Đề thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông 2022 môn Lịch sử 12 - Đề 2

pdf 4 trang hatrang 27/08/2022 5020
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông 2022 môn Lịch sử 12 - Đề 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_tot_nghiep_trung_hoc_pho_thong_2022_mon_lich_su_12_de.pdf

Nội dung text: Đề thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông 2022 môn Lịch sử 12 - Đề 2

  1. ĐỀ CHUẨN SOẠN THEO MA TRẬN KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 2022 ĐỀ MINH HỌA BGD NĂM 2022 Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI ĐỀ 2 – H1 Môn thi thành phần: LỊCH SỬ (Đề thi có 04 trang) Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ và tên thí sinh: Số báo danh: Câu 1: Năm 1993, Hiến pháp Liên bang Nga được ban hành, quy định thể chế A. nhà nước Xô viết. B. nhà nước Liên minh. C. Tổng thống Liên bang. D. Tổng thống Cộng hòa. Câu 2: Trong giai đoạn 1939 - 1945, lực lượng vũ trang nào sau đây được thành lập ở Việt Nam? A. An Nam Cộng sản đảng. B. Đông Dương Cộng sản liên đoàn. C. Trung đội cứu quốc quân II. D. Đông Dương Cộng sản đảng. Câu 3: Năm 1954, quân dân Việt Nam giành được thắng lợi nào trên mặt trận quân sự? A. Việt Bắc. B. Biên giới. C. Điện Biên Phủ. D. Cao Bằng. Câu 4: Một trong những mục tiêu mà Đảng và Chính phủ đề ra trong chiến dịch Biên giới thu đông năm 1950 là A. buộc Mĩ rút khỏi miền Nam Việt Nam. B. làm thất bại thủ đoạn lập ấp chiến lược của Mĩ. C. buộc Mĩ ngừng chiến tranh phá hoại miền Bắc. D. khai thông đường sang Trung Quốc và thế giới. Câu 5: Một trong những chính sách đối ngoại của Tây Âu trong giai đoạn 1950 - 1973 là A. Viện trợ cho tất cả các nước châu Phi. B. Đa phương hoá hơn nữa quan hệ đối ngoại. C. Viện trợ cho tất cả các nước Mĩ La tinh. D. Liên minh chặt chẽ với Liên Xô. Câu 6: Biện pháp nào sau đây nhằm giải quyết nạn dốt ở Việt Nam những năm 1945 - 1946? A. Thành lập Nha Bình dân học vụ. B. Quyết định cho lưu hành tiền Việt Nam. C. Xây dựng “ Quỹ độc lập”. D. Tiến hành bầu cử hội đồng nhân dân. Câu 7: Đại hội đại biểu lần thứ II Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 2 - 1951) quyết định thành lập ở mỗi nước Đông Dương một A. Đảng Mác - Lê nin. B. Đảng Cộng sản C. Đảng tư sản. D. Đảng dân tộc. Câu 8: Trong nửa sau những năm 40 của thế kỉ , nền kinh tế của quốc gia nào sau đây chiếm 40% tổng sản phẩm kinh tế của thế giới? A. Đức. B. Nhật Bản. C. Mĩ. D. Italia. Câu 9: Sự kiện nào sau đây diễn ra trong thời kì Chiến tranh lạnh (1947-1989)? A. Liên bạng Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết được thành lập. B. Việt Nam gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). C. Các thế lực phát xít lên cầm quyền ở một số nước châu Âu. D. Học thuyết của Tổng thống Mĩ Truman được công bố và thực hiện. Câu 10: Chiến thắng nào của quân dân miền Nam Việt Nam buộc Mĩ phải thừa nhận thất bại của chiến lược “Chiến tranh cục bộ”? A. Cuộc tổng tấn công và nổi dậy xuân Mậu thân năm 1968. B. Chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định năm 1975. C. Trận Điện Biên Phủ trên không năm 1972. D. Chiến dịch giải phóng Huế - Đà Nẵng năm 1972. Câu 11: Phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX ở Việt Nam có đặc điểm là A. theo khuynh hướng và ý thức hệ phong kiến. B. theo khuynh hướng dân chủ tư sản. C. theo khuynh hướng cách mạng vô sản. D. phong trào yêu nước của nông dân. Câu 12: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai năm 1945, một trong những quốc gia ở khu vực Đông Nam Á có phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân là A. Inđônêxia. B. Cuba. C. Haiti. D. Nhật Bản Trang 1/4
