Đề cương ôn thi môn Ngữ văn 12 - Bài: Tây Tiến

docx 7 trang hatrang 27/08/2022 6920
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn thi môn Ngữ văn 12 - Bài: Tây Tiến", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_thi_mon_ngu_van_12_bai_tay_tien.docx

Nội dung text: Đề cương ôn thi môn Ngữ văn 12 - Bài: Tây Tiến

  1. Đề 1: Phân tích 14 câu thơ đầu của bài thơ Tây Tiến và nhận xét về bút pháp lãng mạn của Quang Dũng. Dàn ý: 1, Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận. Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài, ông có thể làm thơ, viết văn, vẽ tranh, cả soạn nhạc. với thơ, ông là nhà thơ mang hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, thơ ông luôn có hình ảnh “Cái tôi” hào hoa, thanh lịch,giàu chất lãng mạn nhưng rất mực hồn nhiên và chân thực.Ra đời từ những năm đầu kháng chiến chống Pháp, cùng đề tài về người lính với Nhớ của Nguyên Hồng, Đồng Chí của Chính Hữu, Tây Tiến của Quang Dũng lại cuốn hút một cách khác thường.Tác phẩm mang đậm hào khí lãng mạn của một thời, gắn với một giai đoạn lịch sử đấu tranh anh dũng của dân tộc. Với bút pháp lãng mạn, Quang Dũng đã khắc hoạ thành công hình tượng người lính Tây Tiến trên cái nền thiên nhiên hùng vĩ , tráng lệ : “Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi! . Mai Châu mùa em thơm nếp xôi” 2, Thân bài: - Đôi nét về binh đoàn Tây Tiến: Tây Tiến là đơn vị được thành lập đầu năm 1947, có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào để bảo vệ biên giới Việt_Lào và miền Tây Bắc Bộ VN, nhằm đánh tiêu hao lực lượng quân đội Pháp ở thượng Lào. Chiến sĩ Tây Tiến phần đông là học sinh,sinh viên Hà Nội, trong đó có Quang Dũng, với sức trẻ họ đã vượt qua những khó khăn gian khổ một cách lạc quan nhất. Sau khi Quang Dũng chuyển đơn vị, tại Phù Lưu Chanh, tác giả đã viết nên “nhớ Tây Tiến” sau đổi lại thành “Tây Tiến” để phù hợp với ý nghĩa rộng hơn, thâu tóm cả một thời Tây Tiến, gợi kỉ niệm của một đoạn đời bi tráng của người lính. - 4 câu đầu: Gợi nhớ, gợi thương về những tên đất, tên làng. + “Sông Mã”, “Tây Tiến” đều như trở thành những người thân thương ruột thịt mà Quang Dũng dành trọn tình cảm nhớ thương. + “Nhớ chơi vơi” là nỗi nhớ lạ lùng của những người lính từ phố thị. → Núi rừng Tây Bắc đã khắc vào tâm hồn của họ những kỷ niệm không bao giờ quên, đồng thời cũng là nỗi trống trải lạc lõng trong lòng tác giả. + “Sài Khao”, “Mường Lát” là những địa danh gợi nhắc về địa bàn hoạt động của binh đoàn Tây Tiến, mở rộng sang các không gian khác trong bài thơ. + Nỗi nhớ ở đây dường như dàn trải khắp vùng không gian rộng lớn, mỗi một nơi bước chân tác giả đi qua, ông đều dành những tình cảm yêu thương đặc biệt, trở thành kỷ niệm khắc sâu trong lòng.
