Đề thi khảo sát chất lượng học sinh Lớp 12 (Lần 2) - Năm học 2022-2023 môn Hóa học - Mã đề 304 - Sở Giáo dục và đào tạo Thanh Hóa (Có đáp án)

docx 4 trang Phương Ly 06/07/2023 4780
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khảo sát chất lượng học sinh Lớp 12 (Lần 2) - Năm học 2022-2023 môn Hóa học - Mã đề 304 - Sở Giáo dục và đào tạo Thanh Hóa (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_thi_khao_sat_chat_luong_hoc_sinh_lop_12_lan_2_nam_hoc_202.docx

Nội dung text: Đề thi khảo sát chất lượng học sinh Lớp 12 (Lần 2) - Năm học 2022-2023 môn Hóa học - Mã đề 304 - Sở Giáo dục và đào tạo Thanh Hóa (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH LỚP 12 THANH HÓA LẦN 2 - NĂM HỌC 2022 - 2023 ĐỀ THI CHÍNH THỨC Môn thi: HÓA HỌC Mã đề thi: 304 Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Cho: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52, Mn = 55; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag=108. Câu 1: Chất nào sau đây là amin bậc hai? A. CH3NHC2H5. B. (CH3)3N. C. CH3NH2. D. C6H5NH2. Câu 2: Dung dịch chất nào sau đây làm quì tím hoá xanh? A. Axit glutamic. B. Anilin. C. Lysin. D. Axit fomic. Câu 3: Chất nào sau đây không có tính lưỡng tính? A. Al(OH)3. B. AlCl3. C. Al2O3. D. NaHCO3. Câu 4: Công thức của crom (III) oxit là A. CrO3. B. Cr2(SO4)3. C. Cr2O3. D. Cr(OH)3. Câu 5: Chất nào sau đây là chất béo? A. Axit stearic. B. Glixerol. C. Tinh bột. D. Tripanmitin. Câu 6: Sắt tác dụng với lượng dư dung dịch chất nào sau đây thu được hợp chất sắt (III)? A. NaCl. B. CuSO4. C. HCl. D. AgNO3. Câu 7: Màu nào sau đây xuất hiện khi nhỏ vài giọt dung dịch Iot vào hồ tinh bột? A. Nâu đỏ. B. Hồng. C. Xanh tím. D. Vàng. Câu 8: Kim loại Na tác dụng với nước thu được khí H2 và hợp chất nào sau đây? A. Na2O. B. NaH. C. NaCl. D. NaOH. Câu 9: Chất có khả năng làm mềm nước có tính cứng toàn phần là A. NaCl. B. CaCl2. C. Na2CO3. D. Ca(NO3)2. Câu 10: Polime nào sau đây có cấu trúc mạch phân nhánh? A. Cao su lưu hoá. B. Poli (vinyl clorua). C. Xenlulozơ. D. Amilopectin. Câu 11: Công thức của etyl fomat là A. CH3COOCH3. B. HCOOCH3. C. HCOOC2H5. D. CH3COOC2H5. Câu 12: Quặng boxit được dùng làm nguyên liệu để điều chế kim loại nào sau đây? A. Al. B. K. C. Ba. D. Mg. Câu 13: Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy cao nhất? A. W. B. Fe. C. Li. D. Pb. Câu 14: Trong công nghiệp, kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy? A. Fe. B. Ag. C. Na. D. Cu. Câu 15: Kim loại nào sau đây khử được Cu2+ trong dung dịch thành Cu? A. Ag. B. Mg. C. K. D. Na. Câu 16: Cho thanh kim loại Zn vào dung dịch chất nào sau đây có xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hoá học? A. HCl. B. H2SO4. C. NaCl. D. CuSO4. Câu 17: Giấm ăn là dung dịch có chứa axit axetic nồng độ 2%-5%. Công thức của axit axetic là A. C6H12O6. B. C3H5(OH)3. C. CH3COOH. D. C2H5OH. Trang 1/4 – Mã đề thi 304
  2. Câu 18: Khí sunfurơ có mùi hắc, rất độc là tác nhân chủ yếu gây mưa axit. Công thức của khí sunfurơ là A. CO2. B. NO2. C. SO2. D. NO. Câu 19: Dung dịch NaOH phản ứng được với chất nào sau đây? A. CuO. B. FeO. C. Al2O3. D. Fe2O3. Câu 20: Trong các hợp chất, kim loại kiềm thổ có số oxi hoá là A. -1. B. +2. C. +1. D. -2. Câu 21: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Tơ tằm thuộc loại tơ thiên nhiên. B. Polistiren được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng stiren. C. Tơ nilon-6,6 được điều chế bằng phản ứng trùng hợp. D. Tơ xenlulozơ axetat và tơ visco đều là tơ tổng hợp. Câu 22: Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol một amin X no, đơn chức, mạch hở bằng khí O2 vừa đủ, thu được 