Đề thi giữa kì 2 năm 2022-2023 môn Hóa học Lớp 12 (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giữa kì 2 năm 2022-2023 môn Hóa học Lớp 12 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_thi_giua_ki_2_nam_2022_2023_mon_hoa_hoc_lop_12_co_dap_an.docx
Nội dung text: Đề thi giữa kì 2 năm 2022-2023 môn Hóa học Lớp 12 (Có đáp án)
- SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỀ THI GIỮA KÌ 2 NĂM HỌC 2022-2023 TRƯỜNG THPT Tên môn: HÓA 12 GIỮA KÌ 2 Thời gian làm bài: 45 phút; Họ và tên học sinh: Lớp: . Mã số: . Cho: H = 1, C = 12, N = 14, O = 16, S = 32, Na = 23, K = 39, Rb = 85,5, Ca = 40, Ba = 137, Cu = 64. Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng Câu 1. Tính chất không phải của kim loại kiềm là A. Có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất trong tất cả kim loại. B. Có số oxi hoá +1 trong các hợp chất. C. Kim loại kiềm có tính khử mạnh. D. Độ cứng cao. Câu 2. Nguyên tắc chung để điều chế các kim loại là A. Điện phân dung dịch muối clorua của kim loại. B. Khử ion kim loại trong dung dịch muối. C. Khử ion kim loại thành nguyên tử. D. Khử oxit kim loại bằng Al, CO, H2 ở nhiệt độ cao Câu 3. Cho các hiđroxit: NaOH, Mg(OH)2, Fe(OH)3, Al(OH)3. Hiđroxit có tính bazơ mạnh nhất là A. KOH. B. Mg(OH)2. C. Ca(OH)2. D. Al(OH)3. Câu 4. Dãy nào sau đây gồm các kim loại đều phản ứng dễ dàng với nước ở nhiệt độ thường là: A. Na, Ba, K B. Be,Ca, Ba
- C. Al, Na, K D. Mg, K, Na Câu 5. Để bảo quản kim loại kiềm, người ta ngâm kín chúng trong A. nước B. dầu hỏa. C. cồn D. amoniac lỏng Câu 6. Dung dịch làm mềm nước cứng tạm thời và vĩnh cửu là: A. Ca(OH)2. B. HCl. C. Na2CO3. D. NaNO3. Câu 7. Chọn câu không đúng A. Nhôm là kim loại nhẹ, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt. B. Nhôm có tính khử mạnh chỉ sau kim loại kiềm và kiềm thổ. C. Nhôm bị phá hủy trong môi trường kiềm. D. Nhôm là kim loại lưỡng tính. Câu 8. Phèn chua có công thức là A. K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O. B. MgSO4.Al2(SO4)3.24H2O. C. Al2O3.nH2O. D. Na3AlF6. Câu 9. Khi lấy 14,25 g muối clorua của một kim loại hoá trị II và một lượng muối nitrat của kim loại đó có số mol bằng số mol muối clorua thì thấy khác nhau 7,95 g. Kim loại đó là A. Ba. B. Ca. C. Mg. D. Be. Câu 10. Nồng độ phần trăm của dung dịch tạo thành khi hoà tan 7,8 gam kali kim loại vào 36,2 gam nước là A. 25,57%. B. 12,79%. C. 25,45%. D. 12,72%. Câu 11. Dung dịch muối có pH > 7 là A. KCl. B. NH4Cl. C. NaHSO4. D. Na2CO3.
- Câu 12. Hợp chất nào của canxi được dùng để đúc tượng, bó bột khi gãy xương? A. Thạch cao sống B. Vôi sống (CaO). C. Đá vôi (CaCO3). D. Thạch cao nung Câu 13. Cho hỗn hợp các kim loại kiềm Na, K hòa tan hết vào nước được dung dịch X và 0,336 lít khí H2 (đktc). Thể tích dung dịch HCl 0,1M cần để trung hòa hết một nửa dung dịch X là A. 200 ml. B. 400 ml. C. 300 ml. D. 100 ml. Câu 14. Dẫn V lit CO2 (đktc) vào dung dịch Ca(OH)2 thu được 20 gam kết tủa và dung dịch X, đun nóng dung dịch lại thu thêm được 10 gam kết tủa nữa. Giá trị của V là A. 8,96 B. 3,36 C. 4,48 D. 2,24 Câu 15. Phân biệt dung dịch Ca(HCO3)2 với dung dịch CaCl2 bằng A. Dung dịch HCl. B. Dung dịch Na2CO3. C. Dung dịch Na3PO4. D. Dung dịch NaCl. Câu 16. Một hoá chất để phân biệt Al, Mg, Ca, Na, là A. Dung dịch Na2CO3. B. H2O. C. Dung dịch HCl. D. Dung dịch NaOH.
