Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2022 môn Hóa học 12 - Đề số 13 (Có lời giải)

doc 9 trang hatrang 6460
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2022 môn Hóa học 12 - Đề số 13 (Có lời giải)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_thu_thpt_quoc_gia_nam_2022_mon_hoa_hoc_12_de_so_13_co.doc

Nội dung text: Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2022 môn Hóa học 12 - Đề số 13 (Có lời giải)

  1. ĐỀ THI THỬ KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 2022 PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN ĐỀ 13 Môn thi thành phần: HÓA HỌC (Đề thi có 04 trang) Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: Số báo danh: * Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; He = 4; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Mn = 55; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108; Ba = 137. * Các thể tích khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn, giả thiết các khí sinh ra không tan trong nước. Câu 41:(NB) Chất nào sau đây là axit mạnh? A. HNO3. B. HF. C. KOH.D. Al(OH) 3. Câu 42:(NB) Cho vài giọt nước brom vào dung dịch anilin, lắc nhẹ thấy xuất hiện A. kết tủa đỏ nâu. B. kết tủa vàng. C. kết tủa trắng. D. kết tủa xanh. Câu 43:(NB) Kim loại nào sau đây thuộc nhóm IIA trong bảng tuần hoàn? A. Al. B. Na. C. Fe.D. Be. Câu 44:(NB) Cacbon chỉ thể hiện tính oxi hóa trong phản ứng hóa học nào sau đây? A. C + O2 → CO2. B. C + CO2 → 2CO. C. 3C + 4Al → Al4C3. D. C + 2CuO → 2Cu + CO2. Câu 45:(NB) Chất nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng? A. polibuta-1,3-dien. B. poli(vinyl clorua). C. poliacrilonitrin. D. poli(etylen terephtalat). Câu 46:(NB) Chất nào sau đây nhiệt phân thu được oxit bazơ? A. CaCl2. B. MgCO3. C. KHCO3.D. Na 2CO3. Câu 47:(NB) Etyl butirat là este có mùi thơm của dứa. Công thức của etyl butirat là A. C2H5COOC4H9. B. C3H7COOC2H5. C. C4H9COOC2H5. D. C2H5COOC3H7. Câu 48:(NB) Trong các kim loại: Al, Mg, Fe và Cu, kim loại có tính khử mạnh nhất là A. Cu. B. Mg. C. Fe. D. Al. Câu 49:(NB) Muối Fe2(SO4)3 dễ tan trong nước, khi kết tinh thường ở dạng ngậm nước như Fe2(SO4)3.9H2O. Tên gọi của Fe2(SO4)3 là A. sắt(II) sunfua. B. sắt(III) sunfat. C. sắt(II) sunfat.D. sắt(II) sunfit. Câu 50:(NB) Hiđrocacbon X là đồng đẳng kế tiếp của etin. Công thức phân tử của X là A. C2H2. B. C2H4. C. C3H4. D. C3H6. Câu 51:(NB) Kim loại X có nhiệt độ nóng chảy thấp được sử dụng trong nhiệt kế, áp kế và một số thiết bị khác. Ở điều kiện thường, X là chất lỏng. Kim loại X là A. W. B. Cr. C. Hg. D. Pb. Câu 52:(NB) Cho sơ đồ phản ứng sau: X + H2SO4 (loãng) → FeSO4 + H2O. X có thể là chất nào sau đây? A. Fe(OH)3. B. Fe3O4. C. FeO.D. Fe 2O3. Câu 53:(NB) Cho biết số hiệu nguyên tử của Al là Z=13. Vị trí của Al trong bảng tuần hoàn là A. chu kì 3, nhóm IIIA B. chu kì 3, nhóm IA C. chu kì 2, nhóm IIIA D. chu kì 3, nhóm IIIB Câu 54:(NB) Trong công nghiệp, một lượng lớn chất béo dùng để sản xuất A. xà phòng và glixerol. B. xà phòng và etanol. C. glucozơ và glixerol. D. glucozơ và etanol. Câu 55:(NB) Cho 1 ml dung dịch AgNO3 1% vào ống nghiệm sạch, lắc nhẹ, sau đó nhỏ từ từ từng giọt dung dịch NH3 2M cho đến khi kết tủa sinh ra bị hòa tan hết. Nhỏ tiếp 3 - 5 giọt dung dịch chất X, đun nóng nhẹ hỗn hợp ở khoảng 60 - 70°C trong vài phút, trên thành ống nghiệm xuất hiện lớp bạc sáng. Chất X là
