2 Đề ôn tập kiểm tra cuối kỳ 1 môn Hóa học - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Văn Bình
Bạn đang xem tài liệu "2 Đề ôn tập kiểm tra cuối kỳ 1 môn Hóa học - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Văn Bình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- 2_de_on_tap_kiem_tra_cuoi_ky_1_mon_hoa_hoc_nam_hoc_2022_2023.pdf
Nội dung text: 2 Đề ôn tập kiểm tra cuối kỳ 1 môn Hóa học - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Văn Bình
- Ôn tập kiểm tra cuối kỳ 1 - NH: 2022-2023 Thầy: Nguyễn Văn Bình ĐỀ 01 Câu 1: Cho amin ( A) sau: CH3 CH2 NH CH3. Tên gọi amin (A) là A. etylmetylamin B. metyletylamin C. đimetyl amin D. trimetylamin Câu 2: Kết luận nào sau đây không đúng? A. Etylamin là chất khí mùi khai, làm quỳ tím ẩm hóa xanh. B. Anilin là chất lỏng không màu bị hóa nâu đen do bị oxi hóa bởi không khí. C. Amin C2H7N có hai đồng phân cấu tạo. D. C4H9O2N có 4 đồng phân aminoaxit. Câu 3: Cho các chất: Metylamin, Anilin, Alanin, Lysin, Valin, Axit Glutamic, Natri axetat. Số chất có thể làm quỳ tím hóa xanh là A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 4: Từ glyxin (Gly) và alanin (Ala) có thể tạo ra mấy chất đipeptit ? A. 1 chất. B. 4 chất. C. 3 chất. D. 2 chất. Câu 5: Trong các loại tơ dưới đây, tơ nhân tạo là A. tơ tằm. B. tơ nilon-6,6. C. tơ víco D. tơ capron. Câu 6: Hiện tượng nào sau đây được mô tả không chính xác ? A. Nhúng quỳ tím vào dd đimetyl amin thấy qùy tím chuyển màu xanh B. Phản ứng giữa khí metyl amin và HCl đặc làm xuất hiện “khói trắng “ C. Etyl amin tan trong nước tạo dung dịch có khả năng sinh ra kết tủa màu nâu đỏ khi tác dụng với dung dịch FeCl3 D. Nhỏ vài giọt nước brom vào ống nghiệm đựng dung dịch alanin thấy có 1
- Ôn tập kiểm tra cuối kỳ 1 - NH: 2022-2023 Thầy: Nguyễn Văn Bình kết tủa trắng . Câu 7: Cho các phát biểu sau: (1) Peptit Gly-Ala tác dụng với Cu(OH)2 tạo hợp chất màu tím. (2) Anilin làm đổi màu quỳ tím sang xanh. (3) Có thể tạo ra 4 đồng phân tripeptit từ Gly, Val và Ala. (4) Anilin ít tan trong nước nhưng tan trong dung dịch HCl. (5) Tripeptit Gly-Gly-Ala có phân tử khối là 203. (6) Polime được dùng để chế tạo thủy tinh hữu cơ là poli (metyl metacrylat). Số phát biểu đúng là A. 2. B. 1. C. 4. D. 3. Câu 8: Cho 360 gam glucozơ lên men thành ancol etylic và CO2. Cho tất cả khí CO2 hấp thụ vào dd NaOH thì thu được 212 gam Na2CO3 và 84 gam NaHCO3. Hiệu suất của phản ứng lên men rượu là: A. 62,5%. B. 50%. C. 75%. D. 80% Câu 9 : Cho m gam Gly-Ala-Gly tác dụng vừa đủ với 300 ml dung dịch HCl 1M. Giá trị của m là? A. 20,3 B. 23,9 C. 25,3 D. 19,70 Câu 10: Hòa tan hết 2,94 gam axit glutamic vào 600 ml dung dịch HCl 0,1M thu được dung dịch X. Cho NaOH vừa đủ vào X thu được m gam hỗn hợp 2
