Đề thi kiểm tra kiến thức giữa học kì I môn Địa lý Lớp 11 - Năm học 2021-2022 - Mã đề thi 356

doc 6 trang hatrang 27/08/2022 5780
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi kiểm tra kiến thức giữa học kì I môn Địa lý Lớp 11 - Năm học 2021-2022 - Mã đề thi 356", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_kiem_tra_kien_thuc_giua_hoc_ki_i_mon_dia_ly_lop_11_na.doc

Nội dung text: Đề thi kiểm tra kiến thức giữa học kì I môn Địa lý Lớp 11 - Năm học 2021-2022 - Mã đề thi 356

  1. SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO THÁI BÌNH ĐỀ THI KIỂM TRA KIẾN THỨC GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG THPT CHUYÊN THÁI BÌNH LỚP 11 NĂM HỌC 2021 - 2022 ===*&*=== Môn thi : ĐỊA LÍ ( 50 câu) ( Đề gồm trang) Thời gian làm bài: ( 60 phút, không kể thời gian phát đề) Mã đề thi Họ và tên: .Lớp: 356 Câu 1: Nhận định nào sau đây không đúng về Mĩ La Tinh? A. Chênh lệch giàu nghèo giữa các tầng lớp trong xã hội rất lớn. B. Các cuộc cải cách ruộng đất không triệt để là nguyên nhân chính của hiện tượng đô thị hóa tự phát. C. Việc khai thác các nguồn tài nguyên giàu có đã mang lại lợi ích lớn cho phần lớn dân cư. D. Nguồn đầu tư nước ngoài chủ yếu vào Mĩ La Tinh là Hoa Kì và Tây Ban Nha. Câu 2: Mĩ La Tinh có tỉ lệ dân cư đô thị rất cao (75% - năm 2005), nguyên nhân chủ yếu là do A. tiến hành đô thị hóa ở các vùng nông thôn. B. dân nghèo không có ruộng di cư ra thành phố tìm việc làm. C. điều kiện sống ở các thành phố của Mĩ La Tinh rất thuận lợi. D. công nghiệp phát triển với tốc độ nhanh. Câu 3: Nhận định nào sau đây không đúng về các nước phát triển? A. Ngành dịch vụ đóng vai trò chủ yếu trong cơ cấu GDP của mỗi quốc gia. B. Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. C. Đầu tư ra nước ngoài nhiều, nhất là lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. D. Tổng sản phẩm trong nước bình quân theo đầu người cao. Câu 4: Cho biểu đồ sau: % 1450 1500 1200 995 1062 900 762 593 600 455 252 529 300 412 339 100 185 181 0 2000 2005 2010 2012 2014 Điện tử Dệt, may Thủy sản Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào dưới đây? A. Giá trị sản xuất một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2000 - 2014. B. Sự chuyển dịch cơ cấu giá trị các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2000 - 2014 C. Tốc độ tăng trưởng một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2000 - 2014. D. Quy mô và cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2000 - 2014. Câu 5: Cho bảng số liệu: MỘT SỐ CHỈ SỐ VỀ DÂN SỐ CỦA CHÂU PHI, CÁC NHÓM NƯỚC VÀ THẾ GIỚI NĂM 2005 VÀ NĂM 2015. Tỉ suất sinh Tỉ suất tử Tỉ suất gia tăng 0 0 Châu lục – nhóm nước ( /00) ( /00) dân số tự nhiên (%) Năm 2005 Năm 2015 Năm 2005 Năm 2015 Năm 2005 Năm 2015 Châu Phi 38 36 15 10 2,3 2,6 Các nước đang phát triển 24 22 8 7 1,6 1,5 Các nước phát triển 11 11 10 10 0,1 0,1 Thế giới 21 20 9 8 1,2 1,2 Nhận xét nào dưới đây không chính xác? A. Châu Phi có tỉ suất sinh, tỉ suất tử và tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên đều cao nhất thế giới. B. Tỉ lệ sinh, tỉ lệ tử và tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của Châu Phi đều có xu hướng giảm. Trang 1/6 - Mã đề thi 356
