Một số đề ôn luyện thi tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Ngữ văn 12
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số đề ôn luyện thi tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Ngữ văn 12", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- mot_so_de_on_luyen_thi_tot_nghiep_thpt_nam_2021_mon_ngu_van.docx
Nội dung text: Một số đề ôn luyện thi tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Ngữ văn 12
- MỘT SỐ ĐỀ ÔN LUYỆN THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2021 Bài thi: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề ĐỀ THI THỬ TN THPT MÔN NGỮ VĂN 2021 – ĐỀ SỐ 01 I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu : (1) Đặc điểm quan trọng thứ hai của năng lực cảm xúc là khả năng đi vào người đối diện, dựa vào những biểu cảm của họ và vào bối cảnh mà nhận biết và diễn giải được cảm xúc của họ. Khuôn mặt kia, ngôn ngữ cơ thể đó đang toát ra những điều gì, và nguyên do gì nằm sau chúng? Mặt khác, hiểu được sự vận hành cảm xúc của người khác cũng giúp người ta ý thức được về tác động của mình tới người kia, và qua đó điều chỉnh các biểu đạt của mình cho phù hợp. Một thực khách có thể vẫn khen món ăn của chủ nhà dù mình không thực sự thích, để người kia không bị tổn thương một cách không cần thiết. Ngược lại, người vô cảm là người thiếu khả năng đoán nhận được tác động của các hành vi hay lời nói của mình tới phong cảnh cảm xúc của người đối diện. Năng lực cảm xúc là một phần của năng lực xã hội, người có năng lực cảm xúc cao có khả năng hợp tác, nhận biết xung đột và giải quyết chúng một cách tích cực và qua đó xây dựng được các quan hệ giàu có và hài hòa cho mọi bên liên quan. (2) Cuối cùng, khía cạnh thứ ba của dạng năng lực này là khả năng điều hòa để ứng phó với các cảm xúc tiêu cực trong các tình huống khó khăn. Điều này giúp người ta kiểm soát được các xung động của mình, qua đó có thể thích ứng trước áp lực, uyển chuyển ứng phó trước những khó khăn của cuộc đời. Một ví dụ là tình huống bị khước từ. Thay vì bị nhấn chìm bởi giận dữ hay đau buồn khi nhu cầu của mình không được đáp ứng, người ta ghi nhận cảm giác tệ hại đang trỗi dậy bên trong mình, không chối bỏ nó, nhưng vẫn giữ được bình tĩnh để đối thoại, suy nghĩ hay tự khích lệ, và qua đó phục hồi nhanh hơn. (Trích Tìm mình trong thế giới hậu tuổi thơ, Đặng Hoàng Giang, NXB Hội Nhà Văn, 2020, tr.212-213) Câu 1. Xác định hình thức lập luận của đoạn văn thứ (2). Câu 2. Theo tác giả, người có năng lực cảm xúc sẽ ứng phó như thế nào trước tình huống bị khước từ? Câu 3. Dựa vào đoạn trích, anh/chị hãy cho biết thế nào là khả năng đi vào người đối diện? Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với quan điểm: Một thực khách có thể vẫn khen món ăn của chủ nhà dù mình không thực sự thích, để người kia không bị tổn thương một cách không cần thiết không? Vì sao? II. LÀM VĂN Câu 1 (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về sự cần thiết phải làm chủ cảm xúc của bản thân. Câu 2. Hỡi đồng bào cả nước, “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do. Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi” Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được. (Trích Tuyên nôn độc lập, Hồ Chí Minh) Page 1
- Phân tích cơ sở pháp lí của bản tuyên ngôn qua đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét về phong cách văn chính luận của Hồ Chí Minh qua bản “Tuyên ngôn độc lập”. HẾT ĐỀ THI THỬ TN THPT MÔN NGỮ VĂN 2021 – ĐỀ SỐ 02 I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Câu chuyện về bốn ngọn nến Trong phòng tối, có bốn ngọn nến đang cháy. Xung quanh thật yên tĩnh, đến mức người ta có thể nghe thấy tiếng thì thầm của chúng. Ngọn nến thứ nhất nói : Tôi là hiện thân của hòa bình. Cuộc đời sẽ như thế nào nếu không có tôi? Tôi thực sự quan trọng cho mọi người. Ngọn nến thứ hai lên tiếng : Còn tôi là hiện thân của lòng trung thành. Hơn tất cả, mọi người đều