Lý thuyết và bài tập môn Hóa học Lớp 12 - Bài 2: Lipit

pdf 16 trang Tài Hòa 17/05/2024 2341
Bạn đang xem tài liệu "Lý thuyết và bài tập môn Hóa học Lớp 12 - Bài 2: Lipit", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfly_thuyet_va_bai_tap_mon_hoa_hoc_lop_12_bai_2_lipit.pdf

Nội dung text: Lý thuyết và bài tập môn Hóa học Lớp 12 - Bài 2: Lipit

  1. BÀI 2: LIPIT I – PHÂN LOẠI, KHÁI NIỆM 1. Phân loại lipit - Lipit là những hợp chất hữu cơ có trong , không hòa tan trong nhưng tan trong các như ete, clorofom, xăng dầu - Lipit được chia làm hai loại: lipit đơn giản và lipit phức tạp. + Lipit đơn giản: sáp, triglixerit (chất béo) và steroit + Lipit phức tạp: photpholipit Sáp: - Este của monoancol phân tử khối lớn với axit béo phân tử khối lớn - Là chất rắn ở điều kiện thường (sáp ong ) Steroit: - Este của axit béo có phân tử khối lớn với monoancol đa vòng có phân tử khối lớn (gọi chung là sterol) - Là chất rắn không màu, không tan trong nước Photpholipit : - Este hỗn tạp của glixerol với axit béo có phân tử khối cao và axit photphoric - Ví dụ: lexithin (trong lòng đỏ trứng gà) 2. Chất béo: a) Khái niệm: - Chất béo là trieste của glixerol với axit béo, gọi chung là triglixerit hay là triaxylglyxerol. - Các axit béo hay còn gọi là axit monocacboxylic có mạch cacbon dài, chẵn (từ 12C) không phân nhánh ( C15H31COOH) ↔ ( C17H35COOH) ↔ (C17H33COOH) ↔ (C17H31COOH) ↔ - Chất béo có công thức chung là: ↔ . (R1, R2, R3 là các , có thể ) b) Danh pháp: Tên chất béo = Tri + tên axit béo (bỏ axit, đổi ic → in) Axit béo Tên axit béo Chất béo Tên chất béo C15H31COOH Axit panmitic (C15H31COO)3C3H5 Tripanmitin C17H35COOH Axit stearic (C17H35COO)3C3H5 C17H33COOH (C17H33COO)3C3H5 Triolein C17H31COOH (C17H31COO)3C3H5 c) Đồng phân: Số trieste được tạo thành từ glixerol và n phân tử Axit béo là: Số trieste = Ví dụ: Triglixerit X được tạo bởi axit panmitic và axit stearic. Số cấu tạo thõa mãn X là: ___ Chất béo Y được tạo bởi axit oleic và axit stearic. Số cấu tạo của Y chứa đồng thời hai loại gốc axit trên là: ___ Triglixerit Z được tạo bởi 3 loại gốc axit béo khác nhau. Số cấu của Z chứa đồng thời cả ba gốc axit trên là:___ 1 Biên soạn: Nguyễn Thuận Phát
  2. II. Tính chất vật lí của chất béo: - Các chất béo do gốc hiđrocacbon lớn của các axit béo làm tăng tính kị nước của các phân tử chất béo. Ở nhiệt độ thường, chất béo ở trạng thái , nhẹ hơn nước. Thực tế, mỡ động vật hầu như tồn tại ở trạng thái rắn (mỡ bò, mỡ cừu, mỡ heo ) còn dầu thực vật tồn tại ở trạng thái lỏng (dầu lạc, dầu vừng ) hoặc từ động vật máu lạnh (dầu cá) + Khi trong phân tử có gốc hidrocacbon . Thí dụ : (C17H35COO)3C3H5 ; . là chất béo ở trạng thái + Khi trong phân tử có gốc hidrocacbon Thí dụ: (C17H33COO)3C3H5 ; là chất béo ở trạng thái . - Dầu thực vật thường có hàm lượng axit béo chưa no (đều ở dạng –cis) cao hơn mỡ động vật làm cho nhiệt độ nóng chảy của dầu thực vật thấp hơn so với mỡ động vật. III. Tính chất hoá học của chất béo: giống este 1. Phản ứng thuỷ phân: * Trong môi trường axit: . VD: * Trong môi trường kiềm (pứ xà phòng hóa): VD: *Chú ý: - Khi đun nóng chất béo với dung dịch kiềm thì tạo ra . và hỗn hợp . Muối . chính là - Phản ứng xà phòng hóa xảy ra nhanh hơn phản ứng thủy phân trong môi trường axit và b. Phản ứng cộng H2 của chất béo lỏng (chuyển chất béo lỏng thành chất béo rắn): VD: (C17H33COO)3C3H5 (lỏng) + H2 - Phương pháp dùng trong công nghiệp chế biến dầu mỡ rắn hoặc - Phản ứng hiđro hóa chất béo làm tăng nhiệt độ nóng chảy của chất béo c. Phản ứng oxi hóa Nối đôi C = C ở gốc axi không no của chất béo bị oxi hóa chậm bởi oxi không khí tạo thành peoxit, chất này bị phân hủy thành các sản phẩm Andehit có mùi khó chịu. Đó là nguyên nhân của hiện tượng dầu mỡ để lâu bị ôi. Lưu ý: Mỡ bò, lợn, gà, dầu lạc, dầu vừng, dầu cọ, dầu ô liu, dầu dừa, có thành phần chính là . Dầu nhớt bôi trơn máy . 2 Biên soạn: Nguyễn Thuận Phát