  2. C. Các nước phát triển có tỉ suất sinh nhỏ hơn các nước đang phát triển. D. Các nước đang phát triển có tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên cao hơn các nước phát triển. Câu 6: Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu làm gia tăng lượng khí thải trên quy mô toàn cầu? A. Giao thông vận tải phát triển nhanh chóng. B. Sử dụng nguồn nhiên liệu với số lượng lớn. C. Hiện tượng cháy rừng xảy ra ở nhiều nơi. D. Sự ra đời nhiều ngành công nghiệp mới. Câu 7: Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực được hình thành trên cơ sở có những nét tương đồng chủ yếu về A. mục tiêu và lợi ích phát triển. B. trình độ văn hóa và giáo dục. C. lịch sử dựng nước, giữ nước. D. thành phần dân tộc, tôn giáo. Câu 8: Quan sát biểu đồ dưới đây, cho biết nhận xét nào sau đây là đúng về sản lượng thủy sản thế giới giai đoạn 2000-2015? triệu tấn 180 160 76.4 140 59 120 44.5 32.2 100 80 Nuôi trồng 60 93.5 92.8 89.6 93.6 Khai thác 40 20 0 Năm 2000 2005 2010 2015 Biểu đồ thể hiện sản lượng thủy sản thế giới giai đoạn 2000 - 2015 A. Tổng sản lượng tăng liên tục, năm 2015 tăng 1,4 lần so với năm 2000. B. Sản lượng khai thác tăng nhanh hơn sản lượng nuôi trồng. C. Năm 2015, sản lượng nuôi trồng cao hơn sản lượng khai thác. D. Sản lượng thủy sản khai thác và nuôi trồng đều tăng nhanh và liên tục. Câu 9: Cho bảng số liệu: TUỔI THỌ TRUNG BÌNH CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI QUA CÁC NĂM. (Đơn vị: tuổi) Nhóm nước Quốc gia Năm 2005 Năm 2010 Năm 2014 Phát triển Ca-na-đa 80 81 81 Nhật Bản 82 83 83 Phần Lan 79 80 81 Đang phát triển Mô-dăm-bích 42 48 53 Haiti 52 61 63 In-đô-nê-xi-a 68 71 71 Thế giới 67 69 71 Nhận xét nào sau đây không chính xác với bảng số liệu trên? A. Tuổi thọ trung bình của các nước phát triển lớn hơn các nước đang phát triển. B. Nhìn chung tuổi thọ trung bình của các quốc gia và thế giới đều tăng. C. Các nước phát triển có tuổi thọ trung bình tăng ít hơn các nước đang phát triển. D. Mô-dăm-bích là quốc gia có tuổi thọ trung bình luôn thấp nhất. Câu 10: Dân cư thành thị của Hoa Kì tập trung chủ yếu ở các thành phố A. lớn và cực lớn. B. vừa và nhỏ. C. vừa và lớn. D. cực lớn. Câu 11: Một nước có diện tích 331212km2 và tổng số dân năm 2019 là 96,2 triệu người. Mật độ dân số của quốc gia đó là bao nhiêu? A. 3506 người/ km2 B. khoảng 2900 người/ km2 C. 290 người/ km2 D. 350 người/ km2 Câu 12: Biểu hiện nào sau đây không phải của toàn cầu hóa kinh tế? A. Đầu tư của nước ngoài tăng nhanh. B. Thị trường tài chính quốc tế mở rộng. C. Thương mại thế giới phát triển mạnh. D. Các tổ chức liên kết kinh tế ra đời. Trang 2/6 - Mã đề thi 356
