28 Đề thi thử Trung học phổ thông môn Hóa học - Lê Trọng Hiếu

pdf 136 trang Phương Ly 06/07/2023 5380
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "28 Đề thi thử Trung học phổ thông môn Hóa học - Lê Trọng Hiếu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdf28_de_thi_thu_trung_hoc_pho_thong_mon_hoa_hoc_le_trong_hieu.pdf

Nội dung text: 28 Đề thi thử Trung học phổ thông môn Hóa học - Lê Trọng Hiếu

  1. BỘ ĐỀ THI THỬ THPT MÔN HÓA HỌC ThS. Lê Trọng Hiếu 078 874 9188 034 419 3308 Lê Hiếu Hóa học tất tần tật hieule1509@gmail.com 36/52 Trần Việt Châu, P. An Hòa, Q. Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ Cần Thơ- 2023
  2. ThS. Lê Trọng Hiếu (Cần Thơ – 0788 749 188) ĐỀ 01 • Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39, Fe = 56; Cu = 64; Ba = 137. • Các thể tích khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn; giả thiết các khi sinh ra không tan trong nước. Câu 41. Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy cao nhất? A. Na. B. K. C. Cu. D. W. Câu 42. Nguyên tắc điều chế kim loại là A. khử ion kim loại thành nguyên tử. B. oxi hóa ion kim loại thành nguyên tử. C. khử nguyên tử kim loại thành ion. D. oxi hóa nguyên tử kim loại thành ion. Câu 43. Ion nào sau đây có tính oxi hóa mạnh nhất? A. A13+. B. Mg2+. C. Ag+. D. Na+. Câu 44. Trong công nghiệp, kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy? A. Na. B. Cu. C. Ag. D. Fe. Câu 45. Nung CaCO3 ở nhiệt độ cao, thu được chất khí X. Chất X là A. CaO. B. H2. C. CO. D. CO2. Câu 46. Trong công nghiệp, quặng boxit dùng để sản xuất kim loại nhôm. Thành phần chính của quặng boxit là A. Al2O3.2H2O. B. Al(OH)3.2H2O. C. Al(OH)3.H2O. D. Al2(SO4)3.H2O. Câu 47. Công thức của sắt(II) sunfat là A. FeS. B. FeSO4. C. Fe2(SO4)3. D. FeS2. Câu 48. Trong hợp chất CrO3, crom có số oxi hóa là A. +2. B. +3. C. +5. D. +6. Câu 49. Khí X tạo ra trong quá trình đốt cháy nhiên liệu hóa thạch, gây hiệu ứng nhà kính. Trồng nhiều cây xanh sẽ làm giảm nồng độ khí X trong không khí. Khí X là A. N2. B. H2. C. CO2. D. O2. Câu 50. Cho chất X tác dụng với dung dịch NaOH, thu được CH3COONa và C2H5OH. Chất X là A. C2H5COOCH3. B. CH3COOC2H5. C. C2H5COOH. D. CH3COOH. Câu 51. Chất nào sau đây là axit béo? A. Axit panmitic. B. Axit axetic. C. Axit fomic. D. Axit propionic. Câu 52. Số nguyên tử oxi trong phân tử axit glutamic là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 53.Phân tử polime nào sau đây có chứa nitơ? A. Polietilen. B. Poli(vinyl clorua). C. Poli(metyl metacrylat). D. Poliacrilonitrin. Câu 54. Độ dinh dưỡng của phân đạm được đánh giá theo tỉ lệ phần trăm về khối lượng của nguyên tố nào sau đây? A. Nitơ. B. Photpho. C. Kali. D. Cacbon. Câu 55. Cho từ từ đến dư kim loại X vào dung dịch FeCl3, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y chứa hai muối. X là kim loại nào sau đây? A. Mg. B. Zn. C. Cu. D. Na. Câu 56. Cho các este sau: etyl axetat, propyl axetat, metyl propionat, metyl metacrylat. Có bao nhiêu este tham gia phản ứng trùng hợp tạo thành polime? 2/136
  3. ThS. Lê Trọng Hiếu (Cần Thơ – 0788 749 188) A. 4. B. 3. C. 2. D. 1. Câu 57. Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, dư sinh ra khí NO? A. Fe2O3. B. FeO. C. Fe(OH)3. D. Fe2(SO4)3. Câu 58. Hòa tan hoàn toàn 3,9 gam hỗn hợp Al và Mg trong dung dịch HCl dư, thu được 4,48 lít khí H2 và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là A. 11,6. B. 17,7. C. 18,1. D. 18,5. Câu 59. Thủy phân hoàn toàn hỗn hợp etyl propionat và etyl fomat trong dung dịch NaOH, thu được sản phẩm gồm A. 1 muối và 1 ancol. B. 2 muối và 2 ancol. C. 1 muối và 2 ancol. D. 2 muối và 1 ancol. Câu 60. Chất rắn X dạng sợi, màu trắng, không tan trong nước ngay cả khi đun nóng. Thủy phân hoàn toàn X nhờ xúc tác axit hoặc enzim thu được chất Y. Hai chất X và Y lần lượt là A. xenlulozơ và glucozơ. B. xenlulozơ và saccarozơ. C. tinh bột và saccarozơ. D. tinh bột và glucozơ. Câu 61. Thủy phân 1,71 gam saccarozơ với hiệu suất 75%, thu được hỗn hợp X. Cho toàn bộ X vào lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam Ag. Giá trị của m là A. 0,81. B. 1,08. C. 1,62. D. 2,16. Câu 62. Đốt cháy hoàn toàn m gam amin X (no, đơn chức, mạch hở) thu được CO2, H2O và 2,24 lít khí N2. Cho m gam X tác dụng hết với dung dịch HCl dư, số mol HCl đã phản ứng là A. 0,1 mol. B. 0,2 mol. C. 0,3 mol. D. 0,4 mol. Câu 63. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Tơ nitron được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng. B. Sợi bông, tơ tằm đều thuộc loại tơ thiên nhiên. C. Cao su lưu hóa có cấu trúc mạch không phân nhánh. D. Tơ nilon-6,6 được điều chế bằng phản ứng trùng hợp. Câu 64. Hấp thụ hoàn toàn V lít khí CO2 vào dung dịch chứa a mol NaOH và 1,5a mol Na2CO3, thu được dung dịch X. Chia X thành hai phần bằng nhau. Cho từ từ phần một vào 120 ml dung dịch HCl 1M, thu được 2,016 lít khí CO2. Cho phần hai phản ứng hết với dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 29,55 gam kết tủa. Giá trị của V là A. 1,12. B. 1,68. C. 2,24. D. 3,36. Câu 65. Thực hiện 5 thí nghiệm sau: (a) Cho dung dịch KHSO4 vào dung dịch Ba(HCO3)2. (b) Cho dung dịch NH4HCO3 vào dung dịch Ba(OH)2. (c) Đun nóng nước cứng tạm thời. (d) Cho kim loại Al vào dung dịch NaOH dư. (e) Cho kim loại Na vào dung dịch CuSO4. Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được cả kết tủa và chất khí là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 66. Xà phòng hóa hoàn toàn m gam hỗn hợp E gồm các triglixerit bằng dung dịch NaOH, thu được glixerol và hỗn hợp X gồm ba muối C17HxCOONa, C15H31COONa, C17HyCOONa với tỉ lệ mol tương ứng là 3 : 4 : 5. Mặt khác, hiđro hóa hoàn toàn m gam E thu được 68,96 gam hỗn hợp Y. Nếu đốt cháy hoàn toàn m gam E cần vừa đủ 6,09 mol O2. Giá trị của m là A. 60,32. B. 60,84. C. 68,20. D. 68,36. Câu 67. Cho các phát biểu sau: 3/136
  4. ThS. Lê Trọng Hiếu (Cần Thơ – 0788 749 188) (a) Ở điều kiện thường, glucozơ và alanin đều là chất rắn và dễ tan trong nước. (b) Khi tham gia phản ứng tráng bạc, glucozơ bị khử thành amoni gluconat. (c) Amilopectin trong tinh bột có cấu trúc mạch không phân nhánh. (d) Thành phần chính của cồn 70° thường dùng trong y tế để sát trùng là metanol. (e) Gạch cua nổi lên trên khi nấu riêu cua là hiện tượng đông tụ chất béo. Số phát biểu đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 68. Cho các phát biểu sau: (a) Triglixerit trong chất béo lỏng có hàm lượng gốc axit béo no cao hơn trong chất béo rắn. (b) Trong công nghiệp, glucozơ được chuyển hóa từ saccarozơ để tráng gương, tráng ruột phích. (c) Muối mononatri của axit glutamic được dùng làm thuốc hỗ trợ thần kinh. (d) Tơ capron, tơ enang, tơ nitron đều thuộc loại poliamit. (e) Teflon là polime nhiệt dẻo có độ bền cao, được dùng để cách nhiệt và chống dính. Số phát biểu không đúng là A. 1. B. 3. C. 4. D. 2. Câu 69. Thực hiện các thí nghiệm sau : (a) Sục khí CO2 vào dung dịch CaCl2 dư. (b) Cho kim loại Na vào dung dịch Fe(NO3)3 dư. (c) Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch Al2(SO4)3. (d) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3 dư. (e) Hoà tan CaO vào dung dịch NaHCO3 dư. Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được kết tủa là A. 4. B. 3. C. 5. D. 2. Câu 70. Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Cho dung dịch BaCl2 vào dung dịch KHSO4. (b) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Ca(HCO3)2. (c) Cho dung dịch NH3 tới dư vào dung dịch Fe(NO3)3. (d) Cho dung dịch NaOH tới dư vào dung dịch AlCl3. (e) Cho kim loại Cu vào dịch FeCl3 dư. Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được kết tủa là A. 4. B. 2. C. 3. D. 5. Câu 71. Cho các phát biểu sau: (a) Một số este có mùi thơm được dùng làm chất tạo hương trong công nghiệp thực phẩm. (b) Bản chất của quá trình lưu hóa cao su là tạo ra cầu nối –S–S– giữa các mạch cao su không phân nhánh tạo thành mạch phân nhánh. (c) Để khử mùi tanh của cá (gây ra do một số amin) nên rửa cá với giấm ăn. (d) Vải làm từ chất liệu nilon-6,6 kém bền trong nước xà phòng có tính kiềm. (e) Sự đông tụ protein chỉ xảy ra khi đun nóng. Số phát biểu đúng là A. 3. B. 4. C. 5. D. 2. Câu 72. Thực hiện các thí nghiệm sau : (a) Cho bột Fe vào dung dịch NaOH. (b) Cho dung dịch AlCl3 vào dung dịch AgNO3. (c) Cho bột vôi sống vào dung dịch CH3COOH. (d) Cho thanh Fe vào dung dịch HNO3 loãng. 4/136
