Đề cương ôn tập môn Ngữ văn THPT Quốc gia 2020 - Năm 2019-2020 - Trường THPT Phan Đăng Lưu

doc 58 trang hatrang 27/08/2022 4380
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn tập môn Ngữ văn THPT Quốc gia 2020 - Năm 2019-2020 - Trường THPT Phan Đăng Lưu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_mon_ngu_van_thpt_quoc_gia_2020_nam_2019_2020.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập môn Ngữ văn THPT Quốc gia 2020 - Năm 2019-2020 - Trường THPT Phan Đăng Lưu

  1. Đề cương ôn tập Ngữ văn THPT QG 2020 THPT Phan Đăng Lưu SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỪA THIÊN HUẾ TRƯỜNG THPT PHAN ĐĂNG LƯU Biên soạn: Tổ Ngữ văn (Tài liệu lưu hành nội bộ) Phú Vang, tháng 02/2020 KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ÔN TẬP 1
  2. Đề cương ôn tập Ngữ văn THPT QG 2020 THPT Phan Đăng Lưu TT Chuyên đề Nội dung kiến thức, kĩ năng Thời lượng PHẦN I: ĐỌC HIỂU 1. Kĩ năng đọc hiểu theo các cấp độ 1 Kĩ năng đọc hiểu 2. Kĩ năng đọc hiểu văn bản văn học 3. Kĩ năng đọc hiểu văn bản 1. Các kiến thức về từ: từ đơn; từ ghép; từ láy 2. Các kiến thức về câu: câu đơn, câu ghép 3. Các biện pháp tu từ và các biện pháp nghệ thuật khác 2 Nội dung kiến thức 4. Đặc điểm diễn đạt và chức năng của các phong cách ngôn ngữ. 5. Những phương thức biểu đạt trong văn nghị luận. 6. Các thao tác lập luận trong văn nghị luận 7. Các thể thơ PHẦN II. LÀM VĂN A.KĨ NĂNG DỰNG ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI THEO NHỮNG YÊU CẦU KHÁC NHAU 1. Đoạn văn có cấu trúc diễn dịch 2. Đoạn văn có cấu trúc quy nạp 1 Nội dung kiến thức3. Đoạn văn có cấu trúc tổng phân hợp 4. Đoạn văn có cấu trúc song hành 5. Đoạn văn có cấu trúc móc xích 6. Rèn kĩ năng viết đoạn văn có cấu trúc diễn dịch 7. Rèn kĩ năng viết đoạn văn có cấu trúc quy nạp Rèn kĩ năng viết 2 8. Rèn kĩ năng viết đoạn văn có cấu trúc tổng phân hợp đoạn 9. Rèn kĩ năng viết đoạn văn có cấu trúc song hành 10. Rèn kĩ năng viết đoạn văn có cấu trúc móc xích B. NGHỊ LUẬN VĂN HỌC 1. Kĩ năng làm bài nghị luận về bài thơ, đoạn thơ 2. Hướng dẫn luyện tập làm bài nghị luận về Bài thơ, Nghị luận về bài thơ, đoạn thơ trong chương trình lớp 12: 1 đoạn thơ Tây Tiến – Quang Dũng; Việt Bắc – Tố Hữu; Đất nước – Nguyễn Khoa Điểm; Sóng – Xuân Quỳnh; Đàn ghi ta của Lor-ca (Thanh Thảo) 1. Kĩ năng làm bài nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi 2. Hướng dẫn luyện tập làm bài nghị luận về Tác Nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích trong chương trình Lớp 12: Tuyên 2 phẩm, đoạn trích văn ngôn độc lập – Hồ Chí Minh; Vợ chồng A Phủ- Tô xuôi Hoài; Vợ nhặt – Kim Lân; Rừng xà nu – Nguyễn Trung thành; Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu. 1. Kĩ năng làm bài nghị luận về một tác phẩm kịch, kí; đoạn trích kịch, kí 2. Hướng dẫn luyện tập làm bài nghị luận về Tác Nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích Kịch, kí trong chương trình Lớp 3 phẩm kịch, kí; đoạn 12: trích kịch, kí - Kịch: Hồn Trương Ba, da hàng thịt –Lưu Quang Vũ. - Tùy bút, bút kí: Ai đã đặt tên cho dòng sông – Hoàng Phủ Ngọc Tường; Người lái đó sông Đà – 2
  3. Đề cương ôn tập Ngữ văn THPT QG 2020 THPT Phan Đăng Lưu Nguyễn Tuân. 1. Kĩ năng làm bài nghị luận về ý kiến bàn về văn Nghị luận về ý kiến 4 học bàn về văn học 2. Luyện tập làm bài nghị luận ý kiến bàn về văn học Kiểu bài so sánh văn 1. Kĩ năng làm bài nghị luận so sánh văn học 5 học 2. Những vấn đề so sánh trong văn học NỘI DUNG CỤ THỂ PHẦN I: ĐỌC HIỂU Đơn vị kiến Nội dung Phân loại, ví dụ minh họa . thức 1/Các kiến thức về từ ngữ: - Từ phức +Từ ghép: - Các tiếng có quan hệ nhau về -Ghép chính phụ và ghép đẳng lập +Từ láy: nghĩa. -Láy bộ phận và toàn bộ - Các tiếng có quan hệ nhau về âm. -Các tiếng có nghĩa dù âm giống nhau + Một tiếng có nghĩa, một tiếng không phải là từ láy: nghỉ ngơi, nhẫn không. nhịn + Cả hai tiếng đều không có nghĩa. - Nghĩa của từ +Nghĩa gốc: -Nghĩa vốn có của từ. +Nghĩa -Nghĩa hình thành trên cơ sở nghĩa -Theo phương thức ẩn dụ , hoán dụ chuyển: gốc - Từ trái nghĩa: -Từ có ý nghĩa trái ngược nhau xét -Lưu ý: nam-nữ, ngày-đêm không phải theo một phạm trù nhất định. là từ trái nghĩa. - Từ đồng -Từ có ý nghĩa giống nhau hoặc -Đồng nghĩa hoàn toàn và khác nhau về nghĩa: gần giống nhau. sắc thái ý nghĩa. - Từ đồng âm: -Nhiều từ có âm giống nhau nhưng -VD: Đồng lòng - đồng ruộng. nghĩa khác xa nhau. - Từ nhiều -Một từ nhưng có nhiều nghĩa, các -VD: Đánh: làm đau, làm nhuyễn, làm nghĩa: nghĩa có liên quan nhau. bóng, làm đẹp - Sự phát triển -Về nghĩa: theo phương thức ẩn dụ -VD:Chân tường (ÂD), chân sút (HD) của từ vựng hoặc hoán dụ. -Về số lượng: tạo ra từ ngữ mới -VD: xanh hoá, ngói hoá, xà bông hoặc mượn từ. - Cấp độ khái -Từ ngữ nghĩa hẹp: phạm vi nghĩa -VD: Xe - Phương tiện giao thông quát của nghĩa bị bao hàm bởi phạm vi nghĩa của từ ngữ từ ngữ khác. -Từ ngữ nghĩa rộng: phạm vi nghĩa -VD: Phương tiện giao thông - xe, tàu, bao hàm phạm vi nghĩa của từ ngữ máy bay khác. - Trường từ -Tập hợp những từ có ít nhất một -VD: Gia đình: cha, mẹ, anh, chị, em vựng nét chung về nghĩa. -Một trường từ vựng có thể có -VD: Mắt: bệnh về mắt, bộ phận của mắt. nhiều trường từ vựng nhỏ hơn -Những từ cùng trường từ vựng có -VD :Mắt: lông mi, nhìn, tinh anh, lờ thể khác nhau về từ loại đờ -Mỗi nghĩa của từ nhiều nghĩa sẽ -VD: Ngọt: mùi vị, âm thanh, thời tiết. là một trường từ vựng -VD: Cậu Vàng (nhân hoá), cuốc cày là -Hiện tượng chuyển trường từ vũ khí (quân sự - nông nghiệp) 3
  4. Đề cương ôn tập Ngữ văn THPT QG 2020 THPT Phan Đăng Lưu vựng. - Từ tượng -Từ mô phỏng âm thanh của tự -VD: Ha ha, khúc khích, ào ào, cạp cạp thanh: nhiên của người. - Từ tượng -Từ gợi tả hình ảnh, dáng điệu, -VD: Lư thưa, vòi vọi, vội vàng hình: trang thái của người và sự vật. - Từ loại: + Danh từ: - Từ chỉ người và sự vật, hiện -Kết hợp trước: số từ, lượng từ; kết hợp tượng, khái niệm sau: chỉ từ + Động từ: - Từ chỉ hoạt động trang thái của -Kết hợp trước: phó từ chỉ thời gian, sự vật mệnh lệnh, phủ định ;kết hợp sau: danh từ + Tính từ: - Từ chỉ đặc điểm, tính chất, của -Kết hợp trước: phó từ chỉ mức độ, thời sự vật hoạt động trạng thái gian, tiếp diễn tương tự; kết hợp sau: phó từ mức độ, tính từ + Đại từ: - Từ để trỏ sự vật hoặc để hỏi -Trỏ sự vật, số lượng, tính chất, hoạt động. Hỏi về sự vật, số lượng, tính chất, hoạt động. -Các danh từ chỉ quan hệ: anh. chị, em, ông, bà nếu dùng để xưng hô là đại từ. + Phó từ: -Từ chuyên đi kèm với động từ, -Các loại: chỉ mức độ, thời gian, mệnh tính từ để bổ sung ý nghĩa cho lệnh, phủ định, kết quả, khả năng, hướng, động từ, tính từ đó. tiếp diễn tương tự. + Chỉ từ: -Từ đi kèm với danh từ để xác -Này, kia, đó, nọ, ấy, đấy, đây, xưa, nay định sự vật trong không gian và -VD: Năm này, ngày đó thời gian + Số từ: -Từ chỉ số lượng và thứ tự của sự - Chỉ số lượng đứng trước danh từ; chỉ vật thứ tự đứng sau danh từ -VD: Hai nhà, thứ hai. +Lượng từ: -Từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự -Chỉ tồng thể: tất cả, hết thảy, cả thảy, cả; vật chỉ tập hợp: những, các; chỉ lượng phân phối: mọi, mỗi, từng +Trợ từ: -Từ chuyên đi kèm với từ ngữ -VD: Cả tôi nữa. Chính tôi cũng không trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu biết nữa thị thái độ đánh giá sự vật được nói đến ở từ ngữ đó. +Thán từ: -Từ dùng để bộc lộ cảm xúc, hoặc dùng để gọi đáp. +Thán từ bộ lộ cảm xúc: -VD: Than ôi, ồ, ô hay + Thán từ gọi đáp: -VD: Này, ơi, vâng, ừ + Tình thái từ: -Từ dùng để tạo thành câu nghi -Tình thái nghi vấn: à, ư, hả, hử, chăng vấn, cảm thán, cầu khiến và để -Tình thái cầu khiến: đi, nào, với biểu thị sắc thái tình cảm của -Tình thái cảm thán: thay, sao người nói. -Tình thái sắc thái tình cảm: ạ, nhé, cơ, mà -+Quan hệ từ: -Từ dùng để biểu thị các ý nghĩa -Anh với tôi, nhà của tôi, quan hệ như: sở thuộc, so sánh, -Nếu vậy thì thôi. nhân quả giữa các bộ phận của -Tôi nói. Nhưng nó không nghe. câu, câu với câu. 2. Các kiến thức về câu: * Các kiểu câu: -Câu rút gọn: - Câu lượt bớt một hoặc một số -Rút gọn chủ, vị hoặc cả chủ lẫn vị. thành phần làm cho câu gọn hơn, -Có thể dựa vào câu trước để khôi phục 4
