Tuyển tập đề thi Olympic 10-3 môn Sinh học 11

pdf 188 trang hatrang 30/08/2022 12580
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tuyển tập đề thi Olympic 10-3 môn Sinh học 11", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdftuyen_tap_de_thi_olympic_10_3_sinh_hoc_11.pdf

Nội dung text: Tuyển tập đề thi Olympic 10-3 môn Sinh học 11

  1. BAN TỔ CHỨC KÌ THI OLYMPIC 10/3 TUYỂN TẬP ĐỀ THI OLYMPIC 10/3, LẦN THỨ IV – 2019
  2. ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ OLYMPIC TRUYỀN THỐNG 10/3 LẦN THỨ IV NĂM 2019 TRƯỜNG THCS & THPT ĐÔNG DU Câu 1: 1. Vì sao khi cùng bị mất nước đột ngột (như buổi trưa nắng to, nhiệt độ cao, có gió khô ) cây non bị héo rũ còn cây già chỉ biểu hiện héo ở những lá non. 2. Khoa học đã khẳng định: Ánh sáng đỏ có hiệu quả quang hợp hơn ánh sáng xanh tím. Nêu thí nghiệm để chứng minh điều đó? Giải thích? 3. Trong các ý kiến dưới đây, ý kiến nào đúng, ý kiến nào sai, hãy giải thích. a. Để bảo quản thóc giống nên phơi hoặc sấy đến độ ẩm gần bằng 0%. b. Nên cất giữ cam quýt trong túi hoặc bao thật kín. c. Để bảo quản rau, củ, quả, người ta thường tác động đến nhiệt độ hơn là độ ẩm. d. Người ta thường bơm nitơ vào kho bảo quản nhằm giảm lượng CO2 từ đó hạn chế hô hấp. 4. Quang hợp và hô hấp ảnh hưởng như thế nào đến quá trình trao đổi Nitơ của thực vật? Câu 2: 1. Sự sai khác cơ bản trong thức ăn ở động vật ăn cỏ và động vật ăn thịt là gì? Sự sai khác đó dẫn đến sự thích nghi về quá trình tiêu hóa của nhóm động vật ăn thực vật như thế nào? 2. Vì sao mặc dù phổi chim không có nhiều phế nang như phổi thú nhưng hô hấp ở chim vẫn đạt hiệu quả cao hơn thú để có thể bay ở những độ cao với không khí loãng? 3. a. Trong chu kỳ co bóp của tim, ở giai đoạn nào thì các động mạch vành tim nhận được nhiều máu nhất? Giải thích. b. Một người bị hở van tim (van nhĩ thất đóng không kín), lượng máu tim bơm lên động mạch chủ trong mỗi chu kì và nhịp tim của người đó có thay đổi không? Giải thích. 4. Khi huyết áp giảm vì một nguyên nhân nào đó, bộ máy quản cầu thận sẽ điều chỉnh huyết áp tăng trở lại thông qua cơ chế RAAS (Renin – Angiotensin – Aldosteron System). Ở một người bị bệnh đái tháo nhạt, quá trình này diễn ra khác như thế nào so với người bình thường? Câu 3: 1
  3. 1. Tại sao thực vật lâu năm có khả năng sinh trưởng vô hạn? Nếu một cái đinh đánh dấu được đóng vào thân cây gỗ cách gốc 1m. Nếu như cây này cao 5m và mỗi năm cao lên 1m thì sau 10 năm cái dấu đó cao bao nhiêu? 2. Khi thu hoạch ca chua về nhà, người ta thường chọn riêng những quả chín và để cách xa những quả xanh. Mục đích của biện pháp đó là gì? 3. Giải thích tại sao khi tách chiết sắc tố ở thực vật, người ta sử dụng hai hợp chất hữu cơ axeton và bezen? 4. Giải thích tại sao ở thực vật, khi cắt bỏ phần ngọn cây, rồi chiếu sáng từ một phía thì không quan sát được rõ hiện tượng hướng sáng? Câu 4: 1. Nếu một phụ nữ bị nang trong buồng trứng có thể không có trứng rụng hàng tháng, thì người phụ nữ này có hiện tượng kinh nguyệt không? 2. a. Khi nồng độ Ca2+ ở dịch ngoại bào giảm gây mở kênh Natri trên màng tế bào thì có ảnh hưởng đến điện thế nghỉ của tế bào không? Giải thích. b. Khi kích thích lên một sợi thần kinh làm xuất hiện điện thế hoạt động lan truyền dọc theo sợi thần kinh. Nếu dựa vào biên độ của điện thế hoạt động lan truyền có thể biết được cường độ kích thích tác động lên sợi thần kinh đó mạnh hay yếu không? Tại sao? 3. Các nội dung sau đây đúng hay sai? Giải thích tại sao? a. Ecđixơn và juvenin lần lượt sinh ra từ tế bào thần kinh ở não và tuyến yên. b. Ở gà trống con sau khi bị thiến sẽ không có cựa. c. Các côn trùng chân khớp như cào cào, bướm, ve sầu, ruồi, Muỗi sinh trưởng và phát triển qua biến thái hoàn toàn. d. Ơstrôgen Kích thích phát triển xương, hình thành đặc tính sinh dục phụ thứ kết và phát triển mạnh cơ bắp. 4. Hãy kể tên các dạng thần kinh ở động vật đa bào. Từ đó rút ra chiều hướng tiến hóa của hệ thần kinh. Câu 5: 1. Ở ruồi giấm, gen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với gen a quy định thân