  3. IV. Ứng dụng - Thức ăn cho người, là nguồn dinh dưỡng quan trọng và cung cấp phần lớn năng lượng cho cơ thể hoạt động. - Là nguyên liệu để tổng hợp một số chất khác cần thiết cho cơ thể. Bảo đảm sự vận chuyển và hấp thụ được các chất hoà tan được trong chất béo. - Trong công nghiệp, một lượng lớn chất béo dùng Sản xuất một số thực phẩm khác như mì sợi, đồ hộp. V. Tóm Tắt Bài Học triglixerit là trieste của glixerol với axit béo gọi chung là : triaxylglixerol tripanmitin (C15H31COO)3C3H5 : Khái niệm : tripanmitoylglixerol tristearin (C17H35COO)3C3H5 : tristearoylglixerol Thí dụ : triolein (C17H33COO)3C3H5 : trioleoylglixerol trilinolein (C17H31COO)3C3H5 : trilinoleoylglixerol chất béo không no CHẤT BÉO lỏng : C3H5(OOCR)3 Thí dụ : triolein, trilinolein (RCOO)3C3H5 trạng thái : CnH2n + 2 - 2kO6 chất béo no rắn : Tính chất vật lí : Thí dụ : tripanmitin, tristearin không tan trong nước chất béo nhẹ hơn nước : tan nhiều trong dung môi hữu cơ như benzen, xăng, ete, RCOOH (axit béo) môi trường axit C3H5(OH)3 (glixerol) Phản ứng thủy phân : RCOONa (xà phòng) môi trường kiềm (NaOH)  Tính chất hóa học : 0 (C17H33COO)3C3H5 + 3H2 (Ni, t )  (C17H35COO)3C3H5 Phản ứng của gốc R : (C17H33COO)3C3H5 + 3Br2  (C17H33Br2COO)3C3H5 3 Biên soạn: Nguyễn Thuận Phát
  4. TRẮC NGHIỆM LÍ THUYẾT I. Khái niệm, cấu tạo, danh pháp, đồng phân Câu 1. Hãy chọn phát biểu đúng về lipit trong các phát biểu sau đây: A. Lipit là chất béo. B. Lipit là tên gọi chung cho dầu mỡ động, thực vật. C. Lipit là este của glixerol với các axit béo. D. Lipit là những hợp chất hữu cơ có trong tế bào sống, không hoà tan trong nước, nhưng hoà tan trong các dung môi hữu cơ không phân cực. Câu 1.1. Lipit gồm A. Chất béo, sáp, steroit và photpholipit. B. Sáp. C. Steroit. D. Chất béo. Câu 1.2. Chất nào sau đây không phải là lipit? A. Mỡ heo B. gạo C. dầu dừa D. sáp ong Câu 1.3: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về chất béo? A. Chất béo là trieste của glixerol với các axit hữu cơ. B. Chất béo là trieste của glixerol với các axit béo. C. Chất béo là đieste của etilen glicol với các axit béo. D. Chất béo là đieste của etilen glicol với các axit hữu cơ. Câu 2. Chất béo là trieste của axit béo với A. ancol metylic. B. etylen glicol. C. ancol etylic. D. glixerol. Câu 2.1. Trieste của glyxerol với axit nào sau đây là chất béo? A. axit fomic B. axit axetic C. axit acrylic D. axit panmitic Câu 2.2: Công thức nào sau đây là của chất béo? A. (CH3COO)2C2H4 B. (C15H31COO)2C2H4 C. (C17H35COO)3C3H5 D. (C11H23COO)3C3H5 Câu 2.3. Số nhóm chức este có trong mỗi phân tử chất béo là: A. 3 B. 2 C. 1 D. 4 Câu 3: Chất nào sau đây là axit béo? A. CH3COOH B. C17H35COOH C. C6H5COOH D. CH2=CH-COOH Câu 4: Chất nào sau đây không phải là axit béo? A. C15H31COOH B. C17H35COOH C. C17H33COOH D. CH3COOH Câu 5: Công thức cấu tạo thu gọn của axit stearic là A. C17H35COOH B. C15H31COOH C. C17H33COOH D. C17H31COOH Câu 6: Axit panmitic là một axit béo có trong mỡ động vật và dầu cọ. Công thức của axit panmitic là A. C17H35COOH B. C15H31COOH C. C17H33COOH D. C17H31COOH Câu 7: Số nguyên tử hiđro trong phân tử axit oleic là A. 36. B. 31. C. 35. D. 34. Câu 8: Cho chất X có công thức cấu tạo thu gọn là C17H31COOH. X có tên gọi là A. Axit panmitic B. Axit stearic C. Axit linoleic D. Axit oleic Câu 9: Tristearin có công thức cấu tạo là A. (C15H31COO)3C3H5 B. (C17H35COO)3C3H5 C. (C17H33COO)3C3H5 D. (C17H31COO)3C3H5 Câu 10: Công thức của triolein là A. (CH3[CH2]14COO)3C3H5. B. (CH3[CH2]7CH=CH[CH2]5COO)3C3H5. C. (CH3[CH2]16COO)3C3H5. D. (CH3[CH2]7CH=CH[CH2]7COO)3C3H5. Câu 11: Tên gọi của chất béo có công thức cấu tạo (C15H31COO)3C3H5 là A. Tripanmitin B. Tristearin C. Triolein D. Trilinolein Câu 12: Tên gọi của chất béo có công thức cấu tạo (C17H31COO)3C3H5 là A. Tripanmitin B. Tristearin C. Triolein D. Trilinolein Câu 13: Đun nóng hỗn hợp X gồm axit stearic, axit oleic và glixerol với xúc tác thích hợp thu được tối đa bao nhiêu trieste? A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 13.1. Thủy phân một chất béo trong môi trường axit thu được glixerol và hai axit béo. Số công thức cấu tạo của có thể có của chất béo trên là A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 14: Đun nóng hỗn hợp X gồm axit stearic, axit oleic và glixerol với xúc tác thích hợp thu được tối đa bao nhiêu trieste chứa cả hai gốc axit trên? A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 15. Có bao nhiêu trieste của glyxerol cứa đồng thời 3 gốc axit C17H35COOH; C17H33COOH; C15H31COOH? A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 4 Biên soạn: Nguyễn Thuận Phát