  2. Câu 13: Phong trào “Đồng khởi” ở miền Nam Việt Nam (1959 - 1960) đã đưa cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước chuyển sang A. tổng tiến công chiến lược. B. thế chiến lược tiến công. C. tổng khởi nghĩa ở miền Nam. D. chiến tranh trong cả nước. Câu 14: Hội Việt Nam cách mạng thanh niên (1925 - 1929) có hoạt động nào sau đây? A. Thực hiện chủ trương “vô sản hoá”. B. Xuất bản báo Người nhà quê. C. Đòi trả tự do cho Phan Bội Châu. D. Xuất bản báo An Nam trẻ. Câu 15: Về kinh tế, các Xô Viết ở Nghệ An và Hà Tĩnh (1930 - 1931) đã thực hiện một trong những chính sách nào sau đây? A. Xóa bỏ tệ nạn xã hội. B. Xoá nợ cho người nghèo. C. Thành lập các đội tự vệ đỏ. D. Mở lớp dạy chữ Quốc ngữ. Câu 16: Một trong những lĩnh vực được thực dân Pháp đầu tư nhiều trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương là A. dịch vụ. B. nông nghiệp. C. điện tử. D. công nghệ . Câu 17: Trong giai đoạn 1965 - 1968, Mĩ có hành động nào sau đây ở miền Nam Việt Nam? A. Mở cuộc tiến công lên căn cứ Việt Bắc. B. Mở cuộc tấn công vào thôn Vạn Tường. C. Đề ra kế hoạch quân sự mới Nava. D. Đề ra kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi. Câu 18: Quốc gia nào sau đây là một trong các thành viên sáng lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 1967? A. Philippin. B. Mĩ. C. Anh. D. Pháp. Câu 19: Theo quyết định của Hội nghị Ianta (tháng 2-1945), những nước nào sau đây trở thành những nước trung lập? A. Áo và Phần Lan. B. Đông Đức và Tây Đức. C. Triều Tiên và Hàn Quốc. D. Nhật Bản và Trung Quốc. Câu 20: Trong những năm 1975 - 1979, nhân dân Việt Nam thực hiện một trong những nhiệm vụ nào sau đây? A. Đánh đổ đế quốc và phong kiến. B. Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế. C. Đấu tranh giải phóng dân tộc. D. Đấu tranh bảo vệ chủ quyền. Câu 21: Tháng 6 - 1912, Phan Bội Châu thành lập tổ chức nào sau đây? A. Việt Nam Quốc dân đảng . B. Việt Nam Quang phục hội. C. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. D. Tân Việt Cách mạng đảng. Câu 22: Một trong những biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa (diễn ra từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX) là A. sự thành lập tổ chức Hiệp ước Vácsava. B. Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). C. sự ra đời Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV). D. Sự tăng lên mạnh mẽ của mối quan hệ quốc tế. Câu 23: Điểm khác nhau của chiến dịch Việt Bắc thu đông năm 1947 so với chiến dịch Biên giới thu đông năm 1950 của quân dân Việt Nam là về A. đối tượng tác chiến. B. địa hình tác chiến. C. loại hình chiến dịch. D. lực lượng chủ yếu. Câu 24: Không gian địa lí của các nước xã hội chủ nghĩa được mở rộng sau chiến tranh thế giới thứ hai là do thắng lợi của một trong những cuộc cách mạng nào sau đây? A. Việt Nam B. Mianma. C. Thái Lan. D. Inđônêxia. Câu 25: Trong cuộc chiến đấu chống chiến lược Chiến tranh cục bộ (1965 - 1968), quân dân miền Nam Việt Nam đã A. làm thất bại kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh của thực dân Pháp. B. hoàn thành nhiệm vụ "đánh cho Mĩ cút, đánh cho ngụy nhào". C. buộc thực dân Pháp kí Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương. D. đánh thắng cuộc hành quân “tìm diệt” và “ bình định” của quân Mĩ. Câu 26: Giai cấp nào dưới đây ra đời trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Đông Dương (1919 - 1929) Trang 2/4
  3. A. công nhân . B. đại địa chủ. C. tư sản. D. nông dân. Câu 27: Một trong những yếu tố tác động đến phong trào dân chủ ở Việt Nam 1936 - 1939 là A. nước Cộng hòa Cuba được thành lập. B. các thế lực phát xít lên cầm quyền. C. Cộng đồng châu Âu (EC) được thành lập. D. Mĩ thực hiện Kế hoạch Mácsan ở Tây Âu. Câu 28: Kẻ thù chủ yếu của cách mạng Việt Nam sau sự kiện Nhật đảo chính Pháp ngày 9 - 3 - 1945 là A. đế quốc Mĩ. B. phát xít Nhật. C. thực dân Pháp. D. Trung Hoa Dân Quốc. Câu 29: Hoạt động nào sau đây không diễn ra trong phong trào dân chủ 1936 - 1939 ở Việt Nam? A. Tổ chức đấu tranh vũ trang. B. Đòi hoà bình cho nhân dân. C. Đưa yêu sách về dân sinh . D. Đòi quyền tự do dân chủ. Câu 30: Mục đích thực sự của Mĩ khi đề ra kế hoạch Mác - san (tháng 6 - 1947) là gì? A. Nhằm tăng cường sức mạnh kinh tế của các