phải cần đến tôi. Đến lượt mình, ngọn nến thứ ba nói : Tôi là hiện thân của tình yêu. Tôi mới thực sự quan trọng. Hãy thử xem cuộc sống sẽ như thế nào nếu thiếu đi tình yêu? Đột nhiên, cánh cửa chợt mở tung, một cậu bé chạy vào phòng. Một cơn gió ùa theo làm tắt cả ba ngọn nến. “Tại sao cả ba ngọn nến lại tắt ?” – cậu bé sửng sốt nói. Rồi cậu bé òa lên khóc. Lúc này, ngọn nến thứ tư mới lên tiếng: Đừng lo lắng, cậu bé. Khi tôi vẫn còn cháy thì vẫn có thể thắp sáng lại cả ba ngọn nến kia. Bởi vì, tôi chính là niềm hy vọng. Lau những giọt nước mắt còn đọng lại, cậu bé lần lượt thắp sáng lại những ngọn nến vừa tắt bằng ngọn lửa của niềm hy vọng. (Trích “Những bài học về cuộc sống”, NXB Thanh Niên, 2005) Câu 1. Ngọn nến thứ nhất, thứ hai và thứ ba nói gì về mình? Câu 2. Nêu nội dung chính mà văn bản đề cập đến. Câu 3. Từ câu nói của ngọn nến thứ ba: Tôi là hiện thân của tình yêu, anh/chị hiểu như thế nào về vai trò của tình yêu trong cuộc sống? Câu 4. Đối với anh/chị, trong bốn ngọn nến trên ngọn nến nào là quan trọng nhất? Vì sao? II. LÀM VĂN ( 7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Từ nội dung của văn bản ở phần Đọc - hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bày tỏ suy nghĩ về vai trò của niềm hi vọng đối với mỗi người trong cuộc sống. Câu 2 (5,0 điểm) Mở đầu bản Tuyên ngôn độc lập - Hồ Chí Minh viết: Hỡi đồng bào cả nước, “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc". Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do. Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi.” Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được. (Trích SGK Ngữ văn 12 tập 1- NXB Giáo dục Việt Nam 2016) Anh chị hãy phân tích đoạn trích trên. Từ đó nhận xét về nghệ thuật lập luận trong phần mở đầu của Tuyên ngôn độc lập. Page 2
- HẾT ĐỀ THI THỬ TN THPT MÔN NGỮ VĂN 2021 – ĐỀ SỐ 03 I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Thế giới hiện đại phát triển quá nhanh khiến cho nhiều người cảm thấy chỉ một khắc chậm chân đã tụt lại phía sau quá xa. Lấy việc đó làm động lực để bước tiếp hay chịu thua và bị trói buộc vào cuộc sống nhàm chán, đơn điệu hàng ngày là sự lựa chọn của mỗi người; thế nhưng thế giới vĩnh viễn sẽ không bao giờ thu nhỏ lại, vậy nên tầm nhìn của bạn cần phải to lớn hơn. Bạn có biết rằng, từ “Sekai” trong tiếng Nhật có nghĩa là “thế giới”; nhưng trong đó bản thân từ “kai” lại vừa có nghĩa là “giải”- “phát triển”; lại có nghĩa là “đáng giá”? Điều đó có nghĩa là, mỗi cuộc dấn thân, mỗi chuyến phiêu lưu tìm hiểu thế giới này đều là những trải nghiệm cần thiết và quý báu. Thay vì dính chặt lấy cuộc sống thường nhật tẻ nhạt và nhàm chán, nhiều bạn trẻ giờ đây đã chọn cách mạnh mẽ thể hiện bản thân mình, trải nghiệm cuộc sống bằng những chuyến đi xa, những cuộc gặp gỡ, kết giao thú vị. Có thể nói, đó chính là những người trẻ chọn việc không ngừng phấn đấu và tiến về phía trước, và sẽ là những người thu vào trong tầm mắt phần rộng lớn và tươi đẹp nhất của thế giới này ( ). Vậy nên hãy luôn khát khao bám đuổi theo cái tôi mới mẻ và bứt phá; mạnh dạn chấp nhận những thử thách của cuộc sống để bước chân ra khỏi vùng an toàn của chính mình, bạn nhé ! Bởi cuộc đời chỉ thực sự trở nên hoàn hảo khi tầm nhìn của bạn rộng mở hơn. ( gi 2120181211181847470.htm) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. Câu 2. Theo tác giả, để thay vì cuộc sống thường nhật tẻ nhạt và nhàm chán, nhiều bạn trẻ giờ đây đã chọn cách sống như thế nào? Câu 3. Nêu tác dụng của việc giải thích từ “Sekai” trong tiếng Nhật của văn bản? Câu 4. Anh/ chị có đồng tình với quan điểm “thế giới vĩnh viễn sẽ không bao giờ thu nhỏ lại, vậy nên tầm nhìn của bạn cần phải to lớn hơn” được nêu trong văn bản hay không? Vì sao? II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày về ý nghĩa của việc “Mạnh dạn chấp nhận những thử thách của cuộc sống” đối với tuổi trẻ trong cuộc sống hôm nay. Câu 2 (5 điểm) Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi! Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi. Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi, Mường Lát hoa về trong đêm hơi. Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm, Heo hút cồn mây, súng ngửi trời. Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống, Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi. Anh bạn dãi dầu không bước nữa, Gục lên súng mũ bỏ quên đời! Chiều chiều oai linh thác gầm thét, Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người. Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói, Page 3
- Mai Châu mùa em thơm nếp xôi. ( Trích Tây tiến, Quang Dũng, Ngữ văn 12, tập 1, NXB GD 2020) Cảm nhận về thiên nhiên Tây Bắc trong đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét về chất nhạc, họa trong đoạn thơ. HẾT ĐỀ THI THỬ TN THPT MÔN NGỮ VĂN 2021 – ĐỀ SỐ 04 I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu: Trong cuộc sống không có điều gì diễn ra mà không có ý nghĩa đối với con người. Ngay một vở kịch dở, một cuốn sách nhạt nhẽo, nếu biết xem nó, đọc nó, vẫn có thể rút ra những điều bổ ích. Đặc biệt, một sai lầm, thậm chí một sai lầm nghiêm trọng của ai đó càng có ý nghĩa đối với những người chứng kiến nó, hiểu rõ về nó. Một sai lầm do chuẩn bị không đầy đủ của ai đó rất bổ ích cho những người tinh thần trách nhiệm còn hạn chế hay tư tưởng chủ quan, tác phong đại khái. Một sai lầm của ai đó do áp dụng trật kỹ thuật, do biện pháp thực thi không thích hợp cũng rất có lợi cho những cán bộ chuyên môn chưa thành thạo nghề nghiệp. Một sai lầm của ai đó do thiếu sự phối hợp tốt giữa các bộ phận do quy trình thực hiện nó lộn xộn lại rất có ích về mặt tổ chức cho những người đóng vai trò tổ chức điều hành. Đó là những bài học kinh nghiệm. Thành ngữ của phương Đông "Sai lầm của người này là bài học của người khác" là rất chính xác. Tất nhiên, nhấn mạnh điều này không hề có ý nghĩa khuyến khích mắc sai lầm. Bởi một trong những yêu cầu hạnh phúc của con người là ít mắc sai lầm và đạt nhiều thắng lợi. (Trích Phong cách sống của người đời – Nhà báo Trường Giang) Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2 (0,5 điểm): Xác định biện pháp tu từ trong các câu sau: Một sai lầm do chuẩn bị không đầy đủ của ai đó rất bổ ích cho những người tinh thần trách nhiệm còn hạn chế hay tư tưởng chủ quan, tác phong đại khái. Một sai lầm của ai đó do áp dụng trật kỹ thuật, do biện pháp thực thi không thích hợp cũng rất có lợi cho những cán bộ chuyên môn chưa thành thạo nghề nghiệp. Một sai lầm của ai đó do thiếu sự phối hợp tốt giữa các bộ phận do quy trình thực hiện nó lộn xộn lại rất có ích về mặt tổ chức cho những người đóng vai trò tổ chức điều hành. Câu 3 (1,0 điểm): Vì sao nói “Sai lầm của người này là bài học của người khác”? Câu 4 (1,0 điểm): Anh/chị rút ra bài học gì từ đoạn trích trên? II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm). Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa việc biết sửa chữa sai lầm của bản thân. Câu 2 (5,0 điểm) Cảm nhận vẻ đẹp hình tượng người lính Tây Tiến trong đoạn thơ sau. Từ đó hãy nhận xét về bút pháp hiện thực và lãng mạn trong thơ Quang Dũng. “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá giữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm Rải rác biên cương mồ viên xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu anh về đất Sông mã gầm lên khúc độc hành” Page 4