  5. II. Lí tính, hóa tính, ứng dụng, tổng hợp Câu 16: Chất béo nào sau đây ở trạng thái rắn? A. triolein B. trilinolein C. trilinolenin D. tripanmitin Câu 16.1.: Chất béo nào sau đây ở trạng thái lỏng? A. triolein và trilinolein B. triolein và tripanmitin C. tripanmitin và tristearin D. tristearin và triolein Câu 16.2. Ở nhiệt độ thường, dầu thực vật tồn tại ở trạng thái lỏng vì đây là loại chất béo: A. chứa chủ yếu các gốc axit béo no B. chứa hàm lượng khá lớn các gốc axit béo không no C. chứa chủ yếu các gốc axit béo thơm D. dễ nóng chảy, nhẹ hơn nước và không tan trong nước Câu 16.3. Mỡ động vật thường ở trạng thái rắn vì: A. Chứa chủ yếu các gốc axit thơm B. Chứa chủ yếu các gốc axit béo không no C. Chứa chủ yếu các gốc axit béo no D. Không chứa gốc axit Câu 17. Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Mỡ động vật chủ yếu cấu thành từ các este của các axit béo no, tồn tại ở thể rắn B. Dầu thực vật chủ yếu cấu thành từ các este của các axit béo không no, tồn tại ở thể lỏng C. Hiđro hoá dầu thực vật lỏng sẽ tạo thành các mỡ động vật rắn D. Chất béo nhẹ hơn nước và không tan trong nước Câu 17.1. Chọn phát biểu đúng: A. Chất béo đều là chất rắn, không tan trong nước, tan nhiều trong dung môi hữu cơ B. Chất béo không tan trong nước, nhẹ hơn nước, tan nhiều trong dung môi hữu cơ C. Chất béo và dầu mỡ bôi trơn máy có cùng thành phần nguyên tố. D. Chất béo là este nguyên chất của glyxerol và axit béo no Câu 18. Đun nóng triglixerit trong dung dịch NaOH dư đến phản ứng hoàn toàn luôn thu được chất nào sau đây? A. Glixerol. B. Etylen glicol. C. Metanol. D. Etanol. Câu 19. Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch NaOH sinh ra glixerol? A. Glucozơ. B. Metyl axetat. C. Triolein. D. Saccarozơ Câu 20. Thủy phân 1 mol chất béo thu được A. 1 mol muối B. 2 mol glixerol C. 2 mol muối D. 1 mol glixerol Câu 21: Thủy phân tristearin trong môi trường axit thu được chất nào sau đây? A. C15H31COOH và glixerol B. C17H35COOH và glixerol C. C17H33COOH và glixerol D. C17H31COOH và glixerol Câu 22: Thủy phân triolein trong dung dịch NaOH, thu được glixerol và muối X. Công thức của X là A. C17H35COONa. B. CH3COONa. C. C2H5COONa. D. C17H33COONa. Câu 23: Thủy phân trilipanmitin trong dung dịch NaOH thu được chất nào sau đây? A. C15H31COONa và glixerol B. C17H35COONa và glixerol C. C17H33COONa và glixerol D. C17H31COONa và glixerol14 Câu 24: Thủy phân hoàn toàn triglixerit X trong dung dịch NaOH thu được C17H35COONa và C3H5(OH)3. Tên gọi của X là: A. triolein B. trilinolein C. trilinolenin D. tripanmitin Câu 25: Để chuyển hóa chất béo lỏng thành chất béo rắn (điều chế bơ nhân tạo) người ta thực hiện phản ứng A. đề hiđro hóa B. hiđrat hóa C. hiđro hóa D. đề hiđro hóa Câu 26: Cho chất béo có công thức cấu tạo (C17H33COO)3C3H5 tác dụng với H2 (dư, xúc tác Ni, to ) thu được sản phẩm có tên gọi là A. Tripanmitin B. Tristearin C. Triolein D. Trilinolein Câu 27: Chất béo nào sau đây không làm mất màu dung dịch brom? A. Tripanmitin B. Trilinolenin C. Triolein D. Trilinolein Câu 28: Trong công nghiệp, một lượng lớn chất béo dùng để sản xuất A. xà phòng và etilen glicol B. bơ nhân tạo và xà phòng C. xà phòng và glixerol D. bơ nhân tạo và glixerol Câu 29: Phát biểu nào sau đây sai? A. Trong công nghiệp có thể chuyển hóa chất béo lỏng thành chất béo rắn. B. Chất béo không tan trong nước nhưng tan trong hexan. C. Số nguyên tử cacbon trong phân tử chất béo luôn là một số chẵn. D. Sản phẩm của phản ứng xà phòng hóa chất béo là muối của axit béo và glixerol. Câu 30: Cho các phát biểu sau: (a) Chất béo được gọi chung là triglixerit hay triaxylglixerol. (b) Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ. (c) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch. 5 Biên soạn: Nguyễn Thuận Phát
