Bài tập trắc nghiệm ôn tập Toán Lớp 10 - Bài 1: Mệnh đề

doc 4 trang Tài Hòa 18/05/2024 1680
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập trắc nghiệm ôn tập Toán Lớp 10 - Bài 1: Mệnh đề", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docbai_tap_trac_nghiem_on_tap_toan_lop_10_bai_1_menh_de.doc

Nội dung text: Bài tập trắc nghiệm ôn tập Toán Lớp 10 - Bài 1: Mệnh đề

  1. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM MỆNH ĐỀ Câu 1. Trong các câu sau đây câu nào là mệnh đề toán học? A. Một năm có 365 ngày B. Học lớp 10 thật vui C. Bạc Liêu là một thành phố D. 2 + 3 > 6 Câu 2. Mệnh đề chứa biến P: “x² + 4x + 4 = 0” trở thành một mệnh đề đúng với A. x = –2 B. x = –1 C. x = 1 D. x = 0 Câu 3. Trong các câu dưới đây có bao nhiêu câu là mệnh đề? (I) Số 2023 là số chẵn. (II) Hôm nay bạn chơi có vui không? (III) Bạc Liêu là một tỉnh của Việt Nam (IV) Tiết 5 rồi, đói bụng quá! A. 4 B. 1 C. 2 D. 3 Câu 4. Cho các câu sau đây: (I): “ Phan–xi–păng là ngọn núi cao nhất Việt Nam”. (II): “π² 0 c) Năm 2023 là năm nhuận. d) Hôm nay thời tiết đẹp quá! A. 4 B. 1 C. 2 D. 3 Câu 9. Trong các câu sau, câu nào là mệnh đề? A. Không làm việc riêng trong giờ học B. Bây giờ, đi ngủ đi.
  2. C. Trung Quốc là nước đông dân nhất thế giới. D. Bạn học trường nào? Câu 10. Trong các câu sau đây, câu nào là mệnh đề chứa biến? A. 9 là số nguyên tố. B. 18 là số chẵn. C. (x² + x) chia hết cho 3 D. Hình chữ nhật có hai đường chéo bằng nhau. Câu 11. Câu nào trong các câu sau không phải là mệnh đề? A. π có phải là một số vô tỷ không? B. π² = 10 C. 2 là một số hữu tỷ. D. Số thực không phải là số hữu tỉ Câu 12. Cho mệnh đề chứa biến P(x): “5 2x B. 5x 2x² D. 5 + x > 2 + x Câu 18. Mệnh đề nào dưới đây đúng? A. Số 4 là số nguyên tố. B. 3 ≤ 2 C. Số 4 không là số chính phương. D. 3 > 2 Câu 19. Mệnh đề nào dưới đây là mệnh đề sai? A. Hình bình hành có hai đường chéo vuông góc với nhau là hình thoi. B. Tam giác cân có một góc bằng 60° là tam giác đều. C. Hình bình hành có hai đường chéo bằng nhau là hình vuông. D. Tam giác có hai đường cao bằng nhau là tam giác cân. Câu 20. Cho định lý “Nếu hai tam giác bằng nhau thì diện tích bằng nhau”. Mệnh đề nào sau đây phát biểu lại đúng định lí đã cho? A. Hai tam giác bằng nhau là điều kiện cần và đủ để chúng có diện tích bằng nhau. B. Hai tam giác bằng nhau là điều kiện cần để diện tích chúng bằng nhau. C. Hai tam giác có diện tích bằng nhau là điều kiện đủ để chúng bằng nhau. D. Hai tam giác bằng nhau là điều kiện đủ để diện tích chúng bằng nhau. Câu 21. Mệnh đề nào dưới đây là mệnh đề sai? A. ∀x ∊ R, x² > 0. B. ∃n ∊ N, n = n² C. ∃n ∊ N, n² ≤ 1 D. ∃x ∊ R, x > x²
  3. Câu 22. Trong các mệnh đề sau đây, mệnh đề nào là mệnh đề đúng? A. Nếu a ≥ b thì a² ≥ b². B. Nếu a chia hết cho 9 thì a chia hết cho 3. C. Nếu a chia hết cho 3 thì a chia hết cho 2. D. Nếu một tam giác có một góc bằng 60° thì tam giác đó là đều. Câu 23. Mệnh đề nào sau đây sai? A. ∃x ∊ R, x > –x B. ∃n ∊ N, n² = n C. ∀n ∊ N, n ≤ 2n D. ∀x ∊ R, x² > x Câu 24. Trong các mệnh đề sau đây, mệnh đề nào sai? A. Nếu m, n là các số vô tỉ thì m.n cũng là số vô tỉ. B. Nếu ABC là một tam giác vuông thì đường trung tuyến ứng với cạnh huyền bằng nửa cạnh huyền. C. Mọi số tự nhiên đều là số thực D. Giá trị tuyệt đối của mọi số nguyên đều không âm Câu 25. Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào có mệnh đề đảo đúng? A. Nếu hai số a, b cùng chia hết cho c thì a + b chia hết cho c. B. Nếu một số nguyên chia hết cho 6 thì nó chia hết cho 2 và 3. C. Nếu hai số x, y thỏa mãn x + y > 0 thì có ít nhất một trong hai số x, y dương. D. Phương trình bậc hai ax² + bx + c = 0 có a, c trái dấu thì có hai nghiệm phân biệt. Câu 26. Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào có mệnh đề đảo đúng? A. Nếu cả hai số đều chia hết cho 3 thì tổng hai số đó chia hết cho 3. B. Nếu hai tam giác bằng nhau thì chúng có diện tích bằng nhau. C. Nếu một số có tận cùng bằng 0 thì nó chia hết cho 5. D. Nếu một số chia hết cho 5 thì nó có tận cùng bằng 0. Câu 27. Cho phần tử x thuộc tập B và tập B là tập con của A. Khẳng định nào sau đây đúng? A. x ∉ A. B. x ⊂ A. C. {x} ⊂ A D. B ∊ A Câu 28. Cho mệnh đề chứa biến P(x): “x³ – 3x² + 2x = 0”. Tìm tập hợp các giá trị của x để P(x) là một mệnh đề đúng. A. {0; 2; 1} B. {–2; –1; 0} C. {–1; 0} D. {1; 0} Câu 29. Biết rằng phát biểu “Nếu hôm nay trời có mưa thì tôi ở nhà’’ là mệnh đề sai. Khẳng định nào sau đây đúng? A. Hôm nay trời không mưa B. Hôm nay chưa biết trời có mưa hay không C. Hôm nay trời có mưa nhưng tôi không ở nhà D. Hôm nay tôi ở nhà nhưng trời lại không mưa Câu 30. Trong các mệnh đề sau đây, mệnh đề nào sai? A. 1 2 2 => 2 > 3 C. 2 1 1 => 2 > 3 Câu 31. Cho mệnh đề P đúng và mệnh đề Q sai. Mệnh đề nào sau đây là mệnh đề sai? A. P Q B. P Q C. P Q D. P Q Câu 32. Mệnh đề nào sau đây là mệnh đề phủ định của mệnh đề: “Mọi loài động vật đều di chuyển”? A. Có ít nhất một loài động vật di chuyển. B. Có ít nhất một loài động vật không di chuyển. C. Mọi loài động vật đều không di chuyển. D. Có khá nhiều loài động vật không di chuyển. Câu 33. Cho mệnh đề P: “∀x ∊ R, x² + 1 > 2x”. Mệnh đề nào sau đây là mệnh đề phủ định của mệnh đề P?
  4. A. ∀ x ∊ R, x² + 1 ≠ 2x B. ∃ x ∊ R, x² + 1 ≠ 2x C. ∃ x ∊ R, x² + 1 0 C. ∀x ∊ R, x² ≥ 0 D. ∃x ∊ R, x² ≥ 0 Câu 35. Cho mệnh đề "Có ít nhất một học sinh trong lớp 11A không chấp hành luật giao thông". Mệnh đề phủ định của mệnh đề này là A. Không có học sinh nào trong lớp 11A chấp hành luật giao thông. B. Mọi học sinh trong lớp 11A đều chấp hành luật giao thông. C. Có nhiều học sinh trong lớp 11A chấp hành luật giao thông. D. Mọi học sinh trong lớp 11A không chấp hành luật giao thông. Câu 36. Mệnh đề nào sau đây có mệnh đề phủ định sai? A. ∃x ∊ R, x² = 0 B. ∀x ∊ R, x² ≥ x C. ∃x ∊ Q, x² = 2 D. ∃x ∊ R, x² Q. A. Tứ giác ABCD có hai đường chéo vuông góc thì nó là hình thoi. B. Tứ giác ABCD là hình thoi thì nó có hai đường chéo vuông góc. C. Tứ giác ABCD là hình thoi khi và chỉ khi nó có hai đường chéo vuông góc. D. Tứ giác ABCD là hình thoi nếu nó có hai đường chéo vuông góc. Câu 39. Cho mệnh đề “P => Q”. Phát biểu lại mệnh đề đã cho là A. P là điều kiện cần để có Q. B. P là điều kiện cần và đủ để có Q. C. Nếu P thì Q. D. Q là điều kiện đủ để có P. Câu 40. Cho mệnh đề “Tồn tại ít nhất một số thực có bình phương không dương”. Có thể viết lại mệnh đề đó như sau. A. ∃x ∊ R, x² ≤ 0 B. ∃x ∊ R, x² 0.