Đề thi giữa kì I năm học 2022-2023 môn Vật lý Lớp 11 - Mã đề 101 - Trường THPT Liên Hà

doc 4 trang Phương Ly 05/07/2023 4320
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giữa kì I năm học 2022-2023 môn Vật lý Lớp 11 - Mã đề 101 - Trường THPT Liên Hà", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_giua_ki_i_nam_hoc_2022_2023_mon_vat_ly_lop_11_ma_de_1.doc

Nội dung text: Đề thi giữa kì I năm học 2022-2023 môn Vật lý Lớp 11 - Mã đề 101 - Trường THPT Liên Hà

  1. SỞ GD & ĐT HÀ NỘI ĐỀ THI GIỮA KÌ I – NĂM HỌC 2022 - 2023 TRƯỜNG THPT LIÊN HÀ MÔN VẬT LÝ 11 Thời gian làm bài : 50 Phút; (Đề có 40 câu) (Đề có 4 trang) Họ tên : Số báo danh : Mã đề 101 Câu 1: Điện thế tại một điển trong điện trường là đại lượng đặc trưng cho điện trường về: A. Khả năng sinh công của vùng không gian có điện trường. B. Khả năng tác dụng lực tại điểm đó. C. Khả năng tác dụng lực tại tất cả các điểm trong không gian có điện trường. D. Khả năng sinh công của điện trường tại điểm đó. Câu 2: Ba điện trở có trị số R, 2 R, 3 R mắc như hình vẽ. Cho R = 3Ω. Đặt vào hai đầu AB một hiệu điện thế không đổi U = 33V thì công suất của điện trở (3) là: A. 81 W. B. 27 W. C. 90 W. D. 54 W. Câu 3: Hai điện tích điểm đặt cách nhau 100 cm trong parafin có hằng số điện môi bằng 2 thì tương tác với nhau bằng lực 8 N. Nêu chúng được đặt cách nhau 25 cm trong chân không thì tương tác nhau bằng lực có độ lớn là: A. 128 N. B. 148 N C. 356 N. D. 256 N. -8 -8 Câu 4: Hai điện tích điểm q 1= 4.10 C, q2 = - 8.10 C và q3 nằm cố định tại ba điểm A, B, C liên tiếp trong chân không. Cho AB = BC = 10cm. Tại điểm M là trung điểm AB có véc tơ cường độ điện trường tổng hợp hướng về A, có độ lớn là 45000 V/m. Điện tích q3 có giá trị là : -6 -6 -8 -8 A. q3 = 1,2.10 C B. q3 = 1,5.10 C C. q3 = 2,5.10 C D. q3 = 3.10 C Câu 5: Tại một điểm xác định trong điện trường tĩnh, nếu độ lớn của điện tích thử tăng 2 lần thì độ lớn cường độ điện trường tại đó sẽ thay đổi như thế nào? A. Không đổi. B. Giảm 4 lần. C. Giảm 2 lần. D. Tăng 2 lần. M K E Câu 6: N Một điện tích điểm q di chuyển theo đường gấp khúc MKN trong điện   trường đều ( MN vuông góc E ) như hình vẽ. Khẳng định nào sau đây đúng? A. Không đủ thông tin để xác định được công của lực điện trường. B. Lực điện trường thực hiện công âm. C. Lực điện trường không thực hiện công. D. Lực điện trường thực hiện công dương. Câu 7: Cho ba tụ điện C1 = C2 = 2C3. Mỗi tụ chịu được hiệu điện thế giới hạn là 15V. Hiệu điện thế giới hạn của bộ tụ gồm (C1 // C3) nt C2 là: A. 45V. B. 30 V. C. 25V. D. 20V. Câu 8: Mối liên hệ giữa cường độ điện trường E và hiệu điện thế U giữa hai điểm trong điện trường đều mà hình chiếu đường nối hai điểm đó lên đường sức là d thì cho bởi biểu thức: A. U = q.E/q. B. U = E. d C. U = E/d D. U = q.E.d Câu 9: Cho hai quả cầu kim loại nhỏ, giống nhau, tích điện và cách nhau 10 cm trong không khí thì chúng hút nhau 1 lực bằng 5,4N. Cho chúng tiếp xúc với nhau rồi tách chúng ra đến khoảng cách như cũ thì chúng đẩy nhau một lực bằng 5,625N. Số electron đã trao đổi sau khi cho tiếp xúc với nhau là: Trang 1/4 - Mã đề 101