  2. + Những kỷ niệm nhỏ như sự “mỏi” sau chặng hành quân, ngọn đuốc hoa bập bùng trong đêm tối đều chứng minh nỗi nhớ lớn lao của tác giả. - 4 câu tiếp: Nỗi nhớ về chặng đường hành quân gian khổ trên nền thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, dữ dội nhưng cũng rất thơ mộng, huyền ảo: + Gợi sự hiểm trở của núi rừng Tây Bắc, sự vất vả và những nỗ lực kiên cường của người lính chiến khi hành quân. + “Súng ngửi trời” là hình ảnh nhân hóa thú vị, thể hiện tâm hồn lãng mạn, hồn nhiên và hài hước của người lính chiến trong gian khổ. + “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi” là vẻ đẹp của sự sống, sự thi vị lãng mạn giữa núi rừng hoang vu, gợi sự bình yên, chốn dừng chân cho người lính. - 6 câu tiếp: Nỗi nhớ người đồng đội và kỉ niệm ấm áp tình quân dân + Sự hy sinh cao cả của người lính chiến, tư thế hiên ngang, oai hùng sẵn sàng xả thân vì Tổ quốc. + Niềm xót xa cùng với sự cảm phục tinh thần hy sinh của Quang Dũng dành cho đồng đội. + Vẻ oai linh, hùng vĩ của núi rừng Tây Bắc với kết cấu thơ tân kỳ, dùng động từ mạnh, thêm vào đó là sự nguy hiểm rình rập nơi rừng thiêng nước độc của ác thú. + Sự bừng tỉnh khỏi kỷ niệm của tác giả, quay về hiện thực với nỗi nhớ tha thiết, nồng nàn, nhớ tình quân dân ấm nồng với nắm xôi, hương lửa những ngày còn chiến đấu. - Nghệ thuật: Trong khổ thơ đầu bài thơ “Tây Tiến” của nhà thơ Quang Dũng, thủ pháp cường điệu, tương phản hay những từ láy gợi hình, gợi cảm đã được tác giả sử dụng một cách khéo léo và tinh tế. Bằng bút pháp hiện thực kết hợp với cảm hứng lãng mạn; chất họa kết hợp với chất nhạc đoạn thơ đã dựng lại con đường hành quân giữa núi rừng Tây Bắc hiểm trở, khắc nghiệt, hùng vĩ và thơ mộng. 3. Kết bài - Suốt 14 dòng thơ đầu xoay xung quanh nỗi nhớ khôn nguôi về thiên nhiên núi rừng Tây Bắc, về vẻ đẹp vượt lên trên khó khăn gian khổ của người tính, sự hy sinh cao cả, nét lãng mạn trong tâm hồn người lính trẻ giữa những gian khổ chất chồng. - Bằng ngòi bút hào hoa và lãng mạn Quang Dũng đã diễn tả một cách chân thực nhất những nỗi nhớ khắc khoải trong tâm hồn của người lính chiến về một thời kháng chiến đã đi qua.
  3. Đề 2 :Cảm nhận của em về hình tượng người lính Tây Tiến trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng Dàn ý: 1, Mở bài: giới thiệu tác giả, tác phẩm. Giới thiệu hình tượng người lính Tây Tiến, trích thơ. 2, Thân bài: - Khái quát: Binh đoàn Tây Tiến, hoàn cảnh sáng tác, mạch cảm xúc bài thơ. - Hai câu đầu: Vẻ đẹp lãng mạn, bi tráng qua dáng vẻ bên ngoài và cuộc sống của người lính. + “đoàn binh không mọc tóc”: đó là hậu quả của những trận sốt rét rừng khắc nghiệt. Phần nào cho thấy phong thái ngang tàng, gan góc, ngạo nghễ của những người lính trẻ. + “quân xanh màu lá”: là hình ảnh làn da tái xanh như màu lá do bệnh sốt rét rừng (có thể là màu