Đề xuất thi THPT Quốc gia năm 2022 môn Hóa học 12 - Năm học 2021-2022 - Đề 6 (Có đáp án và lời giải)

docx 6 trang hatrang 27/08/2022 6280
Bạn đang xem tài liệu "Đề xuất thi THPT Quốc gia năm 2022 môn Hóa học 12 - Năm học 2021-2022 - Đề 6 (Có đáp án và lời giải)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_xuat_thi_thpt_quoc_gia_nam_2022_mon_hoa_hoc_12_nam_hoc_20.docx

Nội dung text: Đề xuất thi THPT Quốc gia năm 2022 môn Hóa học 12 - Năm học 2021-2022 - Đề 6 (Có đáp án và lời giải)

  1. ĐỀ XUẤT THI THPT NĂM 2022 NĂM HỌC 2021-2022 MÔN HÓA HỌC THỜI GIAN LÀM BÀI: 50 PHÚT (Có đáp án và lời giải ) Câu 1: Chất béo là trieste của axit béo với A. ancol etylic. B. ancol metylic. C. glixerol. D. etylen glicol. Câu 2: Vinyl axetat có công thức là A. CH3COOCH=CH2. B. CH3COOCH(CH3)2. C. CH2=CHCOOCH3. D. HCOOCH2CH3. Câu 3: Cho các este: CH3COOC6H5; CH3COOCH=CH2; CH2=CH-COOCH3; C6H5COOCH3; (C17H35COO)3C3H5. Có bao nhiêu este khi bị thủy phân không tạo ra ancol? A. 4 B. 2 C. 3 D. 5 Câu 4: Hai este X, Y có cùng công thức phân tử C8H8O2 và chứa vòng benzene trong phân tử. Cho 6,8 gam hỗn hợp gồm X và Y tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, lượng NaOH phản ứng tối đa là 0,06 mol, thu được dung dịch Z chứa 4,7 gam ba muối. Khối lượng muối của axit cacboxylic có phân tử khối lớn hơn trong Z là A. 0,82 gam. B. 0,68 gam. C. 2,72 gam. D. 3,40 gam. Câu 5: Chất nào sau đây không có phản ứng tráng bạc? A. Tinh bột B. Glucozơ. C. Anđehit axetic. D. Axit fomic. Câu 6: Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat: (a) Glucozơ và saccarozơ đều là chất rắn có vị ngọt, dễ tan trong nước. (b) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit (c) Khi thủy phân hoàn toàn hỗn hợp gồm tinh bột và saccarozơ trong môi trường axit, chỉ thu được một loại monosaccarit duy nhất. (d) Khi đun nóng glucozơ với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư thu được Ag. (e) Glucozơ và saccarozơ đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sobitol. Số phát biểu đúng là: A. 2 B. 4 C. 5 D. 3 Câu 7: Hỗn hợp X gồm glucozơ và fructozơ. Cho m (gam) X phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3, đun nóng thu được 21,6 gam Ag. Giá trị của m là A. 18,0 B. 9,0 C. 16,2 D. 36,0 Câu 8: Chất nào sau đây làm quì tím hóa xanh? A. Glyxin B. Metylamin C. Anilin D. Alanin Caâu 9: Có bao nhiêu tripeptit (mạch hở) khi thủy phân hoàn toàn đều thu được sản phẩm gồm alanin và glyxin? A. 8. B. 5. C. 7. D. 6. Câu 10: Hai chất CH3NH2 và NH2-CH2-COOH cùng phản ứng với A. C2H5OH B. NaOH C. CaCO3 D. HCl
  2. Câu 11: Thủy phân hoàn toàn 14,6 gam Gly-Ala bằng dung dịch NaOH, t0 sau khi kết thúc phản ứng thu được m gam hỗn hợp muối. Giá trị của m là? A. 22,6 gam. B. 37,6 gam. C. 20,8 gam. D. 16,8 gam. Câu 12: Cho 6,75 gam amin X đơn chức, bậc 1 phản ứng với lượng dư dung dịch HCl, thu được dung dịch chứa 12,225 gam muối. Công thức của X là A. CH3NHCH3. B. CH3NH2. C. C3H7NH2. D. CH3CH2NH2. Câu 13: Dãy chỉ gồm các polime tổng hợp là A. polietilen; nilon-6; polibutađien B. polietilen; nilon-6,6; xenlulozơ C. nilon-6; tinh bột; nilon-6,6 D. Polietilen; nilon-6; xenlulozơ Câu 14: Tính chất vật lí của kim loại không do các electron tự do quyết định là A. Tính dẫn điện. B. Ánh kim. C. Khối lượng riêng. D. Tính dẫn nhiệt. Câu 15: Ion R3+ có cấu hình electron là [Ar]3d5. R là nguyên tố A. Fe B. Cr C. Al D. Cu Câu 16: Cho các kim loại: Ag, Al, Cu, Ca, Fe, Zn. Số kim loại tan được trong dung dịch HCl là A. 2 B. 4 C. 3 D. 5 Câu 17: Hòa tan hoàn toàn 30,4 g chất rắn X gồm Cu, CuS, Cu2S và S bằng dung dịch HNO3 dư, thấy thoát ra 20,16 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch Y. Thêm dung dịch Ba(OH)2 dư vào Y được m gam kết tủa. Giá trị m gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 119 B. 115 C. 111 D. 112 Câu 18: Cho các hợp kim sau: Al – Zn (1); Fe – Zn (2); Zn – Cu (3); Mg – Zn (4). Khi tiếp xúc với dung dịch axit H2SO4 loãng thì các hợp kim mà trong đó Zn bị ăn mòn điện hóa học là A. (2), (3) và (4). B. (3) và (4). C. (1), (2) và (3). D. (2) và (3). Câu 19: Cho 15 gam hỗn hợp kim loại Zn và Cu vào dung dịch HCl dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 4,48 lit khí (đktc) và m gam kim loại không tan. Giá trị của m là A. 2,0 B. 13,0 C. 2,2 D. 8,5 Câu 20: Hòa tan hoàn toàn 5,4 gam Al bằng dung dịch HNO3 dư, thu được x mol NO2 (là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của x là A. 0,2. B. 0,5. C. 0,6. D. 0,25. Câu 21: Trong công nghiệp, kim loại Al được sản xuất bằng phương pháp A. điện phân dung dịch AlCl3 B. điện phân Al2O3 nóng chảy C. dùng CO khử Al2O3 D. điện phân AlCl3 nóng chảy
  3. 2+ 2+ 2 Câu 22: Một mẫu nước cứng chứa các ion: Mg , Ca , Cl , SO 4 . Chất được dùng để làm mềm mẫu nước cứng trên là A. NaHCO3. B. H2SO4. C. Na3PO4. D. BaCl2. Câu 23: Hòa tan hết 9,6 gam hỗn hợp hai kim loại kiềm thuộc 2 chu kì liên tiếp vào nước thu được 3,36 lít khí (đktc). Hai kim loại kiềm đó là A. K, Rb. B. Na, K. C. Rb, Cs. D. Li, Na. Câu 24: Hòa tan hết hỗn hợp rắn gồm CaC2, Al4C3 và Ca vào H2O thu được 3,36 lít hỗn hợp khĩ có tỉ khối so với hidro bằng 10. Dẫn X qua Ni đung nóng thu được hỗn hợp khí Y. Tiếp tục cho Y qua bình đựng nước brom dư thì có 0,784 lít hỗ hợp khí Z (tỉ khối hơi so với He bằng 6,5). Các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Khối lượng bình brom tăng là: A. 2,09g B. 3,45g C. 3,91g D. 1,35g Câu 25 Quặng nào sau đây giàu sắt nhất? A. Pirit sắt B. Hematit C. Manhetit D. Xiderit Câu 26: Phương trình hóa học nào sau đây không đúng? A. Ca + 2H2O Ca(OH)2 + H2. to B. 2Al + Fe2O3  Al2O3 + 2Fe. to C. 4Cr + 3O2  2Cr2O3. D. 2Fe + 3H2SO4(loãng) Fe2(SO4)3 + 3H2. Câu 27: Điện phân dung dịch X chứa a mol CuSO4 và 0,2 mol KCl (điện cực trơ, màng ngăn xốp, cường độ dòng điện không đổi) trong thời gian t giây, thu được 2,464 lít khí ở anot (đktc). Nếu thời gian điện phân là 2t giây thì tổng thể tích khí thu được ở cả hai điện cực là 5,824 lít (đktc). Biết hiệu suất điện phân 100%, các khí sinh ra không tan trong dung dịch. Giá trị của a là A. 0,15 B. 0,18. C. 0,24 D. 0,26. Câu 28: Cho bột Fe vào dung dịch AgNO3 dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch gồm các chất tan: A. Fe(NO3)2, AgNO3, Fe(NO3)3. B. Fe(NO3)2, AgNO3. C. Fe(NO3)3, AgNO3. D. Fe(NO3)2, Fe(NO3)3. Câu 