- ( Trích Tây tiến – Quang Dũng, Ngữ văn 12, tập 1. NXB Giáo dục). HẾT ĐỀ THI THỬ TN THPT MÔN NGỮ VĂN 2021 – ĐỀ SỐ 05 I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu : Các anh đứng như tượng đài quyết tử Thêm một lần Tổ quốc được sinh ra Dòng máu Việt chảy trong hồn người Việt Đang bồn chồn thao thức với Trường Sa Khi hy sinh ở đảo đá Gạc Ma Họ đã lấy ngực mình làm lá chắn Để một lần Tổ quốc được sinh ra Máu của họ thấm vào lòng biển thẳm Cờ Tổ quốc phất lên trong mưa đạn Phút cuối cùng đảo đá hóa biên cương Họ đã lấy thân mình làm cột mốc Chặn quân thù trên biển đảo quê hương Họ đã hóa cánh chim muôn dặm song Hướng về nơi đất mẹ vẫn mong chờ Nếu mẹ gặp cánh chim về từ biển Con đấy mà, mẹ đã nhận ra chưa! (Trích Tổ quốc ở Trường Sa, Nguyễn Việt Chiến, Báo Thanh Niên 27/5/20212) Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào? Câu 2. Chỉ ra hai từ ngữ thể hiện tình cảm của tác giả đối với Trường Sa ở khổ thô đầu. Câu 3. Những dòng thơ sau giúp anh/chị hiểu gì về phẩm chất của những người chiến sĩ: Khi hy sinh ở đảo đá Gạc Ma Họ đã lấy ngực mình làm lá chắn Để một lần Tổ quốc được sinh ra Máu của họ thấm vào lòng biển thẳm Câu 4. Anh/chị hãy nhận xét về tình cảm của tác giả đối với người lính bào vệ biển đảo quê hương được thể hiện trong đoạn trích. II. LÀM VĂN (7 điểm) Câu 1 (2 điểm) Từ đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh chị về ý nghĩa sự quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh của những chiến sĩ ở đảo Gạc Ma. Câu 2 (5,0 điểm): Trong bài thơ Tây Tiến, tác giả Quang Dũng đã nhớ lại con đường hành quân của người lính qua những dốc núi: “Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.” Khổ sau, nhà thơ tái hiện kỉ niệm một chiều sương cao nguyên: “Người đi Châu Mộc chiều sương ấy Page 5
- Có thấy hồn lau nẻo bến bờ Có nhớ dáng người trên độc mộc Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa” (Quang Dũng - Tây Tiến, Ngữ văn 12, tập 1, NXB GDVN, 2017, tr88&89) Cảm nhận của anh/chị về bức tranh thiên nhiên và con người ở hai đoạn trích trên, từ đó nhận xét về bút pháp lãng mạn của nhà thơ Quang Dũng. HẾT ĐỀ THI THỬ TN THPT MÔN NGỮ VĂN 2021 – ĐỀ SỐ 06 I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Không ai có thể đạt được thành công mà chỉ dựa vào bản thân mình. Nếu bạn muốn đóng cửa với thế giới, cánh cửa đó sẽ giam hãm chính bạn lại. Chúng ta có thể nhận sự trợ giúp của người khác khi cần. Hãy có một trái tim biết ơn và nhanh chóng nhận biết ai là người đã giúp đỡ bạn . Đồng thời, bạn hãy khiến mình trở thành không thể thay thế đối với một ai đó. Rất dễ dàng để đổ lỗi cho người khác vì những gì bạn không đạt được, nhưng bạn đã bao giờ biết ơn họ vì những thành công mà bạn có chưa? Tầm nhìn hạn hẹp khiến bạn nghĩ rằng chẳng ai làm việc chăm chỉ như bạn cả. Tầm nhìn đó là kẻ thù của làm việc theo nhóm. Đó là cánh cửa mời sự chia rẽ và xung đột bước vào. Những gánh nặng sẽ giảm bớt khi mọi người cùng nhau góp sức Nếu bạn không tin ai khác ngoài bản thân mình, bạn sẽ sống trong một thế giới vô cùng nhỏ bé. Người mà tự cho là mình biết hết rồi thì sẽ chẳng biết thêm được điều gì nữa. Tất cả những người vĩ đại đều được ai đó giúp đỡ. Bạn càng bước lên cao hơn trên nấc thang sự nghiệp thì bạn sẽ càng cần nhiều người ở bên cạnh mình.Wilson đã từng nói:“Tôi không chỉ sử dụng bộ não của mình mà cả của những người khác nữa”. Đằng sau thành công của một người luôn có bóng dáng của những người hỗ trợ. Hãy làm việc với người khác. Bạn sẽ không thể có thành công lâu dài nếu thiếu đi những mối quan hệ tích cực. ( Theo Sinh ra là một bản thể, đừng chết như một bản sao- NXB Lao động ) Câu 1. Xác định nội dung chính được đề cập trong đoạn trích trên? Câu 2. Theo tác giả: Người đạt được thành công phải như thế nào? Câu 3. Tại sao tác giả lại cho rằng: Người mà tự cho là mình biết hết rồi thì sẽ chẳng biết thêm được điều gì nữa.? Câu 4. Bằng trải nghiệm thực tế, hãy cho biết ít nhất 02 tác dụng của hoạt động làm việc nhóm trong học tập? II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm). Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) bàn về ý kiến nêu trong đoạn trích trên: Những gánh nặng sẽ giảm bớt khi mọi người cùng nhau góp sức. Câu 2 (5.0 điểm) Trong bài thơ “Việt Bắc”, Tố Hữu có viết: “Ta về mình có nhớ ta Ta về ta nhớ những hoa cùng người Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng Ngày xuân mơ nở trắng rừng Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang Ve kêu rừng phách đổ vàng Nhớ cô em gái hái măng một mình. Page 6