đen; gen B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với gen b quy định cánh cụt; gen D quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với d quy định mắt trắng. Khi cho ruồi giấm cái thân xám, cánh dài, mắt đỏ lai với ruồi đực cùng kiểu hình thì được đời con F1 có ruồi giấm đực thân đen, cánh dài, mắt trắng chiếm tỉ lệ 1,125%. Hãy xác định: a. Kiểu gen của P b. Tỉ lệ mỗi loại giao tử của các cá thể đời P. c. Tỉ lệ kiểu hình thân xám, cánh dài, mắt đỏ ở F1 là bao nhiêu? Biết gen quy định tính trạng màu sắc thân và chiều dài cánh nằm trên nhiễm sắc thể thường, gen quy định màu mắt nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X. 2
  4. 2. Cho cây hoa màu vàng lai với cây hoa màu vàng, đời F1 có tỉ lệ kiểu hình 56,25% cây hoa vàng; 43,75% cây hoa trắng. Lấy ngẫu nhiên 2 cây hoa trắng ở F1. Xác suất để thu được ít nhất 1 cây thuần chủng là bao nhiêu? TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN Câu 1: a. Lông hút có đặc điểm cấu tạo như thế nào phù hợp với chức năng hút nước? b. Số lượng lông hút thay đổi trong điều kiện nào? c. Các bằng chứng về khả năng hút và đẩy nước một cách chủ động của hệ rễ như thế nào? Trong canh tác để cây hút nước dễ dàng cần chú ý những biện pháp kỹ thuật nào? Câu 2: a. Huyết áp ở loại mạch nào là thấp nhất? Vì sao? b. Vận tốc máu trong loại mạch nào là nhanh nhất, loại mạch nào là chậm nhất? Nêu tác dụng của việc máu chảy nhanh hay chảy chậm trong từng loại mạch đó? c. Nhịp tim của người trưởng thành trung bình 78 lần/phút. Trong 1 chu kỳ tim, tỉ lệ của các pha tương ứng là 1: 3: 4. Xác định thời gian tâm nhĩ và tâm thất được nghỉ ngơi. Câu 3: Người ta làm các thí nghiệm đối với enzim tiêu hóa ở động vật như sau: Thứ tự Enzim Cơ chất Điều kiện thí nghiệm thí nghiệm Nhiệt độ (oC) pH 1 Amilaza Tinh bột 37 7-8 2 Amilaza Tinh bột 97 7-8 3 Pepsin Lòng trắng trứng 30 2-3 4 Pepsin Dầu ăn 37 2-3 5 Pepsin Lòng trắng trứng 40 2-3 6 Pepsinogen Lòng trắng trứng 37 12-13 7 Lipaza Dầu ăn 37 7-8 8 Lipaza Lòng trắng trứng 37 2-3 a. Hãy cho biết sản phẩm sinh ra từ mỗi thí nghiệm. b. Hãy cho biết mục tiêu của các thí nghiệm sau: 3
  5. - Thí nghiệm 1 và 2 - Thí nghiệm 3 và 5 - Thí nghiệm 1, 3, 6 và 7 - Thí nghiệm 3, 4, 7 và 8 Câu 4: Trình bày các con đường hấp thụ nước ở rễ? Đặc điểm của chúng? Vai trò của vòng đai Caspari. Tại sao các biện pháp bảo quản nông sản, thực phẩm, rau quả đều nhằm mục đích giảm thiểu cường độ hô hấp. Có nên giảm cường độ hô hấp đến 0 không? Vì sao? So sánh quang hợp ở 3 nhóm thực vât C3, C4 và CAM Câu 5: Các phép lai ứng với những quy luật di truyền nào sẽ cho tỷ lệ phân tính kiểu hình ở đời con là 9: 3: 3: 1? Nêu ví dụ minh họa và viết sơ đồ lai tóm tắt cho từng trường hợp. Điều kiện cơ bản để có được tỷ lệ phân tính 9: 3: 3: 1 là gì? TRƯỜNG THPT BUÔN ĐÔN Câu 1: 1. Trong một thí nghiệm ở thực vật C3, người ta thấy: khi tắt ánh sáng hoặc giảm nồng độ CO2 đến 0% thì có một chất tăng và một chất giảm. Hãy cho biết: a. Tên của hai chất đó? b. Chất nào tăng, chất nào giảm khi tắt ánh sáng? c. Chất nào tăng, chất nào giảm khi giảm nồng độ CO2? 2. Biểu đồ dưới đây biểu diễn quá trình hô hấp của 1 cây trong điều kiện bình thường. Hãy chọn đường cong thích hợp biểu thị cho các giai đoạn hô hấp trong đời sống của cây. Giải thích tại sao? Ứng dụng trong việc bảo quản các sản phẩm nông nghiệp như thế nào? 4
  6. 3. a. Vì sao nitơ được xem là nguyên tố dinh dưỡng quan trọng nhất của cây xanh? b. Thực vật đã có đặc điểm thích nghi như thế nào trong việc bảo vệ tế bào khỏi bị dư lượng NH3 đầu độc? Điều đó có ý nghĩa sinh học như thế nào đối với cơ thể thực vật? Câu 2: 1. Khi con người lâm vào tình trạng căng thẳng, sợ hãi hay tức giận thì loại hoocmon nào tiết ra ngay? Hoocmon đó ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động của tim? 2. Tại sao khi ăn nhiều đường, lượng đường trong máu vẫn giữ một tỉ lệ ổn định (trừ những người bị bệnh tiểu đường)? Câu 3: 1. Giải thích hiện tượng mọc vống của thực vật trong bóng tối. 2. Một nhóm học sinh trồng một loài thực vật trong các chậu và tiến hành các thí nghiệm sau: + Thí nghiệm 1: Chiếu sáng 14h, trong tối 10h → Cây ra hoa. + Thí nghiệm 2: Chiếu sáng 16h, trong tối 8h → Cây ra hoa. + Thí nghiệm 3: Chiếu sáng 13h, trong tối 11h → Cây không ra hoa. a. Loài cây được tiến hành trong thí nghiệm trên thuộc nhóm cây ngày dài, cây ngày ngắn hay cây trung tính? Giải thích. b. Dự đoán và giải thích kết quả ra hoa của loài cây trên khi tiến hành thí nghiệm: Chiếu sáng 12h, trong tối 12h (ngắt thời gian tối bằng cách chiếu xen kẽ ánh sáng đỏ và đỏ xa vào giữa giai đoạn tối lần lượt là đỏ - đỏ xa – đỏ). 