  2. A. 2,1875.1013. B. 2,1875.1012. C. 2,25.1013. D. 2,25.1012. Câu 10: Một điện tích q được đặt trong điện môi đồng tính, vô hạn. Tại điểm M cách q 20cm, điện trường có cường độ 9.10 5V/m và hướng ra xa điện tích q, biết hằng số điện môi của môi trường là 2,5. Giá trị của q là: A. + 40 μC B. - 40 μC C. -10 μC D. +10 μC Câu 11: Thả một hạt mang điện dương không vận tốc ban đầu trong một điện trường. Bỏ qua tác dụng của trọng lực, hạt mang điện dương đó sẽ: A. Chuyển động dọc ngược chiều đường sức của điện trường. B. Chuyển động từ nơi có điện thế cao đến nơi có điện thế thấp. C. Đứng yên. D. Chuyển động từ nơi có điện thế thấp đến nơi có điện thế cao. Câu 12: Cho 2 điện tích có độ lớn không đổi, đặt cách nhau một khoảng không đổi. Lực tương tác giữa chúng sẽ lớn nhất khi đặt trong môi trường : A. Dầu hỏa B. Nước nguyên chất. C. Không khí ở điều kiện tiêu chuẩn. D. Chân không. Câu 13: Nhận xét nào dưới đây về chất điện môi là sai? A. Điện môi là môi trường cách điện. B. Hằng số điện môi có thể nhỏ hơn 1. C. Hằng số điện môi của chân không bằng 1. D. Hằng số điện môi của một môi trường cho biết lực tương tác giữa các điện tích trong môi trường đó nhỏ hơn so với khi chúng đặt trong chân không bao nhiêu lần. Câu 14: Suất điện động là đại lượng đặc trưng cho khả năng: A. Thực hiện công của lực lạ trong nguồn. B. Tác dụng lực của lực lạ. C. Thực hiện công của lực điện trường trong nguồn. D. Tích điện cho nguồn. Câu 15: Tác dụng đặc trưng nhất của dòng điện là: A. Tác dụng cơ học B. Tác dụng hóa học C. Tác dụng từ D. Tác dụng nhiệt Câu 16: Trường hợp nào sau đây khi nói về hai cực của một pin điện hóa là đúng: A. Một cực là đồng và cực kia là nhựa cách điện. B. Hai cực là hai vật dẫn cùng là đồng. C. Hai cực đều là nhựa. D. Hai cực là hai vật dẫn đồng và sắt. Câu 17: Công thức của định luật Culông là: q q q q q q q q A. F k 1 2 B. F k 1 2 C. F 1 2 D. F 1 2 r 2 r 2 k.r 2 r 2 Câu 18: Dụng cụ nào sau đây có công suất tiêu thụ điện được xác định bởi công thức P = U2/R? A. Bình điện phân đựng dung dịch H2SO4 B. Bếp điện. C. Ác qui đang nạp điện. D. Quạt máy. Câu 19: Trong một điện trường đều, nếu trên một đường sức, giữa hai điểm cách nhau 4 cm có hiệu điện thế 20V thì giữa hai điểm cách nhau 6 cm có hiệu điện thế là: A. 15 V. B. 10 V. C. 30 V. D. 40 V. Câu 20: Hai đầu đoạn mạch có một hiệu điện thế không đổi, nếu điện trở của mạch giảm 2 lần thì công suất điện của mạch sẽ: A. Không đổi. B. Giảm 4 lần. C. Tăng 4 lần. D. Tăng 2 lần. Trang 2/4 - Mã đề 101
  3. Câu 21: Điều nào sau đây là đúng khi nói về điểm xuất phát và điểm kết thúc của đường sức điện: A. Điểm kết thúc ở vô cùng hoặc điện tích dương. B. Điểm xuất phát ở điện tích âm hoặc ở điện tích dương. C. Điểm kết thúc ở điện tích dương hoặc ở điện tích âm. D. Điểm xuất phát ở điện tích dương hoặc ở vô cùng. Câu 22: Cho một số tụ điện giống nhau có điện dung là C 0= 2F . Cần dùng ít nhất bao nhiêu tụ điện trên để mắc thành bộ tụ có điện dung là C = 3,2:F A. 3 tụ. B. 6 tụ. C. 5 tụ. D. 4 tụ. Câu 23: Tụ điện là: A. Hệ thống gồm hai vật đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện. B. Hệ thống hai vật dẫn đặt cách nhau một khoảng đủ xa. C. Hệ thống gồm hai vật dẫn đặt tiếp xúc với nhau và được bao bọc bằng điện môi. D. Hệ thống gồm hai vật dẫn đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện. Câu 24: Tụ phẳng có hai bản kim loại hình tròn đối diện nhau, bán kính mỗi bản 60cm, hai bản cách nhau 1mm, giữa hai bản là không khí. Điện trường giới hạn của không khí là 3.10 6V/m. Điện tích cực đại tụ có thể tích được là: A. 2.10-5C B. 2,5.10-5C C. 3.10-5C D. 4.10-5C Câu 25: Công của lực điện không phụ thuộc vào: A. Cường độ của điện trường. B. Độ lớn điện tích bị dịch chuyển. C. Hình dạng của đường đi. D. Vị trí điểm đầu và điểm cuối đường đi. Câu 26: Đơn vị điện dung là gì? A. Vôn. B. Culông. C. Fara. D. Vôn trên mét. -6 -6 Câu 27: Hai điện tích điểm q 1 = 2.10 C và q2 = - 8.10 C lần lượt đặt tại A và B với AB = 10cm. Vị trí của điểm M có cường độ điện trường tổng hợp triệt tiêu là: A. AM = 20cm, BM = 10cm. B. AM =10cm, BM = 20cm. C. AM = 2,5cm, BM = 7,5cm. D. AM = 7,5cm, BM = 