- Rừng thu trăng rọi hòa bình Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung” (Trích Việt Bắc - Tố Hữu Ngữ văn 12, tập 1, NXB GD Việt Nam,Tr.111) Cảm nhận của anh (chị) về hình tượng thiên nhiên và con người Việt Bắc trong đoạn thơ trên. Từ đó, rút ra nhận xét về tính dân tộc trong thơ Tố Hữu. HẾT ĐỀ THI THỬ TN THPT MÔN NGỮ VĂN 2021 – ĐỀ SỐ 07 I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu : Bạn không cần phải trở thành người số một Vì bạn vốn đã là một người đặc biệt duy nhất Tôi ngắm nhìn vô vàn những bông hoa xếp trước cửa hàng Mỗi người đều có một loài hoa mình thích Nhưng bông hoa nào cũng rất đẹp Không có bông nào tranh giành ngôi số một Chúng chỉ đứng kiêu hãnh trong bình Vậy tại sao con người chúng ta lại phải so bì với nhau như thế? Tại sao chúng ta muốn trở thành người số một, khi tất cả chúng ta đều khác biệt? Đúng vậy, mỗi chúng ta đều là bông hoa duy nhất trên thế giới này Chúng ta đều có hạt giống của riêng mình Và chỉ cần cố hết sức để hạt giống ấy nở hoa. (Lời bài hát Bông hoa duy nhất trên thế giới, Noriyuki Makihara) Câu 1: Theo tác giả, tại sao “Bạn không cần phải trở thành người số một” ? Câu 2: Hãy chỉ ra biện pháp tu từ được thể hiện trong các câu sau: Không có bông nào tranh giành ngôi số một Chúng chỉ đứng kiêu hãnh trong bình Câu 3: Từ “hạt giống” trong câu “Chúng ta đều có hạt giống của riêng mình. Và chỉ cần cố hết sức để hạt giống ấy nở hoa” có nghĩa là gì? Câu 4: Anh/chị hãy nhận xét về thông điệp được tác giả thể hiện trong đoạn trích? II. LÀM VĂN (7.0 điểm). Câu 1 (2.0 điểm). Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về những việc cần làm để phát huy giá trị của bản thân. Câu 2 (5,0 điểm) “-Mình đi, có nhớ những ngày Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù? Mình về, có nhớ chiến khu Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai? Mình về, rừng núi nhớ ai Trám bùi để rụng, măng mai để già. Mình đi, có nhớ những nhà Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son Mình về, còn nhớ núi non Page 7
- Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh Mình đi, mình có nhớ mình Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa? - Ta với mình, mình với ta Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh Mình đi, mình lại nhớ mình Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu (Trích Việt Bắc,Tố Hữu, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr.110) Cảm nhận về đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét đặc điểm phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu. HẾT ĐỀ THI THỬ TN THPT MÔN NGỮ VĂN 2021 – ĐỀ SỐ 08 I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Tấm bằng Cuộc đời ai cũng có những tấm bằng Để làm giấy chứng minh Để cầu mong thành đạt Những tấm bằng như những bảng chỉ đường qua những đường phố hẹp Để đến đại lộ cuộc đời ngày càng mở rộng thêm Có những vĩ nhân được nhân loại khắc tên Bởi các tấm bằng xứng danh trong lịch sử Và có những tấm bằng chứng nhận những việc làm tuy nhỏ Nhưng cố gắng hết mình, vẫn quý trọng biết bao! Có được điều gì lớn lao Từ những gì nhỏ bé Đừng bao giờ chứng minh cuộc đời bằng những gì không thể Như những tấm bằng không bằng được chính ta Có đi bước gần mới đến quãng xa Mới biến được cái không thành có thể Đừng mong chờ có ai bán rẻ Đâu lẽ đời bánh vẽ sẽ lên tiên? Những tấm bằng có đóng dấu kí tên Chỉ là giấy thông hành đi vào cuộc sống Nhưng quý giá hơn là cuộc đời ghi nhận Mới là – TẤM BẰNG – bằng – của – chính – ta. ( Hoàng Ngọc Quý) Câu 1. Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? (0.75điểm) Câu 2. Theo tác giả, tấm bằng có vai trò như thế nào trong cuộc sống mỗi người? (0.75 điểm) Page 8