- Câu 17. Cho 5,4 gam bột nhôm tác dụng với 100 ml dung dịch NaOH 0,2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được V lít khí hiđro (đktc). Giá trị của V là A. 4,48 lít. B. 0,672 lít. C. 0,448 lít. D. 6,72 lít. Câu 18. Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm thổ? A. Al. B. Fe. C. Ba. D. Cr. Câu 19. Chất nào sau đây không thể vừa phản ứng với dung dịch NaOH và vừa phản ứng với dung dịch HCl: A. Al2(SO4)3 B. Al2O3 C. Al(OH)3 D. NaHCO3 Câu 20. Đun sôi nc chứa 0,01 mol Na+; 0,02 mol Ca2+; 0,01 mol Mg2+; 0,05 – – mol HCO3 ; 0,02 mol Cl ta đc nc cứng A. tạm thời. B. vĩnh cửu. C. toàn phần. D. nước mềm. Câu 21. Cho 2,84g hỗn hợp CaCO3 và MgCO3 tác dụng hết với dung dịch HCl thu được 0,03 mol khí CO2. Thành phần % theo khối lượng của CaCO3 và MgCO3 trong hỗn hợp lần lượt là A. 70,4% và 29,6%. B. 29,6% và 70,4%. C. 59,15% và 40,85%. D. 40,85% và 59,15%. Câu 22: Phản ứng hóa học xảy ra trong trường hợp nào dưới đây không thuộc loại phản ứng nhiệt nhôm? A. Al tác dụng với Fe2O3 nung nóng B. Al tác dụng với CuO nung nóng. C. Al tác dụng với Fe3O4 nung nóng D. Al tác dụng với axit H2SO4 đặc nóng
- Câu 23. Để điều chế Na có thể thực hiện quá trình nào sau đây? A. Điện phân nóng chảy NaCl. B. Cho Na2O tác dụng với CO ở nhiệt độ cao. C. Điện phân dd NaCl. D. Nung khan NaCl ở nhiệt độ cao. Câu 24. Nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3. Hiện tượng xảy ra là: A. Chỉ có kết tủa keo trắng. B. Có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan. C. Có kết tủa keo trắng và khí bay lên. D. Không có kết tủa, có khí bay lên. Câu 25. Phản ứng nào sau đây không xảy ra: A. CaO + CO2 → CaCO3 B. Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O C. CaCl2 + MgCO3 → CaCO3 + MgCl2 D. CaO + H2O → Ca(OH)2 Câu 26. Dãy gồm các kim loại có cấu tạo mạng tinh thể lập phương tâm khối là: A. Na, K, Mg. B. Be, Mg, Ca. C. Li, Na, Ca. D. Li, Na, K. Câu 27. Cho hỗn hợp gồm Na2O, CaO, MgO, Al2O3 vào một lượng nước dư, thu được dung dịch X và chất rắn Y. Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch X, thu được kết tủa là A. MgO. B. Mg(OH)2. C. Al(OH)3. D. CaCO3.