2,5cm. Câu 28: Cường độ điện trường tại một điểm trong điện trường đặc trưng cho: A. Thể tích vùng có điện trường là lớn hay nhỏ. B. khả năng tác dụng lực điện của điện trường lên điện tích thử tại điểm đó. C. Điện trường tại điểm đó về phương diện dự trữ năng lượng. D. Tốc độ dịch chuyển điện tích tại điểm đó. E E E E r r r r O O O O Câu 29: Hình 1 Hình 2 Hình 3 Hình 4 Đồ thị nào trong hình vẽ phản ánh sự phụ thuộc của độ lớn cường độ điện trường E của một điện tích điểm vào khoảng cách r từ điện tích đó đến điểm mà ta xét? A. Hình 4. B. Hình 2. C. Hình 3. D. Hình 1. Câu 30: Chọn phát biểu đúng? A. Điện dung của tụ điện tỉ lệ với điện tích của nó. B. Điện dung của tụ điện tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế giữa hai bản của nó. C. Điện tích của tụ điện tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai bản của nó. D. Hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện tỉ lệ với điện dung của nó. Câu 31: Số đếm của công tơ điện gia đình cho biết: A. Số dụng cụ, thiết bị gia đình sử dụng. Trang 3/4 - Mã đề 101
  4. B. Công suất điện gia đình sử dụng. C. Điện năng gia đình sử dụng. D. Thời gian sử dụng điện của gia đình. Câu 32: Một hạt bụi kim loại tích điện âm, khối lượng m, lơ lửng ở chính giữa khoảng không gian giữa hai bản tụ điện phẳng nằm ngang, bản tích điện dương ở trên, bản tích điện âm ở dưới. Hiệu điện thế giữa hai bản bằng 1000V, khoảng cách giữa hai bản là 3mm, lấy g = 10m/s 2. Phải giảm hiệu điện thế giữa hai bản bớt bao nhiêu % để sau thời gian 0,02s hạt bụi chạm vào bản kim loại bên dưới: A. 40% B. 25% C. 60% D. 75% Câu 33: Trong các đơn vị sau, đơn vị của cường độ điện trường là: A. V/m2 B. N/m C. V.m D. V/m. Câu 34: Khẳng định nào không đúng khi nói về lực tương tác giữa hai điện tích điểm: A. Là lực hút khi hai điện tích trái dấu. B. Có phương là đường thẳng nối hai điện tích. C. Có độ lớn tỉ lệ với tích độ lớn hai điện tích. D. Có độ lớn tỉ lệ nghịch với khoảng cách hai điện tích. Câu 35: Một electron chuyển động dọc theo hướng đường sức của điện trường đều có cường độ điện trường E với vận tốc đầu 3,2.10 6 m/s. Quãng đường electron đi thêm được tới khi dừng lại là 5cm. Giá trị của E gần giá trị nào sau đây nhất: A. 500 V/m B. 800 V/m C. 600 V/m D. 400 V/m Câu 36: Phát biểu nào sau đây về tính chất của các đường sức điện là không đúng? A. Các đường sức của điện trường tĩnh là các đường cong không kín. B. Các đường sức điện luôn xuất phát từ điện tích âm và kết thúc ở điện tích dương. C. Độ mau, thưa của đường sức cho biết độ mạnh, yếu của điện trường. D. Các đường sức không bao giờ cắt nhau. Câu 37: Đặt vào hai đầu vật dẫn có điện trở R một hiệu điện thế U không đổi. Nhiệt lượng Q tỏa ra trên vật dẫn trong thời gian t được xác định bằng biểu thức là : U 2 U A. Q t . B. Q = U2Rt. C. Q = UR2t. D. Q t . R R Câu 38: Một tụ điện có điện dung C, điện tích q, hiệu điện thế U. Ngắt tụ khỏi nguồn, giảm điện dung xuống còn một nửa thì điện tích của tụ thay đổi như thế nào? A. Giảm còn một phần tư. B. Giảm còn một nửa. C. Tăng gấp đôi. D. Không đổi. Câu 39: Điều kiện có dòng điện là: A. Cần duy trì một hiệu điện thế giữa 2 đầu vật dẫn điện. B. Chỉ cần hiệu điện thế. C. Chỉ cần có các vật dẫn điện nối liền với nhau tạo thành mạch kín D. Chỉ cần có nguồn điện Câu 40: Một tụ điện phẳng, nếu giữ nguyên diện tích đối diện giữa 2 bản tụ và hằng số điện môi của môi trường giữa 2 bản tụ nhưng tăng khoảng cách giữa 2 bản tụ lên gấp đôi thì: A. Điện dung của tụ không thay đổi. B. Điện dung tụ giảm đi 2 lần. C. Điện dung tụ tăng 4 lần. D. Điện dung của tụ tăng lên 2 lần. HẾT Trang 4/4 - Mã đề 101