Bài tập môn Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Bài 28: Vai trò của nước và các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập môn Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Bài 28: Vai trò của nước và các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- bai_tap_mon_khoa_hoc_tu_nhien_lop_7_bai_28_vai_tro_cua_nuoc.docx
Nội dung text: Bài tập môn Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Bài 28: Vai trò của nước và các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật (Có đáp án)
- BÀI 28: VAI TRÒ CỦA NƯỚC VÀ CÁC CHẤT DINH DƯỠNG ĐỐI VỚI CƠ THỂ SINH VẬT Câu 1 Nhiệt độ sôi và nhiệt độ đông đặc của nước lần lượt là: A. 100oC và 0oC B. 100oC và 10oC C. 10oC và 0oC D. 0oC và 100oC Câu 2 Trạng thái của nước là: A. lỏng, có hình dạng xác định B. lỏng, không có hình dạng xác định C. rắn, có hình dạng xác định D. rắn, không có hình dạng xác định Câu 3 Khi nói về thành phần, tính chất của nước, câu nào sau đây không đúng: A. Nước là chất lỏng không màu, không mùi, không vị B. Nước được cấu tạo từ các nguyên tử nước, mỗi nguyên tử nước được cấu tạo từ một nguyên tử oxygen và hai nguyên tử hydrogen. C. Nước là dung môi hòa tan nhiều chất, có tính dẫn điện và dẫn nhiệt. D. Các phân tử nước có thể liên kết với nhau và liên kết với các phân tử phân cực khác. Câu 4 Đâu là nhóm sinh vật sống hoàn toàn ở nước? A. Cá mè, cá chép, cây cải B. Ếch đồng, cá chép, dừa cạn C. Ếch đồng, hoa sen, sứa D. Sứa biển, thực vật thủy sinh, thủy tức Câu 5 Ở động vật, chất dinh dưỡng gồm: A. carbohydrate(chất bột đường), lipit(chất béo), protein(chất đạm), vitamin và chất khoáng B. carbohydrate(chất bột đường), lipit(chất béo), protein(chất đạm)
- C. carbohydrate(chất bột đường), lipit(chất béo), vitamin và chất khoáng D. vitamin và chất khoáng Câu 6 Vai trò của carbohydrate đối với cơ thể sinh vật là: A. tham gia cấu tạo màng sinh chất, dự trữ và cung cấp năng lượng cho cơ thể B. tham gia cấu tạo tế bào, cung cấp năng lượng, điều hòa các hoạt động của tế bào và cơ thể, vận chuyển các chất, C. tham gia cấu tạo tế bào, cung cấp năng lượng cho cơ thể D. tham gia cấu tạo tế bào, enzyme, Tham gia vào nhiều hoạt động chức năng sinh lí của thế bào và cơ thể (trao đổi chất, miễn dịch, ). Câu 7 Ở thực vật, dựa vào tỉ lệ có trong tế bào muối khoáng được chia thành: A. nhóm chiếm tỉ lệ lớn: C,H,O,N,P, và nhóm có tỉ lệ nhỏ: Fe, Zn, Cu, Mo, B. nhóm chiếm tỉ lệ lớn: Fe, Zn, Cu, Mo, và nhóm có tỉ lệ nhỏ: C,H,O,N,P, C. nhóm chiếm tỉ lệ nhiều: Fe, Zn, Cu, Mo, và nhóm có tỉ lệ ít: C,H,O,N,P, D. nhóm chiếm tỉ lệ lớn: Fe, Zn, Cu, C,H,O, và nhóm có tỉ lệ nhỏ: Cu, Mo Câu 8 Các chất dinh dưỡng có vai trò: 1) Cung cấp nguyên liệu cấu tạo nên các thành phần của tế bào 2) Giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển 3) Giữ ấm cho cơ thể 4) Là dung môi hòa tan và vận chuyển các chất 5) Cung cấp năng lượng 6) Tham gia điều hòa các hoạt động sống của tế bào và cơ thể. A. 1,2,5,6 B. 1,2,4,5,6 C. 2,4,5,6 D. 1,2,6 Câu 9 Cây có biểu hiện lá úa vàng do thiếu thành phần chất dinh dưỡng nào? A. Fe
- B. Zn C. N D. P Câu 10 Ở thực vật, chất dinh dưỡng là: A. các muối khoáng được rễ hấp thụ từ đất B. các chất hóa học được cơ thể sinh vật hấp thụ từ môi trường bên ngoài C. các chất hóa học được cơ thể hấp thụ từ đất D. các muối khoáng do cơ thể tự tổng hợp Câu 11 Hãy tìm hiểu và giải thích các hiện tượng sau: a) Khi cây thiếu nitrogen (N) hay magnesium (Mg), lá sẽ bị vàng. b) Khi cơ thể người thiếu sắt (Fe) sẽ có triệu chứng da xanh xao, mệt mỏi, chóng mặt a) N và Mg là thành phần cấu tạo nên diệp lục, khi thiếu hai nguyên tốt này dẫn đến cây thiếu nguyên liệu, không tổng hợp được chất diệp lục lá cây có màu vàng. b) Sắt là thành phần cấu tạo nên phân tử hemoglobin trong hồng cầu. Khi thiếu sắt sẽ dẫn đến việc hàm lượng hồng cầu trong máu giảm dẫn đến thiếu máu da xanh xao. Đồng thời, không đủ máu cung cấp cho các cơ quan trong cơ thể các cơ quan bị thiếu oxygen và chất dinh dưỡng chóng mặt, mệt mỏi. Câu 12 Các loài cây ăn thịt (cây gọng vó, cây nắp ấm, ) thu hút côn trùng đến, tiết ra các chất dính làm cho côn trùng không thể thoát được, đồng thời tiết ra enzyme để tiêu hoá thức ăn của mình. Theo em, các loài cây này thường sinh sống ở những nơi có điều kiện như thế nào và chúng lấy chất gì từ côn trùng? Những loài thực vật này thường sống ở những nơi ít dinh dưỡng, đặc biệt là nitrgen. Để cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho quá trình sống chúng đã lấy chất hữu cơ (protein) từ các loài động vật, chủ yếu là các loài côn trùng.ư Câu 13 Nước là một yếu tố điều tiết nhiệt độ môi trường vì chúng có khả năng hấp thụ một lượng nhiệt tương đối lớn từ không khí khi môi trường quá nóng hoặc thải nhiệt dự trữ ra không khí khi môi trường quá lạnh cho phép các cơ thể sống có thể thích nghi với sự thay đổi của nhiệt độ môi trường. Dựa vào thông tin trên, hãy trả lời các câu hỏi sau: a) Tại sao môi trường nước có nhiệt độ ổn định hơn so với môi trường trên cạn?
- b) Khi nghe dự báo thời tiết sắp trở nên giá rét, những người nông dân thường tưới nước cho cây trồng vào buổi sáng khi có ánh nắng mặt trời. Việc làm này giúp ích gì cho cây? a) Do nước có khả năng hấp thụ hoặc giải phóng nhiệt nên khi nhiệt độ môi trường tăng cao thì nước sẽ hấp thụ nhiệt, còn khi nhiệt độ môi trường xuống thấp thì nước sẽ giải phóng nhiệt dự trữ nên luôn giữ cho nhiệt độ môi trường nước được ổn định. b) Nước có khả năng giữ nhiệt nên ban ngày nhiệt độ ánh sáng mặt trời cung cấp được nước giữ lại. Khi nhiệt độ giảm xuống, nước sẽ toả nhiệt vào không khí làm ẩm cho cây.