Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Hoá học Lớp 12 - Năm học 2009-2010 - Trường THPT Anh Sơn
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Hoá học Lớp 12 - Năm học 2009-2010 - Trường THPT Anh Sơn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_thi_hoc_sinh_gioi_cap_truong_mon_hoa_hoc_lop_12_nam_hoc_2.doc
Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Hoá học Lớp 12 - Năm học 2009-2010 - Trường THPT Anh Sơn
- SỞ GD_ĐT NGHỆ AN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG TRƯỜNG THPT ANH SƠN II MÔN: HOÁ HỌC LỚP 12 Năm học: 2009_2010 Thời gian làm bài 180 phút không kể phát đề. Câu I/(4đ= 1+2+1) 1/ Hợp chất vô cơ A được tạo thành từ hai ion đơn nguyên tử đều có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s 23p6. Trong phân tử A có tổng số electron là 54. Xác định công thức phân tử A. 2/ Từ 2_metyl,propan_1,3_diol và metan cùng các chất vô cơ (các thiết bị và điều kiện có đủ) hãy viết phương trình phản ứng điều chế thuỷ tinh hữu cơ. 3/ Bằng phương pháp hoá học hãy tinh chế NaCl tinh khiết trong hỗn hợp gồm NaCl và Na2SO4. Câu II/(4đ= 2+2) 1/ Dung dịch A được tạo thành khi cho Fe3O4 tác dung với H2SO4 dư. Viết phương trình phản ứng xảy ra khi cho A tác dụng lần lượt với các dung dịch sau: KMnO4; Ba(OH)2 có mặt không khí; AgNO3; NaNO3. 2/ Đốt cháy hoàn toàn 3 gam hợp chất hữu cơ A thu được 2,24 lít khí CO2 (đktc) và 1,8 gam nước. Biết tỷ khối hơi của A so với H2 bằng 30. a/ Xác định công thức phân tử của A. b/ Viết phương trình phản ứng xảy ra khi cho các đồng phân của A tác dụng lần lượt với: Na; dung dịch NaOH; dung dịch Na2CO3. Câu III/(4đ = 1,5+ 2,5) 1/ Bằng phương pháp hoá học hãy nhận biết sự có mặt của các chất khí sau: SO2, SO3, CO2 trong cùng một hỗn hợp. 2/ Hoàn thành sơ đồ phản ứng sau (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có): Tinh bột glucozo A CH3CHO B C C4H8O3 menaxit To,xt,p C4H8O4 C C3H4O2 D Câu IV/( 4đ = 2 + 2) 1/ Cho 5,6 gam một kim loại M vào 100 gam dung dịch HCl kết thúc phản ứng thu được 1,68 lit khí. Thêm tiếp 50 gam dung dịch HCl trên vào phản ứng thì thu được thêm 0,56 lit khí nữa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, các thể tích khí đo đktc. Tính C% của dung dịch HCl và xác định tên kim loại M 2/ Cho 42 gam hỗn hợp kim loại M trên và Cu có tỷ lệ số mol 1: 1 tác dụng với 400 ml dung dịch gồm HCl 2M và HNO3 xM thu được 5,6 lít hỗn hợp hai khí Y có tỷ khối hơi so với H 2 bằng 12,2 trong đó có một khí hoá nâu ngoài không khí và dung dịch D sau phản ứng còn lại m gam chất rắn không tan.
- a/ Tính x và m b/ Cô cạn cẩn thân dung dịch D trong điều kiện không có không khí thu được bao nhiêu gam muối khan. Câu V/( 4đ) Cho hỗn hợp hai chất hữu cơ A cùng dãy đồng đẳng đơn chức mạch hở tác dụng hết với 100 ml dung dịch NaOH 0,1M thu được dung dịch D và 0,332 gam hỗn hợp X gồm hai ankol. loại nước toàn bộ X thu được hỗn hợp Y gồm hai anken kế tiếp trong dãy đồng đẳng. Cho Y vào bình kín chứa 0,128 mol không khí rồi bật tia lửa điện. Sau phản ứng ngưng tụ hơi nước còn lại hỗn hợp khí Z chiếm thể tích 2,688 lit (đktc). Cô cạn D thu được 0,652 gam hỗn hợp hai chất rắn. Biết: Các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thể tích O2 chiếm 1/5 thể tích không khí. 1/ Xác định công thức phân tử của hai ankol. 2/ Xác định công thức của các chất trong A. Cho: Na=23, Cu=64, Fe= 56, C=12, H=1, O=16, N=14, Ba=137, Zn=65 Lưu ý - Giám thị không giải thích gì thêm - Thí sinh không được sử dụng BTH.