29: Nhỏ từ từ 200 ml dung dịch X gồm NaOH 1M và Ba(OH) 2 1,5M vào 100ml dung dịch Y gồm H 2SO4 1M và ZnSO4 2,5M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Giá trị m là: A. 78,05. B. 89,70. C. 79,80. D. 19,80. Câu 30: Chất đóng vai trò chính gây hiện tượng hiệu ứng nhà kính là A. SO2 B. CO C. CO2 D. NO Câu 31: Dung dịch 37 – 40% fomanđehit trong nước gọi là fomon được dùng để ngâm xác động vật, thuộc da, tẩy uế, diệt trùng Công thức hóa học của fomanđehit là A. CH3CHO B. HCHO C. CH2=CHCHO D. OHC-CHO Câu 32: Trường hợp nào dưới đây không thu được kết tủa sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn?
  4. A. Sục CO2 vào lượng dư dung dịch Ca(OH)2. B. Sục khí CO2 dư vào dung dịch NaAlO2. C. Cho kim loại Cu vào lượng dư dung dịch Fe2(SO4)3. D. Cho dung dịch AlCl3 dư vào dung dịch NaOH. Câu 33: Cho dãy các chất: Zn(OH)2, H2N-CH2COOH, Fe(OH)3, HOOC-COONa, Al(OH)3, NaHCO3. Số chất trong dãy thuộc loại lưỡng tính là A. 5. B. 2. C. 4. D. 3. Câu 34: Đốt 6,16 gam Fe trong 2,24 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm Cl 2 và O2, thu được 12,09 gam hỗn hợp Y chỉ gồm oxit và muối clorua (không còn khí dư). Hòa tan Y bằng dung dịch HCl (vừa đủ), thu được dung dịch Z. Cho AgNO3 dư vào Z, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 27,65. B. 37,31. C. 44,87. D. 36,26. Câu 35: Hỗn hợp X gồm Al, Fe3O4 và CuO, trong đó oxi chiếm 25% khối lượng hỗn hợp. Cho 1,344 lít khí CO (đktc) đi qua m gam X nung nóng, sau một thời gian thu được chất rắn Y và hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với H2 bằng 18. Hòa tan hoàn toàn Y trong dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được dung dịch chứa 3,08m gam muối và 0,896 lít khí NO (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị m gần giá trị nào nhất sau đây ? A. 9,5 B. 8,5 C. 8,0 D. 9,0 Câu 36: Phát biểu nào sau đây là sai ? A. Cho Cu(OH)2 vào dung dịch lòng trắng trứng thấy xuất hiện màu vàng. B. Dung dịch lysin làm xanh quỳ tím. C. Anilin tác dụng với nước Brom tạo thành kết tủa trắng. D. Dung dịch glyxin không làm đổi màu quỳ tím. Câu 37: Cho dãy các chất sau: axit axetic, anđehit fomic, ancol benzylic, cumen, etylaxetat, glucozơ, etylamin. Số chất trong dãy có thể tác dụng với Cu(OH) 2 ở điều kiện thích hợp là A. 2 B. 5 C. 4 D. 3 Câu 38: Cho các chất sau : etilen, axetilen, phenol (C 6H5OH), buta-1,3-đien, toluen, anilin. Số chất làm mất màu nước brom ở điều kiện thường là A. 4 B. 2 C. 5 D. 3 Câu 39: Cho dãy các chất sau: vinyl fomat, metyl acrylat, glucozơ, saccarozơ, etylamin, alanin. Phát biểu nào sau đây sai? A. Có 2 chất tham gia phản ứng tráng bạc. B. Có 3 chất bị thủy phân trong môi trường kiềm. C. Có 3 chất hữu cơ đơn chức, mạch hở. D. Có 3 chất làm mất màu nước brom. Câu 40: Hỗn hợp X gồm chất Y (C2H8N2O4) và chất Z (C4H8N2O3); trong đó, Y là muối của axit đa chức, Z là đipeptit mạch hở. Cho 25,6 gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được 0,2 mol khí. Mặt khác 25,6 gam X tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được m gam chất hữu cơ. Giá trị của m là A. 20,15. B. 31,30. C. 23,80. D. 16,95.
