và H2O (trong đó CO2 và H2O có số mol bằng nhau). Khối lượng lớn nhất của amin X trong hỗn hợp E là A. 5,84 gam. B. 2,48 gam. C. 3,60 gam. D. 4,72 gam. Câu 40. Cho 0,12 mol hỗn hợp X gồm Fe(NO3)2, Fe3O4, FeCO3 và Fe vào m gam dung dịch chứa NaHSO4 và HNO3, thu được m + 13,38 gam dung dịch Y và 0,075 mol hỗn hợp khí A có tỉ khối so với H 2 là x. Dung dịch Y có thể hòa tan tối đa 3,36 gam bột Fe tạo thành dung dịch Z và không thấy có khí. Cho 0,4 mol Ba(OH)2 vào Z thì được 114,8 gam kết tủa và m-29,66 gam dung dịch T chỉ chứa NaOH và NaNO3. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và NO là sản phẩm khử N+5 duy nhất của cả quá trình. Giá trị của x gần nhất với A. 18,4. B. 16,2. C. 19,5. D. 17,3. Trang 6
  7. ĐỀ THI THỬ THPTQG 2021 – SỞ GD&ĐT – VĨNH PHÚC – LẦN 2 – ĐỀ 4 Câu 41: Chất nào sau đây dùng làm vật liệu xây dựng, sản xuất vôi, xi măng, thủy tinh? A. CaCO3. B. MgCO 3. C. FeCO 3. D. CaSO 4. Câu 42: Chất nào sau đây vừa phản ứng với dung dịch HCl, vừa phản ứng với dung dịch NaOH? A. NaNO3. B. Ca(HCO 3)2. C. CaCl 2. D. MgCO 3. Câu 43: Dung dịch chất nào sau đây không hòa tan được Al(OH)3? A. NaOH. B. Na 2SO4. C. HCl. D. H 2SO4. Câu 44: Kim loại Fe phản ứng với dung dịch chất nào sau đây? A. CuCl2. B. KNO 3. C. MgSO 4. D. KCl. Câu 45: FeSO4 không phản ứng với dung dịch chất nào sau đây? A. HNO3. B. Na 2S. C. HCl. D. NaOH. Câu 46: Công thức nào sau đây là của etyl axetat? A. CH3COOC2H5. B. HCOOC 2H5. C. CH 3COOCH3. D. C 2H5COOCH3. Câu 47: Nung nóng Fe(OH)3 đến khối lượng không đổi, thu được chất nào sau đây? A. FeO. B. Fe 2O3. C. Fe 3O4. D. Fe. Câu 48: Chất nào sau đây không làm mất màu nước brom? A. Etilen. B. Benzen. C. Axetilen. D. Propilen. Câu 49: Kim loại nào sau đây có tính dẫn điện tốt nhất? A. Vàng. B. Đồng. C. Nhôm. D. Bạc. Câu 50: Cặp ion nào gây nên tính cứng của nước? A. Ca2+, Mg2+. B. Mg 2+, Na+. C. Ca 2+, Na+. D. Ba 2+, Ca2+. Câu 51: Natri hiđrocacbonat được dùng làm thuốc giảm đau dạ dày do thừa axit. Công thức nào sau đây là của natri hiđrocacbonat? A. KHCO3. B. K 2CO3. C. Na 2CO3. D. NaHCO 3. Câu 52: Thứ tự một số cặp oxi hóa – khử trong dãy điện hóa như sau: Mg2+/Mg; Fe2+/Fe; Cu2+/Cu; Fe3+/Fe2+; Ag+/Ag. Chất (ion) nào sau đây tác dụng được với dung dịch Fe3+? A. Ag. B. Fe. C. Mg 2+. D. Cu 2+. Câu 53: Glucozơ thể hiện tính oxi hóa khi phản ứng với chất nào sau đây? A. H2 (Ni, t°). B. Cu(OH) 2. C. O 2 (t°). D. Dung dịch AgNO 3/NH3. Câu 54: Thuỷ phân 324 gam tinh bột với hiệu suất phản ứng 75%. Khối lượng glucozơ thu được là bao nhiêu gam? A. 300. B. 360. C. 480. D. 270. Câu 55: Khí nào sau đây là nguyên nhân chính gây “hiệu ứng nhà kính”? A. SO2. B. CO. C. CO 2. D. NO 2. Câu 56: Phản ứng hoá học nào xảy ra trong sự ăn mòn kim loại? A. Phản ứng trao đổi. B. Phản ứng oxi hoá – khử. C. Phản ứng axit – bazơ. D. Phản ứng thuỷ phân. Câu 57: Chất nào sau đây có một liên kết ba trong phân tử? A. Etan. B. Etilen. C. Buta-1,3-đien. D. Axetilen. Câu 