  3. Câu 13: Cho bảng số liệu: Sản lượng lương thực và số dân của một số nước trên thế giới năm 2014. Nước Sản lượng lương thực (triệu tấn) Số dân (triệu người) Trung Quốc 557,4 1364,3 Hoa Kì 442,9 318,9 In-đô-nê-xi-a 89,9 254,5 Việt Nam 50,2 90,7 Theo bảng số liệu trên, nhận xét nào sau đây đúng về sản lượng lương thực bình quân theo đầu người của một số nước trên thế giới? A. Trung Quốc cao nhất. B. Việt Nam thấp nhất. C. Việt Nam thấp hơn Trung Quốc. D. Việt Nam cao hơn In-đô-nê-xi-a. Câu 14: Tính chất gay gắt của các cuộc đấu tranh ở khu vực Tây Nam Á đã ngày càng trở nên quyết liệt hơn chủ yếu là do A. sự tham gia của các tổ chức chính trị, tôn giáo cực đoan. B. sự xuất hiện và tác động của các lực lượng khủng bố từ bên ngoài. C. khu vực này có vị trí chiến lược về kinh tế, giao thông và quân sự. D. sự phức tạp về thành phần tôn giáo và dân tộc. Câu 15: Châu Phi có tỉ lệ người nhiễm HIV cao nhất thế giới chủ yếu là do A. có ngành du lịch phát triển mạnh, lượng khách nước ngoài đông. B. xung đột sắc tộc, chiến tranh thường xuyên xảy ra. C. mức sống và trình độ dân trí thấp. D. trình độ phát triển khoa học, y tế còn hạn chế. Câu 16: Khu vực Trung Á được tiếp thu nhiều giá trị văn hóa của cả phương Đông và phương Tây chủ yếu là do A. nằm ở vị trí tiếp giáp giữa châu Á và châu Âu. B. nằm trên “con đường tơ lụa” của thế giới trước đây. C. đã từng bị người Trung Hoa và các đế quốc tư bản chiếm đóng. D. có nhiều tôn giáo lớn cùng tồn tại. Câu 17: Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực được thành lập nhằm mục đích chủ yếu là A. mở rộng thị trường tiêu thụ. B. tăng khả năng cạnh tranh. C. trao đổi nguồn vốn và lao động. D. trao đổi hàng hóa và công nghệ. Câu 18: Kinh tế của EU phụ thuộc nhiều vào hoạt động A. xuất, nhập khẩu. B. hàng không, tài chính. C. vận tải đường biển. D. đầu tư nước ngoài. Câu 19: Nguyên nhân chủ yếu làm nhiệt độ Trái Đất đang tăng dần là do A. mưa axit diễn ra ở nhiều nơi. B. tầng ôdôn thủng nghiêm trọng. C. diện tích rừng bị suy giảm. D. lượng CO2 ngày càng gia tăng. Câu 20: Tài nguyên nào sau đây hiện đang bị khai thác mạnh ở Châu Phi? A. khoáng sản và rừng. B. rừng và thủy sản. C. khoáng sản và thủy sản. D. đất và khoáng sản. Câu 21: Cho bảng số liệu: TỐC ĐỘ TĂNG GDP CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA Ở MĨ LA TINH QUA CÁC NĂM. (Đơn vị: %) Quốc gia Grê-na-đa Ac-hen-ti-na Chi-lê Braxin Pa-na-ma 2010 -0,5 9,1 5,8 7,5 5,9 2013 2,4 2,9 4,1 2,5 8,4 Để so sánh tốc độ tăng GDP giữa các quốc gia năm 2013, biểu đồ thích hợp nhất là A. biểu đồ cột. B. biểu đồ miền. C. biểu đồ kết hợp. D. biểu đồ tròn. Câu 22: Nhận định nào dưới đây là đúng về nét tương đồng giữa Mĩ La Tinh và Châu Phi? A. Chênh lệch giàu nghèo và xung đột sắc tộc là những vấn đề dân cư, xã hội lớn của hai khu vực. B. Phần lớn lãnh thổ đều nằm trong vùng nội chí tuyến. C. Điều kiện tự nhiên rất thuận lợi để phát triển ngành nông nghiệp. Trang 3/6 - Mã đề thi 356