- Câu 28. Cho dãy các chất: KOH, Ca(NO3)2, SO3, NaHSO4, Na2SO3, K2SO4. Số chất trong dãy tạo thành kết tủa khi phản ứng với dung dịch BaCl2 là A. 6. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 29. Hòa tan hết 7,2g Mg trong dung dịch HNO3 loãng dư, sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X và 2,688 lit khí NO duy nhất ở đktc. Cô cạn cẩn thận dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là articleads3 A. 44,40g . B. 46,80g . C. 31,92g . D. 29,52g. Câu 30. Hoà tan hoàn toàn m gam Al vào dung dịch HNO3 rất loãng thì thu được hỗn hợp gồm 0,15 mol khí N2O và 0,1 mol khí NO (phản ứng không tạo NH4NO3). Giá trị của m là A. 48,6 gam. B. 13,5 gam. C. 16,2 gam. D. 21,6 gam. Câu 31. Điện phân Al2O3 nóng chảy với dòng điện cường độ 9,65A trong thời gian 3000 giây thu được 2,16g Al. Hiệu suất điện phân là A. 60%. B. 70%. C. 80%. D. 90%. Câu 32. Sục từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch Ba(OH)2, kết quả thí nghiệm được thể hiện trên đồ thị sau: Giá trị của a và x trong đồ thị trên lần lượt là
- A. 2 và 4. B. 1,8 và 3,6. C. 1,6 và 3,2. D. 1,7 và 3,4. Câu 33. Dãy gồm các oxit đều bị Al khử ở nhiệt độ cao là A. FeO, MgO, CuO. B. PbO, K2O, SnO. C. Fe3O4, SnO, BaO. D. FeO, CuO, Cr2O3 Câu 34. Cho sơ đồ phản ứng : NaCl → X → NaHCO3 → Y → NaNO3 X, Y có thể là A. NaOH, NaClO. B. Na2CO3, NaClO. C. NaClO3, Na2CO3. D. NaOH, Na2CO3. Câu 35. Muối dễ bị phân hủy khi đun nóng là A. NaCl. B. Ca(HCO3)2. C. MgSO4. D. CaCl2. Câu 36. Phương pháp chung để điều chế các kim loại Na, Ca, Al trong công nghiệp là A. điện phân dung dịch. B. điện phân nóng chảy. C. thủy luyện. D. nhiệt luyện. Câu 37. Dãy gồm các chất đều có thể làm mất tính cứng tạm thời của nước là A. HCl, NaOH, Na2CO3. B. NaOH, Na3PO4, Na2CO3. C. KCl, Ca(OH)2, Na2CO3. D. HCl, Ca(OH)2, Na2CO3. Câu 38. Cho 23,4g X gồm Al, Fe, Cu tác dụng với dd H2SO4 đặc, nóng, dư thu được 0,675 mol SO2. Nếu cho 23,4g X tác dụng với dd H2SO4 loãng dư thu được
- khí Y. Dẫn từ từ toàn bộ Y vào ống chứa bột CuO dư, nung nóng thấy khối lượng chất rắn trong ống giảm 7,2g so với ban đầu. Thành phần % theo khối lượng của Al trong X là A. 23,08%. B. 35,89%. C. 58,97%. D. 41,03%. Câu 39. Nung nóng m gam hỗn hợp gồm Al và Fe3O4 trong điều kiện không có không khí. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn X. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH (dư) thu được dung dịch Y, chất rắn Z và 3,36 lít khí H2 (ở đktc). Sục khí CO2 (dư) vào dung dịch Y, thu được 39 gam kết tủa. Giá trị của m là: A. 45,6 gam B. 57,0 gam C. 48,3 gam D. 36,7 gam Câu 40. X là dung dịch HCl nồng độ x mol/l. Y là dung dịch Na2CO3 nồng độ y mol/l. nhỏ từ từ 100 ml X vào 100 ml Y, sau các phản ứng thu được V1 lít CO2 (đktc). Nhỏ từ từ 100 ml Y vào 100 ml X, sau phản ứng thu được V2 lít CO2 (đktc). Biết tỉ lệ V1 : V2 = 4:7. Tỉ lệ x:y bằng A. 11:4. B. 11:7. C. 7:5. D. 7:3. Hết Đáp án đề thi giữa kì 2 Hóa học 12 1D 2C 3D 4A 5B 6C 7D 8A 9C 10A 11D 12D 13D 14A 15A 16A 17B 18C 19A 20B 21A 22D 23A 24B 25C 26D 27C 28B 29B 30B 31C 32A 33D 34D 35B 36B 37B 38A 39C 40C