Đề xuất thi THPT Quốc gia năm 2022 môn Hóa học 12 - Năm học 2021-2022 - Đề 8 (Có đáp án và lời giải)

doc 9 trang hatrang 7160
Bạn đang xem tài liệu "Đề xuất thi THPT Quốc gia năm 2022 môn Hóa học 12 - Năm học 2021-2022 - Đề 8 (Có đáp án và lời giải)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_xuat_thi_thpt_quoc_gia_nam_2022_mon_hoa_hoc_12_nam_hoc_20.doc

Nội dung text: Đề xuất thi THPT Quốc gia năm 2022 môn Hóa học 12 - Năm học 2021-2022 - Đề 8 (Có đáp án và lời giải)

  1. ĐỀ XUẤT THI THPT NĂM 2022 NĂM HỌC 2021-2022 MÔN HÓA HỌC THỜI GIAN LÀM BÀI: 50 PHÚT (Có đáp án và lời giải ) Câu 1: Để hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm hai kim loại Cu và Zn, ta có thể dùng một lượng dư dung dịch A. HCl. B. AlCl3. C. AgNO3. D. CuSO4. Câu 2: Cho dãy các kim loại: Na, Ca, Cr, Fe. Số kim loại trong dãy tác dụng với H 2O tạo thành dung dịch bazơ là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 3: Cho lá Fe lần lượt vào các dung dịch: AlCl 3, FeCl3, CuCl2, Pb(NO3)2, HCl, H2SO4 đặc, nóng dư. Số trường hợp phản ứng sinh ra muối Fe(II) là A. 5 B. 4 C. 6 D. 3 Câu 4: Ba dung dịch A, B, C thỏa mãn: - A tác dụng với B thì có kết tủa xuất hiện. - B tác dụng với C thì có kết tủa xuất hiện. - A tác dụng với C thì có khí bay ra. Các dung dịch A, B, C lần lượt chứa : A. AlCl3, AgNO3¸KHSO4. B. KHCO3, Ba(OH)2¸ K2SO4. C. NaHCO3, Ba(OH)2, KHSO4. D. NaHCO3, Ca(OH)2, Mg(HCO3)2. Câu 5: Tính dẫn điện và tính dẫn nhiệt của các kim loại tăng theo thứ tự? A. Cu < Al < Ag B. Al < Ag < Cu C. Al < Cu < Ag D. Ag < Al < Cu Câu 6: Hoà tan hoàn toàn 1,23 gam hỗn hợp X gồm Cu và Al vào dung dịch HNO 3 đặc, nóng thu được 1,344 lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch Y. Sục từ từ khí NH3 (dư) vào dung dịch Y, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Phần trăm về khối lượng của Cu trong hỗn hợp X và giá trị của m lần lượt là A. 21,95% và 0,78 B. 78,05% và 0,78 C. 78,05% và 2,25 D. 21,95% và 2,25 Câu 7: Hợp chất nào sau đây của Fe vừa thể hiện tính khử vừa thể hiện tính oxi hóa? A. FeO B. Fe2O3 C. FeCl3 D. Fe(NO)3 Câu 8: Phản ứng nào sau đây tạo ra được Fe(NO3)3? A. Fe + HNO3 đặc, nguội B. Fe + Cu(NO3)2 C. Fe(NO3)2 + Cl2 D. Fe + Fe(NO3)2 Câu 9: Cho dd FeCl2, ZnCl2 tác dụng với dd NaOH dư, sau đó lấy kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi, chất rắn thu được là chất nào sau đây? A. FeO và ZnO B. Fe2O3 và ZnO C. Fe3O4 D. Fe2O3 Câu 10: Dãy gồm các ion X+, Y- và nguyên tử Z đều có cấu hình electron 1s22s22p6 là A. Na+, F-, Ne. B. Li+, F-, Ne. C. K+, Cl-, Ar. D. Na+, Cl-, Ar. Câu 11: Thuốc thử nào sau đây được dùng để nhận biết các dd muối NH 4Cl , FeCl2, FeCl3, MgCl2, AlCl3 ? A. Dd H2SO4 B. Dd HCl