  5. Đề cương ôn tập Ngữ văn THPT QG 2020 THPT Phan Đăng Lưu tránh lặp lại những từ ngữ không bộ phận rút gọn cần thiết. - Câu đặc - Câu không xác định được chủ -Gọi đáp: Má ơi! biệt: ngữ, vị ngữ. -Cảm xúc: Than ôi! -Thời gian: Mùa xuân. -Tả sự tồn tại của sự vật: Một hồi còi. -Câu mở rộng - Chủ ngữ, vị ngữ, phụ ngữ có cấu -VD: Gió / lớn // làm nhà / sập rất nhiều. (phức hóa): tạo là một cụm chủ vị. (Câu có c v c v cụm chủ vị bao chứa nhau) Cn Vn -Câu ghép: - Có nhiều cụm chủ vị không bao VD: Người ngoài // cười nụ, người chứa nhau, mỗi cụm chủ vị làm trong// khóc thầm. thành một vế câu. - Nhân quả: Vì nên Vì mưa to nên đường phố như dòng sông - Điều kiện: Nếu thì Hễ trời mưa thì tôi ở nhà - Mục đích: Để Để cha mẹ vui lòng, tôi cố học tốt. - Các quan hệ - Nhượng bộ: Tuy nhưng Tuy cha mẹ không rầy nhưng tôi vẫn trong câu ghép: buồn - Lựa chọn: Hay Anh làm hay tôi làm? - Qua lại: nào nấy Anh chọn món nào em ăn món nấy. chưa đã Mẹ chưa đánh roi nào nó đã khóc. - Giải thích: dấu hai chấm Tôi sung sướng quá: hôm nay tôi trúng tuyển vào cấp III. - Bổ sung: Chị Dậu thương chồng và chị cũng rất thương con. - Nối tiếp: Hắn gày số, chiếc xe chạy vọt lên. - Đồng thời: Thầy giảng bài, trò ghi chép. - Tăng tiến: Chẳng những mà Chẳng những nó học tốt mà nó còn ngoan ngoãn. - Tương phản: Tôi nói hoài mà nó không nghe. - Câu chia - Câu nghi vấn: có chứa từ ngữ Anh ăn hay tôi ăn? theo phát ngôn nghi vấn như làm sao, thế nào, là Hồn ở đâu bây giờ? gì hoặc từ hay. Mày có ăn không thì bảo? Chức năng chính là để hỏi, có khi Các em im lặng dùm tôi có được không? để bộc lộ cảm xúc, nhờ vả, ra lệnh, đe doạ - Câu cầu khiến: có chứa từ ngữ Chúng ta đi nào. cầu khiến như hãy, đừng, chớ, đi, Cho em học với. thôi, nào hoặc ngữ điệu cầu Đi ra ngoài dùm cái. khiến. - Câu cảm thán: có chứa từ ngữ Nó ăn mặc mới đẹp làm sao. cảm thán như than ôi, làm sao, Đẹp ơi là đẹp. thay - Câu trần thuật không có dấu hiệu Nó không đến nhà tôi. của ba kiểu câu cầu khiến, nghi vấn, cảm thán dung để miêu tả, kể, nêu ý kiến Câu có chủ ngữ thực hiện một Tôi viết bài làm văn. - Câu chủ động: hành động tác động lên đối tượng khác Câu có chủ ngữ bị một đối tượng Bài vở được nó học xong cả rồi. - Câu bị động: khác tác động vào (Không phải bất kỳ câu nào có từ “bị” hoặc “được” là câu bị động.) 5
  6. Đề cương ôn tập Ngữ văn THPT QG 2020 THPT Phan Đăng Lưu - Có chứa từ ngữ phủ định: không, không thể không, có đâu, đâu - Câu phủ định: có Tôi không thể không học bài. Phủ định miêu tả: Nó không đi học. Phủ định phản bác: Tôi có ăn đâu. - Câu khẳng Không có từ ngữ phủ định. Tôi có học bài mà định: * Các thành - Tình thái thể hiện cách nhìn của - Hình như, có lẽ, không khéo, té ra, khổ phần câu: người nói đối với sự việc được nỗi, huống chi, làm như thể, đúng là - Các thành phản ánh trong câu. phần biệt lập: - Cảm thán được dùng để bộ lộ -Mèn đéc ơi, chao ôi, khốn nạn, dào ơi, tâm lý của người nói như vui, than ôi, thương thay buồn, mừng, giận - Gọi đáp dùng để tạo lập hoặc - Con trúng tuyển vào trường chuyên rồi duy trì quan hệ giao tiếp. má ơi! - Phụ chú dùng để bổ sung một số - Nguyễn Du- tác giả Truyện Kiều- là chi tiết cho nội dung chính của câu một danh nhân văn hóa thế giới (đặt giữa hai dấu ngang, dấu phẩy, dấu ngoặc đơn, hai chấm) - Khởi ngữ: -Thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu đề tài được nói đến trong câu. - Các dạng: + Lặp chủ ngữ: -Còn tôi, tôi không ăn + Lặp vị ngữ: -Sang, tôi cũng sang rồi. + Đem bổ ngữ làm khởi ngữ: -Cơm, tôi ăn rồi + Đem định ngữ làm khởi ngữ: -Nhà, bà ấy có hàng dãy. + Xác định phạm vi đề tài: -Về ngôn ngữ, Nguyễn Du là bậc thầy. -Trạng ngữ: - Thành phần phụ bổ sung ý nghĩa cho cả câu. - Các loại: -Mai, tôi đi Huế. + Thời gian: -Ở Sài Gòn, tôi có một người bà con. + Nơi chốn: -Để vào được cấp III, nó miệt mài học + Mục đích: tập. + Nguyên nhân: -Vì mưa, tôi không đi Đà Lạt. + Cách thức: -Qua ánh đèn sân khấu, ta thấy đời. + Phương tiện: -Bằng xe đạp, nó đến trường mỗi ngày. * Nghĩa tường -Tường minh là phần thông báo -VD: Trời mưa.(Thông báo) minh và hàm ý được diễn đạt trực tiếp bằng những từ ngữ trong câu. - Hàm ý là phần thông báo tuy - VD: Trời lại mưa! (Hàm ý không thích, không được diễn đạt trực tiếp bằng không mong muốn thời tiết như thế) những từ ngữ nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy. - Tác dụng của cách nói hàm ý: Tùy từng ngữ cảnh để có một hay một số tác dụng sau: + Có hiệu quả mạnh mẽ, sâu sắc hơn cách nói trực tiếp, tường minh. + Thể hiện được sự tế nhị, khéo léo và tính lịch sự trong giao tiếp, giữ được thể diện của các nhân vật trong giao tiếp. + Tạo ra những lời nói hàm súc, 6