  4. D. Có tỉ lệ dân thành thị cao trong cơ cấu dân số. Câu 23: Biểu hiện của thị trường tài chính quốc tế ngày càng được mở rộng là A. triệt tiêu các ngân hàng nhỏ. B. sự kết nối giữa các ngân hàng lớn với nhau. C. sự sát nhập của các ngân hàng lớn với nhau. D. hàng vạn ngân hàng được nối với nhau qua mạng viễn thông điện tử. Câu 24: Dân cư của Hoa Kỳ đang có xu hướng di chuyển từ các bang ở vùng Đông Bắc đến các bang A. phía Nam và phía Bắc khu vực Ngũ Hồ. B. phía Tây ven Thái Bình Dương và Trung Tâm. C. phía Nam và ven bờ Thái Bình Dương. D. Vùng Trung tâm và vùng núi Cooc-đi-e. Câu 25: Ý nào dưới đây không phải là là lợi thế mà người nhập cư mang lại cho Hoa Kỳ? A. Vốn đầu tư rất lớn B. Nguồn lao động chất lượng cao C. văn hóa, tôn giáo phức tạp D. Nguồn lao động dồi dào Câu 26: Cho biểu đồ lượng dầu thô khai thác và tiêu dùng của một số khu vực trên thế giới năm 2015 Theo biểu đồ trên, những quốc gia và khu vực nào có khả năng cung cấp dầu thô cho thị trường thế giới? A. Tây Nam Á, Nga, Đông Á. B. Trung Á, Nga, Tây Âu. C. Tây Nam Á, Trung Á, Đông Nam Á. D. Tây Nam Á, Nga, Trung Á. Câu 27: Nhận định nào sau đây không chính xác về khu vực Tây Nam Á và Trung Á? A. Khu vực Tây Nam Á có số lượng quốc gia nhiều hơn khu vực Trung Á. B. Ả - rập Xê-ut là quốc gia có diện tích rộng lớn nhất Tây Nam Á. C. Trữ lượng dầu khí của Tây Nam Á lớn hơn nhiều so với Trung Á. D. Mức độ tập trung dân cư ở Trung Á cao hơn Tây Nam Á. Câu 28: Nét tương đồng về mặt tự nhiên, khu vực Tây Nam Á và Trung Á là đều A. có tiềm năng lớn về dầu khí, khí hậu khô hạn. B. có khí hậu khô lạnh, giàu tài nguyên thủy sản. C. có khí hậu nóng ẩm, khoáng sản phong phú. D. nằm ở khu vực có vĩ độ rất cao, nhiều dầu mỏ. Câu 29: Cho bảng số liệu. GIÁ TRỊ XUẤT, NHẬP KHẨU HÀNG HÓA CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA, NĂM 2015. (Đơn vị: tỉ USD) Quốc gia Trung Quốc Hoa Kì CHLB Đức Nhật Bản Tổng giá trị xuất nhập khẩu 5027 3813 2379 1273 Giá trị xuất khẩu 2786 1505 1329 625 Giá trị nhập khẩu 2241 2308 1050 648 Nhận xét nào dưới đây không chính xác? A. Giá trị xuất siêu của Nhật Bản là 23 tỉ USD. B. Nước có giá trị nhập khẩu cao là nước nhập siêu. C. Hoa Kì có giá trị nhập siêu lớn nhất. D. Trung Quốc là nước có giá trị xuất siêu lớn nhất. Trang 4/6 - Mã đề thi 356
  5. Câu 30: Các nước Mĩ La Tinh giành được độc lập khá sớm nhưng nền kinh tế phát triển chậm không phải là do A. chưa xây dựng được đường lối phát triển kinh tế - xã hội độc lập, tự chủ. B. duy trì chế độ phong kiến trong thời gian dài. C. các thế lực bảo thủ, thiên chúa giáo tiếp tục cản trở. D. điều kiện tự nhiên khó khăn, tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn. Câu 31: Căn cứ chủ yếu để phân chia các quốc gia trên thế giới thành hai nhóm nước phát triển và đang phát triển là A. đặc điểm tự nhiên và dân cư, xã hội. B. trình độ phát triển kinh tế - xã hội. C. đặc điểm tự nhiên và trình