58: Alanin không phản ứng được với dung dịch chất nào sau đây? A. HCl. B. NaOH. C. NaCl. D. KOH. Câu 59: Poliacrilonitrin được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp chất nào sau đây? A. CH2=CH-COO-CH3. B. CH 2=CH2. C. CH 2=CH-Cl. D. CH 2=CH-CN. Câu 60: Tơ nilon-6,6 là sản phẩm trùng ngưng của cặp monome nào sau đây? A. Axit ađipic và hexametylenđiamin. B. Axit ađipic và glixerol. C. Etylen glicol và hexametylenđiamin. D. Axit ađipic và etylen glicol. Câu 61: Điện phân dung dịch Cu(NO3)2 với cường độ dòng điện 9,65A. Sau 40 phút bắt đầu có khí thoát ra ở catot thì dừng điện phân. Khối lượng kim loại Cu sinh ra ở catot là bao nhiêu gam? A. 7,86. B. 8,67. C. 8,76. D. 7,68. Câu 62: Trường hợp nào sau đây không xảy ra phản ứng? A. Cho Na vào H2O. B. Cho Ba vào dung dịch NaCl. C. Cho Al vào dung dịch KNO3. D. Cho Al vào dung dịch HCl. Câu 63: Tên gọi nào sau đây là tên thay thế của CH3NH2? A. Anilin. B. Etylamin. C. Metanamin. D. Metylamin. Câu 64: Hỗn hợp X gồm Fe2O3 và Cu ở dạng bột. Cho X tác dụng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 (loãng, dư), thu được dung dịch Y và chất rắn không tan. Trong dung dịch Y gồm những chất tan nào sau đây? A. FeSO4 và H2SO4. B. FeSO 4, CuSO4 và H2SO4. C. Fe2(SO4)3 và H2SO4. D. FeSO 4, Fe2(SO4)3 và H2SO4. Trang 7
  8. Câu 65: Trong phân tử saccarozơ có bao nhiêu nguyên tử oxi? A. 6. B. 12. C. 22. D. 11. Câu 66: Cho 0,1 mol glyxin tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m bằng bao nhiêu? A. 11,1. B. 11,3. C. 9,5. D. 9,7. Câu 67: Dung dịch NaHCO3 tạo kết tủa với dung dịch chất nào sau đây ở nhiệt độ thường? A. Ca(NO3)2. B. Ca(OH) 2. C. CaCl 2. D. NaOH. Câu 68: Cho 100 ml dung dịch FeCl2 1,2M tác dụng với 200 ml dung dịch AgNO3 2M, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m bằng bao nhiêu? A. 12,96. B. 30,18. C. 34,44. D. 47,40. Câu 69: Phát biểu nào sau đây sai? A. Aminoaxit là những hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử chứa đồng thời nhóm amino và nhóm cacboxyl. B. Aminoaxit là những chất rắn, kết tinh, tan tốt trong nước và có nhiệt độ nóng chảy cao. C. Trong dung dịch, H2N-CH2-COOH chủ yếu tồn tại ở dạng ion lưỡng cực D. Hợp chất H2N-CH2-COOH3N-CH3 là este của glyxin. Câu 70: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm metyl axetat và etyl axetat, thu được CO 2 và m gam H2O. Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 25 gam kết tủa. Giá trị của m bằng bao nhiêu? A. 3,6. B. 6,3. C. 4,5. D. 5,4. Câu 71: Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Đun nóng dung dịch Ca(HCO3)2. (b) Nhiệt phân Na2CO3 ở nhiệt độ cao. (c) Cho dung dịch HCl vào dung dịch Fe(NO3)2. (d) Cho từ từ dung dịch chứa 1,1a mol KHSO4 vào dung dịch chứa a mol Na2CO3. (e) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch NH4Cl rồi đun nóng. Sau khi các phản ứng kết thúc, có bao nhiêu thí nghiệm tạo thành chất