  7. Đề cương ôn tập Ngữ văn THPT QG 2020 THPT Phan Đăng Lưu nói được nhiều hơn mà từ ngữ thể hiện; hơn nữa người nói khong phải chịu trách nhiệm về hàm ý, vì hàm ý là do người nghe suy ra. * Nghĩa của - Vd: Trời lại phê cho “Văn thật tuyệt”/ câu: - Nghĩa sự việc: Ứng với sự việc Văn trần được thế chắc có ít mà câu đề cập đến + Nghĩa sự việc: Trời bình phẩm văn Tản - Nghĩa tình thái: Thể hiện thái độ, Đà tình cảm, sự nhìn nhận, đánh giá + Nghĩa tình thái: Khẳng định văn của người nói đối với sự việc, hoặc chương Tản Đà hay, có giá trị, phỏng đối với người nghe. đoán cao trần thế ít có người sánh bằng. * Liên kết câu, đoạn - Phép lặp từ - Lặp lại ở câu đứng sau những từ ngữ ngữ đã có ở câu trước -Phép liên - Sử dụng ở câu đứng sau những từ tưởng (đồng ngữ đồng nghĩa/ trái nghĩa hoặc nghĩa / trái cùng trường liên tưởng với từ ngữ nghĩa) đã có ở câu trước - Phép thế - Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế các từ ngữ đã có ở câu trước - Phép nối - Sử dụng ở câu sau các từ ngữ biểu thị quan hệ (nối kết)với câu trước 3. Về biện pháp tu từ : * Các phép tu từ ngữ âm : - - - Điệp âm - Những từ có phụ âm đầu chung Vd: Làn ao lóng lánh bóng trăng loe đặt cạnh nhau tạo ấn tượng mạnh mẽ, sinh động. - Điệp vần - Lặp lại vần trong một câu để gia - Em ơi Ba Lan mùa tuyết tan/ Đường tăng gợi tả bạch dương sương trắng nắng tràn (Điệp vần khác với hiệp vần trong luật thơ) - - Điệp thanh - Láy lại một thanh điệu (bằng hay - Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm trắc) để gợi ra một ấn tượng, một cảm xúc đặc biệt * Các phép tu từ từ vựng : - So sánh: - Đối chiếu hai sự vật có nét tương * Cấu tạo của biện pháp so sánh: đồng để làm tăng sức gợi hình gợi - A là B: cảm cho sự diễn đạt. “Người ta là hoa đất” (tục ngữ) “Quê hương là chùm khế ngọt” (Quê hương - Đỗ Trung Quân) - A như B: “Nước biếc trông như làn khói phủ Song thưa để mặc bóng trăng vào (Thu vịnh – Nguyễn Khuyến) “Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng Như xuân đến chim rừng lông trở biếc Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương” 7
  8. Đề cương ôn tập Ngữ văn THPT QG 2020 THPT Phan Đăng Lưu (Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên) - Bao nhiêu . bấy nhiêu . “Qua đình ngả nón trông đình Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu” (ca dao) Trong đó: + A – sự vật, sự việc được so sánh + B – sự vật, sự việc dùng để so sánh + “Là”, “tựa”, “Như” “Bao nhiêu bấy nhiêu” . là từ ngữ so sánh, cũng có khi bị ẩn đi: Nhìn về quê mẹ xa xăm/ Lòng ta- chỗ ướt mẹ nằm đêm mưa (N. Duy) * Các kiểu so sánh: - Phân loại theo mức độ: + So sáng ngang bằng: “Người là cha, là bác, là anh Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ” (Sáng tháng Năm – Tố Hữu) + So sánh không ngang bằng: “Con đi trăm núi ngàn khe Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm Con đi đánh giặc mười năm Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi” (Bầm ơi – Tố Hữu) - Phân loại theo đối tượng: + So sánh các đối tượng cùng loại: “Cô giáo em hiền như cô Tấm” + So sánh khác loại: “Anh đi bộ đội sao trên mũ Mãi mãi là sao sáng dẫn đường Em sẽ là hoa trên đỉnh núi Bốn mùa thơm mãi cánh hoa thơm!” (Núi đôi – Vũ Cao) + So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng và ngược lại: “Trường Sơn: chí lớn ông cha Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào” (Nguyễn Văn Trỗi – Lê Anh Xuân) “Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra” (ca dao) - Nhân hoá: -Dùng từ gọi tên sự vật bằng *Các loại nhân hóa: những từ ngữ vốn dùng gọi người - Dùng những từ vốn gọi người để gọi sự nhằm làm thế giới sự vật sinh vật: Chị ong nâu, Ông mặt trời, Bác giun, động, gần gũi, biểu thị tình cảm, Chị gió, cảm xúc của người nói. - Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động tính chất của vật: “Heo hút cồn mây súng ngửi trời” (Tây Tiến – Quang Dũng) "Sông Đuống trôi đi Một dòng lấp lánh 8
  9. Đề cương ôn tập Ngữ văn THPT QG 2020 THPT Phan Đăng Lưu Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì” (Bên kia sông Đuống – Hoàng Cầm) - Trò chuyện với vật như với người: “Trâu ơi ta bảo trâu này ” - Ẩn dụ: - Gọi tên sự vật hiện tượng này * Các loại ẩn dụ: bằng tên gọi sự vật hiện tượng - Ẩn dụ hình thức - tương đồng về hình khác có nét tương đồng nhằm làm thức tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự “Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông” diễn đạt. (Truyện Kiều – Nguyễn Du) [hoa lựu màu đỏ như lửa] - Ẩn dụ cách thức – tương đồng về cách thức “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” (ca dao) [ăn quả - hưởng thụ, “trồng