độ phát triển kinh tế. D. đặc điểm tự nhiên và trình độ phát triển xã hội. Câu 32: Công nghiệp Hoa Kỳ hiện nay có đặc điểm chủ yếu là A. Là ngành tạo nguồn hàng xuất khẩu chủ yếu B. Là ngành tạo nên sức mạnh cho nền kinh tế Hoa Kỳ C. Tỷ trọng trong GDP có xu hướng tăng lên D. Công nghiệp khai khoáng là ngành có tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu công nghiệp Câu 33: Trong những thập niên cuối thế kỉ XX và đầu thế kỉ XXI, mối đe dọa trực tiếp tới sự ổn định xã hội và hòa bình thế giới là A. nạn bắt cóc người và buôn bán nô lệ. B. khủng bố, xung đột sắc tộc, tôn giáo. C. làn sóng di cư tới các nước phát triển. D. buôn bán, vận chuyển động vật hoang dã. Câu 34: Biểu hiện rõ nhất của biến đổi khí hậu toàn cầu là A. băng ở vùng cực ngày càng dày. B. nhiệt độ Trái Đất tăng. C. xuất hiện nhiều động đất. D. núi lửa sẽ hình thành ở nhiều nơi. Câu 35: Toàn cầu hóa và khu vực hóa là xu hướng tất yếu, dẫn đến A. các nước đang phát triển gặp nhiều thách thức. B. các nước phát triển sẽ gặp rất nhiều khó khăn. C. sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế. D. nền kinh tế các nước phát triển nhanh, ổn định. Câu 36: Hiện nay, EU dẫn đầu thế giới về A. tài chính. B. hàng không. C. thương mại. D. hàng hải. Câu 37: Cho bảng số liệu: DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG VÀ GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÂY LƯƠNG THỰC Ở NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1990-2014 Năm 1990 2000 2005 2014 Diện tích lúa (nghìn ha) 6043 7666 7329 7814 Diện tích các cây lương thực khác (nghìn ha) 434 733 1054 1178 Giá trị sản xuất cây lương thực (nghìn tỉ đồng) 33.3 55.2 63.4 80.3 Để thể hiện diện tích gieo trồng và giá trị sản xuất cây lương thực ở nước ta giai đoạn 1990 – 2014, biểu đồ thích hợp nhất là A. Biểu đồ kết hợp B. Biều đồ đường C. Biểu đồ cột D. Biểu đồ miền Câu 38: Vùng có mật độ dân số cao nhất của Hoa Kỳ là A. ven Thái Bình Dương. B. vùng Trung tâm. C. đồng bằng sông Mi-xi-xi-pi. D. vùng Đông Bắc. Câu 39: Những thách thức lớn nhất đối với châu Phi hiện nay là A. cạn kiệt tài nguyên, thiếu hụt lao động. B. giảm nguồn viện trợ, thiếu hụt lao động. C. già hóa dân số, tỉ lệ tử vong trẻ em cao. D. trình độ dân trí thấp, đói nghèo, bệnh tật. Câu 40: Nhờ sử dụng đồng tiền chung châu Âu, các nước thành viên EU có thể hạn chế được A. hàng rào thuế quan của các nước. B. việc chuyển giao vốn. C. sức cạnh tranh của hàng nhập. D. rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ. Câu 41: Đặc điểm nào sau đây không đúng với vị trí địa lí của Hoa Kì? A. Nằm ở bán cầu Đông. B. Nằm ở lục địa Bắc Mỹ. C. Nằm giữa hai đại dương lớn. D. Tiếp giáp với Ca-na-da. Câu 42: Gần đây, có một sự kiện lần đầu tiên xảy ra và có tác động đến số lượng thành viên của EU là Trang 5/6 - Mã đề thi 356