nước tư bản chủ nghĩa Tây Âu. B. Nhằm giúp các nước Tây Âu cạnh tranh với Liên Xô và các nước Đông Âu C. Nhằm tập hợp các nước Tây Âu vào liên minh quân sự chống Liên Xô và các nước Đông Âu. D. Nhằm giúp các nước Tây Âu khôi phục kinh tế sau chiến tranh thế giới thứ hai. Câu 31: Đặc điểm phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến đầu năm 1930 là A. khuynh hướng vô sản phát triển nhờ kinh nghiệm của khuynh hướng tư sản. B. cả hai khuynh hướng vô sản và tư sản đều sử dụng bạo lực để loại trừ nhau. C. sau thất bại khuynh hướng tư sản, khuynh hướng vô sản phát triển nhanh. D. sự tồn tại song song của khuynh hướng vô sản và khuynh hướng tư sản. Câu 32: Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954), thắng lợi nào của ta buộc Pháp chấm dứt chiến tranh xâm lược rút hết quân về nước? A. Chiến dịch Việt Bắc năm 1947. B. Chiến dịch Biên Giới năm 1950. C. Hiệp định Giơnevơ được kí kết năm 1954. D. Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. Câu 33: Tính chất điển hình của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là A. Dân tộc. B. Dân chủ. C. Nhân dân. D. Dân chúng. Câu 34: Mặt trận Việt Minh thành lập năm 1941 có vai trò như thế nào đối với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945? A. Tập hợp các lực lượng yêu nước, phân hóa, cô lập cao độ kẻ thù tiến tới đánh bại chúng. B. Lãnh đạo nhân dân đứng lên đấu tranh chống Nhật cứu nước, giành độc lập dân tộc. C. Lãnh đạo nhân dân đứng lên lật đổ chế độ phong kiến, xây dựng một xã hội mới. D. Phát động và đưa ra chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Câu 35: Một trong những điểm giống nhau giữa các chiến lược chiến tranh của Mĩ ở miền Nam Việt Nam (1961 - 1973) là A. có cố vấn Mĩ chỉ huy, tranh thủ ngoại giao với Liên Xô, Trung Quốc để cô lập ta. B. sử dụng quân đội Sài Gòn, do Mĩ chỉ huy, vũ khí và phương tiện chiến tranh của Mĩ. C. sử dụng quân Mĩ và đồng minh, với sự viện trợ quân sự cho quân đội Sài Gòn. D. quân đội Mĩ và quân đội Sài Gòn mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương. Câu 36: Nguyên tắc quan trọng nhất của Việt Nam trong việc kí kết Hiệp định Sơ bộ (06 - 03 - 1946) là A. phân hóa và cô lập cao độ kẻ thù. B. đảm bảo giành thắng lợi từng bước. C. đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng. D. không vi phạm chủ quyền quốc gia. Câu 37: Tính chất triệt để của phong trào cách mạng Việt Nam 1930 - 1931 được biểu hiện ở chỗ A. diễn ra trên quy mô rộng lớn chưa từng thấy. B. hình thức đấu tranh phong phú và quyết liệt. C. lần đầu tiên có sự lãnh đạo của một chính đảng. D. không ảo tưởng vào kẻ thù của dân tộc và giai cấp. Câu 38: Điểm chung của Cách mạng tháng Tám năm 1945, kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) và kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 - 1975) ở Việt Nam là có sự kết hợp giữa A. đấu tranh chính trị, quân sự và ngoại giao. B. lực lượng chính trị với lực lượng vũ trang. C. chiến trường chính và vùng sau lưng địch. D. của lực lượng vũ trang ba thứ quân. Trang 3/4
  4. Câu 39: Các phong trào cách mạng 1930 - 1931, phong trào dân chủ 1936 - 1939 và phong trào giải phóng dân tộc 1939 - 1945 ở Việt Nam đều có điểm chung là A. đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất của tổ chức Quốc tế Cộng sản. B. góp phần đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít, bảo vệ hòa bình. C. chống kẻ thù dân tộc và đòi các quyền lợi cho dân tộc. D. có sự lãnh đạo thống nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam. Câu 40: Việc Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp (tháng 12 - 1920) là mốc đánh dấu A. sự thiết lập quan hệ giữa Việt Nam với các nước thuộc địa trên thế giới. B. bước ngoặt quyết định trong cuộc đời hoạt động của Nguyễn Ái Quốc. C. sự chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước ở Việt Nam. D. bước ngoặt quyết định trong tiến trình phát triển của cách mạng Việt Nam. HẾT Trang 4/4