cây” – lao động] “Về thăm quê Bác làng Sen, Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng” (Nguyễn Đức Mậu) [thắp: nở hoa, chỉ sự phát triển, tạo thành] - Ẩn dụ phẩm chất - tương đồng về phẩm chất “Thuyền về có nhớ bến chăng Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền” (ca dao) [thuyền – người con trai; bến – người con gái] - Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác - chuyển từ cảm giác này sang cảm giác khác, cảm nhận bằng giác quan khác. “Ngoài thêm rơi chiếc lá đa Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng” (Đêm Côn Sơn – Trần Đăng Khoa) “Cha lại dắt con đi trên cát mịn Ánh nắng chảy đầy vai” (Những cánh buồm – Hoàng Trung Thông) “Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng” (Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải) “Một tiếng chim kêu sáng cả rừng” (Từ đêm Mười chín – Khương Hữu Dụng) *Lưu ý: - Phân biệt ẩn dụ tu từ và ẩn dụ từ vựng: + AD tu từ: có tính lâm thời, tính cá thể, 9
  10. Đề cương ôn tập Ngữ văn THPT QG 2020 THPT Phan Đăng Lưu phải đặt trong từng văn cảnh cụ thể để khám phá ý nghĩa. “Lặn lội thân cò khi quãng vắng” (Thương vợ - Tú Xương) + AD từ vựng: cách nói quen thuộc, phổ biến, không có/ ít có giá trị tu từ: cổ chai, mũi đất, tay ghế, tay bí, tay bầu, - Hoán dụ: - Gọi tên sự vật hiện tượng này *Có bốn kiểu hoán dụ thường gặp: bằng tên gọi sự vật hiện tương - Lấy một bộ phận để chỉ toàn thể: khác có nét tương quan nhằm tăng “Đầu xanh có tội tình gì sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi” đạt. (Truyện Kiều - Nguyễn Du) “Bàn tay ta làm nên tất cả Có sức người sỏi đá cũng thành cơm” (Bài ca vỡ đất – Hoàng Trung Thông) - Lấy vật chứa đựng chỉ vật bị chứa đựng: “Vì sao trái đất nặng ân tình, Nhắc mãi tên người Hồ Chí Minh” (Tố Hữu) - Lấy dấu hiệu của sự vật để chỉ sự vật: “Áo chàm đưa buổi phân li Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay” (Việt Bắc - Tố Hữu) - Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng “Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” Lưu ý: Ẩn dụ và hoán dụ cùng chung cấu trúc nói A chỉ B nhưng khác nhau: - Ẩn dụ: A và B có quan hệ tương đồng [giống nhau] - Hoán dụ: A và B có quan hệ gần gũi, hay đi liền với nhau. - Điệp ngữ: - Dùng lại có ý thức một từ hay *Điệp ngữ có nhiều dạng: một ngữ, một câu để làm nổi bật ý, - Điệp ngữ cách quãng: gây cảm xúc mạnh. “Buồn trông cửa bể chiều hôm, Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa? Buồn trông ngọn nước mới sa, Hoa trôi man mác biết là về đâu ? Buồn trông nội cỏ dàu dàu, Chân mây mặt đất một màu xanh xanh. Buồn trông gió cuốn mặt duềnh, Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi” (Truyện Kiều – Nguyễn Du) - Điệp nối tiếp: “Mai sau Mai sau Mai sau Đất xanh, tre mãi xanh màu tre xanh” (Tre Việt Nam – Nguyễn Duy) - Điệp vòng tròn: 10
  11. Đề cương ôn tập Ngữ văn THPT QG 2020 THPT Phan Đăng Lưu “Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu Ngàn dâu xanh ngắt một màu Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?” (Chinh phụ ngâm – Đoàn Thị Điểm) -Nói - Cường điệu qui mô tính chất của - “Dân công đỏ đuốc từng đoàn quá/cường những sự vật hiện tượng được Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay” điệu/phóng miêu tả nhằm làm nổi bật bản chất (Việt Bắc - Tố Hữu) đại/ngoa của đối tượng, gây ấn tượng mạnh. dụ/thậm xưng: - Nói giảm - Dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển - “Bác Dương thôi đã thôi rồi nói tránh: chuyển tránh gây cảm giác đau Nước mây man mác, ngậm ngùi lòng ta” buồn, ghê sợ, nặng nề, thô tục, (Khóc Dương Khuê – Nguyễn Khuyến) thiếu lịch sự. - Chơi chữ: - Tận dụng qui luật âm thanh, ý - Đồng âm: Ruồi đậu mâm xôi đậu. nghĩa của từ ngữ nhằm tạo ra cách - Đồng nghĩa: Thịt chó ăn được thịt cầy hiểu bất ngờ thú vị. thì không. - Trái nghĩa: Mỹ mà xấu. - Đa nghĩa: Còn cô bán rượu anh còn say sưa. - Nói láy: Con cá đối nằm trên cối đá. * Một số biện pháp tu từ cú pháp: - Lặp cú pháp: - Lặp lại một kết cấu cú pháp nhằm tạo giá trị biểu cảm - Vd: Trời xanh đây là của chúng ta/ Núi rừng đây là của chúng ta. (Nguyễn Đình - Liệt kê: - Là sắp xếp nối tiếp những đơn vị Thi) cú pháp cùng loại nhằm miêu tả sự phong phú, đa diện, phức tạp của - Vd: Chúng ràng buộc dư luận, thi hành sự vật chính sách ngu dân./ Chúng dùng thuốc - Chêm xen: -Xen vào trong một câu một thành phiện, rượu cồn để làm cho giống nòi ta phần câu được ngăn cách bằng dấu suy nhược (Hồ Chí Minh) phẩy, dấu gạch ngang hoặc dấu -Vd: Cô bé nhà bên (có ai ngờ) ngoặc đơn để ghi chú một cảm xúc Cũng vào du kích. hay một thông tin có ý nghĩa tu từ. Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích - Đảo ngữ: - Thay đổi trật tự thông thường của Mắt đen tròn (thương thương quá đi các thành phần trong câu, các thôi) (Giang Nam) thành tố trong ngữ nhằm nhấn - Vd: Bạc phơ mái tóc người cha (Tố mạnh làm nổi bật ý cần diễn đạt Hữu) - Câu hỏi tu từ: - Câu hỏi không nhằm mục đích trả lời mà nhằm khơi gợi cảm xúc, suy nghĩ trong lòng người đọc. -Vd: + Nhằm khẳng định: Thịt da em hay là sắt là đồng? + Nhằm phủ định: Than ôi! Thời oanh -Phép đối/tương - Là cách sử dụng từ ngữ, hình liệt nay còn đâu? phản: ảnh, các thành phần câu, vế câu + Gợi cảm xúc: Hồn ở đâu bây giờ? song song, cân đối trong lời nói - “Ta/ dại /ta/ tìm/ nơi/ vắng vẻ nhằm tạo hiệu quả diễn đạt: nhấn Người/ khôn/ người/ đến/ chốn/ lao mạnh, gợi liên tưởng, gợi hình ảnh xao” sinh động, tạo nhịp điệu cho lời (Nhàn – Nguyễn Bỉnh Khiêm) nói. 4.Các phong cách ngôn ngữ: 11
  12. Đề cương ôn tập Ngữ văn THPT QG 2020 THPT Phan Đăng Lưu Sinh hoạt - Là phong cách ngôn ngữ hằng ngày, mang tính chất tự nhiên, thoải mái và sinh động, ít trau -VB nói; VB viết truốt/ Tính cá thể; Tính sinh động, cụ thể; Tính cảm xúc. - Là phong cách ngôn ngữ dùng Nghệ thuật trong các văn bản thuộc lĩnh vực văn chương./ Tính thẩm mỹ; Tính - Tự sự; Trữ tình; Kịch đa nghĩa; Dấu ấn riêng của tác giả. - Là phong cách ngôn ngữ dùng trong báo chí, thông báo tin tức - Bản tin; Phóng sự; Tiểu phẩm Báo chí thời sự/ Tính thông tin thời sự; Tính ngắn gọn; Tính sinh động, hấp dẫn - Là phong cách ngôn ngữ dùng - Tuyên ngôn, lời kêu gọi, bài xã luận trong các văn bản trực tiếp bày tỏ Chính luận tư tưởng, lập trường, thái độ đối với những vấn đề thiết thực, nóng bỏng của đời sống, chính trị - xã - Phân loại: hội./ Tính công khai, chặt chẽ + Văn bản khoa học chuyên sâu trong lập luận, truyền cảm mạnh + Văn bản khoa học giáo khoa mẽ. + Văn bản khoa học phổ cập - Là phong cách ngôn ngữ dùng - Phân loại: trong các văn bản thuộc lĩnh vực + Văn bản quy phạm pháp luật khoa học – công nghệ + Văn bản hội nghị Khoa học + Văn bản thủ tục hành chính -Là phong cách ngôn ngữ dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực giao tiếp điều hành và quản lí xã hội. Hành chính 5. Các kiểu văn bản Văn bản Phương thức biểu đạt Ví dụ - Trình bày các sự việc (sự kiện) có quan hệ nhân - Bản tin báo chí quả dẫn đến kết quả. - Bản tường thuật, - Múc đích: biểu hiện con người, quy luật đời tường trình Văn bản tự sự sống, bày tỏ thái độ. - Tác phẩm văn học nghệ thuật (truyện, tiểu thuyết) - Tái hiện các tính chất, thuộc tính sự vật, hiện - Văn tả cảnh, tả tượng, giúp con người cảm nhận và hiểu được người, vật Văn bản miêu tả chúng. - Đoạn văn miêu tả trong tác phẩm tự sự. - Bày tỏ trực tiếp hoặc gián tiếp tình cảm, cảm xúc - Điện mừng, thăm của con người trước những vấn đề tự nhiên, xã hỏi, chia buồn Văn biểu cảm hội, sự vật - Tác phẩm văn học: thơ trữ tình, tuỳ bút. Trình bày thuộc tính, cấu tạo, nguyên nhân, kết - Thuyết minh sản quả có ích hoặc có hại của sự vật hiện tượng, để phẩm Văn thuyết minh người đọc có tri thức và có thái độ đúng đắn với - Giới thiệu di tích, chúng. thắng cảnh, nhân vật 12
  13. Đề cương ôn tập Ngữ văn THPT QG 2020 THPT Phan Đăng Lưu - Trình bày tri thức và phương pháp trong khoa học. - Trình bày tư tưởng, chủ trương quan điểm của - Cáo, hịch, chiếu, con người đối với tự nhiên, xã hội, qua các luận biểu. điểm, luận cứ và lập luận thuyết phục. - Xã luận, bình luận, lời kêu gọi. Văn bản nghị luận - Sách lí luận. - Tranh luận về một vấn đề trính trị, xã hội, văn hoá. - Trình bày theo mẫu chung và chịu trách nhiệm - Đơn từ Văn bản điều hành về pháp lí các ý kiến, nguyện vọng của cá nhân, - Báo cáo tập thể đối với cơ quan quản lí. - Đề nghị. 6. Các thao tác lập luận (vừa có thể xuất hiện trong phần nhận biết ở Đọc hiểu vừa cung cấp kĩ năng để các em viết đoạn văn/bài văn) Thao tác Khái niệm/Yêu cầu/Tác dụng Cách làm Giải Vận dụng tri thức để hiểu vấn đề nghị luận - Giải thích cơ sở: Giải thích từ ngữ, thích một cách rõ ràng và giúp người khác hiểu khái niệm khó, nghĩa đen, nghĩa bóng