- Ôn tập kiểm tra cuối kỳ 1 - NH: 2022-2023 Thầy: Nguyễn Văn Bình muối. Giá trị của m là? A. 7,33. B. 3,82. C. 8,12. D. 6,28. Câu 11: Cấu hình electron nào là của kim loại? A. 1s1 B. 1s22s22p63s1 C. 1s22s22p63s23p3 D. 1s22s22p63s23p6 Số e lớp ngoài cùng Tính chất Câu 12: Các phát biểu sau về tính chất vật lý của kim loại (1) Tất cả các loại đều là chất rắn ở điều kiện thường. (2) Crôm là kim loại cứng nhất. (3) Độ dẫn điện theo thứ tự: Au > Cu > Ag > Fe. (4) Na, Mg, Al là kim loại nhẹ; còn Cu, Fe là kim loại nặng. (5) Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là W. Số phát biểu đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. + 2+ + 3+ Câu 13: Khi điện hoàn toàn dung dịch chứa các ion: Na , Cu , Ag , Fe - và NO3 . Thứ tự các kim loại lần lượt xuất hiện ở catot là A. Ag, Fe, Cu , Na B. Ag, Cu, Fe , Na C. Ag, Fe, Cu D. Ag, Cu, Fe Câu 14: Tiến hành hai thí nghiệm sau: Bước 1: Rót vào hai ống nghiệm mỗi ống 3 ml dd H2SO4 loãng. 3
- Ôn tập kiểm tra cuối kỳ 1 - NH: 2022-2023 Thầy: Nguyễn Văn Bình Bước 2: Thả vào mỗi ống một mẫu kẽm nhỏ Bước 3: Ở ống 2 thêm vào vài giọt dung dịch CuSO4. Nhận định nào sau đây là sai? A. Sau bước 2, ở cả hai ông nghiệm điều có ăn mòn hóa học. B. Sau bước 3, ở ống 2 có thêm ăn mòn điện hóa học. C. Khí thoát ra ở ống 2 nhiều hơn ở ống 1. D. Nếu thay dung dịch CuSO4 bằng MgSO4 thì hiện tượng ở ống hai vẫn tương tự. Câu 15: Cho các kim loại sau: Na, Ca, Cu, Mg, Al, Ag, Zn. Số kim loại có thể điều chế bằng pp điện phân nóng chảy muối clorua tương ứng? A. 4 B. 3 C. 2 D. 1 Câu 16: Để tách Ag ra khỏi hh gồm Ag và Cu, ta có thể dùng cách nào sau đây? A. Cho hỗn hợp vào dung dịch HCl dư rồi lọc lấy Ag. B. Cho hỗn hợp vào dung dịch HNO3 đặc dư rồi lọc lấy Ag. C. Cho hỗn hợp vào dung dịch Cu(NO3)2 dư rồi lọc lấy Ag. D. Cho hỗn hợp vào dung dịch AgNO3 dư rồi lọc lấy Ag. Câu 17: Hiện tượng nào đã xảy ra khi cho từ từ đến dư Na kim loại vào dung dịch CuSO4? A. Sủi bọt khí không màu và có kết tủa màu xanh. B. Bề mặt kim loại có màu đỏ, dung dịch nhạt màu. C. Sủi bọt khí không màu. D. Sủi bọt khí không màu, có kết tủa nâu đỏ. 4
- Ôn tập kiểm tra cuối kỳ 1 - NH: 2022-2023 Thầy: Nguyễn Văn Bình Câu 18: Cho NaOH dung dịch: AgNO3, KNO3, Pb(NO3)2, Na2SO4, CuCl2. Số chất mà khi điện phân dung dịch thì quá trình điện phân xem như là quá trình cô cạn dung dịch là A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 19: Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Cho Fe dư vào dung dịch Fe(NO3)3. (b) Cho FeO vào dung dịch HNO3 (loãng, dư). (c) Đốt dây Fe trong khí Cl2 dư. (d) Cho Fe vào dung dịch H2SO4 loãng, dư. Số thí nghiệm tạo thành muối sắt (II) là A. 3. B. 2. C. 4. D. 1. Câu 20: Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Điện phân dung dịch NaCl. (b) Điện phân dung dịch CuSO4. (c) Cho Zn và dung dịch AgNO3. (d) Cho luồng khí CO dư qua bột CuO nung nóng. (e) Cho AgNO3 dư vào dung dịch FeCl2. (f) Đốt Ag2S trong lượng dư oxi. (g) Cho Al vào dd FeCl3 dư Số thí nghiệm sau khi kết thúc phản ứng tạo sản phẩm có chứa kim loại là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 21: Hòa tan hoàn toàn 19,6 gam kim loại M bằng dung dịch H2SO4 loãng (dư) thu đươc 7,84 lít khí (đktc). M là kim loại A. Mg. B. Ca. C. Fe. D. Zn. 5