  2. C. Dd NaCl D. Dd NaOH 2 2 Câu 12: Dung dịch X chứa 0,1 mol Ca ; 0,3 mol Mg ; 0,4 mol Cl và a mol HCO3 . Đun dung dịch X đến cạn thu được muối khan có khối lượng là A. 49,4 gam B. 28,6 gam C. 37,4 gam D. 23,2 gam Câu 13: Ngâm Cu dư vào dung dịch AgNO3, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp A. Sau đó ngâm Fe dư vào hỗn hợp A thu được dung dịch B. Dung dịch B gồm: A. Fe(NO3)2 B. Fe(NO3)3 C. Fe(NO3)2 và Cu(NO3)2 D. Fe(NO3)2, Cu(NO3)2 và AgNO3 Câu 14: Tỉ lệ số người chết về bệnh phổi do hút thuốc lá gấp hàng chục lần số người không hút thuốc lá. Chất gây nghiện và gây ung thư có trong thuốc lá là A. moocphin. B. cafein. C. nicotin. D. aspirin. Câu 15: Cho sơ đồ chuyển hóa: Glucozơ → X → Y → CH3COOH. Hai chất X, Y lần lượt là A. C2H5OH và CH2=CH2. B. CH3CHO và C2H5OH. C. C2H5OH và CH3CHO. D. CH3CH(OH)COOH và CH3CHO. Câu 16: Nhỏ dung dịch iot lên miếng chuối xanh thấy xuất hiện màu xanh tím là do chuối xanh có chứa A. glucozơ. B. saccarozơ. C. tinh bột. D. xenlulozơ. Câu 17: Số hợp chất hữu cơ đơn chức có công thức phân tử C 2H4O2 tác dụng được với NaOH là: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4. Câu 18: Nhóm tơ dưới đây đều thuộc loại tơ nhân tạo là A. tơ nilon–6,6; tơ tằm. B. tơ visco; tơ nilon–6,6. C. tơ capron; tơ nilon–6. D. tơ visco; tơ xenlulozơ axetat. Câu 19: Số đồng phân cấu tạo của amin bậc một có cùng công thức phân tử C4H11N là A. 4. B. 2. C. 5. D. 3. Câu 20: Cho anilin vào nước, lắc đều. Thêm lần lượt dung dịch HCl dư, rồi dung dịch NaOH dư, hiện tượng quan sát được là A. Lúc đầu trong suốt, sau đó bị đục, rồi phân lớp. B. Dung dịch bị đục, rồi trong suốt, sau đó phân lớp. C. Dung dịch bị đục, sau đó trong suốt. D. Lúc đầu trong suốt, sau đó phân lớp. Câu 21: Chất X có công thức phân tử C8H15O4N. Cho sơ đồ phản ứng NaOH, to X  C5H7O4NNa2 + CH4O + C2H6O. Biết C5H7O4NNa2 có cấu tạo mạch cacbon không phân nhánh và có nhóm –NH2 ở vị trí α. Công thức cấu tạo có thể có của X là A. CH3OOC–CH2–CH2–CH(NH2)–COOC2H5. B. C2H5OOC–CH2–CH2–CH(NH2)–COOCH3. C. C2H5OOC–CH2–CH(NH2)–CH2–COOCH3. D. Cả A và B đều đúng. Câu 22: Phát biểu nào sau đây là sai? A. Anilin tác dụng với nước brom tạo thành kết tủa trắng B. Dung dịch lysin làm xanh quỳ tím C. Dung dịch glyxin không làm đổi màu quỳ tím D. Cho Cu(OH)2 vào dung dịch lòng trắng trứng thấy xuất hiện màu vàng Câu 23: Có 4 hợp chất: amoniac (X), đimetylamin (Y), phenylamin (Z), metylamin (T). Các hợp chất đó được sắp xếp theo chiều tính bazơ tăng dần là A. Z < X < Y < T. B. T < Y < X < Z.