đúng ý của mình của từ - Trên cơ sở đó giải thích toàn bộ vấn đề, chú ý nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn Phân - Chia tách đối tượng, sự vật, hiện tượng - Khám phá chức năng biểu hiện của các chi tích thành nhiều bộ phận, yếu tố nhỏ; xem xét tiết kĩ lưỡng nội dung và mối liên hệ. - Dùng phép liên tưởng để mở rộng nội - Tác dụng: thấy được giá trị ý nghĩa của dung ý nghĩa sự vật hiện tượng, mối quan hệ giữa hình - Các cách phân tích thông dụng thức với bản chất, nội dung. Phân tích giúp + Chia nhỏ đối tượng thành các bộ phận nhận thức đầy đủ, sâu sắc cái giá trị hoặc để xem xét cái phi giá trị của đối tượng. + Phân loại đối tượng - Yêu cầu: nắm vững đặc điểm cấu trúc của + Liên hệ, đối chiếu đối tượng, chia tách một cách hợp lí. Sau + Cắt nghĩa bình giá phân tích chi tiết phải tổng hợp khái quát + Nêu định nghĩa lại để nhận thức đối tượng đầy đủ, sâu sắc Chứng Đưa ra những cứ liệu - dẫn chứng xác đáng - Đưa lí lẽ trước minh để làm sáng tỏ một lí lẽ một ý kiến để - Chọn dẫn chứng và đưa dẫn chứng. thuyết phục người đọc người nghe tin Cần thiết phải phân tích dẫn chứng để tưởng vào vấn đề lập luận CM thuyết phục hơn. Đôi khi thuyết minh trước rồi trích dẫn chứng sau. Bình - Bàn bạc đánh giá vấn đề, sự việc, hiện BL luôn có hai phần: luận tượng đúng hay sai, hay / dở; tốt / xấu, - Đưa ra những nhận định về đối tượng lợi / hại ; để nhận thức đối tượng, cách nghị luận. ứng xử phù hợp và có phương châm hành - Đánh giá vấn đề (lập trường đúng đắn động đúng. và nhất thiết phải có tiêu chí). - Yêu cầu của việc đánh giá là sát đối tượng, nhìn nhận vấn đề toàn diện, khách quan và phải có lập trường tư tưởng đúng đắn, rõ ràng So sánh - Là thao tác lập luận nhằm đối chiếu hai - Xác định đối tượng nghị luận, tìm hay nhiều sự vật, đối tượng hoặc là các mặt một đối tượng tương đồng hay tương của một sự vật để chỉ ra những nét giống phản, hoặc hai đối tượng cùng lúc nhau hay khác nhau, từ đó thấy được giá trị - Chỉ ra những điểm giống nhau giữa 13
  14. Đề cương ôn tập Ngữ văn THPT QG 2020 THPT Phan Đăng Lưu của từng sự vật các đối tượng. - Có so sánh tương đồng và so sánh tương phản. - Dựa vào nội dung cần tìm hiểu, chỉ ra - Tác dụng: nhằm nhận thức nhanh chóng điểm khác biệt giữa các đối tượng. đặc điểm nổi bật của đối tượng và cùng lúc - Xác định giá trị cụ thể của các đối hiểu biết được hai hay nhiều đối tượng. tượng. Bác bỏ - Chỉ ra ý kiến sai trái của vấn đề, trên cơ - Bác bỏ một ý kiến sai có thể thực hiện sở đó đưa ra nhận định đúng đắn và bảo vệ bằng nhiều cách: bác bỏ luận điểm, bác ý kiến lập trường đúng đắn của mình. bỏ luận cứ, bác bỏ cách lập luận hoặc - Bác bỏ ý kiến sai là dùng lý lẽ và dẫn kết hợp cả ba cách. chứng để phân tích, lí giải tại sao như thế a. Bác bỏ luận điểm: thông thường có là sai. hai cách bác bỏ * Lưu ý: Trong thực tế, một vấn đề nhiều - Dùng thực tế khi có mặt đúng, mặt sai. Vì vậy, khi bác - Dùng phép suy luận bỏ hoặc khẳng định cần cân nhắc, phân tích b. Bác bỏ luận cứ: vạch ra tính chất sai lầm, từng mặt để tránh tình trạng khẳng định giả tạo trong lý lẽ và dẫn chứng được sử chung chung hay bác bỏ, phủ nhận tất cả. dụng. c. Bác bỏ lập luận: vạch ra mâu thuẫn, phi lôgíc trong lập luận của đối phương. 7. Các hình thức trình bày đoạn văn (vừa có thể xuất hiện trong phần nhận biết ở Đọc hiểu vừa cung cấp kĩ năng để các em viết đoạn văn): * Đoạn văn diễn dịch Là đoạn văn trong đó câu chủ đề mang ý nghĩa khái quát, đứng ở đầu đoạn, các câu còn lại triển khai cụ thể ý của của câu chủ đề, bổ sung làm rõ cho câu chủ đề. Các câu triển khai được thực hiện bằng các thao tác giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận, có thể kèm theo nhận xét, đánh giá và bộc lộ cảm nhận của người viết. • Đoạn văn quy nạp Là đoạn văn được trình bày đi từ các ý nhỏ đến ý lớn, từ các ý chi tiết đến ý khái quát, từ ý luận cứ cụ thể, đến ý kết luận bao trùm. Theo cách trình bày này câu chủ đề nằm ở vị trí cuối đoạn. Ở vị trí này câu chủ đề không làm nhiệm vụ định hướng nội dung triển khai cho toàn đoạn mà lại làm nhiệm vụ khép lại nội dung cho đoạn ấy. Các câu trên dược trình bày bằng các thao tác lập luận, minh họa, cảm nhận và rút ra nhận xét đánh giá chung. • Đoạn tổng - phân - hợp Là đoạn văn phối hợp diễn dịch với quy nạp. Câu mở đầu đoạn nêu ý khái quát bậc một, các câu tiếp theo