- Ôn tập kiểm tra cuối kỳ 1 - NH: 2022-2023 Thầy: Nguyễn Văn Bình Câu 22: Cho m gam bột Al vào 200 ml dung dịch CuSO4 1M. Sau phản ứng hoàn toàn, thu được 14,6 gam chất rắn. Giá trị của m là A. 5,4. B. 6,3. C. 4,5. D. 3,6. Câu 23: Hoà tan hoàn toàn 2,49 gam hỗn hợp bột Al và Zn vào dung dịch HNO3 loãng dư, thu được 896 ml khí NO ( sản phẩm khử duy nhất ở đktc). Thành phần % về khối lượng của Zn trong hỗn hợp là A. 52,21 %. B. 78,31 %. C. 40,00 %. D. 60,00 %. Câu 24: Cho 8,4 gam Fe vào 400 ml dung dịch HCl 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X và khí H2. Cho dung dịch X tác dụng với dd AgNO3 dư thì lượng kết tủa thu được là A. 73,6 gam B. 65,5 gam C. 57,4 gam D. 16,2 gam Câu 25: Điện phân dd hỗn hợp NaCl và 0,025 mol CuSO4 bằng dòng điện một chiều có cường độ 2A (điện cực trơ, có màng ngăn). Sau thời gian t giây thì ngừng điện phân, thu được khí ở hai điện cực có tổng thể tích là 1,176 lít (đktc) và dung dịch X. Dung dịch X hòa tan được tối đa 1,02 gam 6
- Ôn tập kiểm tra cuối kỳ 1 - NH: 2022-2023 Thầy: Nguyễn Văn Bình Al2O3. Giả sử hiệu suất điện phân là 100%, các thí sinh ra không tan trong dung dịch. Giá trị của t là A. 4825. B. 4342,5. C. 3860. D. 4704. ĐỀ 02 Câu 1: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Protein là những polipeptit cao phân tử có phân tử khối từ vài chục nghìn đến vài triệu B. Các peptit có từ 10 đến 50 đơn vị -amino axit cấu thành được gọi là polipeptit. C. Tơ là những vật liệu polime hình sợi dài và mảnh với độ bền nhất định D. Chất dẻo là những vật liệu polime có tính dẻo Câu 2: C2H5NH2 tác dụng với tất cả các chất nào sau đây? A. KCl, H2SO4, FeCl2 B. H2SO4, Cu, FeCl3 C. HCl, AlCl3, dd Br2 D. HCl , FeCl3, H2SO4 Câu 3: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Polime là chất rắn tan nhiều trong nước và các dung môi hữu cơ. B. Cao su buna có tính đàn hồi và độ bền tốt hơn cao su thiên nhiên. C. Tơ visco là loại tơ tổng hợp. D. Tơ nitron ( tơ olon ) được dệt vải may quần áo ấm. 7
- Ôn tập kiểm tra cuối kỳ 1 - NH: 2022-2023 Thầy: Nguyễn Văn Bình Câu 4: Phát biểu nào sau đây đúng : A. Tất cả các protein đều tan trong nước tạo thành dung dịch keo. B. Các vật liệu polime thường là chất lỏng không bay hơi. C. Anilin là chất lỏng, không màu rất độc , ít tan trong nước nhưng tan được trong etanol và benzen. D. Ở trạng thái kết tinh, các amino axit tồn tại ở dạng ion lưỡng cực. Câu 5: Cho các polime sau: PS, PMM, cao