3. Một số cây trồng như bông, đậu, cà chua người ta thường hay bấm ngọn thân chính. Biện pháp đó ảnh hưởng tới sự sinh trưởng của cây như thế nào? Auxin có vai trò gì trong biện pháp đó? Câu 4: 1. Sau 45 phút học rất căng thẳng trên lớp học, học sinh cần phải có 4-5 phút giải lao, vì sao? 2. Tại sao xung thần kinh được dẫn truyền trong một cung phản xạ chỉ theo một chiều? 3. Giải thích taị sao trong suốt quá trình mang thai ở ngườ i không thể xảy ra hiêṇ tương̣ kinh nguyệt? 5
  7. Câu 5: 1. Ở đậu Hà Lan, gen A quy định hạt vàng là trội hoàn toàn so với alen a quy định hạt xanh; gen B quy định hạt trơn là trội hoàn toàn so với alen b quy định hạt nhăn. Hai cặp gen này phân li độc lập. Cho giao phấn cây hạt vàng, trơn với cây hạt xanh, trơn. F1 thu được 120 hạt vàng, trơn; 40 hạt vàng, nhăn; 120 hạt xanh, trơn; 40 hạt xanh, nhăn. Biện luận tìm KG của P? Tỉ lệ hạt xanh, trơn có kiểu gen đồng hợp trong tổng số hạt xanh, trơn ở F1? 2. Bệnh mù màu là do gen đột biến lặn nằm trên X quy định: Gen trội tương ứng quy định kiểu hình nhìn màu bình thường. Một người con gái được sinh ra từ người mẹ có kiểu gen dị hợp và bố nhìn màu bình thường. Người con gái này lớn lên lấy chồng bình thường thì xác suất để sinh ra đứa con bị mù màu là bao nhiêu phần trăm? TRƯỜNG THPT LÊ DUẨN Câu 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong cơ thể Thực vật Câu 1.1: 1. Động lực nào giúp dòng nước và các ion khoáng di chuyển được từ rễ lên lá ở những cây gỗ cao lớn hàng chục mét? 2. Giải thích vì sao cây trên cạn bị ngập úng lâu sẽ chết? 3. Hạn sinh sinh lý là gì ? Nguyên nhân dẫn đến hạn sinh sinh lý? 4. Tại sao hiện tượng ứ giọt chỉ xảy ra ở những cây bụi thấp và những cây thân thảo? Câu 1.2: Người ta làm một thí nghiệm như sau: đặt 1 cây thực vật C3 và 1 cây thực vật C4 (kí hiệu A, B) vào một nhà kính được chiếu sáng với cường độ thích hợp, được cung cấp đầy đủ CO2 và có thể điều chỉnh nồng độ O2 từ 0 đến 21%. Tiến hành theo dõi cường độ quang hợp và kết quả thí nghiệm được ghi ở bảng sau: 2 Hàm lượng O2 Cường độ quang hợp (mg CO2/dm /giờ) Cây A Cây B 21% 25 40 0% 40 40 Em hãy cho biết cây A, B thuộc nhóm thực vật C3 hay thực vật C4? Giải thích. Câu 2: Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong cơ thể Động vật Câu 2.1: Vì sao tim hoạt động suốt đời mà không mỏi? Nếu tim của một người phụ nữ đập 60 lần trong một phút, khối lượng máu trong tim cô ta là 120ml vào cuối tâm trương và 75 ml ở cuối tâm thu, lượng máu bơm/ phút của người phụ nữ đó bằng bao nhiêu? Câu 2.2: Mô tả hoạt động trao đổi khí ở cá xương? Tại sao vớt cá lên cạn sau một thời gian sẽ bị chết? Câu 2.3: Trình bày cơ chế hình thành điện thế nghỉ? 6
  8. Câu 3: Cảm ứng, sinh trưởng và phát triển ở thực vật Câu 3.1: Các hoocmôn sinh trưởng có tác động như thế nào đến tính cảm ứng của thực vật? Giải thích? Câu 3.2: Tại sao AAB được xem như là một hoocmôn của sự già hóa đồng thời là hooc môn của “stress” ở thực vật. Câu 3.3: Cây Thanh long ở miền nam nước ta thường ra hoa, kết quả từ cuối tháng 3 đến tháng 9 dương lịch. Trong những năm gần đây, vào khoảng tháng 10 đến tháng 01 năm sau, người nông dân ở một số địa phương miền Nam áp dụng biện pháp kĩ thuật “thắp đèn” nhằm kích thích cây ra hoa trái vụ. Hãy giải thích cơ sở khoa học của việc áp dụng biện pháp trên? Câu 3.4: Trên một cây bạch đàn non cao 5m, một người đóng 2 đinh dài theo chiều nằm ngang và đối diện nhau vào thân, ở độ cao 1,0m. Sau