  6. (d) Tristearin, triolein có công thức lần lượt là: (C17H33COO)3C3H5, (C17H35COO)3C3H5. Số phát biểu đúng là A. 3. B. 2. C. 4. D. 1 Câu 31: Triolein không phản ứng với với A. H2O (xúc tác H2SO4 loãng, to) B. Br2 C. Cu(OH)2 ở điều kiện thường D. NaOH, đun nóng Câu 32: Trilinolein không phản ứng với với các chất hoặc dung dịch nào sau đây ? A. H2O (xúc tác H2SO4 loãng, to) B. H2 (Ni, to) C. Cu(OH)2 ở điều kiện thường D. NaOH, đun nóng Câu 33: Cho triolein lần lượt vào mỗi ống nghiệm chứa riêng biệt: Na, Cu(OH)2, CH3OH, dung dịch Br2, dung dịch NaOH. Trong điều kiện thích hợp, số phản ứng xảy ra là A. 2 B. 3 C. 5 D. 4 Câu 34: Phát biểu nào sau đây sai ? A. Nhiệt độ sôi của este thấp hơn ancol có cùng phân tử khối. B. Có thể chuyển hóa chất béo lỏng thành chất béo rắn. C. Số nguyên tử hiđro trong phân tử este đơn và đa chức luôn là một số chẵn. D. Sản phẩm của phản ứng xà phòng hóa chất béo là axit béo và glixerol. Câu 35: Cho sơ đồ chuyển hóa: Tên của Z là A. axit oleic B. axit linoeic C. axit stearic D. axit panmitic Câu 36: Cho các este: etyl fomat (1), vinyl axetat (2), triolein (3), metyl metacrylat (4), phenyl axetat (5). Số este đều phản ứng được với dung dịch NaOH đun nóng sinh ra anol là A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 37: Cho dãy các chất: phenyl axetat, anlyl axetat, metyl axetat, etyl fomat, tripanmitin Số chất trong dãy khi thủy phân trong dung dịch NaOH dư, đun nóng sinh ra ancol là A. 2 B. 4 C. 5 D. 3 Câu 37.1. Cho glixerin trioleat (hay triolein) lần lượt vào mỗi ống nghiệm chứa riêng biệt: Na, Cu(OH)2, CH3OH, dung dịch Br2, dung dịch NaOH. Trong điều kiện thích hợp, số phản ứng xảy ra là A. 2. B. 3. C. 5. D. 4. Câu 38: Số trieste khi thủy phân đều thu được sản phẩm gồm glixerol, axit stearic và axit panmitic. A. 9 B. 4 C. 6 D. 2 Câu 38.1. Thủy phân hoàn toàn a mol chất béo X thu được a mol natri panmitat và 2a mol natri oleat. Số liên kết ℼ trong X là: A. 2. B. 3. C. 5. D. 4. Câu 38.2. Thủy phân hoàn toàn 1 mol chất béo X thu được 1 mol natri stearat và 2 mol natri oleat. Công thức phân tử của X là: A. C57H106O6 B. C57H108O6 C. C57H104O6 D. C54H106O6 Câu 38.3. Khi xà phòng hóa triglixerit X bằng dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được sản phẩm gồm glixerol, natri oleat, natri stearat và natri panmitat. Số đồng phân cấu tạo thỏa mãn tính chất trên của X là A. 4. B. 2. C. 1. D. 3. Câu 38.4. Thủy phân một triglixerit X bằng dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp muối gồm natri oleat, natri stearat (có tỉ lệ mol tương ứng là 1: 2) và glixerol. Có bao nhiêu triglixerit X thỏa mãn tính chất trên? A. 2. B. 1. C. 3. D. 4. Câu 39: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Triolein có khả năng tham gia phản ứng cộng hiđro khi đun nóng có xúc tác Ni. B. Các chất béo thường không tan trong nước và nhẹ hơn nước. C. Chất béo bị thủy phân khi đun nóng trong dung dịch kiềm. D. Chất béo là trieste của etylen glicol với các axit béo. Câu 40: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Tripanmitin có khả năng tham gia phản ứng cộng hiđro khi đun nóng có xúc tác Ni. B. Các chất béo thường không tan trong nước và nhẹ hơn nước. C. Chất béo bị thủy phân trong môi trường axit, không bị thủy phân trong môi trường kiềm. D. Chất béo là trieste của etylen glicol với các axit béo. Câu 41. Dầu mỡ để lâu ngày bị ôi thiu là do A. chất béo bị oxi hóa chậm trong không khí tạo thành anđehit có mùi. B. chất béo bị oxi và nitơ không khí chuyển thành amino axit có mùi khó chịu. 6 Biên soạn: Nguyễn Thuận Phát