1,2 mol hỗn hợp gồm CO2, H2O và N2. Số amin bậc một phù hợp với X là A. 4. B. 1. C. 2. D. 3. Câu 23: Lên men m gam glucozơ để tạo thành ancol etylic (h = 90%). Hấp thụ hoàn toàn lượng khí CO2 sinh ra vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 15 gam kết tủa. Giá trị của m là A. 15. B. 45. C. 18,5. D. 40. Câu 24: Cho lượng Fe dư lần lượt tác dụng với các dung dịch: CuSO4, MgCl2, HNO3, H2SO4 loãng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số dung dịch tạo thành muối sắt (II) là A. 1. B. 4. C. 2. D. 3. Câu 25: Chất X là một cacbohidrat tạo nên màng tế bào thực vật. Thuỷ phân hoàn toàn X trong môi trường axit ở nhiệt độ cao, thu được chất Y. Khử chất Y bằng H2 (xúc tác Ni, nung nóng), thu được chất hữu cơ Z. Tên gọi của X và Z lần lượt là A. xenlulozơ và glucozơ. B. xenlulozơ và sobitol. C. saccarozơ và glucozơ. D. glucozơ và sobitol. Câu 26: Khử hoàn toàn một lượng Fe3O4 bằng H2 dư, thu được chất rắn X và m gam H2O. Hoà tan hết X trong dung dịch HCl dư, thu được 1,008 lít H2 (đktc). Giá trị của m là A. 0,72. B. 1,35. C. 1,08. D. 0,81. Câu 27: Thuỷ phân este X có công thức C4H8O2 thu được ancol metylic. Tên gọi của X là A. metyl propionat. B. etyl propionat. C. etyl axetat. D. metyl axetat. Câu 28: Phát biểu nào sau đây là sai? A. Kim loại Na được bảo quản bằng cách ngâm chìm hoàn toàn trong dầu hoả. B. Nhúng dây thép vào dung dịch HCl xảy ra sự ăn mòn điện hoá học. C. Thạch cao nung có công thức CaSO4.2H2O. D. Nhôm bền trong không khí ở nhiệt độ thường do có lớp màng oxit bảo vệ. Câu 29: Cho 29,8 gam hỗn hợp bột gồm Fe và Zn vào 600 ml dung dịch CuSO4 0,5M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và 30,4 gam hỗn hợp kim loại. Phần trăm khối lượng của Fe trong hỗn hợp ban đầu là A. 43,62%. B. 64,42%. C. 56,38%. D. 37,58%. Câu 30: Khi thuỷ phân hết 3,98 gam hỗn hợp X gồm hai este đơn chức, mạch hở thì cần vừa đủ 0,05 mol NaOH, thu được một ancol và hỗn hợp Y gồm hai muối của hai axit cacboxylic cùng dãy đồng đẳng. Mặt khác, đốt cháy hết 3,98 gam X trong O2 dư, thu được CO2 và m gam H2O. Giá trị của m là A. 2,16. B. 3,06. C. 1,71. D. 1,26. Câu 31: Cho các phát biểu sau: (a) Cho dung dịch NH3 vào dung dịch AlCl3 có xuất hiện kết tủa. (b) Nhiệt phân hoàn toàn Cu(NO3)2 tạo thành Cu. (c) Hỗn hợp Na2O và Al (tỷ lệ mol 1 : 1) tan hết trong nước dư. Trang 2/4 – Mã đề thi 304
  3. (d) Trong công nghiệp dược phẩm, chất NaHCO3 được dùng để điều chế thuốc chữa đau dạ dày. (e) Độ dinh dưỡng của phân kali được đánh giá bằng % khối lượng của kali. Số phát biểu đúng là A. 5. B. 4. C. 2. D. 3. Câu 32: Sản xuất phân supephotphat kép thường sử dụng quặng photphorit (có thành phần chính là Ca3(PO4)2) và dung dịch H2SO4 70% theo các giai đoạn sau: Giai đoạn 1: Ca3(PO4)2) + 3H2SO4 2H3PO4 + 3CaSO4 Giai đoạn 2: Ca3(PO4)2) + 4H3PO4 3Ca(H2PO4)2 Phân lân thu được có độ dinh dưỡng 56,8%, thành phần gồm Ca(H2PO4)2 và các chất khác không chứa photpho. Để sản xuất được 1 tấn phân lân theo hai giai đoạn trên cần dùng tối thiểu m tấn dung dịch H2SO4 70%. Biết hiệu suất phản ứng của giai đoạn 1 là 80%, giai đoạn 2 là 70%. Giá trị của m là A. 2. B. 1,25. C. 1,36. D. 1,12. Câu 33: Bình “gas” sử dụng trong hộ gia đình Y có chứa khí hoá lỏng (LPG) gồm propan và butan với tỷ lệ mol tương ứng là 3 : 4. Khi được đốt cháy hoàn toàn, 1 mol propan toả ra lượng nhiệt là 2200 kJ và 1 mol butan toả ra lượng nhiệt là 2850 kJ. Để đun 1 lít nước (D = 1 g/ml) từ 25 0C lên 1000C cần m gam gas, biết rằng muốn nâng 1 gam nước lên 10C cần tiêu tốn 4,18 J (giả thiết chỉ có 80% lượng nhiệt đốt cháy từ khí gas dùng để tăng nhiệt của nước). Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 5,0. B. 8,0. C. 12,0. D. 6,0. Câu 34: Cho các phát biểu sau: (a) Tơ nilon được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng. (b) Peptit Gly-Ala tham gia phản ứng màu biure. (c) Ở điều kiện thường, alanin là chất lỏng. (d) Ở điều kiện thích hợp, tripanmitin tham gia phản ứng cộng H2. (e) Saccarozơ bị hoá đen khi tiếp xúc với H2SO4 đặc. (g) Ở điều kiện thường, glucozơ và saccarozơ đều là những chất rắn, dễ tan trong nước. Số phát biểu đúng là A. 5. B. 4. C. 2. D. 3. Câu 35: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm triglixerit Y và axit béo Z cần vừa đủ 1,855 mol O2, thu được 1,32 mol CO2 và 1,21 mol H2O. Cho m gam X tác dụng với 80 ml dung dịch NaOH 1M để phản ứng hoàn toàn, thu được glixerol và dung dịch T. Cô cạn T, thu được 21,68 gam chất rắn chứa 2 chất. Phần trăm khối lượng của Z trong X là A. 27,51%. B. 27,70%. C. 13,76%. D. 13,85%. Câu 36: Cho E, Z, F, T đều là các hợp chất hữu cơ no, mạch hở, chỉ chứa một loại nhóm chức trong phân tử và thoả mãn các sơ đồ phản ứng theo đúng tỷ lệ mol: 0 (1) E + NaOH 푡 X + Z 0 (2) F + 2NaOH 푡 2X + Y 0 (3) X + HCl 푡 T + NaCl Biết E là este đơn chức và trong phân tử E, F có số nguyên tử cacbon bằng số nguyên tử oxi; M E < MF < 140. Cho các phát biểu sau: (a) Có 2 công thức cấu tạo của F thoả mãn sơ đồ trên. (b) Chất Y có khả năng hoà tan Cu(OH)2. 0 (c) Đun Z với H2SO4 đặc ở 180 C thu được etilen. (d) Chất X có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. (e) Dung dịch 3% chất T được dùng làm giấm ăn. Số phát biểu đúng là A. 5. B. 4. C. 2. D. 3. Câu 37: Nung nóng m gam hỗn hợp gồm Al và hai oxit sắt trong khí trơ, thu được hỗn hợp rắn X. Trang 3/4 – Mã đề thi 304
  4. Nghiền nhỏ X, trộn đều rồi chia thành hai phần. Phần I phản ứng được tối đa với dung dịch chứa 0,07 mol NaOH, thu được 0,015 mol H2. Phần II tan hết trong dung dịch chứa 1,03 mol H2SO4 đặc nóng, thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối trung hoà và 0,335 mol SO2 (sản phẩm khử duy nhất của H2SO4). Dung dịch Y tác dụng vừa đủ với 0,01 mol KMnO4 trong dung dịch H2SO4 loãng dư. Giá trị của m là A. 26,95. B. 30,65. C. 26,29. D. 28,84. Câu 38: Cho hỗn hợp M gồm hai este mạch hở (đều tạo bởi axit cacboxylic và ancol; MX < MY < 250). Đốt cháy hoàn toàn 7,05 gam M, thu được 0,24 mol CO2 và 0,165 mol H2O. Mặt khác, thuỷ phân hoàn toàn 7,05 gam M bằng dung dịch NaOH vừa đủ, thu được một ancol Z và hỗn hợp muối T. Đốt cháy hoàn toàn T, thu được Na2CO3, H2O và 0,06 mol CO2. Phần trăm khối lượng của X trong M là A. 50,21%. B. 25,53%. C. 51,06%. D. 25,11%. Câu 39: Cho sơ đổ chuyển hoá sau: + 푌 + 푌 + 2 + + X Z T Z BaCO3 Chất X còn được gọi là xút ăn da; Y, Z, T là các hợp chất khác nhau; mỗi mũi tên ứng với một phương trình hoá học của phản ứng giữa hai chất. Các chất T và E thoả mãn sơ đồ trên là A. CO2 và Ba(OH)2. B. Na2CO3 và Ba(OH). C. NaHCO3 và Ba3(PO4)2. D. NaHCO3 và Ba(OH)2. Câu 40: Dung dịch X chứa m gam hỗn hợp Cu(NO3)2 và NaCl. Tiến hành điện phân X với điện cực trơ, màng ngăn xốp, hiệu suất điện phân 100%, bỏ qua sự hoà tan các khí trong nước và sự bay hơi của nước, cường độ dòng điện không đổi 5A. Nếu thời gian điện phân là t giây thì thu được hỗn hợp khí có tỷ khối so với H2 bằng 25,75, dung dịch Y (vẫn còn màu xanh) và 7,68 gam kim loại ở catot. Nếu thời gian điện phân là 6176 giây thì thu được dung dịch Z và 2,464 lít khí (đktc) thoát ra ở hai điện cực. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Trong Y có 0,02 mol ion Cu2+. B. Trung hoà Z cần 0,24 mol NaOH. C. Trong X có 22,56 gam Cu(NO3)2. D. Giá trị của m là 32,88. HẾT Trang 4/4 – Mã đề thi 304