xanh của lá ngụy trang, có thể hiểu là màu xanh áo lính). Đó cũng là những mất mát hi sinh thầm lặng (dần mất sức khỏe, sức trai tráng). - Hai câu tiếp: Vẻ đẹp lãng mạn, bi tráng qua đời sống tâm hồn của người lính. +“mắt trừng”: cái nhìn dữ dội, người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp của những người tráng sĩ xưa, cũng gợi hình ảnh khuôn mặt hốc hác do điều kiện vật chất thiếu thốn. “gửi mộng”, “đêm mơ”: lính Tây Tiến là những con người mơ mộng, là những người trai xuất thân từ đất Hà thành nên họ mang vào chiến trường cả nét thi vị, lãng mạn trong tâm hồn (so sánh người lính xuất thân từ nông dân trong bài Đồng Chí – Chính Hữu). + “Hà Nội” là khung trời thương nhớ, là không gian khác hẳn đời sống gian khổ chiến trường, đó là nỗi nhớ quê hương. - “dáng Kiều thơm” gợi hình ảnh những thiếu nữ Hà Nội yêu kiều, kiêu sa, hình bóng người thương của lính Tây Tiến. Đó là nguồn động lực để họ chiến đấu nơi chiến trường gian khổ. => Trong hoàn cảnh chiến đấu khắc nghiệt họ vẫn giữ được những nét hào hoa, lãng mạn vốn có của những thanh niên trí thức Hà Nội. -Vẻ đẹp hào hùng và bi tráng qua tinh thần hy sinh cao cả: Hình ảnh bi hùng về người lính Tây Tiến “dãi dầu không bước nữa”, “gục lên súng mũ bỏ quên đời”: đó là sự nghỉ ngơi vĩnh viễn, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng.
  4. +Sẵn sàng công hiến tuổi trẻ của mình cho đất nước: “Rải rác biên cương mồ viễn xứ”, “ chẳng tiếc đời xanh”, “anh về đất”, ra đi thanh thản, nhẹ nhàng. +Cái chết đã được lí tưởng hóa như hình ảnh những tráng sĩ xưa: “áo bào”, “khúc độc hành”; thiên nhiên cũng đau đớn thay cho nỗi đau họ phải chịu. => Những người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp bi tráng, tầm vóc của họ sánh ngang với các tráng sĩ xưa. Với cảm hứng lãng mạn Quang Dũng đã bất tử hóa hình ảnh của họ. - Nghệ thuật bút pháp lãng mạn, những sáng tạo trong việc sử dụng ngôn ngữ, Sử dụng nghệ thuật điệp, đối, hình ảnh thơ độc đáo, mới mẻ. 3, Kết bài bài thơ đã tái hiện vẻ đẹp vừa hùng vĩ, vừa thơ mộng của núi rừng Tây Bắc; vẻ đẹp hình tượng người lính Tây Tiến Họ hiện lên với những nét vẽ vừa chân thực, vừa lãng mạn, tài hoa. Nhưng nổi bật hơn cả là lòng yêu nước, sự anh dũng sẵn sàng hi sinh cho độc lập của đất nước. Vẻ đẹp của người lính Tây Tiến cũng chính là vẻ đẹp chung của những người lính trong thời kì kháng chiến chống Mĩ oanh liệt, hào hùng. Đề 3: Phân tích vẻ đẹp hào hoa, hào hùng của người lính Tây Tiến (“Tây Tiến” – Quang Dũng). Qua đó hãy liên hệ lý tưởng sống của thanh niên ngày nay. Dàn ý: 1, Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vẻ đẹp hào hoa, hào hùng của người lính Tây Tiến. 2, Thân bài: -Phân tích cảm hứng lãng mạn qua đoạn thơ: “ Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi Mường Lát hoa về trong đêm hơi” Và: “ Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm” - Vẻ đẹp hào hùng hào hoa của người lính Tây Tiến hiện lên qua cuộc sống chiến đấu vô cùng gian khổ. “Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”
