Đề thi thử vào Lớp 10 lần thứ ba - Năm 2023-2024 môn Ngữ văn - Trường THCS&THPT Lương Thế Vinh (Có đáp án)

pdf 1 trang Phương Ly 05/07/2023 24800
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử vào Lớp 10 lần thứ ba - Năm 2023-2024 môn Ngữ văn - Trường THCS&THPT Lương Thế Vinh (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_thu_vao_lop_10_lan_thu_ba_nam_2023_2024_mon_ngu_van_t.pdf

Nội dung text: Đề thi thử vào Lớp 10 lần thứ ba - Năm 2023-2024 môn Ngữ văn - Trường THCS&THPT Lương Thế Vinh (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 LẦN THỨ BA TRƯỜNG THCS & THPT LƯƠNG THẾ VINH (CƠ SỞ I) NĂM HỌC 2023 -2024 Môn thi: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút Ngày thi: 23/04/2023 (đề thi gồm có 01 trang) Phần I (7,0 điểm): Trong văn bản Lặng lẽ Sa Pa có đoạn: [ ] Họa sĩ nhấp chén trà nóng ba ngày nay ông mới lại gặp, không giấu vẻ thích thú, tự rót lấy một chén nữa, nói luôn: - Ta thỏa thuận thế này. Chuyện dưới xuôi, mươi ngày nữa trở lại đây, tôi sẽ kể anh nghe. Tôi sẽ trở lại, danh dự đấy. Tôi cũng muốn biết yên lặng lúc một giờ sáng chon von trên cao nó thế nào. Bây giờ có cả ba chúng ta đấy, anh hãy kể chuyện anh đi. Sao người ta bảo anh là người cô độc nhất thế gian? Rằng anh “thèm” người lắm? [ ] Câu 1: (1,0 điểm) Nêu ý nghĩa nhan đề của văn bản Lặng lẽ Sa Pa. Câu 2: (1,0 điểm) Tại sao bác lái xe lại nhận xét về anh thanh niên “là người cô độc nhất thế gian” và “thèm người lắm”? Câu 3: (1,0 điểm) Trong truyện Lặng lẽ Sa Pa, nhà văn Nguyễn Thành Long đã viết: “Nghĩ cho cùng, “Lặng lẽ Sa Pa” là một bức chân dung” Theo em, đó là bức chân dung của ai, hiện ra trong cái nhìn và suy nghĩ của những nhân vật nào? Câu 4: (3,5 điểm) Dựa vào văn bản, em hãy viết đoạn văn theo phương pháp tổng - phân - hợp (khoảng 12 câu) trình bày suy nghĩ về tình yêu nghề, tinh thần trách nhiệm với công việc của nhân vật anh thanh niên trong truyện Lặng lẽ Sa Pa. Trong đoạn văn có sử dụng một thành phần phụ chú và một câu ghép (gạch chân và chú thích rõ). Câu 5: (0,5 điểm) Kể tên một văn bản khác trong chương trình Ngữ Văn lớp 9 cùng đề tài về lao động sản xuất và ghi rõ tên tác giả của văn bản đó. Phần II (3,0 điểm): Đọc văn bản sau: CHIẾC KÉN BƯỚM Có một anh chàng tìm thấy một cái kén bướm. Một hôm anh ta thấy kén hé ra một lỗ nhỏ. Anh ta ngồi hàng giờ nhìn chú bướm nhỏ cố thoát mình ra khỏi cái lỗ nhỏ xíu. Rồi anh ta thấy mọi việc không tiến triển gì thêm. Hình như chú bướm không thể cố được nữa. Vì thế, anh ta quyết định giúp chú bướm nhỏ. Anh ta lấy kéo rạch lỗ nhỏ cho to thêm. Chú bướm dễ dàng thoát ra khỏi cái kén nhưng thân hình nó thì sưng phồng lên, đôi cánh thì nhăn nhúm. Còn chàng thanh niên thì cứ ngồi quan sát với hi vọng một lúc nào đó thân hình chú bướm sẽ xẹp lại và đôi cánh đủ rộng hơn để nâng đỡ thân hình chú. Nhưng chẳng có gì thay đổi cả! Sự thật là chú bướm phải bò loanh quanh suốt quãng đời còn lại với đôi cánh nhăn nhúm và thân hình căng phồng. Nó sẽ không bao giờ bay được nữa. Có một điều mà người thanh niên không hiểu: cái kén chật chội khiến chú bướm phải nỗ lực mới thoát ra khỏi cái lỗ nhỏ xíu kia chính là quy luật của tự nhiên tác động lên đôi cánh và có thể giúp chú bướm bay ngay khi thoát ra ngoài. (Theo Nông Lương Hoài) Câu 1: (0,5 điểm) Tìm và chỉ rõ thành phần biệt lập trong câu văn in đậm. Câu 2: (0,5 điểm)Câu văn cuối cùng trong văn bản trên có ý nghĩa gì? Câu 3: (2,0 điểm) Từ nội dung văn bản trên và sự hiểu biết về xã hội, em hãy viết một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi nêu suy nghĩ về sự nỗ lực của bản thân mỗi người. * HẾT * Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.