nhiều năm, cây bạch đàn đã cao 10m. Chiều cao nơi đóng đinh so với mặt đất và khoảng cách của 2 đinh có thay đổi không? Giải thích? Câu 4: Cảm ứng, sinh trưởng và phát triển ở động vật Câu 4.1: GH (hoocmon sinh trưởng) và tiroxin đều kích thích quá trình sinh trưởng của động vật có xương sống nhưng tác dụng của chúng khác nhau như thế nào? Khi thiếu hay thừa mỗi loại hoocmon này ở trẻ em có biểu hiện ra sao? Câu 4.2: Có một bạn quan sát thấy hiện tượng rắn lột xác và kết luận: “Rắn là động vật phát triển qua biến thái hoàn toàn”. Theo em, kết luận của bạn đó có đúng không? Bằng kiến thức về sinh trưởng và phát triển của động vật hãy chứng minh quan điểm của em? Câu 5: Toán di truyền Câu 5.1: Lai ruồi đực thuần chủng có lông đuôi và ruồi cái thuần chủng không có lông đuôi thu được 100% con có lông đuôi. Cho các cá thể F1 giao phối với nhau được F2 với tỉ lệ phân li kiểu hình là 3 có lông đuôi: 1 không có lông đuôi, trong đó ở F2 tỉ lệ đực: cái là 1 : 1 nhưng tất cả các con không có lông đuôi đều là cái. Biện luận xác định quy luật di truyền chi phối tính trạng và viết sơ đồ lai từ P đến F2? Câu 5.2: Giả sử ở một loài động vật, ở thế hệ bố mẹ cho cá thể chân cao, mắt đỏ, dị hợp về cả ba cặp gen lai với cá thể đồng hợp lặn về cả ba cặp gen trên, thu được đời F1 gồm: 140 cá thể chân cao, mắt đỏ; 360 cá thể chân cao, mắt trắng; 640 cá thể chân thấp, mắt trắng; 860 cá thể chân thấp, mắt đỏ. Biện luận xác định quy luật di truyền chi phối mỗi tính trạng, quy luật di truyền chi phối hai tính trạng trên và kiểu gen của bố mẹ đem lai? TRƯỜNG THPT LÝ TỰ TRỌNG Câu 1: 1. Trong sản xuất nông nghiệp, việc xới xáo đất xung quanh gốc cây có tác dụng gì? Vì sao trong một số trường hợp rễ cây được cung cấp đủ nước hoặc thừa nước nhưng cây vẫn bị héo? 2. Tế bào nội bì, tế bào lông hút có cấu tạo phù hợp với chức năng như thế nào? 7
  9. 3. Cho một lọ glucozo, một lọ đựng axit pyruvic, một lọ đựng dịch nghiền tế bào chứa bào quan, một lọ đựng dịch nghiền tế bào không chứa bào quan, một lọ chứa ti thể. Hỏi: a. Có thể bố trí được bao nhiêu thí nghiệm về hô hấp tế bào b. Số thí nghiệm có CO2 bay ra? Đó là thí nghiệm nào? 4. Có 2 cây (A và B) hoàn toàn giống nhau được trồng trong điều kiện như nhau, nhưng chỉ khác nhau về chế độ chiếu sáng: Cây A được chiếu sáng bằng ánh sáng đỏ, cây B được chiếu sáng bằng ánh sáng trắng. Hỏi sau cùng một thời gian, sinh khối của cây nào tăng nhanh hơn? Vì sao? Câu 2: 1. Giải thích ngắn ngọn các hiện tượng sau a. Người già huyết áp thường cao hơn lúc trẻ. b. Phụ nữ mang thai thường thở nhanh hơn lúc không mang thai c. Nhịp tim của trẻ em thường cao hơn nhịp tim của người trường thành. d. Khi chữa bệnh truyền nhiễm ở trâu, bò bằng thuốc kháng sinh, người ta thường tim vào máu chứ không cho trâu, bò uống. 2. Một người bị nôn rất nhiều lần trong ngày do bị cảm. Bệnh nhân không những không giữ được nước và thức ăn đưa vào mà còn bị mất rất nhiều dịch vị. a. Tình trạng trên gây mất cân bằng nội môi theo cách nào? b. Các hệ cơ quan chủ yếu nào tham gia điều chỉnh lại cân bằng nội môi và các hệ cơ quan đó hoạt động như thế nào giúp đưa cân bằng nội môi trở về trạng thái bình thường? 3. Sự tiêu hóa hóa học ở dạ dày diễn ra như thế nào? Thức ăn sau khi được tiêu hóa ở dạ dày được chuyển xuống ruột từng đợt với lượng nhỏ có ý nghĩa gì? Trình bày cơ chế của hiện tượng trên? Câu 3: 1. Trạng thái trẻ và già của cây là do cân bằng của hai phytohoocmon nào quyết định? Nêu các vai trò sinh lí của hai phytohoocmon đó? 2. Người ta làm thí nghiệm đem ngắt quãng một lần thời gian che tối tới hạn vào ban đêm của một cây bằng một loại ánh sáng, cây đó đã không ra hoa. a. Cây đó là cây ngày dài hay cây ngày ngắn? Vì sao? b. Ánh sáng sử dụng để ngắt quãng phải là loại ánh sáng nào trong ba loại sau: ánh sáng trắng, ánh sáng đỏ, ánh sáng đỏ xa? Giải thích? 3. a. Ánh sáng nào có hiệu quả nhất đối với sự vận động theo ánh sáng của thực vật? b. Một bạn học sinh phát biểu: “hướng động xảy ra chậm còn ứng động xảy ra nhanh hơn”. Hãy cho biết điều đó đúng hay sai? Giải thích. c. Vận động của các bẫy bắt mồi của các cây ăn thịt thuộc loại vận động gì? Giải thích. Câu 4: 8