  5. ThS. Lê Trọng Hiếu (Cần Thơ – 0788 749 188) (e) Cho bột Cr2O3 vào dung dịch HCl loãng, nguội. Số thí nghiệm có xảy ra phản ứng là A. 4. B. 3. C. 5. D. 2. Câu 73. Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Nhúng thanh đồng nguyên chất vào dung dịch FeCl3. (b) Để miếng tôn (sắt tráng kẽm) trong không khí ẩm. (c) Nhúng thanh kẽm vào dung dịch H2SO4 loãng có nhỏ vài giọt dung dịch CuSO4. (d) Đốt sợi dây sắt trong bình đựng khí oxi. Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hoá là A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. Câu 74. Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Cho kim loại Fe vào dung dịch HNO3. (b) Cho dung dịch FeCl3 vào dung dịch AgNO3. (c) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch HCl. (d Sục khí Cl2 vào dung dịch Fe2(SO4)3. Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm không xảy ra phản ứng là: A. 1. B. 3. C. 4. D. 2. Câu 75. Cho các polime: poli(vinyl clorua), polietilen, policaproamit, tơ nilon-7, xenlulozơ triaxetat và cao su buna-N. Số polime thuộc loại chất dẻo là A. 5. B. 2. C. 3. D. 1. Câu 76. Cho m gam hỗn hợp gồm Na, Na2O, K2O vào H2O dư, thu được 50 ml dung dịch X và 0,02 mol H2. Cho 50 ml dung dịch HCl 3M vào X, thu được 100 ml dung dịch Y có pH = 1. Cô cạn Y thu được 9,15 gam chất rắn khan. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 4,0. B. 4,6. C. 5,0. D. 5,5. Câu 77. Đốt cháy hoàn toàn 0,26 mol hỗn hợp X (gồm etyl axetat, metyl acrylat và hai hiđrocacbon mạch hở) cần vừa đủ 0,79 mol O2, tạo ra CO2 và 10,44 gam H2O. Nếu cho 0,26 mol X vào dung dịch Br2 dư thì số mol Br2 phản ứng tối đa là A. 0,16 mol. B. 0,18 mol. C. 0,21 mol. D. 0,19 mol. Câu 78. Hòa tan hết 23,18 gam hỗn hợp X gồm Fe, Mg và Fe(NO3)3 vào dung dịch chứa 0,46 mol H2SO4 loãng và 0,01 mol NaNO3, thu được dung dịch Y (chứa 58,45 gam chất tan gồm hỗn hợp muối trung hòa) và 2,92 gam hỗn hợp khí Z. Cho Y phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 0,91 mol NaOH, thu được 29,18 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng Fe(NO3)3 trong X là A. 46,98%. B. 41,76%. C. 52,20%. D. 38,83% Câu 79. Hỗn hợp E gồm amin X (no, mạch hở) và ankan Y, số mol X lớn hơn số mol Y. Đốt cháy hoàn toàn 0,09 mol E cần dùng vừa đủ 0,67 mol O2, thu được N2, CO2 và 0,54 mol H2O. Khối lượng của X trong 14,56 gam hỗn hợp E là A. 7,04 gam. B. 7,20 gam. C. 8,80 gam. D. 10,56 gam. Câu 80. Hỗn hợp E gồm ba este mạch hở, đều được tạo bởi axit cacboxylic với ancol và đều có phân tử khối nhỏ hơn 146. Đốt cháy hoàn toàn a mol E, thu được 0,96 mol CO2 và 0,78 mol H2O. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn 42,66 gam E cần vừa đủ 360 ml dung dịch NaOH 2M, thu được hỗn hợp ancol và 48,87 gam hỗn hợp muối. Phần trăm khối lượng của este có số mol lớn nhất trong E là A. 12,45%. B. 25,32%. C. 49,79%. D. 62,24%. HẾT 5/136
  6. ThS. Lê Trọng Hiếu (Cần Thơ – 0788 749 188) ĐỀ 02 * Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; He = 4; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Mn = 55; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108; Ba = 137. * Các thể tích khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn, giả thiết các khí sinh ra không tan trong nước. Câu 41. Kim loại nào sau đây có khối lượng riêng nhỏ nhất (nhẹ nhất)? A. Cs. B. Li. C. Os. D. Na. Câu 42. Kim loại nào sau đây tác dụng với dung dịch FeCl3 nhưng không tác dụng với dung dịch HCl? A. Ag B. Fe C. Cu D. Al Câu 43. Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron của nguyên tử Na (Z = 11) là A. 1s22s22p63s2. B. 1s22s22p53s2. C. 1s22s22p43s1. D. 1s22s22p63s1. Câu 44. Kim loại Al không tan trong dung dịch nào sau đây? A. Dung dịch H2SO4 loãng, nguội B. Dung dịch NaOH. C. Dung dịch HCl. D. Dung dịch HNO3 đặc, nguội. Câu 45. Bột nhôm trộn với bột sắt oxit (hỗn hợp tecmit) để thực hiện phản ứng nhiệt nhôm dùng A. làm vật liệu chế tạo máy bay. B. làm dây dẫn điện thay cho đồng. C. làm dụng cụ nhà bếp. D. hàn đường ray. Câu 46. X là chất khí gây ra hiệu ứng nhà kính. X tham gia vào quá trình quang hợp của cây xanh tạo tinh bột. Chất X là A. O2 B. H2 C. N2 D. CO2. Câu 47. Thủy phân triolein trong dung dịch KOH, thu được glixerol và muối X. Công thức của X là A. C17H33COONa. B. (C17H33COO)3C3H5. C. C17H35COONa. D. C17H33COOK. Câu 48. Số nguyên tử cacbon trong phân tử saccarozơ là A. 11. B. 6. C. 12. D. 10. Câu 49. Chất nào dưới đây cho phản ứng tráng bạc? A. CH3NH2. B. CH3COOH. C. HCOOCH3. D. CH3COOC2H5. Câu 50. Công thức của anđehit axetic là A. CH3CHO. B. HCHO. C. CH2=CHCHO. D. C6H5CHO. Câu 51. Để khử ion Fe3+ trong dung dịch thành ion Fe2+ có thể dùng một lượng dư kim loại sau đây? A. Mg. B. Cu. C. Ba. D. Ag. Câu 52. Este nào sau đây khi đốt cháy thu được số mol CO2 bằng số mol H2O? A. HCOOC2H3. B. CH3COOCH3. C. C2H3COOCH3. D. CH3COOC3H5. Câu 53. Cho hỗn hợp Cu và Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 loãng dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và một lượng kim loại không tan. Muối trong dung dịch X là A. CuSO4, FeSO4. B. Fe2(SO4)3. C. FeSO4. D. FeSO4, Fe2(SO4)3. Câu 54. Dẫn khí CO dư qua ống sứ đựng 16 gam Fe2O3 nung nóng, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam kim loại. Giá trị của m là A. 11,2 gam. B. 5,6 gam. C. 16,8 gam. D. 8,4 gam. Câu 55. Cho dãy các chất: phenyl axetat, metyl axetat, etyl fomat, tripanmitin, vinyl axetat. Số chất trong dãy khi thủy phân trong dung dịch NaOH loãng, đun nóng sinh ra ancol là A. 2. B. 5. C. 4. D. 3. Câu 56. Polisaccarit X là chất rắn dạng sợi, màu trắng, không mùi vị. X có nhiều trong bông nõn, gỗ, đay, gai Thủy phân X thu được monosaccarit Y. Phát biểu nào sau đây đúng? 6/136
  7. ThS. Lê Trọng Hiếu (Cần Thơ – 0788 749 188) A. Y không trong nước lạnh. B. X có cấu trúc mạch phân nhánh. C. Phân tử khối của X là 162. D. Y tham gia phản ứng với AgNO3 trong NH3 tạo ra amoni gluconat. Câu 57. Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol một amin X no, đơn chức, mạch hở bằng khí oxi vừa đủ thu được 1,2 mol hỗn hợp gồm CO2, H2O và N2. Số đồng phân bậc 1 của X là A. 2. B. 1. C. 4. D. 3. Câu 58. Phát biểu nào sau đây là sai? A. Trùng hợp vinyl clorua, thu được poli(vinyl clorua). B. Tơ xenlulozơ axetat là polime nhân tạo. C. Cao su là những vật liệu có tính đàn hồi. D. Các tơ poliamit bền trong môi trường kiềm hoặc axit. Câu 59. Dung dịch X chứa 0,375 mol K2CO3 và 0,3 mol KHCO3. Thêm từ từ dung dịch chứa 0,525 mol HCl và dung dịch X được dung dịch Y và V lít CO2. Thêm dung dịch nước vôi trong dư vào Y thấy tạo thành m gam kết tủa. Giá trị của V và m là A. 3,36 lít; 67,5 gam B. 3,36 lít; 52,5 gam C. 6,72 lít; 26,25 gam D. 8,4 lít; 52,5 gam Câu 60. Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Cho dung dịch Ba(HCO3)2 vào dung dịch KHSO4. (b) Cho K vào dung dịch CuSO4 dư. (c) Cho dung dịch NH4NO3 vào dung dịch Ba(OH)2. (d) Cho dung dịch HCl tới dư vào dung dich C6H5ONa. (e) Cho dung dịch CO2 tới dư vào dung dịch gồm NaOH và Ca(OH)2. Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được cả chất rắn và khí là A. 2. B. 4. C. 3. D. 5. Câu 61. Cho các phát biểu sau: (a) Ở điều kiện thường, chất béo (C17H33COO)3C3H5 ở trạng thái lỏng. (b) Fructozơ là monosaccarit duy nhất có trong mật ong. (c) Thành phần dầu mỡ bôi trơn xe máy có thành phần chính là chất béo. (d) Thành phần chính của giấy chính là xenlulozơ. (e) Amilozơ và amilopectin đều cấu trúc mạch phân nhánh. (f) Dầu chuối (chất tạo hương liệu mùi chuối chín) có chứa isoamyl axetat. Số phát biểu đúng là A. 3. B. 2. C. 4. D. 5. Câu 62. Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Đun nóng nước cứng tạm thời. (b) Điện phân dung dịch NaCl với điện cực trơ, màng ngăn xốp. (c) Cho Fe(OH)2 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng. (d) Nung nóng KMnO4. (e) Nhúng thanh Zn vào dung dịch hỗn hợp gồm CuSO4 và H2SO4 loãng. Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm sinh ra chất khí là A. 5. B. 3. C. 2. D. 4. Câu 63. Cho các phát biểu sau: (a) Thủy tinh hữu cơ (plexiglas) được ứng dụng làm cửa kính ô tô. (b) Quá trình làm rượu vang từ quả nho xảy ra phản ứng lên men rượu của glucozơ. 7/136
  8. ThS. Lê Trọng Hiếu (Cần Thơ – 0788 749 188) (c) Khi ngâm trong nước xà phòng có tính kiềm, vải lụa làm từ tơ tằm sẽ nhanh hỏng. (d) Khi rớt axit sunfuric đặc vào vải cotton (sợi bông) thì chỗ vải đó bị đen rồi thủng. (e) Dầu mỡ động thực vật bị ôi thiu do liên kết C=C của chất béo bị oxi hóa. Số phát biểu đúng là A. 2. B. 5. C. 4. D. 3. Câu 64. Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Cho đinh sắt vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư). (b) Cho dung dịch NH4Cl vào dung dịch NaOH đun nóng. (c) Cho dung dịch NaHCO3 vào dung dịch CaCl2 đun nóng. (d) Nhiệt phân muối KNO3. (e) Cho dung dịch KHSO4 vào dung dịch Ba(HCO3)2. Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm sinh ra chất khí là A. 5. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 65. Cho các phát biểu sau: (a) Dầu mỡ sau khi sử dụng, có thể tái chế thành nhiên liệu. (b) Muối mononatri của axit glutamic được dùng làm bột ngọt (mì chính). (c) Amilopectin, tơ tằm, lông cừu là polime thiên nhiên. (d) Khi cho giấm ăn (hoặc chanh) vào sữa bò hoặc sữa đậu nành thì thấy có kết tủa xuất hiện. (e) Thành phần chính của biogas là metan. Số phát biểu đúng là A. 5. B. 2. C. 4. D. 3. Câu 66. Cho các phát biểu sau : (a) Bơ nhân tạo được điều chế bằng phản ứng hiđro hóa chất béo lỏng. (b) Thành phần chính của sợi bông, gỗ, nứa là xenlulozơ. (c) Ở nhiệt độ thường, các amin đều là các chất lỏng. (d) Tơ visco, tơ xenlulozơ axetat, cao su lưu hóa đều là các polime bán tổng hợp. (e) Đốt cháy một mẫu lòng trắng trứng thấy xuất hiện mùi khét như mùi tóc cháy. Số phát biểu đúng là A. 5. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 67. Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Hấp thụ hết 3 mol khí CO2 vào dung dịch chứa 2 mol Ca(OH)2. (b) Cho KMnO4 vào dung dịch HCl dư. (c) Cho hỗn hợp Fe3O4 vào dung dịch HCl dư. (d) Cho dung dịch FeCl2 tác dụng với dung dịch AgNO3 dư. (e) Cho KHS vào dung dịch NaOH (vừa đủ). Số thí nghiệm thu được dung dịch có chứa hai muối là A. 4. B. 3. C. 5. D. 6. Câu 68. Cho các phát biểu sau: (a) Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch FeCl2 sau phản ứng thu được hai chất kết tủa. (b) Cho Cu tác dụng với dung dịch hỗn hợp NaHSO4 và KNO3 thấy có khí thoát ra. (c) Hỗn hợp Cu và Fe3O4 có số mol bằng nhau có thể tan hết trong dung dịch HCl dư. (d) Hỗn hợp Al và Na2O (tỉ lệ mol tương ứng là 2 : 1) tan hoàn toàn trong nước dư. (e) Cho Ba dư vào dung dịch Al2(SO4)3 sau phản ứng thu được hai chất kết tủa. Số phát biểu đúng là A. 4. B. 5. C. 3. D. 2. 8/136
  9. ThS. Lê Trọng Hiếu (Cần Thơ – 0788 749 188) Câu 69. Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Điện phân nóng chảy NaCl. (b) Dẫn hỗn hợp gồm hơi nước và khí CO2 qua cacbon nung đỏ. (c) Nhúng thanh sắt (làm bằng thép cacbon) vào dung dịch H2SO4 loãng. (d) Đun nóng dung dịch Ca(HCO3)2. (e) Cho dung dịch Na2SO3 tác dụng với dung dịch HCl. Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được đơn chất khí là A. 4. B. 2. C. 3. D. 5. Câu 70. Cho các chất sau: CrO3, Fe, Cr(OH)3, Cr và FeCl3. Số chất tan được trong dung dịch NaOH là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 71. Cho các polime sau đây: (1) tơ tằm; (2) sợi bông; (3) sợi đay; (4) tơ enang; (5) tơ visco; (6) nilon-6,6; (7) tơ axetat. Số polime có nguồn gốc xenlulozơ là A. 3. B. 4. C. 5. D. 2. Câu 72. Cho các phát biểu sau: (1) Phèn chua được dùng trong ngành thuộc da, công nghiệp giấy, chất cầm màu trong ngành nhuộm vải, chất làm trong nước có công thức là KAl(SO4)2.24H2O. (2) Dùng Ca(OH)2 với lượng dư để làm mất tính cứng tạm thời của nước. (3) Khi nghiền clanhke, người ta trộn thêm 5-10% thạch cao để điều chỉnh tốc độ đông cứng của xi măng. (4) NaHCO3 được dùng trong công nghiệp dược phẩm (chế thuốc đau dạ dày) và công nghiệp thực phẩm (làm bột nở, ). (5) Xesi được dùng làm tế bào quang điện. Số phát biểu đúng là A. 5. B. 2. C. 4. D. 3. Câu 73. Cho các phát biểu sau: (a) Mỡ heo và dầu dừa đều có thành phần chính là chất béo. (b) Tơ nilon-7 có thể điều chế bằng phản ứng trùng hợp hoặc trùng ngưng. (c) Khi làm trứng muối (ngâm trứng trong dung dịch NaCl bão hòa) xảy ra hiện tượng đông tụ protein. (d) Thành phần chính của bông nõn là xenlulozơ. (e) Để giảm đau nhức khi bị kiến đốt, có thể bôi vôi tôi vào vết đốt. Số phát biểu đúng là A. 5. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 74. Cho các phát biểu sau: (a) Cr là kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất. (b) Trong các phản ứng hóa học, kim loại luôn thể hiện tính khử. (c) Ag là kim loại dẫn điện tốt nhất. (d) Fe, Cr, Cu đều có thể điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện. (e) Nước cứng vĩnh cửu có chứa ion (f) Kim loại có khối lượng riêng nhỏ nhất là Li. (g) Nguyên tắc điều chế kim loại là oxi hóa ion kim loại thành nguyên tử. (h) Phèn chua được dùng để khử trùng nước và khử chua đất trồng trọt. Số phát biểu đúng là A. 5. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 75. Cho các phát biểu sau: (a) Cao su lưu hoá, amilopectin là những polime có cấu trúc mạng không gian. 9/136