  2. A. ancol metylic. B. saccarozơ. C. axit propionic. D. anđehit axetic. Câu 56:(NB) Nhỏ dung dịch I2 vào hồ tinh bột thu được hỗn hợp có màu A. hồng nhạt. B. nâu đỏ. C. xanh tím. D. xanh lam. Câu 57:(NB) Dung dịch NaOH không tác dụng với dung dịch chất nào sau đây? A. FeCl2. B. CuSO4. C. MgCl2.D. KNO 3. Câu 58:(NB) Cặp chất nào sau đây gây nên tính cứng tạm thời của nước? A. Na2SO4, KCl. B. Mg(HCO3)2, Ca(HCO3)2. C. KCl, NaCl. D. NaCl, K2SO4. Câu 59:(NB) Cặp chất không xảy ra phản ứng hóa học là A. Fe + dung dịch HCl. B. Cu + dung dịch FeCl3. C. Fe + dung dịch FeCl3. D. Cu + dung dịch FeCl2. Câu 60:(TH) Có thể sử dụng bình bằng nhôm để chuyên chở dung dịch nào sau đây? A. dung dịch NaOH. B. dung dịch HCl. C. dung dịch H2SO4 loãng. D. dung dịch H2SO4 đặc, nguội. Câu 61:(TH) Đun nóng este CH3COOC6H5 (phenyl axetat) với lượng dư dung dịch NaOH, thu được các sản phẩm hữu cơ là A. CH3COONa và C6H5ONa. B. CH3COOH và C6H5ONa. C. CH3COOH và C6H5OH. D. CH3OH và C6H5ONa. Câu 62:(TH) Khi nói về saccarozơ, khẳng định nào sau đây không đúng? A. Trong phân tử có nhóm chức anđehit (-CHO). B. Công thức phân tử là C12H22O11. C. Là một đisaccarit được cấu tạo từ một gốc glucozơ và một gốc fructozơ. D. Thủy phân saccarozơ, thu được sản phẩm có khả năng tham gia phản ứng tráng gương. Câu 63:(TH) Hòa tan hoàn toàn 6,2 gam oxit Na2O vào nước được 200ml dung dịch A. Nồng độ mol của chất tan trong dung dịch A là A. 1M. B. 0,1M. C. 0,5M. D. 2M. Câu 64:(TH) Cho m gam hỗn hợp gồm glucozơ và fructozơ tác dụng hết với lượng dư dung dịch AgNO 3 trong NH3 dư, thu được 6,48 gam Ag. Giá trị của m là A. 8,1. B. 5,4. C. 10,8. D. 2,7. Câu 65:(NB) Phản ứng giữa FeCO 3 và dung dịch HNO3 loãng, thu được hỗn hợp khí không màu, một phần hóa nâu ngoài không khí. Hỗn hợp khí thoát ra là A. CO và NO2. B. CO2 và NO2. C. CO2 và NO.D. CO và NO. Câu 66:(TH) Kết luận nào sau đây không đúng? A. Tơ tằm thuộc loại tơ thiên nhiên. B. Cao su là loại vật liệu polime có tính đàn hồi. C. Nilon-6,6 thuộc loại tơ tổng hợp. D. Tơ nitron thuộc loại polime bán tổng hợp. Câu 67:(TH) Cho m gam Fe phản ứng hoàn toàn với dung dịch H 2SO4 đặc, nóng (dư), thu được 3,36 lít khí SO2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là A. 2,8. B. 5,6. C. 11,2. D. 8,4. Câu 68:(TH) Cho 17,8 gam amino axit X (phân tử chứa một nhóm -NH 2 và một nhóm -COOH) tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được dung dịch chứa 22,2 gam muối. Số công thức cấu tạo của X là A. 5. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 69:(VDC) X là este đơn chức; Y là este hai chức (X, Y đều mạch hở). Đốt cháy 17,1 gam hỗn hợp E cần dùng vừa đủ 19,6 lít O 2 (đktc). Mặt khác, thủy phân hoàn toàn 17,1 gam E cần dùng 100 ml dung dịch NaOH 2M, thu được một muối duy nhất và hỗn hợp T chứa 2 ancol đều no. Dẫn toàn bộ T qua bình đựng Na dư, thấy khối lượng bình tăng 6,1 gam. Phần trăm khối lượng của Y trong E là A. 49,71%. B. 25,15%. C. 59,65%.D. 50,29%.