khí? A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 72: Đốt cháy hoàn toàn m gam một triglixerit X cần vừa đủ 0,77 mol O2, tạo 0,5 mol H2O. Nếu thủy phân hoàn toàn m gam X trong dung dịch KOH đun nóng thu được dung dịch chứa 9,32 gam muối. Mặt khác, a mol X làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 0,06 mol brom. Giá trị của a bằng bao nhiêu? A. 0,020. B. 0,012. C. 0,030. D. 0,010. Câu 73: Cho các phát biểu sau: (a) Đường fructozơ có vị ngọt hơn đường mía. (b) Amilozơ được tạo bởi các gốc α-glucozơ liên kết với nhau bằng liên kết α-1,4-glicozit. (c) Glucozơ bị oxi hóa bởi nước brom tạo ra axit gluconic. (d) Bột ngọt là muối đinatri glutamat. (e) Lysin là thuốc bổ gan, axit glutamic là thuốc hỗ trợ thần kinh. Trong số các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu sai? A. 5. B. 3. C. 2. D. 4. Câu 74: Nung hỗn hợp gồm Al và 19,2 gam Fe2O3 (không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp chất rắn X. Cho X tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch NaOH 1M, thu được 5,712 lít H2 (đktc). Giá trị của V bằng bao nhiêu? A. 495. B. 410. C. 290. D. 375. Câu 75: Chất X có công thức phân tử C4H9O2N. Biết: X + NaOH → Y + CH4O Y + HCl (dư) → Z + NaCl Công thức cấu tạo của X và Z lần lượt là công thức nào sau đây? A. H2NCH2CH2COOCH3 và CH3CH(NH3Cl)COOH. B. CH 3CH(NH2)COOCH3 và CH3CH(NH2)COOH. C. CH3CH(NH2)COOCH3 và CH3CH(NH3Cl)COOH. D. H 2NCH2COOC2H5 và ClH3NCH2COOH. Câu 76: Đốt cháy hoàn toàn 8,5 gam hỗn hợp X gồm 1 ancol đơn chức và 1 este no, đơn chức, mạnh hở thu được 0,275 mol CO2 (đktc) và 0,4 mol H2O. Mặt khác, nếu đun 8,5 gam hỗn hợp X với 150 ml dung dịch KOH 0,4M, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m bằng bao nhiêu? A. 5,04. B. 5,88. C. 6,15. D. 4,92. Câu 77: Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau: Bước 1: Nhỏ vài giọt anilin vào ống nghiệm chứa 5 ml nước cất, lắc đều, sau đó để yên. Bước 2: Nhỏ tiếp dung dịch HCl đặc vào ống nghiệm. Bước 3: Cho tiếp dung dịch NaOH loãng (dùng đến dư), đun nóng. Cho các nhận định sau: (a) Kết thúc bước 1, nhúng quỳ tím vào dung dịch thấy quỳ tím không đổi màu. Trang 8
  9. (b) Ở bước 2, anilin tan dần. (c) Kết thúc bước 3, thu được dung dịch trong suốt. (d) Ở bước 1, anilin hầu như không tan, nó tạo vẩn đục và lắng xuống đáy. (e) Ở thí nghiệm trên, nếu thay anilin bằng metylamin thì thu được kết quả tương tự. Trong số các nhận định trên, có bao nhiêu nhận định đúng? A. 5. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 78: X là este no, đơn chức; Y là este no, hai chức; Z là este không no chứa không quá 5 liên kết pi (X, Y, Z đều mạch hở). Đun nóng 23,92 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z (số mol Y lớn hơn số mol Z) với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp A gồm ba ancol đều no có cùng số nguyên tử cacbon và hỗn hợp B chứa hai muối của hai axit cacboxylic đơn chức. Đốt cháy