Đề kiểm tra cuối học kỳ 2 môn Vật lí Lớp 11 - Năm học 2021-2022 - Mã đề thi 112

doc 2 trang hatrang 30/08/2022 4402
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kỳ 2 môn Vật lí Lớp 11 - Năm học 2021-2022 - Mã đề thi 112", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_hoc_ky_2_mon_vat_li_lop_11_nam_hoc_2021_202.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kỳ 2 môn Vật lí Lớp 11 - Năm học 2021-2022 - Mã đề thi 112

  1. ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ 2 NĂM HỌC 2021-2022 Môn: Vật lí ; Lớp: 11 Thời gian: 45 phút ( Không kể thời gian giao đề ) Mã đề thi: 112 I. PHẦN 1. TRẮC NGHIỆM (5 điểm) Câu 1: Công thức xác định góc lệch của tia sáng đơn sắc qua lăng kính là A. D = i1 – A B. D = r1 + r2 – A C. D = i1 + i2 – A D. D = n(1 - A) Câu 2: Chiều của lực Lorenxơ phụ thuộc vào A. Điện tích của hạt mang điện. B. Chiều chuyển động của hạt mang điện. C. Chiều của đường sức từ. D. Cả 3 yếu tố trên. Câu 3: Đơn vị của suất điện động tự cảm là A. vêbe (Wb) B. vôn (V) C. henry (H) D. tesla (T) Câu 4: Nhận định nào sau đây về hiện tượng khúc xạ là đúng? A. Góc khúc xạ luôn nhỏ góc tới. B. Góc khúc xạ có thể lớn góc tới. C. Góc khúc xạ luôn bằng góc tới D. Góc khúc xạ luôn lớn góc tới. Câu 5: Hai điểm P và Q gần một dòng điện thẳng dài. Khoảng cách từ Q đến dòng điện bằng một phần ba lần khoảng cách từ P đến dòng điện. Độ lớn của cảm ứng từ tại Q và P là BQ và BP thì A. BP = 9BQ B. BQ = 9BP C. BQ = 3B D. BP = 3BQ Câu 6: Với một tia sáng đơn sắc, chiết suất tuyệt đối của nước là n1, của thuỷ tinh là n2. Chiết suất tỉ đối khi tia sáng đó truyền từ nước sang thuỷ tinh là: A. n21 = n1/n2 B. n12 = n1 – n2 C. n21 = n2 – n1 D. n21 = n2/n1 . Câu 7: Chọn câu đúng. Tương tác giữa A. hai dây dẫn song song không có dòng điện chạy qua là tác từ tương tác từ. B. các chất điểm đứng yên là tác từ tương tác từ. C. các điện tích đứng yên là tác từ tương tác từ. D. hai dòng điện chạy trong hai dây dẫn song song là tác từ tương tác từ. Câu 8: Hạt điện tích q, khối lượng m, chuyển động với vận tốc vo vào trong từ trường đều có cảm ứng từ B theo phương vuông góc với các đường sức từ. Công thức tính bán kính quỹ đạo chuyển động của hạt điện tích là m.v m. q m.B v .B A. R o B. R C. R D. R o q .B q .v m. q vo .B o Câu 9: Từ thông Ф qua một khung dây biến đổi, trong khoảng thời gian 0,1 (s) từ thông tăng từ 0,6 (Wb) đến 1,6 (Wb). Suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung có độ lớn là A. 6 (V) B. 16 (V) C. 22 (V) D. 10 (V) Câu 10: Chiếu một tia sáng đơn sắc đi từ không khí vào môi trường có chiết suất n, sao cho tia phản xạ vuông góc với tia khúc xạ. Khi đó góc tới i và góc khúc xạ r có mối liên hệ là A. i + r = 90o B. i - r = 0o C. i/r = 푛 D. r/I = n Câu 11: Khi sử dụng điện, dòng điện Fucô sẽ không xuất hiện ở A. động cơ điện B. máy biến áp. C. quạt điện. D. bàn là điện. Câu 12: Từ trường của dòng điện chạy trong dây dẫn uốn thành vòng tròn được xác định theo quy tắc A. bàn tay trái. B. mô men lực. C. bàn tay phải. D. hợp lực đồng quy. Câu 13: Cho chiết suất của nước n = 4/3. Một người nhìn một hòn sỏi nhỏ S mằn ở đáy một bể nước sâu 1,2 (m) theo phương gần vuông góc với mặt nước, thấy ảnh S’ nằm cách mặt nước một khoảng là A. 90 (cm) B. 1 (m) C. 80 (cm) D. 1,5 (m) Trang 1/2 - Mã đề thi 112
  2. Câu 14: Mạch kín có tiết diện S, trong từ trường đều. Công thức tính từ thông Φ qua mạch sẽ là A.  B.s.tan B.  B.s.cotan C.  B.s.cos D.  B.s.sin Câu 15: Mắt sẽ điều tiết mạnh nhất khi quan sát vật đặt ở: A: điểm cực viễn. B: điểm cực cận. C: trong giới hạn nhìn rõ của mắt. D: điểm cách mắt 25cm. Câu 16: Một ống dây có hệ số tự cảm L = 0,01 (H), có dòng điện I = 5 (A) chạy ống dây. Năng lượng từ trường trong ống dây là A. 0,025 (J) B. 0,125 (J) C. 0,050 (J) D. 0,250 (J) Câu 17: Chọn phát biểu sai: A. Mắt cận thị là mắt không thể nhìn xa được như mắt bình thường. B. Mắt cận thị có điểm cực viễn ở vô cùng. C. Mắt cận thị là mắt khi không điều tiết có tiêu điểm nằm trước điểm vàng. D. Mắt cận thị có điểm cực cận gần mắt hơn so với mắt bình thường. Câu 18: Một người chưa đeo kính nhìn được vật gần nhất cách mắt 12cm. Để đọc sách gần nhất cách mắt 24cm. Người này cần phải đeo sát mắt kính có tiêu cự là A. 24cm B. - 24cm C. - 8cm D. 8cm Câu 19: Một ống dây hình trụ có độ tự cảm L. Nếu giảm số vòng dây trên một mét chiều dài đi hai lần và tăng tiết diện của ống dây lên gấp đôi, thì độ tự cảm L’ của ống dây là A. 2L B. 4L C. L/4 D. L/2 Câu 20: Một người lúc về già chỉ nhìn rõ các vật nằm cách mắt trong khoảng từ 30 cm đến 40 cm. Để có thể nhìn rõ vật ở vô cực mà không điều tiết thì phải dùng kính có độ tụ là A. 3,33 dp B. 2,5 dp C. - 2,5 dp D. - 3,33 dp II. PHẦN 2: TỰ LUẬN( 5 điểm) Câu 1:(2,5đ) Một dây dẫn thẳng dài đi qua điểm A trong không khí có dòng điện I = 10(A) chạy qua. a. Xác định cảm ứng từ tại điểm O cách dây dẫn AO = 20cm . b. Nếu đem dây dẫn có dòng trên quấn thành bó dây gồm 20 vòng dây tròn giống nhau có bán kính 6,28 cm. Tìm cảm ứng từ tại tâm của bó dây. Câu 2:(2,5đ) Vật sáng AB = 1cm đặt vuông góc với trục chinh của thấu kính hội tụ có tiêu cự 20 cm, cách thấu kính 60cm. a. Xác định vị trí của ảnh, tính chất của b. Dựng ảnh của vật. c. Dịch chuyển vật một khoảng dọc trên trục chính của thấu kính, qua thấu kính thấy ảnh của vật A’B’ ngược chiều với vật cao 4 cm. Hỏi dịch vật theo chiều nào, khoảng dịch chuyển là bao nhiêu? .HẾT Họ và tên thí sinh: Số báo danh: Chữ ký học sinh: Trang 2/2 - Mã đề thi 112