  3. Câu 70:(VD) Cho 3,44 gam hỗn hợp X gồm C, S, P tác dụng với lượng dư 40 gam dung dịch H 2SO4 đặc, nóng (98%) thu được 0,4 mol hỗn hợp khí Y và dd Z. Y phản ứng vừa đủ dd chứa 0,35 mol Br 2.Cho Z tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 35,69. B. 35,32. C. 23,67.D. 47,34. Câu 71:(VD) Thực hiện chuỗi phản ứng sau (theo đúng tỉ lệ mol): (1) X (C7H10O6) + 3NaOH → X1 + X2 + X3 +H2O (2) X1 + NaOH → C2H6 + Na2CO3 (3) X2 + H2SO4 → Y + Na2SO4 (4) Y + 2CH3OH → C4H6O4 + 2H2O Biết X là hợp chất hữu cơ mạch hở và X tác dụng được với Na. Phát biểu nào sau đây sai? A. Tên gọi của X1 là natri propionat. B. Phân tử khối của Y là 90. C. X3 hòa tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường. D. Có 2 cấu tạo thỏa mãn chất X. Câu 72:(VD) Xà phòng hóa hoàn toàn m gam hỗn hợp E gồm các triglixerit bằng dung dịch NaOH, thu được glixerol và hỗn hợp X gồm ba muối C 17HxCOONa, C15H31COONa, C17HyCOONa có tỉ lệ mol tương ứng là 3 : 4 : 5. Hiđro hóa hoàn toàn m gam E, thu được 68,96 gam hỗn hợp Y. Nếu đốt cháy hoàn toàn m gam E thì cần vừa đủ 6,14 mol O2. Giá trị của m là A. 60,20. B. 68,40. C. 68,84.D. 68,80. Câu 73:(VDC) Cho 27,04 gam hỗn hợp rắn X gồm Fe, FeO, Fe 3O4, Fe2O3 và Fe(NO3)2 vào dung dịch chứa 0,88 mol HCl và 0,04 mol HNO3, khuấy đều cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y + (không chứa ion NH 4 ) và 0,12 mol hỗn hợp khí Z gồm NO 2 và N2O. Cho dung dịch AgNO 3 đến dư vào dung dịch Y, thấy thoát ra 0,02 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất); đồng thời thu được 133,84 gam kết tủa. Biết tỷ lệ mol của FeO, Fe3O4, Fe2O3 trong X lần lượt là 3 : 2 : 1. Phần trăm số mol của Fe có trong hỗn hợp ban đầu gần nhất với A. 46%. B. 48%. C. 58%.D. 54%. Câu 74:(VD) Cho các phát biểu sau: (a) Al, Fe, Cr bị thụ động trong dung dịch HNO3, đặc nguội và H2SO4 đặc nguội (b) Kim loại có tính chất hóa học đặc trưng là tính khử (c) Ăn mòn hóa học có phát sinh dòng điện (d) Điện phân dung dịch CuSO4 với các điện cực trơ thì ở anot xảy ra quá trình oxi hóa nước Số phát biểu đúng là A. 3. B. 4. C. 1.D. 2. Câu 75:(VD) Từ các sơ đồ phản ứng sau (theo đúng tỉ lệ mol): (1) 2X1 + 2X2  2X3 + H2 (2) X3 + CO2  X4 (3) X3 + X4  X5 + X2 (4) 2X6 + 3X5 + 3X2  2Fe(OH)3 + 3CO2 + 6KCl Các chất thích hợp tương ứng với X3, X5, X6 lần lượt là A. KHCO3, K2CO3, FeCl3. B. KOH, K2CO3, Fe2(SO4)3. C. KOH, K2CO3, FeCl3. D. NaOH, Na2CO3, FeCl3. Câu 76:(VD) Hỗn hợp M gồm một anđehit đơn chức và một ankin (có cùng số nguyên tử cacbon). Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol M, thu được 0,2 mol CO 2. Mặt khác, cho 0,1 mol M tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 22,56 gam kết tủa. Phần trăm số mol của anđehit trong M là A. 60,00%. B. 40,00%. C. 71,74%. D. 28,26%.
