Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2022 môn Hóa học 12 - Đề số 5 (Có lời giải)

doc 9 trang hatrang 30/08/2022 5520
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2022 môn Hóa học 12 - Đề số 5 (Có lời giải)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_thu_thpt_quoc_gia_nam_2022_mon_hoa_hoc_12_de_so_5_co.doc

Nội dung text: Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2022 môn Hóa học 12 - Đề số 5 (Có lời giải)

  1. ĐỀ MINH HỌA CHUẨN 2022 ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2022 Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN THEO HƯỚNG BỘ GIÁO DỤC Môn thi thành phần: HÓA HỌC ĐỀ SỐ 5 Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: Số báo danh: * Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; He = 4; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Mn = 55; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108; Ba = 137. * Các thể tích khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn, giả thiết các khí sinh ra không tan trong nước. Câu 41:(NB) Chất nào sau đây là chất điện li? A. Ancol etylic. B. Natri hiđroxit. C. Glucozơ. D. Saccarozơ. Câu 42:(NB) Tổng số nguyên tử oxi và hiđro trong phân tử Lysin là A. 16. B. 18. C. 13. D. 14. Câu 43:(NB) Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch KHCO3 sinh ra khí CO2 ? A. NaCl B. HCl C. Na2SO4 D. K2SO4. Câu 44:(NB) Khi nung nóng, khí CO không khử được oxit kim loại nào sau đây? A. CuO. B. PbO. C. Fe2O3. D. MgO. Câu 45:(NB) Phân tử polime nào sau đây không chứa nguyên tố oxi? A. Tơ tằm. B. Poli(etilen terephtalat). C. Poli(metyl metacrylat). D. Poliacrilonitrin. Câu 46:(NB) Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch Ca(HCO3)2 sinh ra kết tủa? A. KOH B. HCl C. KNO3 D. NaCl. Câu 47:(NB) Chất nào sau đây là axit béo không no? A. Axit panmitic. B. Axit stearic. C. Axit oleic. D. Axit propionic. Câu 48:(NB) Trong công nghiệp, kim loại nào sau đây có thể điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch A. Na. B. Ca. C. Al. D. Fe. Câu 49:(NB) Công thức của sắt (III) sunfat là A. FeS. B. FeSO4. C. Fe2SO4)3. D. FeS2. Câu 50:(NB) Chất nào sau đây thuộc loại hiđrocacbon không no? A. Etan. B. Etanol. C. Etilen. D. Metan. Câu 51:(NB) Kim loại nào sau đây có khối lượng riêng lớn nhất? A. Li. B. Os. C. Cu. D. W. Câu 52:(NB) Hợp chất sắt(II) hiđroxit có màu A. nâu đỏ. B. xanh lam. C. vàng. D. trắng xanh. Câu 53:(NB) Bột nhôm tự bốc cháy khi tiếp xúc với chất nào sau đây? A. Cl2. B. O2. C. HCl. D. Al(NO3)3. Câu 54:(NB) Etylfomat là chất có mùi thơm không độc được dùng làm nghiệp thực phẩm. Phân tử khối của etylfomat là: A. 74 B. 88 C. 60 D. 68 Câu 55:(NB) Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển sang màu hồng? A. Ancol etylic. B. Metylamin. C. Metyl fomat. D. Axit glutamic. Câu 56:(NB) Chất X là chất dinh dưỡng, được dùng làm thuốc tăng lực cho người già, trẻ nhỏ và người ốm. Trong công nghiệp, X dùng làm nguyên liệu để điều chế chất Y. Phát biểu nào sau đây không đúng? 1