  3. C. Z < X < T < Y. D. X < T < Z < Y. Câu 24: Một este có CTPT là C4H6O2 khi thuỷ phân trong môi trường axit thu được đimetyl xetôn. CTCT thu gọn của C4H6O2 là A. HCOO-CH=CH- CH3 B. HCOO-C(CH3)=CH2. C. CH3COO-CH=CH2. D. CH2=CH-COOCH3. Câu 25: Cho phản ứng: Fe3O4 + HNO3  Fe(NO3)3 + NO2 + H2O. Số phân tử HNO3 đóng vai trò môi trường tạo muối là: A. 6 B. 3 C. 28 D. 9 Câu 26: Cho hỗn hợp gồm 6,72 gam Mg và 0,8 gam MgO tác dụng hết với lượng dư dung dịch HNO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,896 lít một khí X (đktc) và dung dịch Y. Làm bay hơi dung dịch Y thu được 46 gam muối khan. Khí X là A. NO2 B. N2O C. NO D. N2 Câu 27: Có các phát biểu sau: (a) Tất cả các phản ứng của N2 với kim loại đều cần phải đun nóng. (b) Nitơ lỏng được dùng để bảo quản máu và các mẫu vật sinh học. (c) Trong y khoa, ozon được dùng chữa sâu răng. (d) Chất dùng bó bột khi gãy xương là thạch cao sống (CaSO4.2H2O) (e) Axit clohidric dùng để khắc chữ lên thủy tinh. (f) Phân đạm amoni không nên bón cho loại đất chua. Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là A. 3. B. 5. C. 2. D. 4. Câu 28: Đốt cháy 4,16 gam hỗn hợp gồm Mg và Fe trong khí O 2, thu được 5,92 gam hỗn hợp X chỉ gồm các oxit. Hòa tan hoàn toàn X trong dung dịch HCl vừa đủ, thu được dung dịch Y. Cho dung dịch NaOH dư vào Y, thu được kết tủa Z. Nung Z trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 6 gam chất rắn. Mặt khác cho Y tác dụng với dung dịch AgNO3 dư, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 10,80 B. 32,11 C. 32,65 D. 31,57 Câu 29: Hỗn hợp A chứa 3 kim loại Fe, Ag và Cu ở dạng bột. Cho hỗn hợp A vào dd B chỉ chứa một chất tan và khuấy kỹ cho đến khi kết thúc phản ứng thì thấy Fe và Cu tan hết và còn lại lượng Ag đúng bằng lượng Ag trong A. Vậy dd B chứa chất nào sau đây? A. AgNO3 B. FeSO4 C. Fe2(SO4)3 D. Cu(NO3)2 Câu 30: Tiến hành các thí nghiệm sau (a) Cho dung dịch NH3 dư vào dung dịch AlCl3 (b) Sục khí SO2 vào dung dịch H2S (c) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch Fe(NO3)2 (d) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch HCl (e) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch HF Sau khi kết thúc thí nghiệm, số trường hợp thu được kết tủa là A. 2. B. 5. C. 3. D. 4. Câu 31: Điện phân dung dịch X chứa a mol CuSO4 và 0,2 mol KCl (điện cực trơ, màng ngăn xốp, cường độ dòng điện không đổi) trong thời gian t giây, thu được 2,464 lít khí ở anot (đktc). Nếu thời gian điện phân là 2t giây thì tổng thể tích khí thu được ở cả hai điện cực là 5,824 lít (đktc). Biết hiệu suất điện phân 100%, các khí sinh ra không tan trong dung dịch. Giá trị của a là A. 0,26 B. 0,24 C. 0,18 D. 0,15