  4. Câu 77:(VD) Hỗn hợp X gồm Fe và C có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 2. Cho x gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HNO3 đặc nóng (dư), thu được 29,12 lít khí (đktc). Oxi hóa lượng C trong x gam X rồi dẫn sản phẩm cháy vào 100 ml dung dịch NaOH 1M và KOH 1,5M, thu được y gam chất tan. Giá trị của y là A. 19,4. B. 19,5. C. 21,2. D. 20,3. Câu 78:(VDC) Điện phân (với các điện cực trơ, màng ngăn) dung dịch chứa m gam hỗn hợp gồm Cu(NO 3)2 và NaCl bằng dòng điện có cường độ 2,68A. Sau thời gian 6h, tại anot thoát ra 4,48 lít khí (đktc). Thêm 20 gam bột sắt vào dung dịch sau điện phân, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N +5) và 12,4 gam chất rắn gồm hai kim loại. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là A. 63,1 gam. B. 86,9 gam. C. 97,5 gam.D. 77,5 gam. Câu 79:(VD) Cho các phát biểu sau: (a) Trong công nghiệp, saccarozơ được chuyển hóa thành glucozơ dùng để tráng gương, tráng ruột phích. (b) Phân tử Val-Ala có 8 nguyên tử cacbon (c) Saccarozơ tham gia phản ứng thủy phân trong môi trường kiềm. (d) Dung dịch anbumin phản ứng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm. (e) Xenlulozơ là thành phần chính tạo nên lớp màng tế bào thực vật, là bộ khung của cây cối. (g) Nước ép của quả nho chín có thể tham gia phản ứng tráng bạc. Số phát biểu đúng là A. 4. B. 5. C. 3. D. 6. Câu 80:(VD) Tiến hành thí nghiệm phản ứng xà phòng hóa chất béo theo các bước sau đây: - Bước 1: Cho vào bát sứ nhỏ khoảng 1 gam mỡ (hoặc dầu thực vật) và 2 – 2,5 ml dung dịch NaOH 40%. - Bước 2: Đun hỗn hợp sôi nhẹ và liên tục khuấy đều bằng đũa thuỷ tinh. Thỉnh thoảng thêm vài giọt nước cất. - Bước 3: Sau 8 – 10 phút, rót thêm vào hỗn hợp 4 – 5 ml dung dịch NaCl bão hoà nóng, khuấy nhẹ. Để nguội. Cho các phát biểu sau: (a) Sau bước 3, thấy có lớp chất rắn màu trắng nổi lên trên. (b) Mục đích của việc thêm dung dịch NaCl bão hòa để tách muối của axit béo. (c) Nếu thay chất béo bằng etyl axetat, hiện tượng quan sát được giống nhau. (d) Sản phẩm rắn của thí nghiệm thường dùng để sản xuất xà phòng. (e) Phần dung dịch còn lại sau sau bước 3 có khả năng hòa tan Cu(OH)2. Số phát biểu đúng là A. 5. B. 4. C. 2.D. 3. HẾT