triển khai cụ thể ý khái quát. Câu kết đoạn là ý khái quát bậc hai mang tính chất nâng cao, mở rộng. Những câu triển khai ý được thực hiện bằng các thao tác giải thích, chứng minh, phân tích,bình luận, nhận xét đánh giá hoặc nêu suy nghĩ từ đó đề xuất nhận định đối với chủ đề, tổng hợp, khẳng định, nâng cao vấn đề. • Đoạn văn song hành Là đoạn văn có các câu triển khai nội dung song song nhau, không nội dung nào bao trùm lên nội dung nào. Mỗi câu trong đoạn văn nêu một khía cạnh của chủ đề đoạn văn làm rõ cho nội dung đoạn văn. • Đoạn văn móc xích Là đoạn văn mà các ý gối đầu đan xen nhau và thể hiện cụ thể bằng việc lặp lại một vài từ ngữ đã có ở câu trước vào câu sau. Đoạn móc xích có thể có hoặc không có câu chủ đề. 14
  15. Đề cương ôn tập Ngữ văn THPT QG 2020 THPT Phan Đăng Lưu PHẦN II: HỆ THỐNG KIẾN THỨC VỀ CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 12 TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP Hồ Chí Minh 1.Tìm hiểu chung về tác phẩm: 1.1. Hoàn cảnh sáng tác – Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. Phát xít Nhật, kẻ đang chiếm đóng nước ta lúc bấy giờ, đã đầu hàng Đồng minh. Trên toàn quốc, nhân dân ta vùng dậy giành chính quyền. Ngày 19 – 8 – 1945, chính quyền ở Hà Nội đã về tay nhân dân. Ngày 26 – 8 – 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ chiến khu Việt Bắc về tới Hà Nội. Tại căn nhà số 48, phố Hàng Ngang, Người đã soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập. – Ngày 2 – 9 – 1945 tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, trước hàng vạn đồng bào, Người thay mặt Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam mới. – Tuyên ngôn Độc lập ra đời trong một tình thế vô cùng cấp bách: nền độc lập vừa mới giành được bị đe dọa bởi các thế lực phản động, bọn đế quốc thực dân đang chuẩn bị chiếm lại nước ta. Tiến vào từ phía Bắc là quân đội Quốc dân Đảng Trung Quốc, đằng sau là đế quốc Mĩ; tiến vào từ phía Nam là quân đội Anh, đằng sau là lính viễn chinh Pháp. Lúc này thực dân Pháp tuyên bố Đông Dương là đất “bảo hộ” của Pháp bị Nhật xâm chiếm, nay Nhật đầu hàng nên Đông Dương đương nhiên phải trở lại với người Pháp. 1.2. Đối tượng và mục đích hướng đến của bản Tuyên ngôn – Bản Tuyên ngôn ra đời trước hết là hướng đến đồng bào cả nước; tiếp sau là các nước trên thế giới; bọn đế quốc, thực dân đang lăm le xâm lược nước ta đặc biệt là Anh, Pháp, Mĩ. – Bản Tuyên ngôn chính thức tuyên bố trước quốc dân, trước thế giới về sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, khẳng định quyền độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam; ngăn chặn âm mưu chuẩn bị chiếm lại nước ta của bọn đế quốc, thực dân. 1.3. Giá trị của bản Tuyên ngôn a. Giá trị lịch sử – Là một văn kiện có giá trị lịch sử to lớn: là lời tuyên bố xóa bỏ chế độ thực dân, phong kiến. – Đúc kết nguyện vọng sâu sắc của dân tộc Việt Nam về quyền độc lập, tự do, cũng là kết quả tất yếu của quá trình đấu tranh gần 100 năm của dân tộc ta để có thể có được quyền thiêng liêng và chính đáng ấy. – Là sự khẳng định quyền tự chủ và vị thế bình đẳng của Việt Nam với thế giới. – Tuyên bố chấm dứt chế độ thực dân phong kiến ở Việt Nam, khẳng định quyền tự chủ và vị thế bình đẳng cho dân tộc Việt Nam trên trường quốc tế; là mốc son lịch sử chói lọi mở ra kỉ nguyên độc lập tự do trên đất nước ta: kỉ nguyên độc lập, tự do, kỉ nguyên nhân dân làm chủ đất nước. b. Giá trị nghệ thuật – Tuyên ngôn Độc lập là áng văn chương yêu nước lớn của thời đại cách mạng. Tác phẩm đã khẳng định mạnh mẽ quyền độc lập của dân tộc Việt Nam, gắn độc lập dân tộc với quyền sống của con người, nêu cao truyền thống yêu nước, truyền thống nhân đạo của người Việt Nam, đó cũng là những cảm hứng bao trùm trong lịch sử văn học Việt Nam. – Tuyên ngôn Độc lập là áng văn chính luận mẫu mực. Dung lượng tác phẩm ngắn gọn hàm súc; kết cấu tác phẩm chặt chẽ, mạch lạc; lập luận đanh thép giàu sức thuyết phục; chứng cứ cụ thể xác thực; ngôn ngữ chính xác gợi cảm, tác động mạnh mẽ vào cả nhận thức và tình cảm của người đọc, người nghe. 2. Nội dung cơ bản 2.1 – Nêu nguyên lí chung a. Trích dẫn hai bản Tuyên ngôn của Mĩ và Pháp – Bác dẫn lời trong hai bản Tuyên ngôn của Mĩ và Pháp. Nội dung những lời trích dẫn là khẳng định quyền bình đẳng, quyền tự do, quyền sống và quyền mưu cầu hạnh phúc của mỗi cá nhân: 15