  2. A. Y là ancol etylic. B. X có phân tử khối là 180. C. X là chất rắn, màu trắng và dễ tan trong nước. D. Y tan tốt trong nước. Câu 57:(NB) Oxit nào sau đây tác dụng với nước thu được dung dịch mang tính bazơ A. Fe2O3. B. K2O. C. CuO. D. P2O5. Câu 58:(NB) Chất nào sau đây bị phân hủy khi đun nóng ở nhiệt độ cao? A. CaO. B. Al2O3. C. NaOH. D. CaCO3. Câu 59:(NB) Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, dư sinh ra khí NO? A. Fe2O3. B. FeO. C. Fe(OH)3. D. Fe2(SO4)3. Câu 60:(TH) Trong công nghiệp, quặng boxit dùng để sản xuất nhôm bằng phương pháp điện phân nóng chảy. Thành phần chính của quặng boxit là A. Al2O3.2H2O. B. 3NaF.AlF3. C. K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O. D. Al(OH)3. Câu 61:(TH) Cho chất X tác dụng với dung dịch NaOH, thu được CH 3COONa và C2H5OH. Chất X có tên gọi là A. etyl axetat. B. metyl axetat. C. metyl propionat. D. etyl fomat. Câu 62:(TH) Cho các loài thực vật sau: gạo (X), cây tre (Y), mật ong (Z), đường thốt nốt (T). Thứ tự các loại cacbohiđrat có chứa nhiều trong X, Y, Z, T lần lượt là A. tinh bột, xenlulozơ, fructozơ, saccarozơ. B. saccarozơ, tinh bột, glucozơ, fructozơ. C. xenlulozơ, saccarozơ, glucozơ, tinh bột. D. fructozơ, saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ. Câu 63:(TH) Hòa tan hoàn toàn 2,84 gam hỗn hợp NaHCO 3 và CaCO3 trong dung dịch HCl dư, thu được 0,672 lít khí CO2 và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là A. 2,805. B. 3,170. C. 3,024. D. 2,280. Câu 64:(TH) Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp chứa glucozơ, metyl fomat và saccarozơ cần vừa đủ 6,72 lít khí O2. Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy bằng dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 27 B. 22 C. 30 D. 25 Câu 65:(NB) Kim loại nào sau đây khử được ion Fe3+ trong dung dịch? A. Ba. B. Na. C. Ag. D. Cu. Câu 66:(TH) Cho các chất sau: etilen, vinyl clorua, acrilonitrin, metyl metacrylat, metyl axetat. Có bao nhiêu chất tham gia phản ứng trùng hợp tạo thành polime có tính dẻo? A. 4. B. 3. C. 2. D. 1. Câu 67:(TH) Cho 2,24 gam Fe vào 100 ml dung dịch CuSO4 0,1M đến khi phản ứng hoàn toàn thì khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng là bao nhiêu? A. 2,32 gam. B. 2,16 gam. C. 1,68 gam. D. 2,98 gam. Câu 68:(TH) Đốt cháy hoàn toàn m