  10. 1. Giải thích cơ chế truyền tin qua xinap hóa học. Tại sao mặc dù có cả xinap điện lẫn xinap hóa học, nhưng đại bộ phận các xinap ở động vật lại là xinap hóa học? 2. Các loại phản xạ sau đây thuộc loại phản xạ gì? Hãy mô tả đường đi của xung thần kinh trong các cung phản xạ đó. - Da bị tím tái khi trời lạnh. - Chân co lại khi dẫm phải gai nhọn. 3. Vì sao trong tiểu phẫu, người ta thường dùng thuốc gây tê? Hãy giải thích cơ chế tác dụng của thuốc gây tê. 4. Trời rét ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật hằng nhiệt và động vật biến nhiệt như thế nào? Câu 5: 1. Một tế bào sinh dục của một loài chứa 2 cặp gen dị hợp tử Aa và Bb. a. Sự giảm phân bình thường của tế bào sinh dục nói trên thì có khả năng tạo ra những loại tinh trùng nào? b. Khi tiến hành phép lai giữa các cơ thể chứa 2 cặp gen trên với nhau. Hãy xác định sự xuất hiện các loại hợp tử? 2. Khi lai 2 cây quả bầu dục với nhau thu được F1 có tỉ lệ: 1 quả tròn : 2 quả bầu dục : 1 quả dài Biện luận viết sơ đồ lai từ P → F1 TRƯỜNG THPT THỰC HÀNH CAO NGUYÊN Câu 1: Trao đổi vật chất và năng lượng ở thực vật 1. Các yếu tố nào bên trong cơ thể đã ảnh hưởng trực tiếp lên sức hút nước của cây? Giả sử tế bào rễ ở 2 cây của một loài có áp suất thẩm thấu như nhau, một cây đặt trong phòng kín gió và ít ánh sáng, còn một cây đặt ngoài trời thoáng gió, nhiều ánh sáng. Sức hút nước của 2 cây này giống hay khác nhau? Giải thích? 2. Đôi khi người trồng táo ở Nhật Bản tạo 1 vết cắt hình xoắn ốc không gây chết xung quanh vỏ cây táo dự định sẽ loại bỏ sau mùa sinh trưởng. Cách làm này có tác dụng gì? Giải thích? 3. Nghiên cứu hệ số hô hấp (RQ) ở một số đối tượng, người ta thu được bảng số liệu sau: Đối tượng nghiên cứu Hệ số hô hấp 1. Các lá khác nhau có chứa nhiều đường 1,0 2. Hạt lúa mì nảy mầm 1,0 3. Hạt cây gai nảy mầm 0,65 4. Hạt cây gai chín 1,22 5. Quả táo chín 1,0 9
  11. - Toàn bộ 1,03 6. Quả chanh - Thịt quả 2,09 - Vỏ quả 0,99 Từ bảng trên ta có thể rút ra những kết luận gì? 4. Trên cùng một cây, lá ở phía ngoài nhiều ánh sáng và lá ở phía trong bóng râm ít ánh sáng có màu sắc và khả năng quang hợp khác nhau. Sự khác nhau đó như thế nào? Vì sao có sự khác nhau đó? Câu 2: Trao đổi vật chất và năng lượng ở động vật 1. Tại sao thức ăn gần như không được hấp thu ở dạ dày mà chỉ được hấp thu càng lúc càng mạnh ở những phần của ruột non kể từ sau tá tràng? Vai trò chủ yếu của dạ dày trong sự tiêu hóa thức ăn là gì? 2. Trao đổi khí bằng hệ ống khí ở sâu bọ và hệ ống khí trong phổi của chim có gì khác nhau? Vì sao nói trao đổi khí ở chim đạt hiệu quả cao nhất so với các động vật trên cạn? 3. Hãy cho biết hai biến đổi cơ bản nhất ở tim và động mạch của thai nhi so với người trưởng thành. Nếu sau khi sinh, hai biến đổi đó không hoàn thiện thì sẽ gây hậu quả gì? Tại sao nút nhĩ - thất làm chậm sự truyền đạt xung điện từ nút xoang nhĩ tới các tâm thất lại là vấn đề quan trọng? Câu 3: Cảm ứng - Sinh trưởng, phát triển ở thực vật 1. Hoa hướng dương nở vào ban ngày và ngọn cây mang hoa hướng về phía mặt trời. Nêu những điểm giống và khác nhau giữa hai hoạt động trên của cây. 2. Giải thích cơ sở khoa học của việc làm sau: a. Bấm ngọn mướp b. Bấm ngọn su su c. Nhổ mạ lên rồi cấy lại d. Trồng khoai tây trái vụ e. Chấm dung dịch 2,4-D lên hoa cà chua f. Giấm chuối bằng đất đèn g. Hiện tượng nở hoa, cụp lá ở cây xấu hổ h. Thắp đèn sáng vào buổi tối cho cây thanh long 3. Thế nào là hiện tượng “sinh trưởng axit” của tế bào? Vai trò của auxin trong hiện tượng “sinh trưởng axit” của tế bào thực vật? Câu 4: Cảm ứng – Sinh trưởng, phát triển ở động vật 1. Vì sao trong tiểu phẫu người ta dùng thuốc gây tê? Hãy giải thích cơ chế tác dụng của thuốc gây tê? Đối với sợi thần kinh không có bao mielin và sợi thần kinh có bao mielin khi sự dụng thuốc gây tê thì loại nào bị gây tê nhanh hơn, tại sao? 10