  5. - Người lính Tây Tiến cứ thầm lặng dấn thân, cứ dần vượt qua hiểm trở của lộ trình oai linh của rừng thiêng núi độc và đối mặt với cái chết: “Anh bạn dãi dầu không bước nữa Gục lên súng mũ bỏ quên đời Chiều chiều oai linh thác gầm thét Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người” Giữa những ngày gian khổ các chiến sĩ Tây Tiến vẫn vui vẫn sống vẫn giữ nguyên cốt cách hào hoa của mình, họ tổ chức những đêm lửa trại tưng bừng náo nhiệt Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa Kìa em xiêm áo tự bao giờ Khèn lên man điệu nàng e ấp Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ. Ngày nay đọc lại “Tây Tiến” của Quang Dũng, bỗng thấy nhớ đến nao lòng một thời kỳ lịch sử bi tráng của dân tộc, một thời đại “Một đi không trở lại”. Các anh đã ngã xuống cho “lá cờ cách mạng thêm đỏ thắm”, cho tượng đài tự do được tôn cao. Lịch sử sẽ mãi nhớ tên các anh những người anh hùng bất tử. Thế hệ thanh niên ngày nay sống trong thời bình cũng rất xứng đáng với thế hệ cha anh ngày ấy. Họ trân trọng những giá trị lịch sử, biết yêu quý và giữ gìn những thành quả mà cha anh đã đổ xương đổ máu để bảo vệ. Chính vì vậy, họ phát huy sức mạnh quyền làm chủ trong học tập trong lao động. Phát huy sức mạnh tuổi trẻ để đưa đất nước Việt Nam ra tầm thế giới. Đội Robocon của ĐH Lạc Hồng luôn mang về giải sáng tạo trong các cuộc thi quốc tế. Các đội tuyển thể thao cờ vua, bóng đá, cầu lông đến các đội đi thi Olympic Toán, Vật Lý, Hóa Học đều giành giải cao mang lại vẻ vang cho nước nhà. Đấy là hình ảnh đẹp cho sự vươn xa của trí tuệ Việt. Thanh niên ngày nay cũng rất coi trọng lòng biết ơn, coi trọng giá trị nhân văn cao đẹp của dân tộc ta “Uống nước nhớ nguồn”. Hình ảnh, đoàn người xếp hàng dài trước linh cữu đại tướng Võ Nguyên Giáp, nhiều bạn trẻ không cầm được nước mắt trước sự ra đi của người là biểu tượng cho vẻ đẹp về lòng tự cường, tự tôn dân tộc. Bác Hồ nói “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại kết thành một làn sóng sôi nổi”. Quả đúng như vậy, dân ta ở đây, mà trước hết là tuổi trẻ đã thể hiện quyết tâm rực lửa ấy bằng những hành động có tính đoàn kết cao độ. Biểu hiện đó là hàng năm có hàng ngàn thanh niên tình nguyện nhập ngũ tham gia vào công tác huấn luyện. Vào độ tháng 5.2014, khi Trung Quốc ngang ngược đặt giàn khoan HD – 981 vào thềm lục địa Việt Nam, hàng triệu con người Việt Nam đã xuống đường tuần hành (trong đó chủ yếu là thanh niên). Họ đã hăng say đấu tranh cho công lý, đấu tranh cho lẽ phải, đấu tranh cho chủ quyền. Đó là họ đang sống cho xứng đáng với bao anh hùng đã ngã xuống trên mảnh đất này.