  6. A. Chính phủ Bê-la-rút xin gia nhập EU. B. Người dân Bỉ đã đồng ý ra khỏi EU. C. Người dân Pháp đã đồng ý ra khỏi EU. D. Người dân Anh đã đồng ý ra khỏi EU. Câu 43: Để phát triển nông nghiệp,biện pháp cấp bách đối với đa số các quốc gia ở châu Phi là A. khai hoang để mở rộng diện tích đất trồng trọt. B. áp dụng biện pháp thủy lợi để hạn chế khô hạn. C. mở rộng thêm các mô hình sản xuất quảng canh. D. tạo ra các giống cây có thể chịu được khô hạn. Câu 44: Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngọt hiện nay là A. chất thải công nghiệp và sinh hoạt chưa qua xử lí. B. diện tích rừng đầu nguồn bị thu hẹp nhiều. C. do ảnh hưởng của hoạt động sản xuất nông nghiệp. D. hoạt động khai thác, vận chuyển dầu mỏ. Câu 45: Cho bảng số liệu: TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GDP CỦA MỘT SỐ NƯỚC CHÂU PHI QUA CÁC NĂM. (Đơn vị:%) Năm 2000 2005 2010 2013 An-giê-ri 2,4 5,1 3,3 2,8 Nam Phi 3,5 5,3 2,9 2,3 Công - gô 8,2 6,3 8,8 3,4 Nhận xét nào sau đây đúng với bảng số liệu trên? A. Trong số các nước, An-giê-ri luôn có tốc độ tăng trưởng thấp nhất B. Không có sự khác nhau về tốc độ tăng trưởng giữa các nước. C. Tốc độ tăng trưởng của các quốc gia tăng vào giai đoạn 2000 -2005 rồi giảm liên tục từ 2005 – 2013 D. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước trên nhìn chung không ổn định. Câu 46: Tình trạng đói nghèo ở khu vực Tây Nam Á và Trung Á chủ yếu là do A. sự khắc nghiệt của tự nhiên. B. thiếu hụt nguồn lao động. C. chiến tranh, xung đột tôn giáo. D. thiên tai xảy ra thường xuyên. Câu 47: Cho bảng số liệu sau: Giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa của một số nước năm 2015 (Đơn vị: tỉ USD) Quốc gia Xuất khẩu Nhập khẩu Hoa Kì 1453,7 2251,6 Nhật Bản 654,2 607,1 Trung Quốc 2281,9 1681,7 Liên Bang Nga 343,9 182,8 Theo bảng số liệu, để thể hiện giá trị xuất khẩu, nhập khẩu của một số nước năm 2015, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất? A. Tròn B. Cột. C. Kết hợp. D. Đường. Câu 48: Trong EU, tự do lưu thông hàng hóa có nghĩa là A. bãi bỏ các hạn chế đối với giao dịch thanh toán. B. tự do đi lại, tự do cư trú, tự do lựa chọn nơi làm việc C. hàng hóa bán trong thị trường chung mà không chịu thuế giá trị gia tăng. D. tự do đối với các dịch vụ vận tải, thông tin liên lạc, du lịch, ngân hàng Câu 49: Nhận định nào dưới đây không chính xác về toàn cầu hóa? A. Toàn cầu hóa gây ra nhiều thách thức lớn cho các nước đang phát triển. B. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, khoa học - công nghệ tác động đến mọi mặt đời sống kinh tế thế giới. C. Trong bối cảnh toàn cầu hóa cơ hội đón đầu công nghệ hiện đại chỉ dành cho các nước phát triển. D. Toàn cầu hóa đem đến nhiều cơ hội cho các nước đang phát triển. Câu 50: Quyết định quan trọng nào sau đây thể hiện rõ nhất sự hợp tác, liên kết để cùng phát triển giữa các nước EU? A. Xây dựng đường hầm dưới biển Măng – sơ. B. Kết nạp thêm 10 thành viên mới. C. Sử dụng đồng tiền chung châu Âu. D. Thiết lập thị trường chung châu Âu. HẾT Trang 6/6 - Mã đề thi 356