  12. 2. Khi bị stress thì hoocmon nào tiết ra? Nếu stress kéo dài gây hậu quả gì cho người? Giải thích lượng cortizon, ađrenalin, insulin, glucagon sẽ thay đổi như thế nào ở một người đã không ăn trong vòng 24 giờ? 3. Tại sao sâu non phải qua nhiều lần lột xác mới thành nhộng và sau đó thành bướm? 4. Dựa vào đặc điểm sinh trưởng phát triển ở một số loài động vật, hãy giải thích: a. Để tránh bị bệnh sốt xuất huyết, người dân không nên để nước đọng lâu ngày ở các dụng cụ gia đình như xô, chậu, thùng b. Bướm không phá hoại mùa màng nhưng nông dân vẫn bẫy loại bỏ Câu 5: Câu 5.1: Ở một loài thực vật, tính trạng hình dạng quả do hai gen không alen phân li độc lập cùng quy định. Khi trong kiểu gen có mặt đồng thời cả hai alen trội A và B cho quả dẹt, khi chỉ có một trong hai alen trội cho quả tròn và khi không có alen trội nào cho quả dài. Tính trạng màu sắc hoa do một gen có 2 alen quy định, alen D quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định hoa trắng. Cho cây (P) quả tròn, hoa trắng giao phấn với cây quả tròn, hoa đỏ thu được F1 đồng loạt quả dẹt, hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn, thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 6 cây quả dẹt, hoa đỏ : 5 cây quả tròn, hoa đỏ : 3 cây quả dẹt, hoa trắng : 1 cây quả tròn, hoa trắng : 1 cây quả dài, hoa đỏ. Biết rằng cấu trúc nhiễm sắc thể không thay đổi trong giảm phân, hãy biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2. Câu 5.2: Ở người, thiếu răng hàm là một tính trội, trong khi đó chứng bạch tạng và bệnh Tay-sách (không tổng hợp được enzim hexosaminidaza) là các tính trạng lặn. Các gen quy định các tính trạng này nằm trên các nhiễm sắc thể thường khác nhau. Nếu một người đàn ông có răng hàm và dị hợp tử về cả hai căn bệnh bạch tạng và Tay- sách lấy một phụ nữ dị hợp tử về cả 3 gen nói trên, thì sác xuất bao nhiêu đứa con đầu lòng của họ: 1. Có răng hàm, bị bạch tạng và Tay-sách? 2. Thiếu răng hàm hoặc bị bạch tạng? TRƯỜNG THPT NGUYỄN THỊ MINH KHAI Câu 1: 1. Trên cùng 1 cây, lá ở phía ngoài nhiều ánh sáng và lá ở phía trong bóng râm có ít ánh sáng có màu sắc và khả năng quang hợp khác nhau. Sự khác nhau đó như thế nào? Vì sao có sự khác nhau đó? 2. Tại sao quá trình quang hợp ở thực vật C3 và thực vật CAM đều bị kìm hãm do hàm lượng O2 cao, nhưng ở thực vật C3 xảy ra hô hấp sáng mà thực vật CAM lại không có? Câu 2: 1. Giải thích vì sao người ta có thể chọn ba phương pháp: Xác định điểm bù CO2, giải phẫu lá và nhu cầu nước để phân biệt cây C3 với cây C4. 2. 11
  13. - Trong điều kiện nào và ở loại thực vật nào thì hô hấp sáng có thể xảy ra? Giải thích. - Nếu khí hậu trong một vùng địa lí tiếp tục trở nên nóng và khô hơn thì thành phần của các loại thực vật (C3, C4 và CAM) ở vùng đó sẽ thay đổi như thế nào? Câu 3: Nhịp tim của ếch trung bình 60 lần/phút. Trong 1 chu kỳ tim, tỉ lệ của các pha tương ứng là 1: 3: 4. Xác định thời gian tâm nhĩ và tâm thất được nghỉ ngơi. Câu 4: 1. Giải thích cơ chế truyền tin qua xinap hóa học. Tại sao mặc dù có cả xinap điện lẫn xinap hóa học, nhưng đại bộ phận các xinap ở động vật lại là xinap hóa học? 2. Để tối ưu hóa hiệu quả trao đổi khí thì bề mặt hô hấp phải có những đặc điểm gì? Giải thích đặc điểm cấu tạo cơ quan hô hấp của chim thích nghi với đời sống bay lượn. Câu 5: 1. Nêu vai trò của axit abxixic và êtilen đối với sự sinh trưởng của thực vật. 2. Nêu các yếu tố kích thích thực vật mở khí khổng vào lúc mặt trời mọc. Vì sao thực vật CAM có thể đóng khí khổng vào ban ngày và mở vào ban đêm? Câu 6: Các cây của 1 loài thực vật chỉ ra hoa trong điều kiện chiếu sáng tối đa là 12 giờ/ngày. Trong một thí nghiệm, người ta chiếu sáng các cây này mỗi ngày liên tục 12 giờ và để trong tối 12 giờ. Tuy nhiên, mỗi đêm lại được ngắt quãng bằng cách chiếu ánh sáng trắng kéo dài một vài phút. Hãy cho biết các cây được trồng trong điều kiện thí nghiệm như vậy có ra hoa không? Giải thích. Câu 7: Cơ chế nào đảm bảo nhu cầu nước đối với động vật ở cạn? Giải thích vì sao bò sát, lạc đà thích nghi tốt với môi trường khô hạn, sa mạc. TRƯỜNG THPT LÊ HỒ NG PHONG Câu 1: a. Những nhóm sinh vâṭ nào có khả năng cố đinḥ nitơ không khí? Vi ̀ sao chúng có khả năng đó? b. Vai trò của nitơ đối vớ i đờ i sống cây xanh? Hãy nêu những nguồn nitơ chủ yếu cung cấp cho cây? c. Chứ ng minh mối quan hê ̣chăṭ che ̃ giữa quá trình hô hấp vớ i quá trình dinh dưỡng khoáng và trao đổi nitơ. Con ngườ i đã vâṇ dung̣ những hiểu biết về mối quan hê ̣này vào trong thưc̣ tiễn trồng trọt như thế nào? 12