  6. Thanh niên ngày nay họ cũng rất biết yêu thương, nghĩa tình, nhân ái. Họ sống quý trọng người già, yêu thương em nhỏ. Họ biết sống hi sinh bản thân mình vì người khác và vì những điều lớn lao cho cộng đồng cho xã hội. Một Nguyễn Hữu Ân chăm sóc mẹ bị bệnh ung thư, mẹ mất, nhận người đàn bà bên cạnh giường bệnh của mẹ mình làm mẹ nuôi (người mẹ nuôi ấy cũng bị bệnh ung thư); Nguyễn Văn Nam học sinh trường THPT Đô Lương 1 (Nghệ An) đã hi sinh sau khi cứu được 5 em nhỏ khỏi bị chết đuối Chừng ấy tấm gương đủ để thấy thanh niên ngày nay rất đáng tự hào. Tuy nhiên, cũng công bằng mà nói, bên cạnh những thanh niên trở thành biểu tượng cao đẹp của tuổi trẻ Việt Nam thì cũng không ít bạn trẻ lại trở thành điều ngược lại. Đáng phê phán và lên án thay là một bộ phận giới trẻ bây giờ sống vô cảm, chỉ biết sống cho riêng mình, hưởng thụ cho chính mình mà không thèm quan tâm đến mọi điều xung quanh. Họ làm ngơ trước ánh mắt van xin của một cụ già đang cần một bàn tay dắt qua đường, họ lạnh lùng trước một em bé xin ăn đang đói lả, họ phung phí ổ bánh mì vào thùng rác trong khi đây đó có bao người phải ăn cả giấy gói bánh còn dính ít đồ thừa Trong khi họ vung tiền vào quán Bar, vũ trường thì còn đó bao em thơ chưa một lần được có tấm áo lành lặn để đến trường. Đáng buồn thay. 3, kết bài. “Tây Tiến” của Quang Dũng là bài thơ về một thế hệ thanh niên với lý tưởng “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh” – họ là những con người đã nguyện dâng hiến máu xương mình cho tổ quốc. Thời gian đã đi qua, gió bụi thời gian có thể phù mờ bao huyền thoại nhưng tượng đài về người chiến binh Tây Tiến năm xưa thì mãi mãi bất tử cùng thời gian. Càng trân trọng và yêu quý thế hệ cha anh ngày ấy đã ngã xuống vì hòa bình, thế hệ thanh niên chúng ta ngày nay phải quyết tâm sống sao cho thật xứng đáng. Đề 4: Có ý kiến cho rằng: “Tây Tiến là bài thơ mang cảm hứng lãng mạn”. Nhưng ý kiến khác lại cho rằng: “Tây Tiến là bài thơ mang cảm hứng bi tráng”. Chứng minh? Gợi ý: I. Mở bài: giới thiệu tác giả, tác phẩm, ý kiến. II. Thân bài 1. Giải thích ý kiến: + Cảm hứng lãng mạn là cảm hứng đưa tinh thần con người vượt lên trên mọi khó khan gian khổ , đạp bằng mọi gian khó để hướng tới tương lai tươi sáng. + Cảm hứng bi tráng là cảm hứng dựa trên đau thương và kiên cường; vừa đau thương vừa hào hùng; hào hùng cả trong những lúc bi thương nhất. >>> Đây là hai nguồn cảm hứng lớn của VHVN giai đoạn 1945 - 1975 2. Chứng minh a. Tây Tiến mang cảm hứng lãng mạn - Lãng mạn thể hiện trong đời sống tâm hồn hào hoa, giữa bao gian khổ tâm hồn những chàng chiến binh vẫn mộng vẫn mơ (Mắt trừng Kiều thơm)
  7. - Lãng mạn trong cách cảm nhận thiên nhiên: với những tâm hồn hào hoa ấy, thiên nhiên là đối tượng để thưởng lãm (Dốc lên xa khơi; Người đi đong đưa) - Yêu đời, yêu người: đắm say cùng đêm hội đuốc hoa b. Tây Tiến mang cảm hứng bi tráng - Bi thương: + Ngoại hình: ốm đau, tiều tụy + Cái chết dọc đường quân hành - Tráng (hào hùng): + Đời sống chiến đấu phi thường: rừng dày, vực sâu, sốt rét họ vẫn vượt qua + Tinh thần chiến đấu ,hi sinh xả thân vì lý tưởng: chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh + Hào hùng trong cái chết 3. Bình luận - Cả hai ý kiến đều dung, ý kiến thứ nhất thiên về ngợi ca đời sống tinh thần. Ý kiến thứ hai thiên về khẳng định phẩm chất anh hùng. Tuy bàn về hai vấn đề khác nhau nhưng cả hai đều góp phần hỗ trợ và bổ sung cho nhau làm sang tỏ giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. III. KẾT BÀI: Khái quát lại vấn đề nghị luận, đánh giá thành công của tác phẩm.