  5. ĐÁP ÁN 41-A 42-C 43-D 44-C 45-D 46-B 47-B 48-B 49-B 50-C 51-C 52-C 53-A 54-A 55-D 56-C 57-D 58-B 59-D 60-D 61-A 62-A 63-A 64-B 65-C 66-D 67-B 68-D 69-A 70-B 71-D 72-B 73-D 74-A 75-C 76-A 77-D 78-B 79-B 80-B MA TRẬN ĐỀ THAM KHẢO THI THPT NĂM 2022 MÔN: HÓA HỌC 1. Phạm vi kiến thức - Cấu trúc: - 10% kiến thức lớp 11; 90% kiến thức lớp 12 - Tỉ lệ kiến thức vô cơ : hữu cơ (55% : 45%) - Các mức độ: nhận biết: 50%; thông hiểu: 20%; vận dụng: 22,5%; vận dụng cao: 7,5%. - Số lượng câu hỏi: 40 câu. 2. Ma trận: Vận Nhận Thông Vận Tổng số STT Nội dung kiến thức dụng biết hiểu dụng câu cao Câu 41, 1. Kiến thức lớp 11 Câu 76 4 44, 50 Câu 47, Câu 71, 2. Este – Lipit Câu 61 Câu 69 6 54 72 Câu 62, 3. Cacbohiđrat Câu 56 3 64 Amin – Amino axit - 4. Câu 42 Câu 68 2 Protein 5. Polime Câu 45 Câu 66 2 6. Tổng hợp hóa hữu cơ Câu 55 Câu 79 2 Câu 48, 7. Đại cương về kim loại Câu 70 Câu 78 4 51 Kim loại kiềm, kim loại Câu 43, 8. Câu 63 Câu 75 6 kiềm thổ 46, 57, 58 9. Nhôm và hợp chất nhôm Câu 53 Câu 60 2 Câu 49, 10. Sắt và hợp chất sắt Câu 67 5 52, 59, 65 11. Thí nghiệm hóa học Câu 80 1 Câu 74, 12. Tổng hợp hóa học vô cơ Câu 73 3 77 Số câu – Số điểm 20 8 9 3 40 5,0đ 2,0 đ 2,25đ 0,75đ 10,0đ % Các mức độ 50% 20% 22,5% 7,5% 100%
  6. HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT Câu 41: A Các axit mạnh gồm: HCl, H2SO4, HNO3, HClO4, Câu 42: C Anilin tác dụng với Br2 tạo kết tủa trắng Câu 43: D Kim loại nhóm IIA gồm: Be, Mg, Ca, Sr, Ba Câu 44: C Trong phản ứng cacbon thay đổi sổ oxi hóa từ 0 sang -4 Câu 45: D Poli(etylen terephtalat) được trùng ngưng từ axit terephtalic với etylenglicol Câu 46: B t0 MgCO3 ¾ ¾® MgO + CO2 Câu 47: B Etyl butirat có công thức là C3H7COOC2H5 Câu 48: B Mg là kim loại hoạt động mạnh hơn các kim loại còn lai (d0ứng trước trong dãy hoạt động hóa học) Câu 49: B Fe2(SO4)3 là sắt (III) sunfat Câu 50: C Etin là C2H2 (ankin) nên đồng đẳng kế tiếp là C3H4 Câu 51: C Hg là kim loại duy nhất ở trạng thái lỏng và thường dùng trong nhiệt kế đo nhiệt độ Câu 52: C FeO + H2SO4 → FeSO4 + H2O Câu 53: A Al thuộc chu kì 3, nhóm IIIA Câu 54: A Chất béo thường được ứng dụng trong sản xuất xà phòng và glixerol Câu 55: D Các hợp chất anđehit có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc Câu 56: C I2 kết hợp với hồ tinh bột cho dung dịch màu xanh tím