  14. Câu 2: a. Taị sao trong hoaṭ đông̣ tiêu hóa, chất béo vừ a đươc̣ coi là chất tiêu hóa khó khăn nhất cũng vừ a là chất dễ tiêu hóa nhất so vớ i thứ c ăn là đườ ng hay protein? b. Dưạ vào hiểu biết về cơ chế điều hòa hô hấp, haỹ giải thích: Môṭ người có sứ c khỏe bình thườ ng, sau khi chủ đông̣ hít thở nhanh và sâu môṭ lúc ngườ i này lăṇ đươc̣ lâu hơn, taị sao? Ngườ i này lăṇ đươc̣ lâu hơn sau khi thở nhanh và sâu có thể gây nguy cơ xấu nào cho cơ thể? c. Taị sao những ngườ i bi ̣tiểu đườ ng laị thườ ng tiểu tiêṇ nhiều? Môṭ số loài đông̣ vâṭ vừ a có thể thải sản phẩm bài tiết ở dang̣ NH3 vừ a có thể thải ở dang̣ axit uric trong các giai đoaṇ khác nhau của vòng đờ i. Đây là nhóm đông̣ vâṭ nào và taị sao chúng có đươc̣ khả năng như vây?̣ d. Khi nào renin đươc̣ tiết ra? Renin có tác dung̣ gì? Câu 3: a. Hoa súng nở vào buổi sáng, khi chiều đến chúng khép cánh laị và se ̃ mở ra tiếp tuc̣ vào sáng hôm sau. Đây là loaị vâṇ đông̣ gì? Có thể giải thích cho hiêṇ tương̣ này như thế nào? b. Tương quan giữa 2 hoocmon auxin và xitokynin tham gia điều chỉnh 2hieenj tương̣ phổ biến nào ở thưc̣ vât?̣ Giải thich́ rõ. Vì sao không nên sử dung̣ auxin nhân taọ cho những nông sản trưc̣ tiếp làm thứ c ăn cho người và đông̣ vât?̣ c. Cây dài ngày có đô ̣dài ngày tiêu chuẩn là 14h se ̃ ra hoa: Xét quang chu ki ̀ sau: 13h chiếu sáng/6h trong tối/bâṭ sáng trong tối/5h trong tối. Cây có thể ra hoa trong quang chu kì trên đươc̣ không? Vì sao? d. Hãy giải thich́ hiêṇ tương̣ lúa điếc ở đườ ng cao tốc, thắp đèn mùa đông vớ i vườ n thanh long và mía. Câu 4: a. Giải thích cơ chế truyền tin qua xinap hóa học. Tại sao mặc dù có cả xinap điện lẫn xinap hóa học, nhưng đại bộ phận các xinap ở động vật lại là xinap hóa học? b. Ở trẻ em khi trong thứ c ăn và nướ c uống thiếu iốt se ̃ gây ra những hâụ quả gì? Taị sao? c. Tuyến yên là môṭ tuyến rất quan trong̣ trong cơ thể ngườ i. Em hãy cho biết tuyến yên ảnh hưở ng như thế nào đến bênḥ lùn cân đối, bênḥ khổng lồ? Câu 5: Cho cá thể F1 di ̣hơp̣ 2 căp̣ alen tư ̣ thu ̣phấn. Khi nào thì thế hê ̣F2 có tỉ lê ̣kiểu gen và kiểu hình giống nhau trong hai trườ ng hơp:̣ Di truyền Menđen và di truyền liên kết không hoàn toàn. a. Giải thích và viết sơ đồ lai cho mỗi trườ ng hơp?̣ b. Hai trườ ng hơp̣ trên có thể coi là môṭ hay không? Vì sao? TRƯỜNG THPT NGUYỄN CÔNG TRỨ 13
  15. Câu 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật 1.1 Vai trò hô hấp của rễ đối với trao đổi khoáng ở thực vật? 1.2 Giải thích các hiện tượng sau trên cơ sở hiện tượng hút nước và thoát nước của cây xanh: a. Hiện tượng rỉ nhựa và ứ giọt. b. Khi bón nhiều phân đạm vào gốc thì cây bị héo. c. Khi mưa lâu ngày, đột ngột nắng to thì cây héo. d. Người ta thường xới xáo, làm cỏ sục bùn cho một số cây trồng. 1.3 Nhóm vi sinh vật nào có khả năng cố định nitơ khí quyển? Cho biết điều kiện để mỗi nhóm thực hiện được quá trình cố đinh đạm? Câu 2: chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật Bò và thỏ đều sử dụng nguồn thức ăn là thực vật. Nêu những điểm giống nhau và những điểm khác nhau cơ bản về quá trình tiêu hóa xenlulôzơ giữa bò và thỏ? Vì sao trâu, bò chỉ ăn cỏ (chứa chủ yếu là xenlulôzơ, rất ít đạm và chất béo) mà vẫn cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng cho cơ thể? Đối chiếu với các đặc điểm đảm bảo hiệu quả trao đổi khí. Hãy lí giải tại sao trao đổi khí của cá xương đạt hiệu quả cao nhất khi ở môi trường nước nhưng không thích hợp khi ở môi trường cạn? Tại sao hệ tuần hoàn hở chỉ thích nghi với động vật ít hoạt động, trong khi đó côn trùng hoạt động tích cực nhưng lại có hệ tuần hoàn hở? Tại sao cùng là động vật có xương sống, cá có hệ tuần hoàn đơn còn chim, thú có hệ tuần hoàn kép? Câu 3: Sinh trưởng và phát triển ở thực vật 3.1 Ghép các ý của cột A phù hợp với các ý của cột B A B 1 Ức chế hạt nảy mầm a Auxin 2 Tạo chồi ở mô sẹo b Giberelin 3 Đóng mở khí khổng c Xitokinin 4 Hướng động d Axit Abxixic 5 Tăng trưởng lóng cây 1 lá mầm e Êtylen 6 Kích thích mô sẹo ra rễ 7 Phát triển chồi bên 8 Tạo quả sớm 14