hoàn toàn A thu được 0,6 mol CO2 và 0,8 mol H2O. Đốt cháy hoàn toàn B cần 5,824 lít O2 (đktc), thu được Na2CO3, 14,16 gam hỗn hợp CO2 và H2O. Phần trăm khối lượng của Z trong hỗn hợp E bằng bao nhiêu? A. 19,06%. B. 25,33%. C. 36,79%. D. 33,78%. Câu 79: Cho 73,05 gam hỗn hợp E gồm hai chất hữu cơ X (C10H17O6N) và Y (C6H16O4N2, là muối của axit cacboxylic hai chức), đều mạch hở tác dụng hoàn toàn với dung dịch KOH vừa đủ, đun nóng thu được hỗn hợp hơi Z gồm một ancol đơn chức, hai amin kế tiếp trong dãy đồng đẳng có dZ/H2 = 124/7 và dung dịch M. Cô cạn M, thu được hỗn hợp T gồm ba muối khan (trong đó có hai muối của hai axit cacboxylic có cùng số nguyên tử cacbon và muối của axit glutamic). Phần trăm khối lượng của muối có phân tử khối nhỏ nhất trong T bằng bao nhiêu? A. 38,9%. B. 19,2%. C. 41,9%. D. 19,5%. Câu 80: Hỗn hợp X gồm Al, Fe và Mg. Cho 15,5 gam hỗn hợp X phản ứng hoàn toàn với dung dịch HNO3 dư, thu được dung dịch Y và 8,96 lít NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Mặt khác, cho 0,05 mol X vào 500 ml dung dịch H2SO4 0,5M, thu được dung dịch Z. Cho dung dịch Z tác dụng với dung dịch NaOH dư, lấy toàn bộ kết tủa thu được đem nung nóng trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 2 gam chất rắn. Phần trăm khối lượng của Fe trong X bằng bao nhiêu? A. 36,13%. B. 46,45%. C. 11,61%. D. 36,31%. Trang 9
  10. ĐỀ THI THỬ THPTQG 2021 – SỞ GD&ĐT – VĨNH PHÚC – LẦN 2 – ĐỀ 3 Câu 41: Al2O3 không tác dụng với chất nào sau đây? A. Khí CO. B. Dung dịch HCl. C. Dung dịch Ca(OH) 2. D. Dung dịch HNO 3. Câu 42: Cacbohiđrat nào sau đây là đisaccarit? A. Tinh bột. B. Xenlulozơ. C. Glucozơ. D. Saccarozơ. Câu 43: Điện phân dung dịch chứa lượng dư MSO 4 (M có hóa trị không đổi) với cường độ dòng điện 3A bằng điện cực trơ. Sau 1930 giây, thấy khối lượng catot tăng 1,92 gam. M là kim loại nào sau đây? A. Cu. B. Fe. C. Ca. D. Mg. Câu 44: Kim loại nào sau đây dẻo nhất trong tất cả các kim loại? A. Nhôm. B. Đồng. C. Bạc. D. Vàng. 2+ 2- Câu 45: Phản ứng nào sau đây có phương trình ion rút gọn là Ca + CO3 → H2O? A. Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O. B. Ca(OH)2 + (NH4)2CO3 → 2NH3 + CaCO3 + 2H2O. C. CaCl2 + Na2CO3 → CaCO3 + 2NaCl. D. Ca(HCO3)2 + NaOH → CaCO3 + NaHCO3 + H2O. Câu 46: Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển sang màu xanh? A. Na2SO4. B. NaOH. C. KCl. D. HCl. Câu 47: Công thức nào sau đây là của ancol etylic? A. C2H5OH. B. C 6H6. C. CH 3COOH. D. CH 3CHO. Câu 48: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Axit glutamic là thành phần chính của bột ngọt. B. Ở nhiệt độ thường, các amino axit đều là những chất lỏng. C. Amino axit thuộc loại hợp chất hữu cơ tạp chức. D. Các amino axit thiên nhiên hầu hết là các β-amino axit. Câu 49: Cho 27 gam hỗn hợp X gồm glucozơ và fructozơ tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO 3/NH3 (t°) thu được m gam kết tủa. Giá trị của m bằng bao