  4. Câu 32: Cho 200 ml dung dịch Al2(SO4)3 tác dụng với dung dịch NaOH 1M nhận thấy số mol kết tủa phụ thuộc vào thể tích dung dịch NaOH theo đồ thị sau. Nồng độ của dung dịch Al2(SO4)3 trong thí nghiệm trên là A: 0,375M B: 0,50M C: 0,125M D: 0,25M Câu 33: Cho 23.6 gam hỗn hợp CH3COOCH3 và C2H5COOCH3 tácdụng vừa hết với 300ml dung dịch NaOH 1M, khối lượng gam muối khan thu được là: A. 21.8 B. 26 C. 35.6 D. 31.8 Câu 34: Cho các chất: (X) CH2OH-CH2OH; (Y) CH2OH-CH2-CH2OH; (Z) CH2OH-CHOH-CH2OH; (R) CH3-CH2-CH2OH; (T) CH3-CHOH-CH2OH. Các chất có thể hòa tan Cu(OH)2 thành dung dịch màu xanh lam là A. X, Z, T B. X, Y, Z, T C. X, Y, R D. Z, R, T Câu 35: Hỗn hợp E gồm este X đơn chức và axit cacboxylic Y hai chức (đều mạch hở, không no có một liên kết đôi C=C trong phân tử). Đốt cháy hoàn toàn một lượng E thu được 0,43 mol khí CO2 và 0,32 mol hơi nước. Mặt khác, thủy phân 46,6 gam E bằng 200 gam dung dịch NaOH 12% rồi cô cạn dung dịch thu được phần hơi Z có chứa chất hữu cơ T. Dẫn toàn bộ Z vào bình đựng Na, sau phản ứng khối lương bình tăng 188,85 gam đồng thời thoát ra 6,16 lít khí H2 (đktc). Biết tỉ khối của T so với H2 là 16. Phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp E có giá trị gần nhất với A. 46,3 B. 48,0 C. 43,5 D. 41,3 Câu 36: Cho các phát biểu sau : (a) Các amin đều có khả năng nhận proton (H+) (b) Tính bazo của các amin đều mạnh hơn amoniac. (c) Để tách riêng hỗn hợp khí CH4 và CH3NH2 thì hóa chất cần dùng là dung dịch HCl và dung dịch NaOH. (d) Để làm sạch lọ đựng anilin thì rửa bằng dung dịch HCl sau đó rửa lại bằng nước. (e) Anilin có tính bazo, dung dịch anilin có thể làm hồng phenolphthalein. (f) Đốt cháy hoàn toàn 1 anken thu được số mol CO2 bằng số mol H2O. (g) Sobitol là hợp chất hữu cơ đa chức. (h) Trong công nghiệp, axeton được sản xuất từ cumen. Số phát biểu đúng là ? A. 6. B. 4. C. 7. D. 5. Câu 37: Hỗn hợp Z gồm hai este X và Y tạo bởi cùng một ancol và hai axit cacboxylic kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng (M X < MY). Đốt cháy hoàn toàn m gam Z cần dùng 6,16 lít