  7. C. chất béo vữa ra. D. chất béo bị thủy phân với nước trong không khí. Câu 41.1. Khẳng định không đúng về chất béo là A. Chất béo là trieste của glixerol với axit béo. B. Đun chất béo với dung dịch NaOH thì thu được sản phẩm có khả năng hòa tan Cu(OH)2. C. Chất béo và dầu mỡ bôi trơn máy có cùng thành phần nguyên tố. D. Chất béo nhẹ hơn nước. Câu 41.2. Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Chất béo là trieste của glixerol với các axit monocacboxylic có mạch cacbon dài, không phân nhánh. B. Chất béo chứa chủ yếu các gốc axit no thường là chất rắn ở tO phòng. C. Chất béo chứa chủ yếu các gốc axit không no thường là chất lỏng ở nhiệt độ phòng và được gọi là dầu. D. Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường kiềm là phản ứng thuận nghịch. Câu 42. Cho các phát biểu sau: (a) Chất béo được gọi chung là triglixerit hay triaxylglixerol. (b) Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ. (c) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch. (d) Tristearin, triolein có công thức lần lượt là: (C17H33COO)3C3H5, (C17H35COO)3C3H5. Số phát biểu đúng là A. 4. B. 1. C. 2. D. 3. Câu 43. Xà phóng hóa hoàn toàn chất béo T thu được glixerol và hỗn hợp muối của các axit béo no. Công thức phân tử của X có dạng: A. CnH2n-4O6 B. CnH2nO2 C. CnH2n-6O6 D. CnH2n-8O6 Câu 44. Xà phóng hóa hoàn toàn chất béo T thu được glixerol và hỗn hợp muối của axit oleic và hai axit béo no. Công thức phân tử của X có dạng: A. CnH2n-4O6 B. CnH2nO2 C. CnH2n-6O6 D. CnH2n-8O6 Câu 45. Cho 1 mol triglixerit X tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 1 mol glixerol, 1 mol natri panmitat và 2 mol natri oleat. Phát biểu nào sau đây sai? A. Phân tử X có 5 liên kết π. B. Có 2 đồng phân cấu tạo thỏa mãn tính chất của X. C. Công thức phân tử chất X là C52H96O6. D. 1 mol X làm mất màu tối đa 2 mol Br2 trong dung dịch. Câu 46. Chất béo là thức ăn quan trọng của con người , là nguồn cung cấp dinh dưỡng và năng lượng đáng kể cho cơ thể hoạt động .Ngoài ra một lượng lớn chất béo được dùng trong công nghiệp để sản xuất A.glucozơ và ancol etylic. B.xà phòng và ancol etylic. C.glucozơ và glixerol. D.xà phòng và glixerol. Câu 47. Có các nhận định sau: (1) Chất béo là trieste của glixerol với các axit monocacboxylic có mạch cacbon dài không phân nhánh. (2) Lipit gồm chất béo, sáp, steroit, photpholipit, (3) Chất béo chứa các gốc axit không no thường là các chất rắn ở nhiệt độ thường. (4) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường kiềm là phản ứng thuận nghịch. (5) Chất béo là thành phần chính của dầu mỡ động, thực vật. (6) Khi đun chất béo lỏng với hiđro có xúc tác Ni trong nồi hấp thì chúng chuyển thành chất béo rắn. Các nhận định đúnglà A. (1), (2), (5), (6). B. (1), (2), (3). C. (1), (2), (4), (5). D. (3), (4), (5). Câu 48. Cho các phát biểu sau : (1) Thủy phân chất béo luôn thu được glyxerol (2) Người ta không thể chuyển chất béo lỏng thành chất béo rắn. (3) Dầu máy và dầu ăn có chung thành phần nguyên tố. (4) Cho axit hữu cơ tác dụng với glixerol thu được este ba chức gọi là chất béo. (5) Chất béo nhẹ hơn nước và không tan trong nước. Số phát biểu đúng là A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 7 Biên soạn: Nguyễn Thuận Phát
  8. Câu 49. Cho các phát biểu sau: (a) Chất béo được gọi chung là triglixerit hay triaxylglixerol. (b) Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ. (c) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch (d) Từ chất béo lỏng có thể điều chế chất béo rắn bằng phản ứng cộng hiđro. Số phát biểu đúng là A. 1 B. 4 C. 2 D. 3 Câu 50. Phát biểu nào sau đây là sai: A. Trong phân tử triolein có 3 liên kết π. B. Muối Na hoặc K của axit béo được gọi là xà phòng. C. Khi hiđro hóa hoàn toàn chất béo lỏng sẽ thu được chất béo rắn. D. Xà phòng thu được khi thủy phân chất béo trong môi trường kiềm. III. ĐIỀU CHẾ XÀ PHÒNG – PHẢN ỨNG XÀ PHÒNG HÓA 1. Hóa chất – Dụng cụ Hóa chất Dụng cụ - Mỡ hoặc dầu thực vật, NaOH, H2O, NaCl bão hòa. - Bát sứ, kiềng, lưới, amiăng, đèn cồn, đũa thủy tinh, 2. Tiến hành Bước 1: Cho vào bát sứ nhỏ khoảng 1 gam mỡ (hoặc dầu thực vật) và 2-2,5 ml dung dịch NaOH 40%. Bước 2: Đun hỗn hợp sôi nhẹ và liên tục khuấy đều bằng đũa thủy tinh. Thỉnh thoảng thêm vài giọt nước cất. Bước 3: Sau 8-10 phút, rót