nhiêu? A. 27,0. B. 43,2. C. 16,2. D. 32,4. Câu 50: Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là tính chất nào sau đây? A. Tính axit. B. Tính khử. C. Tính oxi hóa. D. Tính bazơ. Câu 51: Nước cứng là nước chứa nhiều ion nào sau đây? 2+ 2+ 2+ 2+ + 2+ + + A. Ba , Be . B. Ca , Mg . C. Na , Cu . D. NH 4 , Na . Câu 52: Công thức hóa học nào là của sắt(III) hiđroxit? A. Fe(OH)2. B. FeO. C. Fe 2O3. D. Fe(OH) 3. Câu 53: Khi nói về kim loại kiềm, phát biểu nào sau đây sai? A. Kim loại kiềm có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp. B. Từ Li đến Cs khả năng phản ứng với nước giảm dần. C. Các kim loại kiềm có màu trắng bạc và có ánh kim. D. Trong tự nhiên, các kim loại kiềm chỉ tồn tại ở dạng hợp chất. Câu 54: Ancol nào dưới đây khó bị oxi hoá bằng CuO nhất? A. 2-metylbutan-1-ol. B. 2-metylbutan-2-ol. C. 3-metylbutan-2-ol. D. 3-metylbutan-1-ol. Câu 55: Trong các phản ứng oxi hóa khử, chất nào sau đây chỉ có tính oxi hoá? A. Fe2O3. B. Fe. C. FeCl 2. D. FeO. Câu 56: Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm? A. Ca. B. Al. C. Na. D. Fe. Câu 57: Đốt sắt trong khí clo thu được sản phẩm nào sau đây? A. FeO. B. Fe 2O3. C. FeCl 2. D. FeCl 3. Câu 58: Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ đều có khả năng tham gia phản ứng nào sau đây? A. Hoà tan Cu(OH)2. B. Trùng ngưng. C. Tráng bạc. D. Thủy phân. Câu 59: Ô nhiễm không khí có thể tạo ra mưa axit, gây ra tác hại rất lớn với môi trường. Hai khí nào sau đây là nguyên nhân chính gây ra mưa axit? A. CO2 và O2. B. H 2S và N2. C. SO 2 và NO2. D. NH 3 và HCl. Câu 60: Kim loại M phản ứng được với dung dịch HCl, dung dịch Cu(NO 3)2, dung dịch HNO3 (đặc, nguội). M là kim loại nào sau đây? A. Fe. B. Al. C. Ag. D. Zn. Câu 61: Cho dãy các polime sau: polietilen, xenlulozơ, nilon-6, tơ nitron. Có bao nhiêu chất là polime tổng hợp? A. 3. B. 1. C. 4. D. 2. Trang 10
  11. Câu 62: Ở điều kiện thường, chất nào sau đây là chất béo ở trạng thái lỏng? A. Tristearin. B. Etyl axetat. C. Triolein. D. Tripanmitin. Câu 63: Khi nấu canh cua thì thấy các mảng “riêu cua” nổi lên là do nguyên nhân nào sau đây? A. Phản ứng màu của protein. B. Sự đông tụ của lipit. C. Phản ứng thủy phân của protein. D. Sự đông tụ của protein do nhiệt độ. Câu 64: Cho sơ đồ chuyển hoá: Fe + X → FeCl3; FeCl3 + Y → Fe(OH)3 (mỗi mũi tên ứng với một phản ứng). Hai chất X, Y lần lượt là A. Cl2, NaOH. B. HCl, Al(OH) 3. C. NaCl, Cu(OH) 2. D. HCl, NaOH. Câu 65: Phát biểu nào sau đây đúng? 2- - - A. Nước cứng là nước chứa nhiều SO4 , HCO3 , Cl . B. Thành phần chính của quặng boxit là Al2O3.2H2O. C. Các kim loại kiềm thổ đều tan trong nước. D. Hỗn hợp tecmit (dùng để hàn đường ray) gồm bột Fe và Al2O3. Câu 66: Cho 11,8 gam amin đơn chức X phản ứng hoàn toàn với lượng vừa đủ dung dịch HCl, thu được dung dịch Y. Làm bay hơi Y, thu được 19,1 gam muối khan. X có bao nhiêu đồng phân? A. 4. B. 2. C. 3. D. 5. Câu 67: Công