  10. ThS. Lê Trọng Hiếu (Cần Thơ – 0788 749 188) (b) Tơ poliamit kém bền về mặt hoá học là do các nhóm peptit -NH-CO- dễ bị thuỷ phân trong môi trường axit và môi trường kiềm. (c) Tơ nitron, policaproamit, poli(metyl metacrylat) đều được điều chế bằng phương pháp trùng hợp. (d) Tơ visco, tơ nilon-6,6, tơ enang, tơ axetat đều thuộc loại tơ nhân tạo. Số phát biểu đúng là A. 4. B. 3. C. 2. D. 1. Câu 76. Cho 17,82 gam hỗn hợp gồm Na, Na2O, Ba, BaO (trong đó oxi chiếm 12,57% về khối lượng) vào nước dư, thu được a mol khí H2 và dung dịch X. Cho dung dịch CuSO4 dư vào X, thu được 35,54 gam kết tủa. Giá trị của a là. A. 0,08 B. 0,12 C. 0,10 D. 0,06 Câu 77. Cho các sơ đồ phản ứng theo đúng tỉ lệ mol: (1) X + 2NaOH → X1 + Y1 + Y2 + 2H2O. (2) X2 + 2NaOH → X3 + 2H2O. (3) X3 + 2NaOH → CH4 + 2Y2 (CaO, t°). (4) 2X1 + X2 → X4. Cho biết: X là muối có công thức phân tử là C3H12O3N2: X1, X2, X3, X4 là những hợp chất hữu cơ khác nhau; X1, Y1 đều làm quì tím ẩm hóa xanh. Phần tử khối của X4 bằng bao nhiêu? A. 152 B. 194 C. 218. D. 236. Câu 78. Hòa tan hoàn toàn 13,12 gam hỗn hợp Cu, Fe và Fe2O3 trong 240 gam dung dịch HNO3 7,35% và H2SO4 6,125% thu được dung dịch X chứa 37,24 gam chất tan chỉ gồm các muối và thấy thoát ra khí NO (NO là sản phẩm khử duy nhất). Cho Ba(OH)2 dư vào dung dịch X, lấy kết tủa nung nóng trong không khí đến pứ hoàn toàn thu được 50,95 gam chất rắn. Dung dịch X hòa tan tối đa m gam Cu, giá trị của m là: A. 2,88 B. 3,52 C. 3,20 D. 2,56 Câu 79. Hỗn hợp E chứa 2 amin đều no, đơn chức và một hiđrocacbon X thể khí điều kiện thường. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp E cần dùng 2,7 mol không khí (20% O2 và 80% N2 về thể tích) thu được hỗn hợp F gồm CO2, H2O và N2. Dẫn toàn bộ F qua bình đựng NaOH đặc dư thấy khối lượng bình tăng 21,88 gam, đồng thời có 49,616 lít khí thoát ra khỏi bình. Công thức phân tử của X là công thức nào sau đây? A. C3H4. B. C3H6. C. C2H4. D. C2H6. Câu 80. Este X hai chức mạch hở, tạo bởi một ancol no với hai axit cacboxylic no, đơn chức. Este Y ba chức, mạch hở, tạo bởi glixerol với một axit cacboxylic không no, đơn chức (phân tử có hai liên kết pi). Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp E gồm X và Y cần vừa đủ 0,5 mol O2 thu được 0,45 mol CO2. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn 0,16 mol E cần vừa đủ 210 ml dung dịch NaOH 2M, thu được hai ancol (có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử) và a gam hỗn hợp ba muối. Phần trăm khối lượng của muối không no trong a gam là A. 79,88%. B. 61,34%. C. 69,53% D. 53,28%. HẾT 10/136
  11. ThS. Lê Trọng Hiếu (Cần Thơ – 0788 749 188) ĐỀ 03 * Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; He = 4; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Mn = 55; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108; Ba = 137. * Các thể tích khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn, giả thiết các khí sinh ra không tan trong nước. Câu 41. Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy cao nhất trong tất cả các kim loại? A. Vonfam. B. Đồng. C. Kẽm. D. Sắt. Câu 42. Dung dịch nào có thể hoà tan hoàn toàn hợp kim Ag, Zn, Fe, Cu? A. Dung dịch NaOH. B. Dung dịch HNO3 loãng. C. Dung dịch H2SO4 đặc nguội. D. Dung dịch HCl. Câu 43. Tính chất hoá học đặc trưng của kim loại là A. tính khử. B. tính bazơ. C. tính axit. D. tính oxi hóa. Câu 44. Nhóm nào trong bảng tuần hoàn hiện nay chứa toàn bộ là các nguyên tố kim loại? A. VIIIA. B. IVA. C. IIA. D. IA. Câu 45. Dãy các kim loại nào dưới đây tác dụng được với dung dịch muối AgNO3? A. Al, Fe, Ni, Ag. B. Al, Fe, Cu, Ag. C. Mg, Al, Fe, Cu. D. Fe, Ni, Cu, Ag. Câu 46. Công thức thạch cao sống là A. CaSO4 B. CaSO4.2H2O C. CaSO4.H2O D. CaCO3 Câu 47. Công thức hóa học của kali đicromat là A. KCl B. KNO3 C. K2Cr2O7 D. K2CrO4 Câu 48. Chất khí X không màu, không mùi. X là thành phần chính (chiếm hàm lượng phần trăm thể tích nhiều nhất) của không khí. Khí X là A. N2. B. CO2. C. NO. D. O2. Câu 49. Etyl fomat có công thức là A. HCOOC2H5. B. C2H5COOCH3. C. HCOOC2H3. D. CH3COOCH3. Câu 50. Tristearin (hay tristearoyl glixerol) có công thức phân tử là A. (C17H31COO)3C3H5. B. (C17H35COO)3C3H5. C. (C17H33COO)3C3H5. D. (C15H31COO)3C3H5. Câu 51. Tinh bột, saccarozơ, glucozơ đều là A. đisaccarit. B. polisaccarit. C. cacbohiđrat. D. monosaccarit. Câu 52. Cho dãy các chất sau: etyl axetat, glucozơ, saccarozơ, triolein, metylamin. Số chất bị thủy phân trong môi trường axit là A. 3. B. 4. C. 2. D. 5. Câu 53. Số công thức cấu tạo của đipeptit X mạch hở tạo từ 1 gốc Ala và 1 gốc Gly là A. 4. B. 5. C. 3. D. 2. Câu 54. Tơ capron được điều chế từ monome nào sau đây? A. caprolactam. B. vinyl axetat. C. axit ađipic. D. vinyl xianua. Câu 55. Thí nghiệm và sau đây thu được muối sắt (III) sau khi phản ứng kết thúc? A. Cho Fe vào dung dịch HNO3 loãng, dư. B. Cho Fe(OH)2 vào dung dịch HCl dư. C. Cho FeO vào dung dịch H2SO4 loãng. D. Cho Fe vào dung dịch CuCl2 Câu 56. Khi thủy phân phenyl axetat trong dung dịch NaOH dư, đun nóng thu được sản phẩm hữu cơ là A. C6H5COONa và CH3OH. B. CH3COOH và C6H5ONa. C. CH3COONa và C6H5ONa. D. CH3COONa và C6H5OH. 11/136
  12. ThS. Lê Trọng Hiếu (Cần Thơ – 0788 749 188) Câu 57. Cho hỗn hợp gồm 1 mol chất X và 1 mol chất Y tác dụng hết với dung dịch H2SO4 đặc nóng (dư) tạo ra 1 mol khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất). Hai chất X, Y là A. Fe, Fe2O3. B. Fe, FeO C. Fe3O4, Fe2O3. D. FeO, Fe3O4. Câu 58. Hòa tan hoàn toàn 10,0 gam hỗn hợp X gồm hai kim loại bằng dung dịch HCl dư, thu được 2,24 lít khí H2. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được muối khan có khối lượng là A. 24,2 gam. B. 34,20 gam. C. 13,55 gam. D. 17,10 gam. Câu 59. Cho các phát biểu sau: (a) Trong dung dịch, glucozơ tồn tại ở cả dạng mạch hở và mạch vòng. (b) Trong phân tử saccarozơ, hai gốc monosaccarit liên kết với nhau qua nguyên tử oxi. (c) Saccarozơ có phản ứng thủy phân trong môi trường axit. (d) Tinh bột, saccarozơ, glucozơ đều phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường. Số phát biểu đúng là A. 4. B. 1. C. 3. D. 2. Câu 60. Cho 4,78 gam hỗn hợp CH3-CH(NH2)-COOH và H2N-CH2-COOH phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa a mol HCl thu được 6,97 gam muối. Giá trị của a là A. 0,6. B. 0,03. C. 0,06. D. 0,12. Câu 61. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Amilozơ có cấu trúc mạch phân nhánh B. Tơ tằm thuộc loại tơ nhân tạo C. Tơ xenlulozơ axetat thuộc loại tơ tổng hợp D. PE được điều chế bằng phản ứng trùng hợp Câu 62. Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Cho Mg vào lượng dư dung dịch FeCl3. (b) Cho Ba vào dung dịch CuSO4. (c) Cho Zn vào dung dịch CuSO4. (d) Nung nóng hỗn hợp Al và Fe2O3 (không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. (e) Nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch FeCl3. (g) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3. Số thí nghiệm thu được kim loại là A. 5. B. 4. C. 3. D. 6. Câu 63. Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Cho dung dịch FeSO4 vào dung dịch KMnO4 trong môi trường H2SO4. (b) Ngâm thanh Fe vào dung dịch CuSO4. (c) Nhỏ từ từ dung dịch NaOH dư vào dung dịch Al2(SO4)3. (d) Cho dung dịch FeSO4 vào dung dịch K2Cr2O7 trong môi trường H2SO4. (e) Nhỏ dung dịch Br2 vào dung dịch NaCrO2 trong môi trường NaOH. (g) Nhỏ dung dịch NaOH vào dung dịch HCl. Số thí nghiệm có hiện tượng chuyển màu là A. 5. B. 6. C. 3. D. 4. Câu 64. Cho các phát biểu sau: (a) Lưu huỳnh hóa cao su buna, thu được cao su buna-S. (b) Có thể dùng dung dịch AgNO3/NH3 để phân biệt axit fomic và metyl fomat. (c) Độ tan của các protein trong nước tăng lên khi đun nóng. (d) Nhỏ dung dịch I2 vào mặt cắt củ khoai lang, xuất hiện màu xanh tím. (e) Để giảm độ chua của món sấu ngâm đường, có thể thêm một ít vôi vào. 12/136
  13. ThS. Lê Trọng Hiếu (Cần Thơ – 0788 749 188) Số phát biểu đúng là A. 2. B. 3. C. 5. D. 4. Câu 65. Cho dãy các chất sau: toluen, phenyl fomat, saccarozơ, glyxylvalin, etylen glicol và triolein. Số chất bị thuỷ phân trong môi trường kiềm là A. 5. B. 3. C. 4. D. 6. Câu 66. Cho các phát biểu sau: (a) Este tạo bởi axit fomic cho phản ứng tráng bạc. (b) Đun nóng chất béo với dung dịch H2SO4 loãng, thu được xà phòng và glixerol. (c) Trong một phân tử tripeptit thì số nguyên tử nitơ luôn là 3. (d) Chỉ có các monome chứa các liên kết bội mới tham gia được phản ứng trùng hợp. (e) Saccarozơ làm mất màu dung dịch thuốc tím (KMnO4). Số phát biểu sai là A. 4. B. 3. C. 5. D. 2. Câu 67. Cho các chất: Cr, FeCO3, Fe(NO3)2, Fe(OH)3, Cr(OH)3; và Na2CrO4. Số chất phản ứng được với dung dịch HCl là A. 4. B. 5. C. 3. D. 6. Câu 68. Các chất khí X, Y, Z, M, N, T lần