gam một amin X (no, đơn chức, mạch hở), sau phản ứng thu được 6,72 lít khí CO2 và 8,10 gam H2O. Cho m gam X tác dụng với dung dịch HCl dư thu được khối lượng muối là A. 5,90 gam. B. 9,55 gam. C. 8,85 gam. D. 12,5 gam. Câu 69:(VDC) X là este no, đa chức, mạch hở; Y là este ba chức, mạch hở (được tạo bởi glixerol và một axit cacboxylic đơn chức, không no chứa một liên kết C=C). Đốt cháy hoàn toàn 17,02 gam hỗn hợp E chứa X, Y thu được 18,144 lít CO2 (đktc). Mặt khác, đun nóng 0,12 mol E cần dùng 570 ml dung dịch NaOH 0,5M thu được dung dịch G. Cô cạn dung dịch G thu được hỗn hợp T chứa 3 muối (T 1, T2, T3) và hỗn hợp 2 ancol có cùng số nguyên tử cacbon. Biết M T1 < MT2 < MT3 và T3 nhiều hơn T 1 là 2 nguyên tử cacbon. Phần trăm khối lượng của T3 trong hỗn hợp T gần nhất với giá trị nào dưới đây? A. 25%. B. 30%. C. 20% D. 29%. Câu 70:(VD) Nung m gam hỗn hợp X gồm Cu(NO 3)2, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3 đến khối lượng không đổi thu được 32 gam chất rắn Y và hỗn hợp khí Z. Cho Z hấp thụ vào nước (dư) thu được 900 ml dung dịch 2
  3. F có nồng độ 1M và 0,1 mol khí màu nâu đỏ thoát ra. Phần trăm khối lượng muối Cu(NO 3)2 trong m gam hỗn hợp X gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 22. B. 33. C. 44. D. 11. Câu 71:(VD) Este X có công thức phân tử C 6H10O4. Xà phòng hóa hoàn toàn X bằng dung dịch NaOH, thu được ba chất hữu cơ Y, Z, T. Biết Y tác dụng với Cu(OH) 2 tạo dung dịch màu xanh lam. Nung nóng Z với hỗn hợp rắn gồm NaOH và CaO, thu được CH4. Phát biểu nào sau đây sai? A. X có hai công thức cấu tạo phù hợp. B. Y có mạch cacbon phân nhánh. C. T có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. D. Z không làm mất màu dung dịch brom. Câu 72:(VD) . Đốt cháy hoàn toàn 0,3 mol hỗn hợp X gồm các triglixerit cần vừa đủ 15,64 mol O 2, thu được 21,44 mol hỗn hợp CO 2 và H2O. Mặt khác, cho 86,24 gam X tác dụng hoàn toàn với H 2 dư (xúc tác Ni, nung nóng), thu được hỗn hợp Y. Xà phòng hóa hoàn toàn Y bằng dung dịch KOH vừa đủ, thu được m gam muối. Giá trị của m là: A. 94,08. B. 89,28. C. 81,42. D. 85,92. Câu 73:(VDC) Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm m gam hỗn hợp Al, CuO, Fe 3O4, Fe2O3 (biết Al chiếm 27,495% về khối lượng) trong khí trơ, thu được hỗn hợp rắn X. Cho X vào dung dịch NaOH dư, thu được dung dịch Y, chất không tan Z và 3,36 lít khí H2. Sục từ từ V lít khí CO 2 vào Y đến khi lượng kết tủa cực đại có khối lượng là 137,5 gam. Hoà tan hết Z trong dung dịch H 2SO4 (đặc, nóng dư) thu được +6 dung dịch T chứa 86 gam muối sunfat và 14 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất của S ). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là A. 5,6. B. 11,2. C. 22,4. D. 4,48. Câu 74:(VD) Tiến hành các thí nghiệm sau: (1) Điện phân NaCl nóng chảy (2) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3 (3) Nhiệt phân hoàn toàn CaCO3. (4) Cho kim loại Na vào dung dịch CuSO4 dư, (5) Dẫn khí H2 dư đi qua bột CuO nung nóng. Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiện thu được kim loại là A. 4 B. 2 C. 1 D. 3. Câu 75:(VD) Cho các chất X, Y, Z thoả mãn sơ đồ phản ứng sau: 0 Mg dungdòchHCl X dungdòchNaOH Y  t Z Các chất X là Z lần lượt là A. MgCl2 và MgO B. MgCl2 và Mg(OH)2 C. MgO và MgCO3 D. MgCO3 và MgO. Câu 76:(VD) Hỗn hợp X gồm hai hidrocacbon là chất khí ở điều kiện thường, đều chứa liên kết ba, mạch hở và trong phân tử hơn kém nhau một liên kết π. Biết 0,448 lít X (đktc) phản ứng tối đa với 11,52 gam brom trong dung dịch. Cho 1,27 gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO 3 dư trong NH3, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 3,168 B. 2,385 C. 4,44 D. 5,55 Câu 77:(VD) Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Na, K 2O, Ba và BaO (oxi chiếm 7,262% khối lượng của X) vào nước dư, thu được 3,36 lít khí H 2 và dung dịch Y. Cho 28,4 gam P2O5 vào Y, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 34,95 gam kết tủa và dung dịch Z có chứa (m+1,25) gam muối. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 25. B. 55. C. 44. D. 33. Câu 78:(VDC) Tiến hành điện phân dung dịch chứa m gam hỗn hợp gồm Cu(NO 3)2 và NaCl bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp sau một thời gian thấy khối lượng dung dịch giảm 17,7 gam. Cho 9 gam Fe vào 3
  4. dung dịch sau điện phân đến khi kết thúc phản ứng thấy thoát ra 1,344 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và 4,12 gam hỗn hợp kim loại. Giá trị của m là A. 34,76 B. 36,18 C. 40,86 D. 44,62 Câu 79:(VD) Cho các phát biểu sau: (a) Chất béo lỏng được chuyển hóa thành chất béo rắn để dễ vận chuyển. (b) Khi cơ thể suy nhược (đường trong máu giảm), có thể truyền dung dịch glucozơ 5%. (c) Nhỏ dung dịch H2SO4 98% vào saccarozơ, có khí không màu, mùi sốc thoát ra. (d) Nhỏ dung dịch I2 vào lát cắt củ khoai lang thì xuất hiện phản ứng màu biure. (e) Nilon-6, nilon-7 được sản xuất từ các nguyên liệu là các amino axit. (f) Có thể giảm vị tanh của tôm, cua, cá khi được hấp với bia (dung dịch chứa khoảng 4-5% etanol). Số phát biểu đúng là A. 6. B. 5. C. 4. D. 3. Câu 80:(VD) Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau: - Bước 1: Cho một nhúm bông vào ống nghiệm chứa khoảng 4 ml dung dịch H2SO4 70%. Khuấy đều hỗn hợp bằng đũa thủy tinh. - Bước 2: Đặt ống nghiệm vào nồi nước sôi cho đến khi thu được