  16. 3.2. a. Tại sao người ta không dùng ánh sáng đỏ xa để ngắt quãng đêm của cây để ức chế sự ra hoa của cây ngày ngắn và kích thích sự ra hoa của cây ngày dài? b. Khi cây tre cao được 50 – 70 cm nhưng vì lí do nào đó bị gãy phần ngọn măng. Hãy cho biết măng có tiếp tục cao lên nữa và phát triển thành cây không? Giải thích? 3.3 Phân biệt cử động của lá cây trinh nữ về bản chất, cơ chế, tính chất biểu hiện, ý nghĩa của 2 trường hợp : Khi va chạm cơ học Buổi sáng – chiều tối Câu 4: Cảm ứng, sinh trưởng và phát triển ở động vật 4.1 Cho thí nghiệm sau: * Chiết rút sắc tố : Lấy khoảng 2 – 3g lá tươi, cắt nhỏ, cho vào cối sứ, nghiền với một ít axêtôn 80% cho thật nhuyễn, thêm axêtôn, khuấy đều, lọc qua phễu lọc vào bình chiết, ta thu được hỗn hợp sắc tố màu xanh lục. * Tách các sắc tố thành phần: Lấy một lượng benzen gấp đôi lượng dung dịch vừa chiết, đổ vào bình chiết, lắc đều rồi để yên. Vài phút sau quan sát bình chiết sẽ thấy dung dịch màu phân thành hai lớp : Lớp dưới có màu vàng là màu của carôten hòa tan trong benzen. Lớp trên có màu xanh lục là màu của clorophyl hòa tan trong axêtôn. a. Vì sao phải tách chiết sắc tố bằng dung môi hữu cơ ? b. Dựa vào nguyên tắc nào để tách được các nhóm sắc tố ra khỏi hỗn hợp ? 4.2 Dựa vào đặc điểm cấu tạo và sự dẫn truyền hưng phấn qua xi náp, hãy giải thích tác dụng của các loại thuốc atropin đối với người và dipteric đối với giun ký sinh trong hệ tiêu hóa của lợn? 4.3 Nêu vai trò của hoocmon tirôxin? Tại sao trong thức ăn và nước uống thiếu iot, động vật non và trẻ em chậm hoặc ngừng lớn, chịu lạnh kém, não ít nếp nhăn, trí tuệ thấp? 4.4 a. Tại sao trước khi tiến hành mổ lộ tim ếch thì người ta tiến hành hủy tủy mà không hủy não? b. Sau khi mổ lộ tim ếch, nhịp tim ếch thay đổi như thế nào trong các trường hợp sau: - Kích thích dây đối giao cảm. - Kích thích vào giây giao cảm. - Nhỏ vài giọt adrenalin 1/100.000. - Nhỏ nước ngâm thuốc lá. - Nhỏ axetylcolin. 15
  17. Câu 5: Bài tập di truyền 5.1 Ở một loài động vật lưỡng bội, tính trạng màu mắt được quy định bởi một gen nằm trên nhiễm sắc thể thường và có 4 alen, các alen trội là trội hoàn toàn. Người ta tiến hành các phép lai sau: Phép lai Kiểu hình P Tỉ lệ kiểu hình ở F1 (%) Đỏ Vàng Nâu Trắng 1 Cá thể mắt đỏ x cá thể mắt nâu 25 25 50 0 2 Cá thể mắt vàng x cá thể mắt vàng 0 75 0 25 Biết rằng không xảy ra đột biến. Cho cá thể mắt nâu ở (P) của phép lai 1 giao phối với một trong hai cá thể mắt vàng ở (P) của phép lai 2. Theo lí thuyết, kiểu hình của đời con sẽ như thế nào? 5.2 Ở một loài động vật, khi cho cá thể cái (XX) mắt trắng giao phối với cá thể đực mắt đỏ, thế hệ F1 toàn mắt đỏ. Cho các cá thể F1 giao phối ngẫu nhiên, thế hệ F2 thu được tỉ lệ phân li kiểu hình như sau: - Giới cái: 3 mắt đỏ: 5 mắt trắng - Giới đực: 6 mắt đỏ: 2 mắt trắng Tìm qui luật chi phối tính trạng TRƯỜNG THPT TRƯỜNG CHINH Câu 1. a. Cấu tạo của lông hút của thực vật trên cạn phù hợp với chức năng hút nước và muối khoáng như thế nào? b. Vì sao tồn tại hai nhóm vi khuẩn cố định Nitơ: Nhóm tự do và nhóm cộng sinh? c. Để phân biệt cây C3 và cây C4 người ta tiến hành các thí nghiệm sau: - TN1: Đưa hai cây vào chuông thủy tinh kín và chiếu sáng liên tục. - TN2: Trồng cây trong nhà kính có thể điều chỉnh được nồng độ oxi. Hãy phân tích nguyên tắc của các thí nghiệm trên? d. Cho một túi hạt lúa đang nẩy mầm và các dụng cụ, hóa chất đầy đủ trong phòng thí nghiệm. - Hãy thiết kế một thí nghiệm để chứng minh hô hấp sinh CO2 và tỏa nhiệt - Vì sao lại sử dụng hạt lúa đang nẩy mầm để tiến hành thí nghiệm? Câu 2. a. Vì sao tim co bóp từng đợt mà máu chảy trong động mạch thành từng dòng liên tục? 16