  5. khí O2 (đktc), thu được 5,6 lít khí CO 2 (đktc) và 4,5 gam H2O. Công thức este X và giá trị của m tương ứng là A. HCOOCH3 và 6,7 B. HCOOC2H5 và 9,5 C. CH3COOCH3 và 6,7 D. (HCOO)2C2H4 và 6,6 Câu 38: Este X được tạo thành từ etylen glicol và hai axit cacboxylic đơn chức. Trong phân tử este, số nguyên tử cacbon nhiều hơn số nguyên tử oxi là 1. Khi cho m gam X tác dụng với dung dịch NaOH (dư) thì lượng NaOH đã phản ứng là 10 gam. Giá trị của m là : A. 14,5. B. 17,5. C. 15,5. D. 16,5. Câu 39: Khi cho 0,15 mol este đơn chức X tác dụng với dung dịch NaOH (dư), sau khi phản ứng kết thúc thì lượng NaOH phản ứng là 12 gam và tổng khối lượng sản phẩm hữu cơ thu được là 29,7 gam. Số đồng phân cấu tạo của X thỏa mãn các tính chất trên là: A. 4 B. 5 C. 6 D. 2 Câu 40: Tripeptit mạch hở X và Tetrapeptit mạch hở Y đều được tạo ra từ một aminoacid no,mạch hở có 1 nhóm –COOH và 1 nhóm –NH2 .Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X thu được sản phẩm gồm H2O,CO2 và N2 trong đó tổng khối lượng CO2 và H2O bằng 36,3(g) .Nếu đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol Y thì số mol O2 cần phản ứng là? A. 2,8(mol). B. 1,8(mol). C. 1,875(mol). D. 3,375(mol) Hết ĐÁP ÁN – GIẢI CHI TIẾT Câu 1: C Câu 2: B Câu 3: B Câu 4: C Câu 5: C Câu 6: Bài giải nNO2 = 0,06 mol Số mol e nhận = 0,06 `Gọi số mol của Cu và Al là x và y Số mol e mà kim loại nhường bằng số mol e nhận nên ta có : 2x + 3y = 0,06 Mặt khác : 64x + 27y = 1,23 x = 0,015, y = 0,01 => %Cu = 78,05% Kết tủa chỉ gồm Al(OH)3 : m = 0,01.78 = 0,78% (đáp án B)
  6. Câu 7: A Câu 8: C Câu 9: B Câu 10: A Câu 11: D - Câu 12: Bài giải, BTĐT nHCO3 = 0,04 mol - 2- Cô cạn 2HCO3 CO3 + CO2+ H2O m= 0,1.40+ 0,3.24+ 0,4.35,5+ 0,2.60= 37,4g (đáp án C) Câu 13: A Câu 14: C Câu 15: C Câu 16: C Câu 17: B Câu 18: D Câu 19: A Câu 20: B Câu 21: D Câu 22: D Câu 23: C Câu 24: B. Câu 25: D Câu 26: Giải: nMg 0,28; nMgO 0,02 Nhận thấy: m Mg(NO3)2 = 44,4 gam < 46 gam Trong muối khan gồm Mg(NO3)2 và NH4NO3 46 44,4 n NH4NO3 = = 0,02 mol 80 Áp dụng bảo toàn electron: nMg.2 = nNH4NO3.8 + nX. Số e trao đổi 0,28.2 = 0,02.8 + 0,04. Số e trao đổi Số e trao đổi = 10 (N2) (đáp án D) Câu 27: A 24a 56b 4,16 a 0,01 Câu 28: Giải hệ 40a 80b 6 b 0,07 Bảo toàn e ta có Mg Mg2+ + 2e Fe Fe2+ + 2 e Fe Fe3+ + 3 e 0,01 0,02 x 2x y 3y O + 2e O2- 0,22 0,11 x + y = 0,07 x = 0,01 2x + 3y = 0,2 y = 0,06 Ta có m = m AgCl + mAg= 0,22(143,5) + 0,01.108=32,65 g (đáp án C) Câu 29: C Câu 30: D Câu 31: giải: Ta có nCl- = 0,2 , ở anot số mol khí = 0,11 mol