- Câu 3. Chỉ ra và phân tích hiệu quả tu từ của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ:Những tấm bằng như những bảng chỉ đường qua những đường phố hẹp (1.0 điểm) Câu 4. Thông điệp nào của văn bản trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị? Vì sao? (0,5 điểm) II. PHẦN LÀM VĂN (7 điểm) Câu 1. (2.0 điểm) Từ nội dung của văn bản phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ về giá trị của tấm bằng. Câu 2 (5.0 điểm) Trong bài thơ Việt Bắc, Tố Hữu viết: Nhớ khi giặc đến giặc lùng Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây. Núi giăng thành lũy sắt dày Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù. Mênh mông bốn mặt sương mù Đất trời ta cả chiến khu một lòng. Ai về ai có nhớ không? Ta về ta nhớ Phủ Thông, đèo Giàng Nhớ sông Lô, nhớ phố Ràng Nhở từ Cao – Lạng, nhớ sang Nhị Hà. (Việt Bắc (Trích) – Tố Hữu, Ngữ Văn 12, Tập một, NXB Gáo dục Việt Nam, 2018, tr.190) Cảm nhận của anh/ chị về nỗi nhớ trong đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét chất trữ tình chính trị của thơ Tố Hữu. HẾT ĐỀ THI THỬ TN THPT MÔN NGỮ VĂN 2021 – ĐỀ SỐ 09 I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau đây và thực hiện các yêu cầu: Sống trong đời sống Cần có một tấm lòng Để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi Để gió cuốn Gió cuốn đi cho mây qua dòng sông Ngày vừa lên hay đêm xuống mênh mông Ôi trái tim đang bay theo thời gian Làm chiếc bóng đi rao lời dối gian ( ) Hãy yêu ngày tới. Dù quá mệt kiếp người Còn cuộc đời ta cứ vui Dù vắng bóng ai Dù vắng bóng ai (Trích “Để gió cuốn đi”, Trịnh Công Sơn) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. Câu 2. Chỉ ra biện pháp tu từ trong câu “Ôi trái tim đang bay theo thời gian”. Page 9
- Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về hai câu thơ: “Sống trong đời sống”/ “Cần có một tấm lòng”? Câu 4. Thông điệp mà anh/chị tâm đắc nhất qua đoạn trích trên là gì? Nêu rõ lý do tại sao chọn thông điệp đó II. PHẦN LÀM VĂN (7 điểm) Câu 1. (2điểm) Từ nội dung phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về sự sẻ chia trong cuộc sống. Câu 2 (5,0 điểm) Khi ta lớn lên Đất nước đã có rồi Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa ”mẹ thường hay kể Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc Tóc mẹ thì bới sau đầu Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn Cái kèo, cái cột thành tên Hạt gạo, phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng Đất Nước có từ ngày đó (Trích Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn 12, tập 1, trang 118, NXB Giáo dục, 2010 ) Cảm nhận của Anh(chị) về đoạn thơ trên. Từ đó, bình luận ngắn gọn về việc vận dụng chất liệu văn học dân gian trong đoạn thơ. Hết ĐỀ THI THỬ TN THPT MÔN NGỮ VĂN 2021 – ĐỀ SỐ 10 I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Việt Nam đất nước ta ơi Đất nghèo nuôi những anh hùng Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên Cánh cò bay lả dập dờn Đạp quân thù xuống đất đen Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa Quê hương biết mấy thân yêu Việt Nam đất nắng chan hòa Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau Hoa thơm quả ngọt bốn mùa trời xanh Mặt người vất vả in sâu Mắt đen cô gái long lanh Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn. Yêu ai yêu trọn tấm tình thủy chung. (Trích Việt Nam quê hương ta, Nguyễn Đình Thi, NXB Thanh niên, 2019) Câu 1. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? Câu 2. Trong bốn dòng thơ đầu, tác giả đã chọn những hình ảnh nào để tái hiện khung cảnh đất nước Việt Nam? Câu 3. Đoạn thơ đã thể hiện tình cảm gì của tác giả với quê hương, đất nước? Câu 4. Đọc đoạn thơ, anh/ chị cảm nhận được những vẻ đẹp nào của nhân dân, đất nước? II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm) Dựa vào nội dung của bốn dòng thơ được in đậm trong đoạn thơ ở phần Đọc hiều, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về vẻ đẹp của dân tộc Việt Nam. Page 10