  5. HƯỚNG DẪN GIẢI Câu 4: Số mol hỗn hợp =6,8:136=0,05 CH3COOC6H5 0,01 mol HCOOCH2C6H5 0,04 mol m=0,01×82=0,82 Dư số liệu 4,7 gam chỉ cần 3 muối là đủ. (vì số mol NaOH>số mol hỗn hợp) Đáp án A Câu 7: m=[21,6/(108.2)].180 = 18 Đáp án A Câu 11: m (muối) = 14,6 +0,1.2.40 – 0,1.18 = 20,8 Đáp án C Câu 12: n(HCl) = (12,225-6,75)/36,5=0,15 M(amin)=6,75/0,15=45 Đáp án D Câu 17: Quy đổi Cu và S ta có hpt 64x + 32y = 30,4 và 2x + 6y = 2,7 X=0,3 y= 0,35 mkt = 98.0,3 + 0,35.233 = 110,95 Đáp án C Câu 19: m = 15 – 0,2.65 =2 Đáp án A Câu 20: x = 3.5,4/27 = 0,6 Đáp án C Câu 23: M=9,6/0,15.2=32 Đáp án B Câu 24: CaC2 C2H2 0 H2O Ni,t Br2 hh raén Al4C3  0,15(mol) hh khí X CH4  hh khí Y  0,035(mol)hh khí Z Ca H2 Ta có: mX 0,15.20 3g ; mZ 0,035.26 0,91g Nhận xét: Khối lượng bình Brom tăng chính là khối lượng khí bị hấp thụ bởi dung dịch Brom Vậy BTKL ta có: m (bình Br2 tăng) = 3 – 0,91 = 2,09g Đáp án A Câu 27: n 0,1 BTE Cl2 Với t giây ta có : n 0,2 n 0,11  n 0,24 KCl Anot n 0,01 e O2 Cl : 0,1 Với 2t giây ta có : n 0,48 Anot 2 ncatot 0,26 0,17 0,09 e H2 O2 : 0,07 BTE 2a 0,09.2 0,48 a 0,15 →Chọn A 2- Câu 29: nOH= 0,8mol, nH+= 0,2mol, nBa2+= 0.3 mol, nSO4 = 0,35 mol, nZn2+=0,25 mol
  6. nBaSO4 = 0,3, và nOH-= 4nZn2+ -2nkt + nH+ nZn(OH)2 = (4.0,25 – 0,8 + 0,2):2=0,2 mkt= 0,3.233 + 0,2.99= 89,7g Đáp án B Câu 34: Gọi số mol Cl2 và O2 lần lượt là x,y. Ta có 71x + 32y = 12,09 - 6,16 và x = y = 0,1 x = 0,07 , y = 0,03 Trong ddZ có Fe2+ và Fe3+. Ta có hpt a + b = 6,16/56 và 2a + 3b = 0,07.2 + 0,03.4 a = 0,07 , b= 0,04 bt điện tích nCl- trong ddZ = 2a + 3b = 0,26 khối lượng chất rắ gồm AgCl và Ag m= 143,5x0,26 + 108x0,07 = 44,87g Đáp án C Câu 35: Kim loai : 0,75m O CO : 0,03 Ta có ngay : 0,06 CO  Y 0,25m CO2 : 0,03 O : 0,03 16 BTE 0,25m  3,08m 0,75m 0,03 .2.62 0,04.3.62 m 9,477 →Chọn A 16 Câu 40: Y : (COONH4)2 và Z : Gly-Gly 25,6 0,2 : 2 124 0,2 : 2 90 2 111,5 31,3 132 Đáp án B