  7. - + tại thời điểm (ts): Cl hết, nCl2 = 0,1 mol - 2Cl Cl2 + 2e 0,2 0,1 0,2 + H2O 4H + O2 + 4e 0,01 0,04 nO2 = 0,01 mol tổng số mol e nhận lúc này là 0,24 mol (ĐLBT e) + tại thời điểm (2ts) tổng số mol e nhận lúc này là 0,48 mol Tổng số mol khí ở 2 điện cực là 0,26 mol - tại cực dương(anot) số mol oxi thêm là 0,06 mol tổng mol khí là 0,17 mol + H2O 4H + O2 + 4e 0,06 0,24 - tại catot số mol khí H2 là 0,09 mol ( 0,26 mol – 0,17 mol ) - 2H2O + 2e H2 + 2OH 0,18 0,09 Cu2+ + 2e Cu a 2a BT e ta có: 2a + 0,18 = 0,48 a = 0,15 mol (đáp án D) Câu 32: Đánh dấu các điểm A, B Gọi nồng độ Al2(SO4)3 là CM (l) - Tại A : - Tại B Đáp án D Câu 33: B Câu 34: A esteX(Cn H2n 2O2) x Câu 35: Đốt E x + 2y = CO 2 – H2O = 0,11 n O trong E = axitY(CmH2m 4O4) y 2(x+2y) = 0,22 BTm mE = mC + mH + mO = 9,32g *Thủy phân 46,6g E: Với 46,6g E thì số mol của este và axit sẽ là 5x và 5y
  8. CH3OH = 5x; H2O (do axit) = 10y Phần hơi Z gồm CH3OH + H2O (do axit) + H2O (của dd NaOH đầu) mZ = 32.5x + 18.10y + (200 – 24) = 160x + 180y + 176 Khối lượng bình chứa Na tăng = mZ – mH2 (160x + 180y + 176) – 2.0,275 = 188,85 Với x + 2y = 0,11 x = 0,05; y= 0,03. *Với CO2 = 0,43 0,05n + 0,03m = 0,43 n = 5; m = 6 C5H8O2(0,05) E %Y = 46,35% A C6H8O4(0,03) Câu 36: A Câu 37: Giải : n 0,25;n 0,25 => X, Y là 2 este no đơn chức CO2 H2O 6,16 Áp dụng ĐLBTKL : m = 0,25.44 + 4,5 - .32= 6,7 (gam) 22,4 1 0,25 Đặt công thức của X, Y : C H O2 => nC H O nCO => n 2n n 2n 2 n 2 n 6,7n 14n 32 26,8n 0,25 => n 2,5=> n = 2 ; n = 3 X : C2H4O2 HCOOCH3: Y : C3H6O2 CH3COOCH3 Câu 38: ( R -COO)2C2H4 R = 1 (Số nguyên tử cacbon nhiều hơn số nguyên tử oxi là 1 nên có 4 nguyên tử O thì X có 5 C) HCOOH và CH3COOH ME = 132 nNaOH = 0,25 nX = 0,125 m = 132.0,125 = 16,5 gam Câu 39: Hướng dẫn: nNaOH:nEste = 2:1 => đó là este tạo bởi axit và gốc ancol dạng phenol RCOOR’ + 2NaOH => RCOONa + R’ONa + H2O 0,15 0,3 0,15 mEste = 29,7 + 0,15.18 – 12 = 20,4 gam => MX = 136 = R + 44 => R = 92 C7H8 – CTPT C8H8O2 Đồng phân của X: CH3-COO-C6H5; HCOO–C6H4 – CH3 (có 4 đp ) =>A đúng Câu 40: Hướng dẫn: Rõ ràng X,Y đều sinh ra do Aminoacid có CT CnH2n+1O2N. Do vậy ta có CT của X,Y tương ứng là: C3nH6n – 1O4N3(X) , C4nH8n – 2O5N4(Y). Phản ứng cháy X: C3nH6n – 1O4N3 + pO2 3nCO2 + (3n-0,5)H2O + N2 0,1mol 0,3n(mol) 0,3(3n-0,5)mol Ta có phương trình tổng khối lượng H2O và CO2 : 0,3[44.n + 18. (3n-0,5)] = 36.3 n = 2 Phản ứng cháy Y: C4nH8n – 2 O5N4 + pO2 4nCO2 + (4n-1)H2O + N2 .
  9. 0,2mol 0,2.p 0,8n (0,8n -0,2) Áp dụng BT nguyên tố Oxi : 0,2.5+ 0,2.2p = 0,8.2.2 +(0,8.2 -0,2) p = 9. nO2 = 9x0,2 = 1,8(mol)