thêm vào hỗn hợp 4 – 5 ml dung dịch NaCl bão hòa nóng, khấy nhẹ. 3. Hiện tượng – Giải thích - Hiện tượng: Có lớp chất rắn màu trắng nổi lên. - Giải thích: Phản ứng tạo thành muối natri (kali) của axit béo (xà phòng) ít tan trong NaCl bão hòa nên kết tinh và nhẹ nổi lên trên - Phương trình hóa học : 4. Một số vấn đề cần lưu ý ● Chất béo ở đây có thể là dầu thực vật (dừa, lạc, vừng, cá, ) & mỡ động vật (bò, lợn, cừu, ) nhưng tuyệt đối không thể là : Dầu (luyn, mazut, nhớt, mỡ bôi trơn máy) vì thành phần chứa các hiđrocacbon chứ không chứa chất béo. ● Vai trò của lưới a-mi-ăng để tránh sự tụ nhiệt, tránh nứt vỡ bình cầu. ● Ở bước 1, khi chưa đun nhẹ thì sẽ xảy ra hiện tượng tách lớp vì bản chất chất béo là este nên không tan trong nước cũng như dung dịch NaOH nên sẽ có hiện tượng tách 2 lớp (Chất béo nhẹ hơn ở trên & ở dưới là dung dịch NaOH) ⟶ Sau khi phản ứng xảy ra ở bước 2 thì muối của axit béo (xà phòng) & glixerol sẽ tan vào nhau nên chất lỏng sẽ trở nên đồng nhất. ● Ở bước 2, phải dùng đũa thủy tinh khuấy đều hỗn hợp trong bát sứ để phản ứng xảy ra nhanh & thêm H2O để đảm bảo cho phản ứng thủy phân luôn xảy ra đồng thời giữ cho thể tích hỗn hợp không đổi. ● Ở bước 3, sau khi phản ứng xảy ra, thêm dd NaCl (hoặc KCl) bão hòa để tách xà phòng ra khỏi hỗn hợp (do dd NaCl bão hòa có tỉ khối lớn hơn xà phòng, mặt khác xà phòng lại ít tan trong dd NaCl bão hòa nên khi thêm vào xà phòng sẽ nổi lên) ⟶ Chất rắn nổi ở trên là xà phòng còn phần lỏng ở dưới gồm NaCl bão hòa & glixerol. Lưu ý không được dùng dd CaCl2 bão hòa vì xà phòng sẽ phản ứng với CaCl2 tạo kết tủa (RCOO)2Ca ↓ : 2RCOONa + CaCl2 ⟶ (RCOO)2Ca ↓ + 2NaCl : “Chúng ta cần xà phòng chứ cần gì kết tủa đúng không” ● Bonus : Glixerol sinh ra có phản ứng hòa tan Cu(OH)2 ở điều kiện thường tạo dung dịch xanh lam thẫm. 8 Biên soạn: Nguyễn Thuận Phát
  9. Câu 1. [MH - 2021] Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau: Bước 1: Cho vào cốc thủy tinh chịu nhiệt khoảng 5 gam dầu dừa và 10 ml dung dịch NaOH 40%. Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp, liên tục khuấy đều bằng đũa thủy tinh khoảng 30 phút và thỉnh thoảng thêm nước cất để giữ cho thể tích hỗn hợp không đổi. Để nguội hỗn hợp. Bước 3: Rót vào hỗn hợp 15 - 20 ml dung dịch NaCl bão hòa, nóng, khuấy nhẹ rồi để yên. Phát biểu nào sau đây về thí nghiệm trên sai? A. Sau bước 3, thấy có lớp chất rắn màu trắng nổi lên là glixerol. B. Ở bước 3, thêm dung dịch NaCl bão hòa là để tách muối của axit béo ra khỏi hỗn hợp. C. Ở bước 2, việc thêm nước cất để đảm bảo phản ứng thủy phân xảy ra. D. Trong thí nghiệm trên, có xảy ra phản ứng xà phòng hóa chất béo. Câu 2. Tiến hành thí nghiệm xà phòng hóa tristearin theo các bước sau: Bước 1: Cho vào bát sứ khoảng 1 gam tristearin và 2 – 2,5 ml dung dịch NaOH nồng độ 40%. Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp khoảng 30 phút và khuấy liên tục bằng đũa thủy tinh, thỉnh thoảng thêm vài giọt nước cất để giữ cho thể tích của hỗn hợp không đổi. Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp 4 – 5 ml dung dịch NaCl bão hòa nóng, khuấy nhẹ rồi để nguội. Phát biểu nào sau đây sai? A. Sau bước 3, hỗn hợp tách thành hai lớp: phía trên là chất rắn màu trắng, phía dưới là chất lỏng. B. Sau bước 2, thu được chất lỏng đồng nhất. C. Mục đích chính của việc thêm dung dịch NaCl là làm tăng tốc độ cho phản ứng xà phòng hóa. D. Phần chất lỏng sau khi tách hết xà phòng hòa tan Cu(OH)2 thành dung dịch màu xanh lam. Câu 3. [MH - 2022] Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau: Bước 1: Cho vào bát sứ nhỏ khoảng 1 gam dầu thực vật và 3 ml dung dịch NaOH 40%. Bước 2: Đun sôi nhẹ và khuấy liên tục hỗn hợp bằng đũa thủy tinh. Thỉnh thoảng nhỏ thêm vài giọt nước cất để giữ thể tích hỗn hợp phản ứng không đổi. Bước 3: Sau 8 – 10 phút, rót thêm vào hỗn hợp 4 – 5 ml dung dịch NaCl bão hòa nóng, khuấy nhẹ. Sau đó để yên hỗn hợp 5 phút, lọc tách riêng phần dung dịch và chất rắn. Phát biểu nào sau đây sai? A. Sau bước 1, chất lỏng trong bát sứ tách thành hai lớp. B. Ở bước 3, NaCl có vai trò làm cho phản ứng xảy ra hoàn toàn. C. Ở bước 2, xảy ra phản ứng thủy phân chất béo. D. Dung dịch thu được sau bước 3 có khả năng hòa tan Cu(OH)2 Câu 4. (QG.19 – 203). Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau: Bước 1: Cho vào cốc thủy tinh chịu nhiệt khoảng 5 gam mỡ lợn và 10ml dung dịch NaOH 40%. Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp, liên tục khuấy đều bằng đũa thủy tinh khoảng 30 phút và thỉnh thoảng thêm nước cất để giữ cho thể tích hỗn hợp không đổi. Để nguội hỗn hợp. Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp 15 – 20ml dung dịch NaCl bão hòa nóng, khuấy nhẹ. Để yên hỗn hợp. Cho các phát biểu sau: (1) Sau bước 3 thấy có lớp chất rắn màu trắng nổi lên là glixerol. (2) Vai trò của dung dịch NaCl bão hòa ở bước 3 là để tách muối natri của axit béo ra khỏi hỗn hợp. (3) Ở bước 2, nếu không thêm nước cất, hỗn hợp bị cạn khô thì phản ứng thủy phân không xảy ra. (4) Ở bước 1, nếu thay mỡ lợn bằng dầu dừa thì hiện tượng thí nghiệm sau bước 3 vẫn xảy ra tương tự. (5) Trong công nghiệp, phản ứng ở thí nghiệm trên được ứng dụng để sản xuất xà phòng và glixerol. Số phát biểu đúng là A. 4. B. 5. C. 2. D. 3. Câu 5. (QG.19 - 204). Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau: Bước 1: Cho vào cốc thủy tinh chịu nhiệt khoảng 5 gam mỡ lợn và 10 ml dung dịch NaOH 40%. Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp, liên tục khuấy đều bằng đũa thủy tinh khoảng 30 phút và thỉnh thoảng thêm nước cất để giữ cho thể tích hỗn hợp không đổi. Để nguội hỗn hợp. Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp 15 – 20 ml dung dịch NaCl bão hòa nóng, khuấy nhẹ. Để yên hỗn hợp. Cho các phát biểu sau: (1) Sau bước 3 thấy có lớp chất rắn màu trắng chứa muối natri của axit béo nổi lên. 9 Biên soạn: Nguyễn Thuận Phát
  10. (2) Vai trò của dung dịch NaCl bão hòa ở bước 3 là để tách muối natri của axit béo ra khỏi hỗn hợp. (3) Ở bước 2, nếu không thêm nước cất, hỗn hợp bị cạn khô thì phản ứng thủy phân không xảy ra. (4) Ở bước 1, nếu thay mỡ lợn bằng dầu nhớt thì hiện tượng thí nghiệm sau bước 3 vẫn xảy ra tương tự. (5) Trong công nghiệp, phản ứng ở thí nghiệm trên được ứng dụng để sản xuất xà phòng và glixerol. Số phát biểu đúng là A. 3. B. 4. C. 5. D. 2. Câu 6. [MH - 2020] Tiến hành thí nghiệm xà phòng hóa chất béo: Bước 1: Cho vào bát sứ nhỏ khoảng 2 ml dầu dừa và 6 ml dung dịch NaOH 40%. Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp, liên tục khuấy đều bằng đũa thủy tinh khoảng 30 phút và thỉnh thoảng thêm nước cất để giữ cho thể tích hỗn hợp không đổi rồi để nguội hỗn hợp. Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp 7 - 10 ml dung dịch NaCl bão hòa nóng, khuấy nhẹ rồi để yên hỗn hợp. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Sau bước 3, thấy có lớp chất rắn màu trắng nổi lên là glixerol. B. Thêm dung dịch NaCl bão hòa nóng để làm tăng hiệu suất phản ứng. C. Ở bước 2, nếu không thêm nước cất, hỗn hợp bị cạn khô thì phản ứng thủy phân không xảy ra. D. Trong thí nghiệm này, có thể thay dầu dừa bằng dầu nhờn bôi trơn máy. TRẮC NGHIỆM BÀI TẬP ĐỊNH LƯỢNG I. PHẢN ỨNG THỦY PHÂN Phương trình: Ví dụ : Xà phòng hoá hoàn toàn 17,24 gam một chất béo cần vừa đủ 0,06 mol NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được khối lượng xà phòng là: A. 17,80 gam. B. 18,24 gam. C. 16,68 gam. D. 18,38 gam. Hướng dẫn. - Theo BTKL: mXà phòng = 17,24 + 0,06.40 – 0,02.92 = 17,8 gam → Chọn A. *Thuần thủy phân chất béo tạo bởi một gốc axit béo, vận dung định luật BTKL Câu 1: Cho 0,1 mol tristearin ((C17H35COO)3C3H5) tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được m gam glixerol. Giá trị của m là A. 27,6. B. 4,6. C. 14,4. D. 9,2. Câu 2: (QG 2017) Xà phòng hóa hoàn toàn 178 gam tristearin trong dung dịch KOH, thu được m gam kali stearat. Giá trị của m là A. 200,8. B. 183,6. C. 193,2. D. 211,6. Câu 2.1. Xà phòng hoàn toàn m gam triolein cần dùng vừa đủ 300ml dung dịch NaOH 1,5M. Giá trị của m là: A. 132,6 B. 397,8 C. 198,3 D. 265,2 Câu 3: Thủy phân hoàn toàn m gam chất béo bằng dung dịch NaOH, đun nóng thu được 9,2 gam glixerol và 91,8 gam muối. Giá trị của m là A. 89. B. 101. C. 85. D. 93. Câu 4: Xà phòng hoá hoàn toàn 17,8 gam chất béo X cần vừa đủ dung dịch chứa 0,06 mol NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Giá trị của m là A. 19,12 gam. B. 18,36 gam. C. 19,04 gam. D. 14,68 gam. 10 Biên soạn: Nguyễn Thuận Phát