dung dịch đồng nhất. Để nguội sau đó cho dung dịch NaOH 10% vào đến môi trường kiềm. - Bước 3: Cho khoảng 1 ml dung dịch CuSO4 5% vào ống nghiệm sau bước 2. Cho các phát biểu sau: (a) Sau bước 3, phần dung dịch thu được có màu xanh lam. (b) Sau bước 2, dung dịch thu được chứa cả glucozơ và fructozơ. (c) Khi thay dung dịch H2SO4 70% bằng dung dịch H2SO4 98%, thì tốc độ thủy phân nhanh hơn. (d) Cho dung dịch AgNO3 trong NH3 vào dung dịch sau bước 2 và đun nhẹ thì xuất hiện kết tủa Ag. (e) Nhúm bông cũng thủy phân hoàn toàn trong dung dịch HCl 36,5%, đun nhẹ. Số phát biểu đúng là A. 5. B. 3. C. 4. D. 2. HẾT 4
  5. ĐÁP ÁN 41-B 42-A 43-B 44-D 45-D 46-A 47-C 48-D 49-C 50-C 51-B 52-D 53-A 54-A 55-D 56-C 57-B 58-D 59-B 60-C 61-A 62-A 63-B 64-C 65-D 66-B 67-A 68-B 69-B 70-A 71-B 72-A 73-B 74-D 75-A 76-D 77-D 78-D 79-C 80-B MA TRẬN ĐỀ THAM KHẢO THI THPT NĂM 2022 MÔN: HÓA HỌC 1. Phạm vi kiến thức - Cấu trúc: - 10% kiến thức lớp 11; 90% kiến thức lớp 12 - Tỉ lệ kiến thức vô cơ : hữu cơ (55% : 45%) - Các mức độ: nhận biết: 50%; thông hiểu: 20%; vận dụng: 22,5%; vận dụng cao: 7,5%. - Số lượng câu hỏi: 40 câu. 2. Ma trận: Vận Nhận Thông Vận Tổng số STT Nội dung kiến thức dụng biết hiểu dụng câu cao Câu 41, 1. Kiến thức lớp 11 Câu 76 4 44, 50 Câu 47, Câu 71, 2. Este – Lipit Câu 61 Câu 69 6 54 72 Câu 62, 3. Cacbohiđrat Câu 56 3 64 Amin – Amino axit - 4. Câu 42 Câu 68 2 Protein 5. Polime Câu 45 Câu 66 2 6. Tổng hợp hóa hữu cơ Câu 55 Câu 79 2 Câu 48, 7. Đại cương về kim loại Câu 70 Câu 78 4 51 Kim loại kiềm, kim loại Câu 43, 8. Câu 63 Câu 75 6 kiềm thổ 46, 57, 58 9. Nhôm và hợp chất nhôm Câu 53 Câu 60 2 Câu 49, 10. Sắt và hợp chất sắt Câu 67 5 52, 59, 65 11. Thí nghiệm hóa học Câu 80 1 Câu 74, 12. Tổng hợp hóa học vô cơ Câu 73 3 77 Số câu – Số điểm 20 8 9 3 40 5,0đ 2,0 đ 2,25đ 0,75đ 10,0đ % Các mức độ 50% 20% 22,5% 7,5% 100% 5
  6. HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT Câu 41: B Chất điện li gồm: axit, bazơ, muối Câu 42: A Công thức lysin được ghi gọn là (H2N)2-C5H9-COOH Câu 43: B KHCO3 + HCl → KCl + CO2↑ + H2O Câu 44: D CO chỉ khử được các oxit kim loại sau Al trong dãy hoạt động hóa học Câu 45: D Poli acrilonitrin có công thức là (-CH2-CH(CN)-)n Câu 46: A Ca(HCO3)2 + KOH → CaCO3↓ + KHCO3 + H2O Câu 47: C Axit béo không no gồm: axit oleic (C17H33COOH), axit linoleic (C17H31COOH), Câu 48: D Điện phân dung dịch có thể điều chế các kim loại sau Al trong dãy hoạt động hóa học Câu 49: C Sắt (III) sunfat có công thức là Fe2(SO4)3 Câu 50: C Hiđrocacbon không no có chứa liên kết đôi hoặc ba. Etilen có công thức cấu tạo CH2=CH2 Câu 51: B Os là kim loại nặng nhất trong các kim loại Câu 52: D