- Câu 2 (5 điểm) Cho đoạn thơ: “Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng Họ truyền lửa cho mỗi nhà từ hòn than qua con cúi Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân Họ đắp đập be bờ cho người sau trông cây hái trái Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm Có nội thù thì vùng lên đánh bại Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại Dạy anh biết “yêu em từ thuở trong nôi” Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội Biết trồng tre đợi ngày thành gậy Đi trả thù mà không sợ dài lâu” (Trích Đất nước (Mặt đường khát vọng), Nguyễn Khoa Điềm, SGK Ngữ văn 12, tập một, 013, trang 121, 122) Anh/ Chị hãy phân tích hình tượng Đất Nước qua đoạn thơ trên. Từ đó, làm rõ tư tưởng mới mẻ của Nguyễn Khoa Điềm về Đất Nước. HẾT ĐỀ THI THỬ TN THPT MÔN NGỮ VĂN 2021 – ĐỀ SỐ 11 I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3 điểm) Đọc đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới: Trước sự hiểm nguy đe dọa về tính mạng và tài sản của nhân dân do bão lũ gây ra trong thời gian qua, cán bộ, chiến sĩ của Đoàn KT- QP 337 đã hành quân về xã Hướng Việt, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn, với bao khó khăn, gian khổ, hiểm nguy, sự cố có thể đe dọa tính mạng các đồng chí bất cứ lúc nào. Nhưng cán bộ, chiến sĩ vẫn quyết tâm thực hiện nhiệm vụ, dù phải hy sinh tính mạng cũng không chùn bước, đó chính là nhiệm vụ chiến đấu trong thời bình của Quân đội. ( ). Thiên tai khó định, nguy hiểm khó lường, phòng chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn là nhiệm vụ chiến đấu trong thời bình của Quân đội; phía trước là nhân dân đang gặp gian nguy, người lính Cụ Hồ đã không ngần ngại hy sinh. Chúng ta đã vĩnh viễn mất đi 22 cán bộ, nhân viên, chiến sĩ ưu tú của Quân đội nhân dân Việt Nam; của LLVT Quân khu và Đoàn KT-QP 337. Các đồng chí đã nêu cao tinh thần quả cảm, sẵn sàng đến với đồng bào vùng sâu, vùng xa, nơi biên giới để thực hiện nhiệm vụ trong điều kiện vô cùng khó khăn, gian khổ, hiểm nguy. Chúng ta đã, đang thực sự sống trong cuộc chiến đấu giữa thời bình, không có tiếng súng nhưng máu của người lính vẫn đổ. Hành động “phía trước là nhân dân” với mệnh lệnh từ trái tim, luôn sẵn sàng có mặt ở nơi hiểm nguy để cứu giúp nhân dân là hành động cao đẹp, thể hiện sâu sắc phẩm chất sáng ngời và bản lĩnh của “Bộ đội Cụ Hồ” trong thời kỳ mới. (Trích Điếu văn truy điệu 22 liệt sĩ Đoàn KT-QP 337 Quân khu 4, hy sinh ngày 18/10 trong thực hiện nhiệm vụ giúp dân khắc phục hậu quả mưa lũ tại khu vực huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) Câu 1. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích là gì? Câu 2. Hình ảnh những người lính quên mình giúp đỡ nhân dân trong mưa lũ được thể hiện qua những từ ngữ nào? Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về mệnh lệnh từ trái tim thôi thúc người lính luôn sẵn sàng có mặt ở nơi hiểm nguy để cứu giúp nhân dân? Page 11
- Câu 4. Trong những ngày miền Trung đang oằn mình chống bão lũ như hiện nay, “mệnh lệnh trái tim” của anh/chị là gì? II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm): Từ đoạn trích trên, anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về tình người và những tấm gương hi sinh vì đồng bào trong thiên tai ở miền Trung nước ta trong năm vừa qua. Câu 2. (5.0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau: Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm Người học trò nghèo góp cho Đất Nước mình núi Bút; non Nghiên Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy Những cuộc đời đã hóa núi sông ta (Trích Đất Nước, trường ca Mặt đường khát vọng - Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, tr.120) Từ đó, nhận xét về cách sử dụng chất liệu văn hóa dân gian của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm. HẾT ĐỀ THI THỬ TN THPT MÔN NGỮ VĂN 2021 – ĐỀ SỐ 12 I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm): Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu sau:: Con người luôn mong muốn được người khác lắng nghe và được công nhận. Do đó, một người biết cách lắng nghe thường là người được yêu quý và tôn trọng. Những người có thói quen hay phản đổi người khác thường chỉ nhận được phản ứng bực bội và bị lảng tránh. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn không được phép bảo vệ lập trường của mình, nhưng bạn cần thể hiện quan điểm trong sự hòa nhã. Đừng để những cảm xúc nóng vội lấn át lý trị của bạn, hãy tạo điều kiện cho người đối diện nói hết quan điểm của họ sau đó bạn mới trình bày nhận định của cá nhân mình. Khi đó, bạn không những thực hiện được quan điểm của mình mà cũng không hạ thấp người khác. Hãy làm cho người khác tận hưởng niềm vui được tỏa sáng. Hãy bỏ thói quen luôn cho rằng mình đáng. Đừng áp đặt, hãy gợi mở. Mọi người xung quanh bạn sẽ cảm thấy thoải mái, tin tưởng và mở lòng ra với bạn hơn. Bạn sẽ có được niềm vui lớn khi giúp người khác hạnh phúc. (Trích Tất cả đều là chuyện nhỏ - Richard Carlson,NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2017) Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. ( 0.5 đ) Câu 2. Theo đoạn trích, người có thói quen hay phản đối người khác thường nhận được phản ứng như thế nào? ( 0.75 đ) Câu 3. Dựa vào đoạn trích, anh/chị hãy cho biết thế nào là “thể hiện quan điểm trong sự hòa nhà"? (0.75đ) Câu 4. Lời khuyên “Hãy bỏ thói quen luôn cho rằng mình đúng” trong đoạn trích có ý nghĩa gì với anh/chị?( 1.0 đ ) II. PHẦN LÀM VĂN (7 điểm) Page 12
- Câu 1 (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về sự cần thiết phải tôn trọng quan điểm của người khác. Câu 2 (5,0 điểm): Cảm nhận của anh / chị về đoạn thơ sau, từ đó bình luận ngắn gọn về tư tưởng “Đất nước của nhân dân” được thể hiện qua đoạn thơ: “ Em ơi em Hãy nhìn rất xa Vào bốn nghìn năm Đất Nước Năm tháng nào cũng người người lớp lớp Con gái, con trai bằng tuổi chúng ta Cần cù làm lụng Khi có giặc người con trai ra trận Người con gái trở về nuôi cái cùng con Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh Nhiều người đã trở thành anh hung Nhiều anh hùng cả anh và em đều nhớ Nhưng em biết không Có biết bao người con gái, con trai Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi Họ đã sống và chết Giản dị và bình tâm Không ai nhớ mặt đặt tên Nhưng họ đã làm ra Đất Nước ”. (Trích “Đất Nước” – Nguyễn Khoa Điềm) HẾT ĐỀ THI THỬ TN THPT MÔN NGỮ VĂN 2021 – ĐỀ SỐ 13 I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu : Không ai có đủ tinh thần và sức lực để vừa chống lại những điều không thể thay đổi, vừa tạo lập một cuộc sống mới. Hãy chọn một trong hai. Bạn có thể hoặc xuôi theo những cơn bão tuyết không thể tránh khỏi trong đời hoặc phản kháng để rồi suy sụp! Tôi đã chứng kiến điều đó xảy ra tại trang trại của mình ở Missouri. Tôi đã trồng rất nhiều cây sồi ở đó và chúng lớn rất nhanh. Rồi một cơn bão tuyết xuất hiện, phủ lên các cành cây một lớp băng dày. Thay vì uốn mình để chịu đựng, những thân cây ấy vẫn kiêu hãnh đứng thẳng để rồi cuối cùng, dưới sức nặng của băng tuyết, các cành cây bị bẻ gãy, thân cây bị chẻ toạc ra và chết. Chúng đã không học được sự khôn ngoan của những cánh rừng phương Bắc. Tôi đã đi qua hàng trăm dặm băng qua những khu rừng xanh ngút ngàn của Canada mà chưa hề thấy một cây vân sam hay một cây thông nào bị gãy vì mưa tuyết hay băng giá. Những loài cây xanh quanh năm ấy biết cong mình, uyển chuyển, biết hợp tác với điều không thể tránh khỏi là lớp băng tuyết phủ dày mỗi năm. Những giảng viên môn võ Nhu đạo luôn dạy võ sinh của mình phải biết “mềm dẻo như cây liễu; đừng cứng ngắc như cây sồi”. Điều gì xảy ra nếu chúng ta chống lại những cú va đập của cuộc sống thay vì chấp nhận chúng? Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta không chịu mềm dẻo uốn mình như cây liễu và khăng khăng chống chọi như cây sồi? Câu trả lời thật rõ ràng. Chúng ta sẽ tự tạo ra hàng loạt những cuộc xung đột nội tâm, sẽ lo lắng, căng thẳng, bồn chồn và bị rối loạn thần kinh. Page 13