lượt được tạo ra từ các quá trình phản ứng sau: (1) Nhiệt phân AgNO3, thu được khí X và Z. (2) Sắt (II) sunfua tác dụng với dung dịch axit clohiđric, thu được khí Y (3) Nhiệt phân kali clorat, xúc tác MnO2, thu được khí Z. (4) Điện phân dung dịch muối natri clorua điện cực trơ, không màng ngăn, thu được khí M. (5) Đốt quặng pirit sắt thu được khí N. (6) Dẫn khí CO đi qua bình đựng bột đồng (II) oxit nung nóng, thu được khí T. Số chất khí tác dụng được với dung dịch KOH là A. 2 B. 5. C. 4. D. 3. Câu 69. Cho các phát biểu sau: (a) Muối natri hoặc kali của axit béo được dùng để sản xuất xà phòng. (b) Các amino axit thiên nhiên hầu hết là các α-amino axit. (c) Trong phân tử fructozơ chỉ chứa một loại nhóm chức. (d) Các polime sử dụng làm cao su được tổng hợp từ phản ứng trùng ngưng. (e) Thành phần chính của cồn 70° mà trong y tế thường dùng để sát trùng là etanol. Số phát biểu đúng là A. 4. B. 2. C. 1. D. 3. Câu 70. Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Cho dung dịch HCl vào dung dịch Fe(NO3)2. (b) Cho FeS vào dung dịch HCl. (c) Cho dung dịch CrCl3 vào dung dịch NaOH. (d) Nhiệt phân muối K2CO3. (e) Cho Fe vào dung dịch NaHSO4. (g) Cho kim loại Al vào dung dịch FeCl2. Số thí nghiệm có xảy ra phản ứng là A. 5. B. 4. C. 6. D. 3. Câu 71. Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Cho Cu dư vào dung dịch Fe(NO3)3. (b) Sục khí CO2 dư vào dung dịch NaOH. 13/136
  14. ThS. Lê Trọng Hiếu (Cần Thơ – 0788 749 188) (c) Cho dung dịch Na2CO3 dư vào dung dịch Ca(HCO3)2. (d) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3 dư. (e) Hoà tan hỗn hợp rắn gồm Na và Al (có cùng số mol) vào lượng nước dư. (f) Nhúng miếng Ag vào dung dịch FeCl3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số dung dịch thu được chỉ chứa một muối tan là A. 2. B. 5. C. 4. D. 3. Câu 72. Cho các phát biểu và nhận định sau: (a) Xenlulozơ trinitrat có chứa 16,87% nitơ. (b) Glixerol, glucozơ và alanin là những hợp chất hữu cơ tạp chức. (c) Thủy phân chất béo trong môi trường axit hoặc kiềm đều thu được glixerol. (d) Đốt cháy hoàn toàn một đipeptit mạch hở, luôn thu được CO2 và H2O có tỉ lệ mol 1:1. (e) Nước ép từ quả nho chín cho phản ứng màu biure. (f) Isopropylamin là amin bậc hai. Số phát biểu sai là A. 4. B. 5. C. 2. D. 3. Câu 73. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp E gồm ancol C3H8O và hai amin no, đơn chức, mạch hở Y, Z (số mol của Y gấp 3 lần số mol của Z, MZ = MY + 14) cần vừa đủ 1,5 mol O2, thu được N2, H2O và 0,8 mol CO2. Phần trăm khối lượng của Y trong E bằng bao nhiêu? A. 23,23. B. 59,73. C. 39,02. D. 46,97. Câu 74. Cho các nhận định sau: (1) Thành phần chính của giấy viết là xenlulozơ. (2) Dầu bôi trơn động cơ xe gắn máy có thành phần chính là chất béo. (3) PVC được dùng làm vật liệu cách điện, ống dẫn nước, da giả. (4) Cao su lưu hóa có tính đàn hồi lớn hơn cao su thiên nhiên. (5) Trong phân tử peptit mạch hở Gly-Ala-Val có 6 nguyên tử oxi. (6) Dung dịch anilin, phenol đều làm đổi màu quì tím. Số phát biểu đúng là A. 2. B. 4. C. 3. D. 6. Câu 75. Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Ba, BaO, Al và Al2O3 vào nước dư, thu được 4,48 lít khí và dung dịch Y. Hấp thụ hoàn toàn 6,048 lít khí CO2 vào Y, thu được 21,51 gam kết tủa. Lọc kết tủa, thu được dung dịch Z chỉ chứa một chất tan. Mặt khác, dẫn từ từ CO2 đến dư vào Y thì thu được 15,6 gam kết tủa. Các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Giá trị của m là A. 33,95. B. 35,45. C. 29,30. D. 29,95. Câu 76. Hỗn hợp E gồm amin X (no, mạch hở) và hiđrocacbon Y (trong đó số mol X lớn hơn số mol Y). Đốt cháy hết 0,26 mol E cần dùng vừa đủ 2,51 mol O2, thu được N2, CO2 và 1,94 mol H2O. Mặt khác, nếu cho 0,26 mol E tác dụng với dung dịch HCl dư thì lượng HCl phản ứng tối đa là 0,28 mol. Khối lượng của Y trong 0,26 mol E bằng bao nhiêu? A. 10,32 gam. B. 10,55 gam. C. 12,00 gam. D. 10,00 gam. Câu 77. Cho 12,49 gam hỗn hợp X gồm C, P, S vào dung dịch HNO3 đặc, nóng, dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y và hỗn hợp khí Z gồm CO2, NO2 (sản phẩm khử duy nhất). Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào Y, thu được 91,675 gam kết tủa. Để hấp thụ hết khí Z cần dung dịch chứa tối thiểu 2,55 mol NaOH. Phần trăm khối lượng của C trong X bằng bao nhiêu? A. 30,74. B. 51,24. C. 11,53. D. 38,43. 14/136