Fe(OH)2 là kết tủa màu trắng, xanh Câu 53: A Nhôm tác dụng mãnh liệt với Cl2 tạo muối nhôm clorua 2Al + 3Cl2 → 2AlCl3 Câu 54: A Etyl fomat có công thức là HCOOC2H5 (74 đvC) Câu 55: D Axit glutamic có công thức H2N-C3H5-(COOH)2 mang môi trường axit yếu có khả năng làm quì tím đổi màu đỏ nhạt (hồng) Câu 56: C X là glucozơ (C6H12O6) và Y là ancol etylic (C2H5OH) C. Sai vì glucozơ là chất rắn, không màu Câu 57: B Các kim loại K, Na, Ca, Ba, và các oxit của chúng dễ tác dụng với nước tạo dung dịch bazơ Câu 58: D t0 CaCO3 ¾ ¾® CaO + CO2 Câu 59: B FeO chưa có số oxi hóa tối đa nên sẽ bị HNO3 oxi hóa thành Fe(NO3)3 và tạo khí NO 3FeO + 10HNO3 → 3Fe(NO3)3 + NO + 5H2O Câu 60: C Công thức quặng boxit là Al2O3.2H2O Câu 61: A Để thu được CH3COONa và C2H5OH thì este ban đầu là CH3COOC2H5(etyl axetat) Câu 62: A 6
  7. Gạo (tinh bột), cây tre (xenlulozơ), mật ong (fructozơ), đường thốt nốt (saccarozơ) Câu 63: B nCO2 = nH2O = 0,03(mol) → nHCl = 2nH2O = 0,06(mol) BTKL → mmuối = 2,84 + 0,06.36,5 – 0,03.44 – 0,03.18 = 3,17(g) Câu 64: C Đốt cháy cacbohiđrat thì nO2 = nCO2 = nCaCO3 = 0,3(mol) → mCaCO3 = 0,3.100 = 30(g) Câu 65: D 3+ Ba, Na tác dụng với H2O trong dung dịch. Ag đứng sau Fe trong dãy hoạt động hóa học Cu + 2Fe3+ → Cu2+ + 2Fe2+ Câu 66: B Các monome có khả năng trùng hợp tạo thành chất dẻo gồm: etilen tạo polietilen, vinylclorua tạo polivinylclorua, metyl metacrylat tạo thủy tinh hữu cơ Câu 67: A Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu 0,01 0,01 0,01 mchất rắn = mCu + mFe(dư) = 0,01.64 + 0,03.56 = 2,32(g) Câu 68: B Tỉ lệ C : H = 0,3 : 0,9 = 1 : 3 → CT của amin là C3H9N → namin = nHCl = 0,1(mol) BTKL → mmuối = mamin + mHCl = 0,1.59 + 0,1.36,5 Câu 69: B Khi cho E tác dụng với NaOH thì ta có: n NaOH : nE 2,375 X là este hai chức. nX nY 0,12 nX 0,075 n 5 Lúc đó: X 2nX 3nY 0,285 nY 0,045 nY 3 CnH2n 2O4 :5x (14n 62).5x (14m 86).3x 17,02 x 0,01 Xét phản ứng đốt cháy E CmH2m 10O6 :3x 5x.n 3x.m 0,81 5n 3m 81 Với m = 12 n = 9. Theo các dữ kiện của đề bài ta suy ra CTCT của X và Y lần lượt là C3H7-COO-C3H6-OOC-CH3 và (CH2=CH-COO)3C3H5 Hỗn hợp T gồm C3H7-COONa (T3), CH3-COONa (T1) và CH2=CH-COONa (T2) Vậy %mT3 = 30,45%. Câu 70: A NO2 : 0,9 + 0,1 BTKL nHNO = 0,9 (mol) Z  mX = 32 +1.46 + 0,225.32 = 85,2 (gam) 3 O : 0,225 2 Cu(NO3 )2 : x 188x +180y + 242z = 85,2 x = 0,1 trong X Fe(NO3 )2 : y 80x +80y +80z = 32 y = 0,1 %mCuSO = 22,07% 4 Fe(NO ) : z 2x + 2y + 3z = 1 z = 0,2 3 3 Câu 71: B Y tác dụng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam Y là ancol 2 chức có 2 nhóm -OH kề nhau. Nung nóng Z với hỗn hợp rắn gồm NaOH và CaO, thu được CH4 Z là CH3COONa. Vậy X là CH3COO CH2 CH CH3 OOC H hoặc HCOO CH2 CH CH3 OOC CH3 Y là CH2OH CH CH3 OH B. Sai, Y có mạch cacbon không phân nhánh. Câu 72: A - Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp X 7