su isopren, tơ lapsan, tơ nilon-7, tơ nitron, Nilon-6,6. Số polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp là A. 6. B. 5. C. 4. D. 3. Câu 6: Cho vài giọt anilin vào nước, sau đó thêm dung dịch HCl (dư) vào, rồi lại nhỏ tiếp dung dịch NaOH vào, sẽ xảy ra hiện tượng : A. Lúc đầu dung dịch bị vẩn đục, sau đó trong suốt và cuối cùng bị vẩn đục trở lại. B. Lúc đầu dung dịch trong suốt, sau đó bị vẩn đục và cuối cùng trở lại trong suốt. C. Dung dịch trong suốt. D. Dung dịch bị vẫn đục hoàn toàn. Câu 7: Polietilen là chất dẻo mềm, được dùng nhiều để làm: A. màng mỏng, vật liệu cách điện, bình chứa B. vật liệu cách điện, ống dẫn nước, thủy tinh hữu cơ C. dệt vải may quần áo ấm, bện thành sợi D. sản xuất bột ép, sơn, cao su Câu 8: Cho các nhận xét sau: (1) Các amin đều làm quỳ tím ẩm hóa xanh. (2) Các amin đều có tính bazơ mạnh hơn amoniac. (3) Amino axit đều là hợp chất tạp chức. (4) Metyl amin là chất khí ở nhiệt độ thường. (5) Các peptit đều có phản ứng màu biure với Cu(OH)2. Số nhận xét đúng là A. 3. B. 2. C. 1. D. 4. 8
- Ôn tập kiểm tra cuối kỳ 1 - NH: 2022-2023 Thầy: Nguyễn Văn Bình Câu 9: Để đ/chế cao su buna có thể thực hiện theo các sơ đồ biến hóa sau: 50% 80% C2H5OH buta-1,3-đien cao su buna Tính khối lượng ancol etylic cần lấy để có thể điều chế được 54 gam cao su buna theo sơ đồ trên? A. 92 gam B. 184 gam C. 115 gam D. 230 gam. Câu 10: Cho 0,15 mol Gly-Ala-Glu tác dụng hết với dung dịch NaOH dư, đun nóng. Sau phản ứng, thu được m gam muối. Giá trị của m là A. 59,85. B. 53,85 C. 51,15. D. 57,15. Câu 11: Cấu hình điện tử nào sau đây thuộc nhóm IA: 1). 1s22s22p63s1; (2).1s22s22p63s23p63d14s2 (3). 1s22s22p63s23p63d104s24p64d55s1; (4).1s1; (5).1s22s1 A. (1), (3), (4), (5). B. (1), (4), (5) . C. (1), (5). D. (1), (2), (3), (4), (5). Câu 12: Tính chất vật lý nào sau đây là không đúng? A. Độ cứng: Cr > Al > Cs B. Tính dẫn điện: Ag > Fe > Cu C. Nhiệt độ nóng chảy: W > Ni > Hg D. Khối lượng riêng: Os > Zn > Li Câu 13: Trường hợp nào sau đây không xảy ra phản ứng hóa học? A. Cho Cu vào dung dịch MgSO4 . B. Cho Zn vào dung dịch FeCl2. C. Cho Fe vào dung dịch FeCl3 . D. Cho Al vào dung dịch NaOH. Câu 14: Dãy sắp xếp giảm dần tính oxi hóa của các ion kim loại là A. Ag+ , Fe2+, Fe3+. B. Fe3+, Ag+ , Fe2+. C. Ag+ , Fe3+, Fe2+. D. Fe3+, Fe2+ , Ag+. 9
- Ôn tập kiểm tra cuối kỳ 1 - NH: 2022-2023 Thầy: Nguyễn Văn Bình Câu 15: Thí nghiệm nào sau đây có xảy ra ăn mòn điện hóa học? A. Đốt sợi dây đồng trong khí clo. B. Cho đinh sắt vào dung dịch gồm MgSO4 và H2SO4. C. Cho thanh sắt nguyên chất vào dung dịch H2SO4 loãng. D. Cho lá kẽm vào dung dịch hỗn hợp CuSO4 và H2SO4. Câu 16: Cho K từng viên đến dư vào dd FeCl3, hiện tượng quan sát được là A. Xuất hiện lớp Fe màu đen bám trên K. B. K tan, sủi bọt khí, xuất hiện kết tủa xanh lam. C. K