  11. Câu 5: Xà phòng hoá hoàn toàn 17,24 gam chất béo cần vừa đủ 0,06 mol NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được khối lượng xà phòng là A. 17,80 gam. B. 18,24 gam. C. 16,68 gam. D. 18,38 gam. Câu 6. Để thủy phân hoàn toàn 20,15 gam chất béo X (tạo bởi một axit béo duy nhất) cần vừa đủ 150ml dung dịch NaOH 0,5M. Công thức của X là: A. (C17H33COO)3C3H5 B. (C17H35COO)3C3H5 C. (C17H31COO)3C3H5 D. (C15H31COO)3C3H5 Câu 7. Cho m gam một triglixerit X vào một lượng vừa đủ 45 ml dung dịch NaOH 1M, đun nóng thu được 13,77 gam muối của axit béo duy nhất. Vậy X là: A. tristearin B. triolein C. tripanmitin D. trilinolein Câu 7.1. Xà phòng hóa hoàn toàn một trieste X bằng dung dịch NaOH thu được 9,2g glixerol và 83,4 gam muối của một axit béo no Y. Vậy Y là: A. axit axetic B. axit panmitic C. axit oleic D. Axit stearic Câu 7.2. Thủy phân hoàn toàn 0,02 mol chất béo T trong 0,075 mol KOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 20,04 gam hỗn hợp gồm hai chất rắn. Tên gọi của T là: A. tristearin B. triolein C. tripanmitin D. trilinolein Câu 8. Thủy phân hoàn toàn 66,3 gam một triglixerit X bằng một lượng vừa đủ KOH sau phản ứng thu được muối của một axit béo duy nhất và 6,9 gam glixerol. Công thức của X là: A. (C17H33COO)3C3H5 B. (C17H35COO)3C3H5 C. (C17H31COO)3C3H5 D. (C15H31COO)3C3H5 Câu 9. Xà phòng hóa hoàn toàn 80,6 gam một loại chất béo bằng dung dịch NaOH thu được m gam glixerol và 83,4 gam muối của một axit béo no. Giá trị của m là: A. 9,2 B. 61,4 C. 4,6 D. 27,7 Câu 9.1. Xà phòng hóa hoàn toàn 44,2 gam chất béo X bằng lượng dư dung dịch NaOH thu được glixerol và 45,6 gam muối. Khối lượng NaOH đã tham gia phản ứng là: A. 6,0 B. 1,4 C. 9,6 D. 2,0 Câu 10. Đun nóng 4,03 kg chất béo tripanmitin với lượng dư dung dịch NaOH. Khối lượng glixerol và khối lượng xà phòng chứa 72% muối natri pamitat điều chế được lần lượt là: A. 0,41 kg và 5,97 kg B. 0,42 kg và 6,79 kg C. 0,46kg và 4,17 kg D. 0,46 kg và 5,79 kg Câu 10.1 Để thủy phân hoàn toàn 8,58 kg một loại chất béo cần vừa đủ 1,2 kg NaOH, thu được 0,368 kg glixerol và m kg hỗn hợp muối của các axit béo. a) Tính m. A. 9,412kg. B. 10,231g. C. 8,953g. D. 15,76g. b) Tính khối lượng xà phòng bánh có thể thu được từ mkg hỗn hợp các muối trên. Biết muối của axit béo chiếm 60% khối lượng xà phòng. A. 5,6472kg. B. 15,686kg. C. 12,985kg. D. 7,84kg. Câu 11. Tính khối lượng (kg) chất béo có chứa 80% C3H5(OOCC17H33)3 cần để tổng hợp 1 tấn xà phòng có chứa 80% muối natri của axit béo. A. 775,4 kg. B. 1211,6 kg. C. 2907,9 kg. D. 969,3 kg. Câu 12. Cần bao nhiêu kg chất béo chứa 89% khối lượng tristearin (còn 11% tạp chất trơ bị loại bỏ trong quá trình nấu xà phòng) để sản xuất được 1 tấn xà phòng chứa 72% khối lượng natri stearat?. A. 702,63g B. 789,47g C. 784,31g D. 805,46g *Thủy phân chất béo tạo bởi nhiều gốc axit béo Câu 13: Thủy phân hoàn toàn 222 gam một mẫu chất béo X trong môi trường axit thu được 23 gam glixerol và 2 loại axit béo là A. C15H31COOH và C17H33COOH. B. C17H31COOH và C17H33COOH. C. C17H33COOH và C17H35COOH. D. C15H31COOH và C17H35COOH. Câu 13.1. Thuỷ phân hoàn toàn 0,1 mol một este X cần dùng vừa đủ 300 ml dung dịch NaOH 1M, thu được một ancol và 89 gam hỗn hợp muối của hai axit béo. Hai axit béo đó là A. C15H31COOH và C17H33COOH. B. C17H31COOH và C17H33COOH. C. C17H33COOH và C17H35COOH. D. C15H31COOH và C17H35COOH. Câu 14. Xà phòng hóa 154,29 gam chất béo X có cấu tạo: (C17H35COO)(C15H31COO)2C3H5 bằng một lượng vừa đủ dung dịch NaOH thu được m gam xà phòng. Giá trị của m là: A. 159,47 B. 108,04 C. 122,52 D. 118,03 11 Biên soạn: Nguyễn Thuận Phát