  8. Theo de bai: n n 21,44 n 11,04mol CO2 H2O CO2 BTNT O : 0,2.6 15,64.2 2n n n 10,4mol CO2 H2O H2O + Công thức giải nhanh: k 1 n n n k 4,2 k 4,2 3 1,2 X CO2 H2O goc axit 0,2 11,04 10,4 + mX mC mH mO 11,04.12 10,4.2 0,2.6.16 172,48 gam (gấp 2 lần 86,24 gam) 86,24 gam X có 0,1 mol - Sơ đồ: X 1,2H Y KOH muối của axit béo no + C H OH 2 3 5 3 0,1  0,12 0,1 BTKL: mmuoi mX mH mKOH m 94,08gam 2 C3H5 OH 3 86,24 0,12.2 0,1.3.56 0,1.92 Câu 73: B BTE Al O H2 : 0,15 (mol)  nAl = 0,1(mol) 2 3 Ba(AlO ) BaCO Al Ba(OH)2 2 2 +CO2 3 m(g) X dö dd chöùa  137,5 (g) Fe Ba(OH)2 Al(OH)3 Cu Fe : x 3x + 2y = 0,625.2 x = 0,35 Z Cu : y 200x +160y = 86 y = 0,1 Al O : a 2 3 Al : 0,1 27.(2a + 0,1) m(g) X = 0,27495 a = 0,2 (mol) Fe : 0,35 102a + 0,1.27 + 0,35.56 + 0,1.64 Cu : 0,1 BTKL 137,5 -0,5.78  nCO = nBaCO = = 0,5 (mol) VCO = 11,2 (lít) 2 3 197 2 Câu 74: D dpnc (1) 2NaCl ¾ ¾¾® 2Na + Cl2 (2) Fe(NO3)2 + AgNO3 → Fe(NO3)3 + Ag t0 (5) H2 + CuO ¾ ¾® Cu + H2O Câu 75: A X là MgCl2, Y là Mg(OH)2, Z là MgO Câu 76: D 0,448 n 0,02mol X 22,4 0,072 số liên kết π trung bình 3,6 11,52 0,02 n 0,072mol Br2 160 - Trong những hidrocacbon ở thể khí chỉ có CH  C C  CH C4H2 có số liên kết π = 4 (lớn hơn 3,6) Hidrocacbon còn lại có số liên kết π nhỏ hơn 3,6 và kém C4H2 một liên kết là CH2 CH C  CH n n n 0,02 n 0,012mol X C4H2 C4H4 C4H2 n 4n 3n 0,072 n 0,008mol Br2 C4H2 C4H4 C4H4 mX 0,012.50 0,008.52 1,016gam - Cho X tác dụng với AgNO3/NH3 8
  9. CH  C C  CH 2AgNO 2NH CAg  C C  CAg 2NH NO  3 3  4 3 0,012mol 0,012mol CH CH C  CH AgNO NH CH CH C  CAg NH NO 2  3 3 2  4 3 0,008mol 0,008mol Vì 1,27 gấp 1,25 lần 1,016 m 1,25 0,012.264 0,008.159 5,55gam Câu 77: D BTKL trong Y  mctan = (m +1,25) + 34,95- 28,4 = m + 7,8 0,07262m m +18.( + 0,3) = 0,15.2 + m + 7,8 m = 33,05 (gam) 16 Câu 78: D Còn NO chứng tỏ là anot đã điện phân nước Dự đoán Cu2+ còn dư c(mol) sau điện phân C l 2 a Anot n C u = 0, 5 2a + 4b O b 2 71a + 32b + 32 2a + 4b = 17, 7 mol mol n + = n = 4n = 4n b = 0, 06 a = 0, 06 n = 0,12 H e N O O 2 N aC l Khi cho Fe vào dung dịch sau điện phân thì 8 nFe = c + 0,24 : 3 n = c Cu 8 mol m = 4,88 = 56 c + 0,24 : - 64c c = 0,02 nCuSO = 0,2 3 4 m = 44,62gam CuSO4 +NaCl Câu 79: C (d) Sai vì phản ứng màu biurê là phản ứng giữa protein với Cu(OH)2 (e) Sai vì các phân tử monome ban đầu không là α-aminoaxit Câu 80: B (b) Sai vì bông chứa thành phần chủ yếu là xenlulozơ và khi thủy phân tạo được glucozơ (c) Sai vì H2SO4 98% mang tính háo nước mạnh nên sẽ than hóa xenlulozơ có trong sợi bông 9