Câu 57: D NaOH không tác dụng với KNO3 Câu 58: B 2+ 2+ - Nước cứng tạm thời gồm: Ca , Mg , HCO3 Câu 59: D Cu không tác dụng với Fe2+ vì Cu yếu hơn Fe trong dãy hoạt động hóa học Câu 60: D Al thụ động hóa trong HNO3 và H2SO4 đặc nguội Câu 61: A CH3COOC6H5 + 2NaOH → CH3COONa + C6H5ONa + H2O Câu 62: A Trong phân tử saccarozơ không có nhóm -CHO Câu 63: A
  7. Na2O + H2O → 2NaOH 0,1 0,2 → CM NaOH = 0,2/0,2 = 1M Câu 64: B nC6H12O6 = 1/2nAg = 0,05 → mC6H12O6 = 0,05.180 = 5,4(g) Câu 65: C 3FeCO3 + 10HNO3 → 3Fe(NO3)3 + NO + 3CO2 + 5H2O Câu 66: D Sai vì tơ nitron là tơ tổng hợp Câu 67: B Bảo toàn electron: 3n 2n Fe SO2 nFe 0,1 mFe 5,6 Câu 68: D 22,2 17,8 Ta có: n X 0,2 mol MX 89 : C3H7O2N . X có 2 đồng phân là 40 18 CH3CH(NH2)COOH và H2NCH2CH2COOH Câu 69: A nNaOH = 0,2 → m ancol = m tăng + mH2 = 6,3 Bảo toàn khối lượng → m muối = 18,8 → M muối = 18,8/0,2 = 94: C2H3COONa Đốt E → nCO2 = u và nH2O = v Bảo toàn O → 2u + v = 0,2.2 + 0,875.2 mE = 12u + 2v + 0,2.2.16 = 17,1 → u = 0,8; v = 0,55 nNaOH = nX + 2nY = 0,2 nCO2 – nH2O = 0,25 = nX + 3nY → nX = 0,1; nY = 0,05 Ancol gồm AOH (0,1) và B(OH)2 (0,05) m ancol = 0,1(A + 17) + 0,05(B + 34) = 6,3 → 2A + B = 58 → A = 15; B = 28 là nghiệm duy nhất. X là C2H3COOCH3 (0,1) và Y là (C2H3COO)2C2H4 (0,05) → %Y = 49,71% Câu 70: B Y gồm SO2 và CO2. nSO2 = nBr2 = 0,35 → nCO2 = 0,05 X gồm C (0,05), S (u) và P (v) mX = 0,05.12 + 32u + 31v = 3,44 Bảo toàn electron: 0,05.4 + 6u + 5v = 0,35.2 → u = 0,05; v = 0,04 nH2SO4 ban đầu = 40.98%/98 = 0,4 Bảo toàn S → nBaSO4 = 0,1 Bảo toàn P → nBa3(PO4)2 = 0,02 → m↓ = 35,32 gam Câu 71: D (2) → X1 là C2H5COONa
  8. (3)(4) → X2 là (COONa)2, Y là (COOH)2 (1) tạo H2O nên X có 1COOH X là: C2H5-COO-CH2-CH2-OOC-COOH → X3 là C2H4(OH)2 Câu 72: B C trung bình của muối = (18.3 + 16.4 + 18.5)/(3 + 4 + 5) = 52/3 → C trung bình của E = 3.52/3 + 3 = 55 Quy đổi E thành (HCOO)3C3H5 (a), CH2 (49a) và H2 (-b) (Tính nCH2 = 55a – 6a) mY = 176a + 14.49a = 68,96 nO2 = 5a + 1,5.49a – 0,5b = 6,14 → a = 0,08; b = 0,28 → mE = 68,40 gam Câu 73: D 3+ 2+ - + Dung dịch Y chứa Fe (a), Fe (b), Cl (0,88) và nH dư = 4nNO = 0,08 Bảo toàn điện tích: 3a + 2b + 0,08 = 0,88 nAgCl = 0,88 → nAg = 0,07 Bảo toàn electron: b = 0,02.3 + 0,07 → a = 0,18 và b = 0,13 Quy đổi hỗn hợp thành Fe (0,31 mol), O (u mol) và NO3 (v mol). Trong Z, đặt nN2O = x → nNO2 = 0,12 – x → 0,31.56 + 16u + 62v = 27,04 (1) Bảo toàn N: v + 0,04 = 2x + (0,12 – x) (2) + nH pư = 0,88 + 0,04 – 0,08 = 0,84 → 10x + 2(0,12 – x) + 2u = 0,84 (3) (1)(2)(3) → u = 0,14; v = 0,12; x = 0,04 nFe(NO3)2 = v/2 = 0,06 Đặt k, 3h, 2h, h lần lượt là số mol Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 Bảo toàn Fe → 0,06 + k + 11h = 0,31 Bảo toàn O → 14h = u = 0,14 Giải hệ → k = 0,14 và h = 0,01 Số mol hỗn hợp = 0,06 + k + 6h = 0,26 → %nFe = 0,14/0,26 = 53,85% Câu 74: A (a) Đúng (b) Đúng: M → Mn+ + ne (c) Sai, ăn mòn hóa học không phát sinh dòng điện + (d) Đúng: 2H2O → O2 + 4H + 4e Câu 75: C 2K (X1) + 2H2O (X2)  2KOH (X3) + H2 KOH (X3) + CO2  KHCO3 (X4) KOH (X3) + KHCO3 (X4)  K2CO3 (X5) + H 2 O (X2) 2FeCl3 (X6) + 3K2CO3 (X5) + 3H2O (X2)  2Fe(OH)3 + 3CO2 + 6KCl Câu 76: A BT: C  Canđehit = Cankin = 2 ⇒ ankin là C2H2 với x mol ⇒ nanđehit = (0,1 – x) mol. Nếu anđehit là CH3CHO ⇒ 108.2.(0,1 – x) + 240x = 22,56 ⇒ x = 0,04 mol ⇒ %nanđehit = 60%.
  9. Nếu anđehit là (CHO)2 ⇒ 108.4.(0,1 – x) + 240x = 22,56 gam ⇒ x = 0,1075 mol > 0,1 ⇒ loại. Câu 77: D nFe = a và nC = 2a Bảo toàn electron → nNO2 = 3nFe + 4nC = 11a → nNO2 + nCO2 = 11a + 2a = 1,3 → a = 0,1 nH2CO3 = nCO2 = 0,2; nNaOH = 0,1; nKOH = 0,15 - - 2nH2CO3 > nOH nên OH- hết → nH2O = nOH = 0,25 Bảo toàn khối lượng: mH2CO3 + mNaOH + mKOH = y + mH2O → y = 20,3 Câu 78: B + - Dung dịch sau điện phân + Fe → NO nên chứa H , NO3 → Có O2 ở anot. Chất rắn thu được gồm 2 kim loại nên có Cu2+ dư (x mol). ne = It/F = 0,6 Anot: nCl2 = a và nO2 = b → a + b = 0,2 và 2a + 4b = 0,6 → a = b = 0,1 Catot: nCu = ne/2 = 0,3 + + nH = 4nO2 → nNO = nH /4 = 0,1 2+ Bảo toàn electron: 2nFe phản ứng = 2nCu dư + 3nNO → nFe phản ứng = x + 0,15 → 20 – 56(x + 0,15) + 64x = 12,4 → x = 0,1 nNaCl = 2a = 0,2 nCu(NO3)2 = x + 0,3 = 0,4 → m = 86,9 Câu 79: B (c) Sai vì saccarozơ bị thủy phân trong môi trường axit Câu 80: B (a) Đúng, có xà phòng màu trắng nổi lên (b) Đúng, dung dịch NaCl bão hòa có tỉ khối lớn hơn xà phòng, mặt khác xà phòng lại ít tan trong dung dịch NaCl nên khi thêm vào xà phòng sẽ nổi lên. (c) Sai, muối CH3COONa tan tốt, không nổi lên (d) Đúng (e) Đúng, phần dung dịch chứa C3H5(OH)3 hòa tan được Cu(OH)2.