tan, sủi bọt khí, xuất hiện kết tủa trắng xanh. D. K tan, sủi bọt khí, xuất hiện kết tủa nâu đỏ. Câu 17: X là kim loại phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng, Y là kim loại tác dụng được với dung dịch Fe(NO3)3. Hai kim loại X, Y lần lượt là A. Fe, Cu. B. Cu, Fe. C. Ag, Mg. D. Mg, Ag. Câu 18: Cho Fe tan hết trong dung dịch HNO3 loãng, được dung dịch X. Biết dung dịch X có thể hoà tan Cu, và khi tác dụng với dung dịch AgNO3 có kết tủa xuất hiện. Dung dịch X chứa A. Fe(NO3)2, HNO3 B. Fe(NO3)3, HNO3 C. Fe(NO3)2 và Fe(NO3)3 D. Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, HNO3 Câu 19: Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Cho Fe vào dung dịch AgNO3 dư (b) Cho Mg dư vào dung dịch FeCl3. (c) Cho Fe3O4 vào dd HNO3 dư (d) Cho hỗn hợp Al vào dung dịch HNO3 loãng, sau phản ứng không thấy khí thoát ra (e) Cho bột Zn vào dd CuSO4 dư Số thí nghiệm thu được hai muối là A. 4. B. 3. C. 2. D. 5. Câu 20: Cho các phát biểu sau: (1) Để một miếng gang ( hợp kim sắt – cacbon) ngoài không khí ẩm, sẽ xảy 10
- Ôn tập kiểm tra cuối kỳ 1 - NH: 2022-2023 Thầy: Nguyễn Văn Bình ra ăn mòn điện hóa. (2) Kim loại cứng nhất là W (vonfam) , kim loại dẫn điện tốt nhất là Ag (3) Quá trình điện phân là quá trình oxi hóa-khử xảy ra trên bề mặt các điện cực. (4) Khi điện phân NaCl nóng chảy (điện cực trơ), tại catot xảy ra sự oxi hóa ion Na+. (5) Để điều chế Cu người ta có thể điện phân dung dịch CuSO4 Số phát biểu đúng là : A. 4. B. 3. C. 5. D. 2. Câu 21: Hòa tan hết 2,04 gam kim loại R trong dung dịch H2SO4 loãng, thu được 0,085 mol H2. Kim loại R là A. Zn. B. Ca. C. Fe. D. Mg. Câu 22: Nung m gam hỗn hợp Mg và Al trong khí oxi dư, thu được 5,6 gam hỗn hợp X chỉ chứa các oxit. Hòa tan hoàn toàn X cần vừa đủ 325 ml dung dịch HCl 1M. Giá trị của m là A. 4,0. B. 2,4. C. 8,2. D. 3,0. Câu 23: Điện phân dung dịch hỗn hợp chứa 0,04 mol AgNO3 và 0,05 mol Cu(NO3)2 với điện cực trơ , dòng điện 5A, trong 32 phút 10 giây. Khối lượng kim loại bám vào catot là: A. 6,24 gam. B. 3,12 gam. C. 6,5 gam. D. 7,24 gam. 11
- Ôn tập kiểm tra cuối kỳ 1 - NH: 2022-2023 Thầy: Nguyễn Văn Bình Câu 24: Hòa tan hoàn toàn m gam Mg trong dung dịch HNO3 loãng dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được 672 ml khí NO ở đktc và dung dịch X chứa 6,5 m gam muối. Giá trị của m là A. 1,08. B. 2,16. C. 1,80. D. 0,72. Câu 25: Tiến hành điện phân (với điện cực trơ, hiệu suất 100%) dd X gồm 0,2 mol CuSO4 và 0,15 mol HCl, sau một thời gian điện phân thu được dd Y có khối lượng giảm 14,125 gam so với khối lượng dd X. Cho 15 gam bột Fe vào Y đến khi kết thúc các phản ứng thu được m gam chất rắn. Biết các khí sinh ra hòa tan không đáng kể trong nước. Giá trị của m là A. 8,0. B. 10,8. C. 8,6. D. 15,3 Chúc các con nhiều sức khỏe và thi HK1 đạt kết quả tốt nhất! 12