thức nào sau đây là của anilin? A. C6H5OH. B. CH 3COOH. C. CH 3OH. D. C 6H5NH2. Câu 68: Poli(vinyl clorua) (PVC) điều chế từ vinyl clorua bằng phản ứng nào sau đây? A. Trùng ngưng. B. Trùng hợp. C. Oxi hoá-khử. D. Trao đổi. Câu 69: Đun nóng m gam hỗn hợp E chứa các triglixerit với 90 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ), thu được glixerol và hỗn hợp muối Y. Hiđro hóa hoàn toàn Y cần vừa đủ 0,1 mol H2, chỉ thu được muối natri stearat. Giá trị của m bằng bao nhiêu? A. 26,5. B. 32,0. C. 26,6. D. 26,7. Câu 70: Cho các phát biểu sau: (a) Các oxit của kim loại kiềm thổ phản ứng với CO tạo thành kim loại. (b) Các kim loại Ca, Fe, Al và Na chỉ điều chế được bằng phương pháp điện phân nóng chảy. (c) Các kim loại Mg, K và Fe đều khử được ion Ag+ trong dung dịch thành Ag. (d) Cho Mg vào dung dịch FeCl3 dư, không thu được Fe. (e) Dung dịch HNO3 đặc, nóng hòa tan được tất cả các kim loại. Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng? A. 2. B. 3. C. 1. D. 4. Câu 71: Cho m gam hỗn hợp gồm Na, Na2O, K2O vào H2O dư, thu được 50 ml dung dịch X và 0,02 mol H2. Cho 50 ml dung dịch HCl 3M vào X, thu được 100 ml dung dịch Y có pH = 1. Cô cạn Y thu được 9,15 gam chất rắn khan. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây? A 4,0. B. 4,6. C. 5,0. D. 5,5. Câu 72: Cho các phát biểu sau: (a) Polipropilen được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng. (b) Ở điều kiện thường, anilin là chất rắn. (c) Tinh bột thuộc loại polisaccarit. (d) Thủy phân hoàn toàn anbumin của lòng trắng trứng, thu được α–amino axit. (e) Ở điều kiện thích hợp, triolein tham gia phản ứng cộng H2. Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng? A. 2. B. 5. C. 3. D. 4. Câu 73: Hỗn hợp E gồm hai este đơn chức, là đồng phân cấu tạo của nhau và đều chứa vòng benzen. Đốt cháy hoàn toàn m gam E cần vừa đủ 8,064 lít khí O2 (đktc), thu được 14,08 gam CO2 và 2,88 gam H2O. Mặt khác, m gam E phản ứng tối đa với dung dịch chứa 2,4 gam NaOH, thu được dung dịch T chứa hai muối. Khối lượng muối của axit cacboxylic trong T bằng bao nhiêu? A. 2,72 gam. B. 5,88 gam. C. 3,28 gam. D. 2,46 gam Câu 74: Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau: Bước 1: Nhỏ 3 giọt dung dịch anilin vào ống nghiệm chứa 2 ml nước cất, lắc đều, sau đó để yên. Bước 2: Nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch trong ống nghiệm, sau đó nhấc giấy quỳ ra. Bước 3: Nhỏ tiếp 1 ml dung dịch HCl đặc vào ống nghiệm, lắc đều sau đó để yên. Bước 4: Nhỏ tiếp 1 ml dung dịch NaOH đặc vào ống nghiệm, lắc đều, sau đó để yên. Cho các phát biểu sau: (a) Kết thúc bước 1, anilin hầu như không tan và lắng xuống đáy ống nghiệm. (b) Kết thúc bước 2, giấy quỳ tím chuyển thành màu xanh do anilin có tính bazơ. (c) Kết thúc bước 3, thu được dung dịch trong suốt. (d) Kết thúc bước 4, trong ống nghiệm có anilin tạo thành. (e) Kết thúc bước 4, trong ống nghiệm chứa hai muối. Trang 11